Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang" nhằm phân tích, đánh giá tình hình áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023; Đề xuất giải pháp, lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượngADPL về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ỌC H TRẦN THÁI SƠN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT V XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG T VỀ M LĨNH VỰ ĐIỆN LỰC TẠI TỈNH BẮC GIANG ỰC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Lu Hà Nội, 9/2023
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN H ỌC HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THÁI SƠN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG Ề LĨNH VỰC ĐI C ĐIỆN LỰC TẠI TỈNH BẮC GIANG ĐỊNH H ỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Luật Hiến pháp v Luật Hành chính ật và MÃ SỐ: 8 38 01 02 Ố: NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. B THỊ THANH THÚY ỚNG BÙI Hà Nội, 9/2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đề án “Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo – TS. Bùi Thị Thanh Thúy. Các số liệu và những kết luận đã nghiên cứu được trình bày trong đề án này là trung thực và chính xác. Những kết quả của đề án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ ĐỀ ÁN Trần Thái Sơn
- ii LỜICẢMƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô, giảng viên Học Viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức lý luận cũng như thực tiễn đáng quý, giúp tôi nâng cao trình độ, hoàn thành tốt chương trình học tập, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Bùi Thị Thanh Thúy đã quan tâm và tậntình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề án tốt nghiệp từ khi xây dựngđềcươngđếnkhihoànthànhđề án. Cuối cùng,xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệpluôn động viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề án tốt nghiệpcủamình. Học viên Trần Thái Sơn
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ADPL Áp dụng pháp luật HVVP Hành vi vi phạm LVĐL Lĩnh vực điện lực PC Bắc Giang Công ty Điện lực Bắc Giang PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật VPHC Vi phạm hành chính
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên Bảng Trang 1 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của PC Bắc Giang giai 26 đoạn 2021-2023 2 Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất ngành điện trên địa bàn tỉnh Bắc 26 Giang 3 Bảng 2.3. Cơ cấu các hành vi VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang 28 giai đoạn 2021-2023 4 Bảng 2.4. Cơ cấu đối tượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai 29 đoạn 2021-2023 5 Bảng 2.5. Cơ cấu địa bàn VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai 30 đoạn 2021-2023 6 Bảng 2.6. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang 31 giai đoạn 2021-2023 7 Bảng 2.7. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL theo thẩm quyền 32 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023
- v DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Số vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 27 giai đoạn 2021-2023 2 Hình 2.2. Tỷ lệ các hành vi VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang 29 giai đoạn 2021-2023 3 Hình 2.3. Tỷ lệ các đối tượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang 30 giai đoạn 2021-2023 4 Hình 2.4. Cơ cấu địa.bàn VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai 31 đoạn 2021-2023
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜICẢMƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do xây dựng đề án ..................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn .................................................. 4 7. Kết cấu của đề án ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC ................. 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực .............................................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ............................. 6 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ....................... 6 1.1.3. Cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ...................... 8 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ...................................................................................................... 13 1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ............................................................................................... 15 1.2.3. Vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ...................................................................................................... 17
- vii 1.2.4. Chủ thể áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực...................................................................................................... 18 1.2.5. Trình tựáp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực...................................................................................................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ............................................................................ 21 1.3.1. Các yếu tố khách quan............................................................................ 21 1.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 22 1.4. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của một số địa phương và giá trị tham khảo đối với Bắc Giang. ... 22 1.4.1. Kinh nghiệm của Hà Nam ...................................................................... 22 1.4.2. Kinh nghiệm của Nghệ An ..................................................................... 23 1.4.3. Giá trị tham khảo đối với Bắc Giang ...................................................... 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ......................................................................................... 25 2.1. Khái quát về hoạt động điện lực và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................................................... 25 2.1.1. Khái quát về hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................ 25 2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................ 27 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ......................................................... 31 2.3.Đánh giá việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .......................................................... 34 2.3.1.Những kết quả đạt được........................................................................... 34 2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại ....................................................................... 35 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 36 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ CÁC NGUỒN LỰCBẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG
- viii PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC ............................................................................................. 40 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI .................. 40 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bản tỉnh Bắc Giang thời gian tới .................. 40 3.1.1. Hoànthiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực .................................................................................................................... 40 3.1.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham mưu và cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực..................................... 42 3.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ............................................................................................................ 43 3.1.4. Tăng cường thanh tra kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ......................................................... 45 3.1.5. Đổi mới tổ chứcvà nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân ................. 46 3.1.6. Học tập kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của các địa phương khác, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tình hình tỉnh Bắc Giang ............................................................ 49 3.1.7. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở tỉnh Bắc Giang .............................. 50 3.2. Tổ chức triển khai thực hiện đề án ............................................................. 50 3.2.1. Phân công thực hiện đề án ..................................................................... 50 3.2.2. Lộ trình thực hiện ................................................................................... 53 3.2.3. Các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện các giải pháp ........................ 54 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................... 56 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 56 KẾT LUẬN...................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 60
- ix
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Do hoạt động của ngành điện lực có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên Đảng và Nhà nước luônchú trọng phát triển cũng như ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực (LVĐL) nhằm đảm bảo ngành điện hoạt động hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật cũng như tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong LVĐL. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hành vi viphạm các quy định trong LVĐL vẫn diễn ra. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần phải áp dụng pháp luật(ADPL)về xử lý vi phạm hành chính(VPHC) trong LVĐL để đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống VPHC trong LVĐL. Bắc Giang là tỉnh có vị trí địa lýquan trọng, tiếp giáp với Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Đồng thời, tỉnh Bắc Giang liền kề với tam giác kinh tế phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên hoạt động của ngành điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vừa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng vừa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố lân cận là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Việc ngăn ngừa, đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm các VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là đòi hỏi cấp thiết. Trên thực tế, công tác áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL tại tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả như: các quyết định xử phạt hành chính trong LVĐL trên địa bàn tỉnh đều được ban hành trên cơ sở pháplý đầy đủ và vững chắc, các chủ thể xử phạt theo đúng thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật; quy trình, thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL được thực hiện đầyđủ và đúng quy định; các hình thức xử phạt VPHC trong LVĐL được các cấp địa phương sử dụng linhhoạt. Vì vậy, các đối tượng vi phạm đều không có khiếu kiện đối với các quyết định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, công tác này còn có
- 2 những hạn chế như: số lượng các vụ VPHC trong LVĐL bị phát hiện và áp dụng quy phạm pháp luật để xử phạt còn ít; lực lượng có thẩm quyền thực hiện xử phạt thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết được trách nhiệm, chức năng và thẩm quyền trong hoạt động ADPL xử phạt VPHC trong LVĐL. Điều này do một số nguyên nhân như: hệ thống pháp luật về xử lý VPHC trong LVĐL còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và chặt chẽ; hành vi VPHC trong LVĐL thường diễn ra một cách tinh vi và khó phát hiện; một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đúng về những hậu quả nghiêm trọng của HVVP trong LVĐL; công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát quản lý, sử dụng điện và thực hiện xử phạt VPHC trong LVĐL của tỉnh còn có hạn chế và bất cập. Do đó, việc nghiên cứu “Áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐLtại tỉnh Bắc Giang”trong phạm vi đề án tốt nghiệp thạc sĩ có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL tại tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua khảo sát các công trình nghiên cứu đã được công bốliên quan đến vấn đề ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, học viên có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như: Cuốn sáchChế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, của tác giả Vũ Thư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2000đã đề cập đến một số vấn đề lý luận của vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, chế tài hành chính cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này tại một số địa phương[24]. Luận văn thạc sĩ Luật học “Áp dụng pháp luật trong xử lý VPHC trong LVĐL – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An”của tác giả Lương Huy Hoàng, Trường Đaị học Quốc gia Hà Nộibảo vệ 2017[9]. Luận văn thạc sỹ “Xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Hà Nam”của tác giả Trần Ngọc Quang, Viện Hành chính Quốc gia bảo vệ năm 2022 [12]
- 3 Hai Luận văn trên đều làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở địa phương (trên địa bàn 1 tỉnh); Phân tích, đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực trên địa bàn tỉnh Nghệ an/Hà Nam thời gian qua và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của ưu điểm, cũng như những hạn chế, bất cập đó; Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nói chung và trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo. Theo kết quả khảo sát của học viên,đã có một số công trình nghiên cứu về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực khác nhau và có một số công trình nghiên cứu về xử phạt VPHC trong LVĐL ở một số địa phương, song hiện chưa có công trình nghiên cứu đã được công bố nào có tên là“ADPL vềxử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, nhất là trong khuôn khổ một đề án mang tính ứng dụng. Hầu hết các luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề VPHC trong LVĐL được thực hiện theo hướng luận văn nghiên cứu chứ không phải đề án. Đó là khoảng trống trong nghiên cứu mà đề án của học viên hướng tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của các chủ thể có thẩm quyền ở tỉnh Bắc Giang - Phạm vi chủ thể: đề án nghiên cứu các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở tỉnh Bắc Giang, gồm: Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch UBND xã; Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực;Trưởng Công an huyện; Giám đốc công.an tỉnh và Thanh tra Sở xây dựng. - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2023
- 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu:đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cùng với lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận củaADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL; - Phân tích, đánh giá tình hìnhADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023; - Đề xuất giải pháp, lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượngADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: thu thập tài liệu thứ cấp, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. Trong chương 1, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và phương pháp phân tích để hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong LVĐL góp phần nâng cao lý luận nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính trong LVĐL. Trong chương 2, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, so sánh với các Bảng thống kê, biểu đồ so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ thực trạng xử phạt và trình tự thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó trong xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong chương 3, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cùng với lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn
- 5 Thứ nhất, về phía các chủ thể có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHCtrong LVĐLtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề án giúp các chủ thể này nâng cao chất lượng ADPL từ đó đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thứ hai, về phía Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang), đề án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty khi các hành vi VPHC trong LVĐL được xử lý nghiêm, từ đó phòng ngừa và hạn chế vi phạm. Thứ ba,về phía người lao động trong PC Bắc Giangvà người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề án góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật về quản lý hành chính trong LVĐL, từ đó người lao động và người dân cũng được hưởng lợi khi hoạt động điện lực có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của đề án Đề án gồm phần mở đầu, kiến nghị, kết luận và 3 chương chính như sau: Chương 1. Cơ sởlý luận và pháp luật của ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL Chương 2. Thực trạng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Chương 3. Giải pháp, lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải phápnâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
- 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬTVỀXỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC 1.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý VPHC năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013), VPHClà hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC. Đây là một khái niệm đầy đủ về VPHC. Có thể thấy nội dung của VPHC bao gồm: Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước (lám trái, không làm đúng các quy định...) nhưng không phải là tội phạm (mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơnmức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội), có lỗi (cố ý hoặc vô ý); Hành vi đó phải được pháp luật quy định là bị xử phạt VPHC (quy định chung trong Luật xử lý VPHC, quy định cụ thể trong các Nghị định quy định về xử phạt trong từng lĩnh vực cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành khác). Từ đó, có thể hiểu, “VPHC trong LVĐL là hành vi trái pháp luật liên quan đến LVĐL do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong LVĐLvà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính” [22]. 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Vi phạm hành chính trong LVĐL trước hết cũng mang đầy đủ các đặc điểm của VPHC nói chung gồm: phải được thể hiện bằng hành vi (dưới dạng hành động hoặc không hành động); mang tính có lỗi (cố ý hoặc vô ý); do cá nhân, tổ chức thực hiện; xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
- 7 của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhưng không phải là tội phạm và sẽ phải bị xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật. Ngoài đặc điểm chung nêu trên, VPHC trong LVĐL có đặc điểm riêng về HVVPmang tính đặc thù của LVĐL và được quy địnhtrong Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong LVĐL an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, theo đó, các nhóm HVVP trong LVĐLgồm: (i) nhóm HVVP quy định về giấy phép hoạt động điện lực;(ii) nhóm HVVP quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện;(iii) nhóm HVVP quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;(iv) nhóm HVVP quy định về hoạt động phân phối điện; (v) nhóm HVVP quy định về hoạt động bán buôn biện, bán lẻ điện; (vi) nhóm HVVP quy định về sử dụng điện; (vii) nhóm HVVP quy định về an toàn điện; (viii) nhóm HVVP quy định về điều độ hệ thống điện; (ix) nhóm HVVP quy định về thị trường điện lực; (x) nhóm HVVP quy định về vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện, về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du; (xi) nhóm HVVP quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện; (xii) nhóm HVVP quy định về kiểm toán năng lượng; (xiii) nhóm HVVP quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp; (xiv) nhóm HVVP quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; (xv) nhóm HVVP quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng; (xvi) nhóm HVVP quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ và dán nhãn năng lượng; (xvii) nhóm HVVP quy định về định mức sử dụng năng
- 8 lượng trong sản xuất, kinh doanh; (xviii) nhóm HVVP quy định về chế độ báo cáo sử dụng năng lượng, mua sắm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. 1.1.3. Cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực 1.1.3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực Điều đầu tiên để nhận diện một vi phạm pháp luật là dựa vào mặt khách quan của nó. Đó là toàn bộ "sự thật" tồn tại của sự tác động trực tiếp hay gián tiếp trong cơ chế HVVP và vì vậy nó cung cấp đầy đủ, trung thực và khách quan nhất những cơ sở cho việc xem xét các yếu tố còn lại. Sự thật chỉ có một, nhưng những trạng thái diễn biến thay đổi thì vô cùng. "Sự thật" nói tới ở đây bao gồm những nội dung: Hành vi trái pháp luật; Hậu quả của hành vi đó; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các yếu tố bên ngoài khác như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện... Hậu quả của hành vi: Theo diễn biến thông thường của quá trình hiện thực hóa hành vi thì trình tự của vi phạm xảy ra theo trật tự 1, 2, 3 nêu trên nhưng "hiện trường" mà hành vi để lại và luôn có thể xác định được lại là dấu hiệu hậu quả và như vậy, muốn tìm hiểu "sự thật" thì phải xét quá trình ngược: từ hậu quả đến hành vi và tìm mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả vì hậu quả là trạng thái thực tế của sự biến đổi khách quan, là kết quả do sự tác động của hành vi lên các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ để lại. Hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ thể hiện mức độ tác động trái pháp luật của hành vi. Hậu quả ở đây thường được đồng nhất với thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật gây ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Nhiều khi "hậu quả mà hành vi gây ra lại là một kết quả có ích cho xã hội- cái mà nhà làm luật đã "không lường trước" được khi quy định tính trái pháp luật cho hành vi. Vì vậy, việc xác định tính trái pháp luật và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải được nhìn nhận ở hai góc độ khác nhau. Góc độ thứ nhất là xem trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do tác động của hành vi. Góc độ thứ hai là xem lại cơ sở xác định tính trái pháp luật của hành vi khi xây dựng luật.
- 9 Từ góc độ thứ nhất, có thể thấy trạng thái của biến đổi xã hội do tác động của hành vi theo hướng tích cực hay tiêu cực, ta thường xét hậu quả theo hướng tiêu cực, tức là mức độ gây hại của hành vi, giúp ích cho việc đánh giá mức độ trách nhiệm pháp lý tương ứng. Tất nhiên, mức độ gây hại càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định cấu thành tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật (nhiều, ít hay chưa có thiệt hại thực tế). Cũng cần nói tới trạng thái biến đổi của các quan hệ pháp luật bị tác động bởi hành vi trái pháp luật để phân biệt các vi phạm pháp luật cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất. Hậu quả trong thực tế không phải bao giờ cũng "vật chất hóa" được dưới các dạng có thể cân, đong, đo, đếm mang tính định lượng. Hậu quả ở đây chỉ mới dừng lại ở nguy cơ gây thiệt hại thực tế, trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội bị xâm hại được thể hiện dưới dạng là sự tôn nghiêm của pháp luật đã bị xem thường, trật tự pháp luật bị phá vỡ, uy quyền của Nhà nước không được tôn trọng. Xem xét hậu quả của hành vi dưới góc độ này thì vừa xác được tính trái pháp luật, vừa xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi. Theo góc độ thứ hai thì có thể thấy được tư tưởng và kỹ thuật pháp lý của nhà làm luật khi xác tính trái pháp luật cho một hành vi nào đó. Như đã nói ở trên, không phải bao giờ trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do hành vi trái pháp luật cũng có ý nghĩa tiêu cực, mang lại kết quả xấu. Khi xét trạng thái biến đổi đó, ta nên xuất phát từ các cơ sở xác định tính trái pháp luật củaHVVP. Nếu chỉ nhân danh lợi ích Nhà nước, trật tự xã hội một cách thái quá sẽ triệt tiêu tự do cá nhân và hơn nữa làm mất khả năng sáng tạo của con người, biến con người thành một cái máy chỉ biết thực hiện các "lệnh” và mang tính thụ động.Ngược lại, quá đề cao quyền tự do cá nhân thì lợi ích Nhà nước, xã hội sẽ khó bề kiểm soát. Nhìn dưới góc độ thứ hai này thì hậu quả của hành vi trái pháp luật chính là một thực tế kiểm nghiệm mức độ hợp lý của các quy phạm pháp luật xác định tính trái pháp luật của một hành vi. Tóm lại, cần xác định rõ hậu quả của HVVP quản lý hành chính về điện lực để kiểm nghiệm tính trái pháp luật của hành vi. Hành vi trái pháp luật:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn