Tiểu luận: Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh
lượt xem 15
download
Tiểu luận: Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh nêu lên nhận thức chung về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh
- MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhöõng thaønh töïu ñaùng keå treân taát caû caùc lónh vöïc chính trò, kinh teá, vaên hoaù xaõ hoäi. Tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường thì tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng không ngừng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội của địa phương. Tình hình đó thật sự là mối lo ngại và là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội và của nhân dân tỉnh Đồng Nai. Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi các chủ thể làm công tác đấu tranh phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện và sâu sắc tình hình vi phạm pháp luật tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân của tình trạng này để từ đó áp dụng những phương pháp, phương tiện và lực lượng một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhận thức đó, với mong muốn tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh” làm tiểu luận môn học. 1
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1.1. Vi phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những đấu hiệu cơ bản sau: + Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như ta đã biết các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người. Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... (các chủ thể pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi là không thể thiếu được, nói cách khác, không có hành vi nguy hiểm của con người thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật. Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó không biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. + Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. 2
- Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì vậy, những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ. Một cách khái quát, những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật. + Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, xác định lỗi (xác định trạng thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện bất khả kháng cũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Từ đó có thể khẳng định là tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng 3
- ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật. + Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Thông thường nhà nước chỉ quy định sự độc lập phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có tự do ý chí, nói khác đi, người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lạp về hành vi của mình. Do vậy, pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Đối với trẻ em ít tuổi có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, nhưng do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và tâm sinh lý nên chúng chưa có khả năng nhận thức và đánh giá được hết những hậu quả do hành vi của chúng gây ra cho xã hội nên nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, không quy định năng lực phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với chúng. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó. Đối với những người do mất khả năng nhận thức hoặc khả năng lựa chọn, điều khiển hành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì pháp luật cũng quy định họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý, do vậy họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp đó. Chẳng hạn, Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Mỗi nhà nước khác 4
- nhau thì có quy định khác nhau về năng lực trách nhiệm pháp lý. Như vậy, những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. 1.1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau: Hành vi trái pháp luật. Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật, nghĩa là, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra. Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nói cách khác, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác. Ngoài ra trong mặt 5
- khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm... b. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau: Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vó ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả. + Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. + Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. + Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. + Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó. Động cơ vi phạm. Động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường khi thực hiện vi phạm pháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn... 6
- Mục đích vi phạm. Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cần chú ý là không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được. Chẳng hạn, A chỉ muốn làm B đau (mục đích gây thương tích) nhưng kết quả thực tế B chết (cái chết của B nằm ngoài mong muốn của A). Hoặc M muốn giết chết N (mục đích giết người), nhưng kết quả thực tế N không chết (việc N không chết là nằm ngoài mong muốn của M). c. Chủ thể vi phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các ngành khoa học pháp lý cụ thể. d. Khách thể vi phạm pháp luật Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. 1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau: + Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, loàn vẹn lãnh thổ TỔ 7
- quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật. + Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. + Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản... + Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi trái với những quỷ chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học..., nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó... Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh...) có quan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với cơ quan, xí nghiệp, trường học... nào đó. Trong mỗi loại vi phạm pháp luật nói trên còn có thể phân chia thành từng nhóm nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong Bộ luật hình sự Việt nam tội phạm còn được chia thành các nhóm nhỏ như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu... 1.2. Trách nhiệm pháp lý 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” cũng được sử dụng theo hai nghĩa: 8
- Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ (nói đến những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai). Chẳng hạn, pháp luật quy định trách nhiệm cho một cơ quan nào đó phải tuyên truyền, phổ biến một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào đó hay cơ quán A chịu trách nhiệm trước cơ quan B; nghĩa thứ hai là hậu quả bất lợi. Trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. Đó là sự phản ứng, lên án của nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội. Sau đây chúng ta nghiên cứu sâu về trách nhiệm pháp lý theo nghĩa hậu quả bất lợi. Sở dĩ nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật là vì: Thứ nhất, trong quy phạm pháp luật nhà nước đã đưa ra trước những cách xử sự có tính khuôn mẫu mà chủ thể được phép hoặc buộc phải lựa chọn khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu. Và chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã được nhà nước dự liệu thì chỉ được phép hoặc buộc phải lựa chọn cho mình cách xử sự phù hợp từ những cách xử sự mà trong quy phạm pháp luật đã dự liệu cho trường hợp đó. Thứ hai, các chủ thể pháp luật (trong trạng thái bình thường) luôn hoạt động có lý trí (họ ý thức được việc làm của mình, nghĩa là, họ có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và hậu quả do nó gây ra cho xã hội) và có tự do ý chí (họ có khả năng và điều kiện để có thể tự lựa chọn cho mình cách xử sự có thể có trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định). Vì vậy, họ có đủ khả năng và phải chịu trách nhiệm về cách xử sự (hành vi) đã lựa chọn của mình. Nếu chủ thể chọn cách xử sự trái với ý chí của nhà nước đã thể hiện trong quy phạm pháp luật (không lựa chọn cách xử sự mà nhà nước cho phép hoặc buộc phải thực hiện trong trường hợp đó), thì chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, phải chịu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, 9
- trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể có lý trí và có tự do ý chí. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thực hiện trong trường hợp: a/ Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình); b/ Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra); c/ Do phòng vệ chính đáng; d/ Được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết. Chỉ các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được pháp luật trao quyền thì mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó. Nó thể hiện ở việc các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể có quyền theo trình tự thủ tục luật định yêu cầu chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý giải thích rõ về hành vi của mình và buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại nhất định (về nhân thân, về tài sản, về tự do...) đã được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài các quy phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý về thực chất là áp dụng những biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do 10
- pháp luật qui định. Chủ thể vi phạm pháp luật bị buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế được quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Như vậy, về nội dung thì trách nhiệm pháp lý là sự áp đụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là có một số biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng không liên quan gì tới trách nhiệm pháp lý, nghĩa là nó được áp dụng cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm cách ly những người mắc một số bệnh truyền nhiễm; nhà nước có thể áp dụng biện pháp trong thu, trưng dụng hay trưng mua một số tài sản nào đó khi thấy cần thiết... Như vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy đinh ở chế tài các quy phạm pháp luật. 1.2.2. Mục đích việc truy cứu trách nhiệm pháp lý Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả. 11
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý trước hết là nhằm mục đích trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài các quy phạm pháp luật. Ngoài mục đích trừng phạt, truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục những chủ thể vi phạm pháp luật (ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm pháp luật của chủ thể và cải tạo, giáo dục chủ thể ý thức tôn trọng, thực hiện nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng). Truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có tác dụng răn đe tất cả những chủ thể khác khiến họ phải kiềm chế, giữ mình không vi phạm pháp luật, giáo dục các tổ chức và các cơ nhân ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, làm cho mọi người tin tưởng vào cóng lý, tích cực đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, từng bước hạn chế và tiến tới loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội. 1.2.3. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu. Về cơ sở thực tiễn để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì phải có vi phạm pháp luật xảy ra. Về cơ sở pháp lý đó là những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó. Khi xác định cơ sở thực tiễn cần xem xét từng yếu tố của cấu thành vi phạm pháp luật. Điều đầu tiên phải tiến hành là xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật nguy hiểm, nếu không xác định được hành vi trái pháp luật nguy hiểm trong thực tế, thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. 12
- Tiếp đến là đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật đó thông qua việc xác định hậu quả (sự thiệt hại) về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác nếu có do hành vi đó gây ra cho xã hội. Một hành vi trái pháp luật nhưng gây nguy hiểm cho xã hội không nhiều (những thiệt hại mà nó gây ra là không đáng kể hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội thấp) thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong một số trường hợp mức độ nguy hiểm của hành vi còn là căn cứ để xác định loại trách nhiệm pháp lý cần truy cứu. Chẳng hạn, căn cứ vào mức độ thương tích của người bị hại mà quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính. Cần làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả, tuyệt đối không được suy diễn về hậu quả, nghĩa là phải xác định một cách chắc chắn rằng sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra. Không thể bắt chủ thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra (giữa hành vi trái pháp luật của họ và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả). Để cải tạo giáo dục chủ thể vi phạm phạm pháp luật có hiệu quả khi truy cứu trách nhiệm pháp lý trong một số trường hợp cần phải xác định cả thời gian, địa điểm và cách thức... mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi xác định được những điều nói trên thì việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế mới chính xác, phù hợp với mục đích cần truy cứu trách nhiệm pháp lý và đạt được hiệu quả cao trong việc cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật. Việc xác định lỗi, động cơ và mục đích vi phạm trong nhiều trường hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý là rất cần thiết, nó cho phép lựa chọn được biện pháp cưỡng chế thích hợp. 13
- Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi, tức là chủ thể hành vi đó có khả năng nhận thức được những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật còn cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cả những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những nguyên nhân khách quan hoặc trường hợp thiệt hại do những nguồn nguy hiểm cao độ như phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy , chất độc, chất phóng xạ, thú dữ... gây ra và một số trường hợp khác trong quan hệ dân sự mặc dù không có lỗi chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn, cha mẹ hay người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do con mình (dưới mười lăm tuổi) hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Trong những trường hợp trên chỉ áp dụng những biện pháp tác động mang tính chất khôi phục thiệt hại, không áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự. Khi xác định chủ thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong mỗi trường hợp cụ thể. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải xác định xem người đó đã đạt được độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? và trạng thái tâm lý (thần kinh) của họ như thế nào ở thời điềm họ thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Nếu chủ thể là tổ chức thì phải chú ý đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. Khi xem xét khách thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới tính chất và tầm quan trọng của khách thể để đánh giá mức độ nguy hiềm của hành vi vi phạm pháp luật. Khi xác định cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đó cần chú ý tới trước hết là thẩm quyền của cơ quan hay nhà chức trách trong việc giải quyết vụ việc, trình tự, thủ 14
- tục để giải quyết vụ việc đó, các biện pháp mà pháp luật quy định có thể áp dụng đối với chủ thể vi phạm... Ngoài việc xác định các vấn đề đó còn phải xem xét cả thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp vi phạm cụ thể đó và những trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý (nếu có) khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn đó kết thúc thì chủ thể vi phạm pháp luật sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nữa. (Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Khoảng thời gian đó có thể tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện nào đó). Đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý được qui định khác nhau. Pháp luật của nhiều nước không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một số loại vi phạm pháp luật quá nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho xã hội. Ví dụ: Bộ luật hình sự Việt nam quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Pháp luật cũng có thể quy định miễn trách nhiệm pháp lý cho một số chủ thể trong những trường hợp nhất định. Trách nhiệm pháp lý sẽ chấm dứt khi xẩy ra sự kiện pháp lý thích ứng như có quyết định ân xá; thời hạn trừng phạt đã kết thúc; nộp phạt xong... 1.2.4. Các loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, thông thường chúng được chia thành: Trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội. 15
- Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính. Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học... áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên... của cơ quan, xí nghiệp, trường học. . .của mình khi họ vi phạm pháp luật. Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự. Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan xí nghiệp:.. áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân... của cơ quan, xí nghiệp trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, xí nghiệp. Để bảo đảm sự công bằng và tính hiệu quả trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với mỗi trường hợp vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng một hoặc cùng đồng thời nhiều loại trách nhiệm pháp lý. 1.2.5. Những yêu cầu cơ bản đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi phải bảo đảm một số những yêu cầu cơ bản sau: + Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. + Bảo đảm sự công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. + Bảo đảm tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý tức là, cần cá biệt hóa biện pháp trừng phạt đối với mỗi chủ thể cụ thể phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm do hành vi của họ gây ra, nhân thân của chủ thể, hoàn cảnh xẩy 16
- ra vi phạm...; có thể sử dụng cả nhưng tình tiết giảm nhẹ mà pháp luật không quy định; lựa chọn biện pháp cưỡng chế phải phù hợp với mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý và nếu mục đích truy cứu đã đạt được trước thời hạn so với luật định thì có thể giảm nhẹ (chuyển từ tù giam sang cải tạo lao động...) hoặc xóa trách nhiệm pháp lý. + Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, công minh, chính xác theo đúng pháp luật và phải đạt hiệu quả cao. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA ĐẤU TRANH 17
- 2.1. Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Tình hình tội phạm Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra khoảng 2000 vụ án hình sự, làm chết và bị thương khoảng 250 người, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và công dân hàng chục tỉ đồng. Công an Đồng Nai hàng năm đã khởi và bắt tạm giam hơn 2000 bị can, tiến hành điều tra và chuyển Viện kiểm sát truy tố. Trong tổng số các tội phạm thì tội phạm hình sự chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng hơn 80%). Tình hình TPHS trong thời gian gần đây diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động của các tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", các băng nhóm lưu manh côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp, tội phạm sử dụng vũ khí nóng, các băng nhóm tội phạm có mối liên hệ vùng, miền ngày càng rõ nét, tội phạm hoạt động mang tính cơ động cao, tập trung ở các tuyến, địa bàn trọng điểm, sự câu kết giữa các tổ chức tội phạm trong nước và tổ chức tội phạm ở nước ngoài ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn. Tuy chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu tội phạm những tội phạm kinh tế và tội phạm ma túy cũng đang diễn biến rất phức tạp. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm này ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhiều vụ án, các đối tượng lợi dụng kẽ hỡ của pháp luật và chính sách kinh tế để hoạt động phạm tội nên gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều tra, khám phá và xử lý. 2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính và dân sự Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất ở nước ta nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng. Các lĩnh vực vi phạm hành chính xảy ra phổ biến nhất là: trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, đất đai, sản xuất kinh doanh,... Đặc biệt, tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiện nay rất đáng lo ngại. Nhất là ở những tuyến đường, giao lộ vắng bóng Cảnh sát giao thông, tình trạng người điều khiển phương tiện ngang nhiên vi phạm 18
- giao thông ngày càng phổ biến, như một hiện tượng xã hội đáng báo động. Những hình ảnh người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lấn tuyến, tìm mọi cách chèn lách để vượt lên trước phương tiện khác... diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ. Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã tích cực tuyên truyền và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn thường xuyên diễn ra. Trong quý I2010, lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 80 vụ vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, như: Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khai thác khóang sản trái phép, thải chất gây ô nhiễm môi trường, quản lý và vận chuyển chất thải nguy hại không đúng quy định... Trong đó, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các thủ tục bảo vệ môi trường chiếm số lượng lớn. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp, với tổng số tiền gần 445 triệu đồng. Bên cạnh vi phạm hành chính thì vi phạm dân sự cũng thường xuyên diễn ra. Phổ biến nhất là vi phạm về thừa kế, hôn nhân gia đình, hợp đồng lao động, sản xuất, kinh doanh, đất đai, nhà ở,... dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện lên tòa án nhân dân. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với vi phạm pháp luật thì trước hết và quan trọng hơn cả là phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, những điều kiện dẫn đến tình trạng nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội để rồi từng bước có kế hoạch xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện đó. Qua nghiên cứu tìm hiểu cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xuất phát từ một số nguyên nhân và điều kiện cơ bản sau: 19
- Về mặt khách quan: + Những tác động tiêu cực của tàn dư của xã hội cũ để lại trong kinh tế và trong sinh hoạt hình thành nên những tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm sống lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với xã hội ngày nay. + Ảnh hưởng của lối sống và sinh hoạt không lành mạnh từ các nước khác tới nhân dân mà nhất là thanh niên đã làm hình thành những lối sống tiêu cực như: chay lười lao động, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, bạo lực,... + Do xã hội chưa phát triển cao, năng suất lao động còn thấp nên tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của của một số không nhỏ những người lao động trong xã hội. Điều kiện kinh tế khó khăn sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến những vi phạm pháp luật. + Sự lạc hậu trong nhận thức của một số người so với sự phát triển của đời sống vật chất xã hội; ý thức và sự tuân thủ pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp. Về chủ quan: + Sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội dẫn tới quá trình quản lý các lĩnh vực còn nhiều sơ hở, thiếu sót, dễ bị kẻ xấu lợi dụng. + Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, nhiều quy định của pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống; + Công tác giáo dục chính trị, pháp luật và đạo đức chưa tốt (nhiều người vi phạm pháp luật vì không hiểu biết pháp luật). + Tệ nạn và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn tương đối nhiều. + Hoạt động của các cơ quan chuyên môn đấu tranh phòng, chống tội phạm và những hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn thiếu sót và hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được với tình hình thực tế. Ngoài ra còn nhiều những nguyên nhân và điều kiện khác. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK Thiết bị điện ảnh - truyền hình”.
107 p | 902 | 402
-
Tiểu luận: "phát triển sản phẩm thực phẩm đa chức năng NUTRILITE của tập đoàn AMWAY "
18 p | 826 | 248
-
Tiểu luận: Phương án xử lý phóng viên Lê Minh H vi phạm kỷ luật - Trần Minh Trung
12 p | 812 | 111
-
Tiểu luận Kinh tế vi mô: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam những năm gần đây
21 p | 1624 | 97
-
tiểu luận: kỹ năng của luật sư trong các vụ án hình sự
13 p | 222 | 56
-
Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính
19 p | 360 | 34
-
Tiểu luận Giáo dục quốc phòng và an ninh: Biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
17 p | 119 | 22
-
Tiểu luận Quốc phòng và an ninh: Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay
24 p | 102 | 19
-
Báo cáo: Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa
33 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định
85 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
89 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của tính vị chủng đến ý định mua hàng nội của người tiêu dùng – trường hợp sản phẩm bánh kẹo tại thị trường TP. Đà Nẵng
26 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - Những khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở số liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế)
96 p | 43 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc
27 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá
64 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang
72 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn