Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Nguyễn Văn Nam
lượt xem 35
download
Để thực thi quyền hành pháp của mình, cơ cấu tổ chức của Chính quyền trung ương được thành lập, các tổ chức được gọi là các bộ và cơ quan ngang bộ. Như vậy, Bộ là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Nguyễn Văn Nam
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH MIỀN TRUNG TẠI HUẾ TIỂU LUẬN MÔN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Kim Sơn Họ và tên: Nguyễn Văn Nam Lớp: Cao học HCC16M Huế, 2012 1
- Để thực thi quyền hành pháp của mình, cơ cấu tổ chức của Chính quyền trung ương được thành lập, các tổ chức được gọi là các bộ và cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ). Như vậy, Bộ là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ. Mục đích của việc tổ chức này là nhằm phân bổ các nhiệm vụ của chính quyền để có thể được thực hiện một cách hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trùng lặp và chồng chéo. Do đó, điều quan trọng là xác định lĩnh vực thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị hành chính để chúng có thể chịu sự kiểm soát chính trị và hiến pháp một cách thích hợp. Cách tổ chức hợp lý dựa trên nguyên tắc uỷ quyền cho các bộ, nhất quán với thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ này cũng khuyến khích tính mềm dẻo và khả năng sẵn sàng ứng phó các chính sách mới và diễn biến của sự việc. Ngược lại, một cơ cấu tổ chức kém của các bộ thường là nguyên nhân chính gây ra việc thi hành không hiệu quả các chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, một số chức năng có thể có được tầm quan trọng mới bởi sự quan tâm của quốc tế, tiến bộ của công nghệ, viện trợ từ bên ngoài, hoặc áp lực trong nước. Đó là trường hợp các vần đề như môi trường, phát triển phụ nữ, kiểm soát bệnh tật, công nghệ thông tin và truyền thông. Khi xuất hiện chức năng mới hoặc chức năng cũ được mở rộng, thì chính phủ thường có xu hướng giao chức năng đó cho một bộ mới hoặc cơ quan độc lập. Sự tăng nhanh các bộ và cơ quan cũng có nghĩa dẫn đến sự nhầm lẫn đối với công chúng và sự phức tạp cho các nhà chính trị điều hành. Việc có quá nhiều bộ sẽ làm tăng tổng chi phí cho nhân sự và cơ sở hạ tầng liên quan đến việc thành lập bộ mới. Mỗi bộ cố gắng tìm cho mình những nhiệm vụ mới nhằm tiếp sức cho áp lực hành chính để mở rộng bộ máy. Vấn đề xuất hiện khi một số bộ thực hiện các chức năng tương tự và chồng chéo lên nhau . Việc giải quyết những vấn đề liên quan giữa các bộ sẽ thuận lợi hơn khi số bộ ít hơn. Tuy nhiên, nguyên tắc về tầm kiểm soát và chế độ chịu trách nhiệm 2
- hiệu quả bị xáo trộn đó quy mô quá lớn của các bộ, vì số lượng của chúng là rất ít. Cải cách lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ cho gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện là một trong chín mục tiêu cụ thể của Chương trình cải cách hành chính tổng thể giai đoạn 2001-2010. Việc cải cách này có ý nghĩa mang tính chiến lược, nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhà nước là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này chứng tỏ cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, có khả năng chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy đó, và sự thay đổi của cơ cấu tổ chức cũng có tác động đến bộ máy đó. Tuy nhiên, cần phải xem xét chi phí thực tế cũng như những lợi thế của việc sáp nhập các bộ. Bởi vì, việc giảm bớt số lượng các bộ có thể cũng không tạo ra hiệu quả và giảm chi phí. Đôi khi, việc hợp nhất các bộ và giảm số lượng của chúng là xói mòn cơ chế kiểm soát và đối trọng. Trong mọi trường hợp, thách thức chủ yếu không phải là xác định số lượng lý tưởng các cơ quan của chính phủ trung ương, mà phải xác định được những nhiệm vụ cơ bản của chính quyền trong một đất nước cụ thể, thiết lập những cơ cấu tổ chức gắn kết một cách hợp lý để thực thi những nhiệm vụ này và điều quan trọng hơn cả là áp dựng các quy tắc, các biện pháp khuyến khích bằng vật chất để thúc đẩy các nhân viên và nhà quản lý công thực thi công việc có hiệu quả. Qua thực tế tại các nước trên thế giới, không có một quy luật hay nguyên tắc nào để áp dụng cho việc thành lập số bộ ở mỗi nước. Mỗi nước phải chọn cho mình cách làm phù hợp với truyền thống hành chính và thực tiễn chính trị của mình. Ngoài ra, điều quan trọng là phải xác định việc sắp xếp tổ chức không chỉ đơn thuần là việc sáp nhập một cách hình thức hai bộ riêng biệt với nhau mà 3
- không tiết kiệm được gì cho ngân sách hay giảm bớt đội ngũ nhân viên hoặc hợp lý hóa chức năng. Số lượng các bộ không nên quá lớn ảnh hưởng đến việc điều phối và cũng không nên quá ít để làm tăng quá mức khối lượng công việc và giảm trách nhiệm của mỗi bộ. Để thực hiện nhất quán chủ trương tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong những năm qua, nước ta đã thực hiện việc sáp nhập, giảm số lượng các bộ hiện có còn 22 bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ, việc tổ chức lại các bộ nhằm thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong điều kiện của nước ta hiện nay. Phải khẳng định việc tinh giản đầu mối, giảm các khâu trung gian, tầng nấc ở các Bộ sẽ đảm bảo việc chỉ đạo được liên thông, khắc phục chồng chéo, không rõ chức năng làm hạn chế hiệu quả cải cách hành chính. Điểm mấu chốt trong đổi mới cơ cấu bộ máy Chính phủ là đảm bảo việc sáp nhập các Bộ không mang tính cơ học, không máy móc. Mục đích chính là để nâng cao hiệu quả công tác, tinh gọn theo tinh thần cải cách hành chính. Ví dụ, việc nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hay nhập ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hóa, nếu làm không khéo thì ta lại bê y nguyên bộ máy, cơ cấu cũ vào một cơ quan mới, tức là hợp nhất mang tính cơ học. Nếu như vậy là không thực hiện được cải cách hành chính mà lại thêm đầu mối trong đầu mối, có khi dẫn tới cồng kềnh, chồng chéo. Do đó khi nhập cũng đồng thời phải đổi mới lại tổ chức. Vấn đề thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể ... các bộ cần được xem xét cẩn trọng. Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện việc sáp nhập các tổ chức ở trung ương, ở địa phương, số lượng các Sở cũng giảm so với trước, chẳng hạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin, Sở Du lịch và Sở Thể dục Thể thao. Tuy nhiên, qua quá trình vận hành, bên cạnh những mặt tích cực đạt 4
- được, chất lượng công việc ở một số lĩnh vực bị giảm sút. Sau khi sáp nhập, do sắp xếp lại tổ chức, một số cán bộ đầu ngành ở các lĩnh vực có sự điều chuyển, do đó, không có cán bộ quản lý có chuyên môn sâu của từng lĩnh vực, dẫn đến việc bị động, lúng túng trong công tác quản lý chuyên ngành. Mặt khác, chưa thực sự giảm bớt được chi phí ngân sách như mong đợi. Yêu cầu tiếp tục được đặt ra là phải sắp xếp, cơ cấu lại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, cần ra soát lại tổ chức, chức năng của các cơ quan phối hợp do Thủ tướng quyết định thành lập, giảm đến mức thấp nhất các loại tổ chức này; cần có sự chuẩn hóa, tinh giản đội ngũ công chức thông qua việc đổi mới hệ thống ngạch bậc và thi tuyển; ngăn chặn xu hướng gia tăng số lượng các cơ quan quản lý như hiện nay. Như vậy, số lượng các bộ của chính quyền trung ương là điều thực sự có ý nghĩa, không chỉ vì mục đích điều phối, mà còn để giảm bớt chi phí chính phủ và duy trì áp lực đối với việc mở rộng bộ máy hành chính, do đó, cần được xem xét, cân nhắc kỹ trước khi đưa vào vận hành trong thực tế. Cải cách Chính phủ là nghiên cứu và phân tích rõ các khuyết điểm của Nhà nước qua đó tìm ra những giải pháp tương ứng. Một số nhược điểm và tồn tại của Chính phủ làm chi quá trình cải cách chưa hiệu quả là: - Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, chức năng và quan hệ tương tác giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Do ảnh hưởng của thể chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp của hệ thống cũ, nên vẫn còn nặng tư duy và cải cách hành xử đặt quyền lực nhà nước lên trên hết, ôm đồm quá nhiều việc. Vai trò, quyền và lợi ích của xã hội và thị trường chưa được tôn trọng đúng mức, đặc biệt là vai trò của xã hội còn bị xem nhẹ. - Chế độ "làm việc tập thể” kéo dài từ hệ thống cũ, khiến bộ máy, các quy trình ra quyết định và việc điều hành, thực thi các quyết định của Nhà nước rất khó cải thiện được tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Rõ ràng quyền lực, trách nhiệm, lợi ích được "chia rải” ra giữa nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều cá nhân trong hệ thống nên dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo, kết quả là ai cũng có 5
- quyền, có lợi nhưng không ai chịu trách nhiệm rõ ràng. Đó là lý do khiến bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả sau nhiều lần cải cách. - Nhà nước pháp quyền chưa hình thành đầy đủ; chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, tính độc lập cũng như cơ chế phân công, phối hợp và giám sát lẫn nhau giữa 3 bộ phận của hệ thống quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) chưa thật minh bạch, hợp lý, gây trở ngại cho cả 3 trong phát huy vai trò đích thực của mình. Mặt khác, năng lực bộ máy và các công cụ của Chính phủ vẫn còn hạn chế, nên mệnh lệnh hành chính vẫn được sử dụng rộng rãi như một công cụ chủ yếu của Chính phủ để điều hành. Trong khi đó mệnh lệnh hành chính được sử dụng quá mức đã làm méo méo cơ chế vận hành của cả hệ thống nhà nước, giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật và giảm uy tín của Nhà nước. Một số đề xuất khắc phục các nhược điểm, tồn tại trên nhằm làm thế nào để bộ máy Chính phủ hoạt động tốt hơn trong thời gian tới: - Nhà nước cần giảm quy mô khu vực công như hiện nay, phải nhanh chóng thoát ra khỏi tư duy "ôm đồm” quá nhiều việc mà phải "chọn” đúng việc phải làm chứ không làm thay công việc của xã hội. Muốn làm được điều đó trước hết phải giảm các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, giảm cung ứng dịch vụ công... Muốn giảm được những khu vực công trước nhất cần có sự khảo sát đánh giá độc lập về quy mô khu vực công của Việt Nam, bởi Chính phủ cần nghe một kênh không phải là "người nhà nước” đánh giá sẽ khách quan, hiệu quả, tránh tình trạng "ta đánh giá ta” "đề xuất cải cách chính ta”, kết quả sẽ hạn chế. - Phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một xu thế của thời đại chống lại một nhà nước tập quyền lỗi thời bằng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân. Phân cấp nhằm bảo đảm yêu cầu tiện lợi trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; phát huy mọi lợi thế riêng có về vật chất, tinh thần và trí tuệ của nhân dân địa phương; bảo đảm cho nhân dân được tham gia trực tiếp với chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, trong 6
- xây dựng cuộc sống cộng đồng; tạo động lực thi đua và hợp tác lành mạnh, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển. - Phân công rạch ròi nhiệm vụ giữa các cơ quan của Chính phủ để mỗi đơn vị làm đúng, đủ quyền hạn được giao, phòng tránh được sự dựa dẫm, ỷ lại vào nhau. Bảo đảm nguyên tắc trách nhiệm gắn với quyền hạn (nhiệm vụ gắn với nhân sự và tài chính), không trùng lặp (mỗi việc chỉ do 1 tổ chức chịu trách nhiệm chính)... 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề nhóm 3 " Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - vai trò ,chức năng,trách nhiệm và cơ cấu"
48 p | 2481 | 607
-
Tiểu luận: "Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty liên doanh cơ khí xây dựng"
76 p | 1021 | 229
-
Tiểu luận:Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
10 p | 1395 | 200
-
Tiểu luận Khoa học quản lý: Nghiên cứu công tác tổ chức bộ máy quản lý tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Khê
28 p | 499 | 96
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Hoàng Nam
10 p | 663 | 70
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Phan Thị Kim Chi
7 p | 550 | 70
-
Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, quản lý của Công ty SAFCO
35 p | 513 | 52
-
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam
133 p | 231 | 48
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Trần Thị Hồng Minh
7 p | 413 | 41
-
TIỂU LUẬN: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy
60 p | 253 | 38
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Đặng Văn Minh
7 p | 217 | 27
-
TIỂU LUẬN: Quy chế Về tổ chức bộ máy – chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận điều hành Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương
21 p | 219 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Thương mại hàng hóa quốc tế IPC
106 p | 77 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay
117 p | 104 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam
133 p | 23 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 45 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Tổ chức bộ máy văn phòng tại Bộ Nội vụ
74 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn