Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Phan Thị Kim Chi
lượt xem 70
download
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ mới mẻ, vừa khó khăn, vừa nặng nề. Bản thân bộ máy Nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính Nhà nước) nếu không đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Phan Thị Kim Chi
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG ---------- TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MÔN HỌC: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIÁO VIÊN: PGS.TS Võ Kim Sơn HỌC VIÊN: PHAN THỊ CẨM CHI LỚP: CHHCC 16M Huế, tháng 8 năm 2012
- Căn cứ vào yêu cầu của giáo viên về việc viết bài tiểu luận môn học Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước của PGS.TS Võ Kim Sơn, xin phép được nêu ra những khuyến nghị đối với Việt Nam; và những vấn đề có thể ứng dụng, vận dụng được đối với Việt Nam như sau: Những khuyến nghị: - Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ mới mẻ, vừa khó khăn, vừa nặng nề. Bản thân bộ máy Nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính Nhà nước) nếu không đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. - Việt Nam nên nhanh chóng đổi mới về tổ chức và hoạt động của tổ chức bộ máy hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến tình hình và tốc độ phát triển của Thế giới. - Việt Nam đang tồn tại một nền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin – cho. Nền hành chính như vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội để phát triển đất nước nên cần phải xoá bỏ. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nên chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nên hành chính phát triển. Chuyển sang nền hành chính phát triển nhằm nỗ lực từng bước tách dần các chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các chức
- năng hành chính với tổ chức sự nghiệp. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề để bộ máy hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp. Còn có chức năng sản xuất và lưu thông hàng hoá, chức năng dịch vụ công sẽ chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước uỷ quyền theo hướng xã hội hoá. Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước công dân, không nên xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, mà phải coi dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai. - Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, theo hướng khắc phục những chồng chéo, trùng lắp. Một số loại công việc trước đây do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, nên chuyển cho các Bộ, ngành Trung ương và phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện; phân định rõ thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công… - Phân cấp quản lý giữa Trung ương – địa phương. Quá trình triển khai phân cấp Trung ương – địa phương nên được đẩy mạnh với việc thực hiện nghị quyết
- số 08/2004/NĐ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thực hiện phân cấp quản lý sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động các Bộ ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện phân cấp sẽ gắn với cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà và giải quyết nhanh gọn hơn các yêu cầu của công dân. - Nên sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Những vấn đề có thể vận dụng, áp dụng đối với Việt Nam: - Vận dụng nguyên tắc tổ chức cơ quan Nhà nước quản lý đa ngành, đa lĩnh vực vào bố trí cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp nhằm giảm đáng kể đầu mối các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ và UBND các cấp. - Áp dụng phương thức quản lý theo cơ chế “một cửa” ở tất cả các cấp, ở tất cả các bộ ngành Trung ương nhằm tạo ra sự thống nhất hành chính. - Triển khai cơ chế công khai tài chính, quy chế dân chủ cơ sở và trong cơ quan hành chính Nhà nước…sẽ có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện công việc và thực thi công vụ.
- - Chính phủ, các bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện vai trò chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các nội dung hoạch định chiến lược , quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và ban hành thể chế, chính sách; hướng dẫn việc tổ chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Kiên quyết thực hiện việc chuyển giao mạnh các chức năng, nội dung công việc không thuộc chức năng của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ chức Phi chính phủ, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công, tổ chức doanh nghiệp, tư nhân đảm nhiệm ngày càng nhiều hơn theo hướng đầy mạnh xã hội hoá. Chính phủ, các bộ thực hiện quản lý vĩ mô trong phạm vi cả nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hành chính giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương một cách đồng bộ trên từng ngành, lĩnh vực; quy định rõ thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với những vấn đề phân cấp để các địa phương chủ động tổ chức thực hiện được sát thực, nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả. Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước sau phân cấp của các bộ, ngành Trung ương để đảm bảo tính thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực. - Tiếp tục xoá bỏ triệt để hơn “cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước” bằng cách cải cách cả cơ quan hành chính, cơ quan chủ quản và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở tách hẳn giữa quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất – kinh doanh, tiến hành cổ phần hoá mạnh doanh nghiệp
- nhà nước và Công ty hoá doanh nghiệp nhà nước để hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Đây là giải pháp căn bản nhất để loại bỏ cơ chế chủ quản và cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước và đế chống tham nhũng từ cơ chế sinh ra. - Nhằm thực hiện được mục tiêu làm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả thì trên cơ sở đã kết luận rõ nội dung chức năng quản lý nhà nước và phân cấp mạnh để làm tốt quản lý vĩ mô, cần phải có quyết tâm cao trong việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy Chính phủ, các bộ, cơ quan hành chính địa phương các cấp để đạt tới mô hình “Nhà nước nhỏ nhưng mạnh và xã hội to“ để phát triển theo xu hướng cải cách chung của các nước trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng. - Đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính của Nhà nước, hình thành từng bước “Chính phủ điện tử” để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chỉ đạo, điều hành, tập trung, thống nhất của Chính phủ và hệ thống hành chính các cấp. - Áp dụng thể chế hành chính dân chủ-pháp quyền, có sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình quản lý nền hành chính hiệu lực – hiệu quả. - Áp dụng chế độ công vụ chuyên nghiệp, đảm bảo triệt để tính trách nhiệm, tính công khai minh bạch của hoạt động công vụ. Có sức đề khác cao với tệ quan liêu bao cấp, tham nhũng.
- - Áp dụng nền hành chính thống nhất thông suốt, trên cơ sở của phân cấp phân quyền triệt để trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, thiết lập một trật tự hành chính phù hợp với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương của nền hành chính. Trên đây là những khuyến nghị đối với Việt Nam; những vấn đề có thể áp dụng, vận dụng đối với Việt Nam từ nội dung của chương 3, chương 4 của cuốn sách phục vụ và duy trì: “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Châu Á, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 mang tính chủ quan của cá nhân./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề nhóm 3 " Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - vai trò ,chức năng,trách nhiệm và cơ cấu"
48 p | 2481 | 607
-
Tiểu luận: "Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty liên doanh cơ khí xây dựng"
76 p | 1021 | 229
-
Tiểu luận:Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
10 p | 1395 | 200
-
Tiểu luận Khoa học quản lý: Nghiên cứu công tác tổ chức bộ máy quản lý tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Khê
28 p | 499 | 96
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Hoàng Nam
10 p | 663 | 70
-
Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, quản lý của Công ty SAFCO
35 p | 513 | 52
-
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam
133 p | 231 | 48
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Trần Thị Hồng Minh
7 p | 413 | 41
-
TIỂU LUẬN: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy
60 p | 253 | 38
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Nguyễn Văn Nam
7 p | 389 | 35
-
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Đặng Văn Minh
7 p | 217 | 27
-
TIỂU LUẬN: Quy chế Về tổ chức bộ máy – chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận điều hành Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương
21 p | 219 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Thương mại hàng hóa quốc tế IPC
106 p | 77 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay
117 p | 104 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam
133 p | 23 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 45 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Tổ chức bộ máy văn phòng tại Bộ Nội vụ
74 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn