intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:39

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tiểu luận trình bày cơ sở lí luận nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái; ứng dụng lí luận khu công nghiệp trong xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA ĐỊA LÍ TIỂU LUẬN  TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP SINH  THÁI ỨNG DỤNG VÀO XÂY DỰNG KHU  CÔNG NGHIỆP HÒA LẠC   ­1­
  2. Huế, 12/2011 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm  ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo giảng   viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giảng dạy trong suốt   thời gian học vừa qua.  Em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Tưởng  đã truyền đạt cho em   những kiến thức chuyên ngành, cũng như phương pháp giảng dạy, giúp em  tiếp   cận được nhiều kiến thức mới. Đặc biệt cùng với thời gian học tập thầy đã tận   tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận. Xin chân thành cảm  ơn đến các anh/chị, bạn bè đã góp ý, xung cấp những   thông tin xung quan vấn đề tiểu luận để em được hoàn thành tốt bài làm.                                                           Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! ­2­
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KCN                             : Khu công nghiệp KCNST                        : Khu công nghiệp sinh thái STCN                            : Sinh thái công nghiệp DN                                :  Doanh nghiệp STHCN                         : Sinh thái học công nghiệp  ­3­
  4. KCNC                           : Khu công nghệ caoChương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP  SINH THÁI 1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái  Phải khẳng định rằng mô hình khu công nghiệp sinh thái đã phổ biến trên thế  giới từ  đầu những năm 1990 tuy nhiên,  ở  VN đây vẫn là vấn đề  khá mới mẻ.   Theo khái niệm của thế giới, trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công   nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái hòa   hợp với hệ  sinh thái tự  nhiên trên toàn cầu. Khái niệm sinh thái công nghiệp  (STCN) còn được xem xét  ở  khía cạnh tạo thành mô hình hệ  công nghiệp bảo  toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp   bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức  thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh ­ tái sử  dụng nguyên liệu và năng lượng. STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự  phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và   năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái  niệm STCN còn bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế  liệu, giảm   thiểu chi phí xử  lý, tăng cường việc sử  dụng tất cả  các giải pháp ngăn ngừa ô  nhiễm bao gồm cả  sản xuất sạch hơn về  xử  lý cuối đường  ống.  Ở  đây sản   xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ,   trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp. KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ  có mối   liên hệ  mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã  hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản  ­4­
  5. lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác  chặt chẽ  với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ  đạt được một hiệu quả  tổng thể  lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng  lẻ gộp lại. Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ  đầu những   năm 90 của thế  kỷ  20 trên cơ  sở  của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ  công nghiệp không phải là các thực thể  riêng rẽ  mà là một tổng thể  các hệ  thống liên quan giống như  hệ  sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ  khái niệm  “chất thải” trong sản xuất công nghiệp.  Mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường  hiệu quả  của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử  dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi   trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực,... KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế  giới   ứng   dụng   Cộng   sinh   công   nghiệp,   một   trong   những   nghiên   cứu   của  STHCN, vào việc phát triển một hệ  thống trao đổi năng lượng và nguyên vật   liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982­1997), lượng tiêu  thụ   tài   nguyên   của   KCN   này   giảm   được   19.000   tấn   dầu,   30.000   tấn   than,   600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê  năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên  tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để  hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới. Hiện nay trên thế  giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm  ở nước Mỹ và   châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số  các KCNST  đã được thành lập và phát triển  ở  Nhật Bản, Trung Quốc,  Ấn Độ  và một số  nước khác.  ­5­
  6. Với sự  nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác,  với các tiến bộ  vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở  thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế  và xã hội phù hợp  với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ  có mối   liên hệ  mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã  hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản  lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác  chặt chẽ  với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ  đạt được một hiệu quả  tổng thể  lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng  lẻ gộp lại. KCNST được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử  nghiệm trong các  lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy  hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh  nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên  cứu, chính sách và dự  án cụ  thể  nhằm chứng tỏ  các nguyên tắc của phát triển  bền vững. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế  đồng thời giảm thiểu  các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong  KCNST. Song hành với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và   cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh   tế do SXCN đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến chữa trị môi trường.  Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả  giá đắt cho sự  phá huỷ  môi  trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có thể  ­6­
  7. chiếm  từ  1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia,  ở Việt Nam là   7,2%. Do vậy,  bảo vệ  môi trường và phát triển bền vững đang trở  thành mối   quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể  có một xã hội phát triển lành  mạnh, bền vững trong một thế  giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi   trường. 2. Mô hình khu công nghiệp sinh thái (KCNST) Khái   niệm   KCNST   được   hai   nhà   khoa   học   Mỹ   là   FROSCH   và  GALLOPOULOS đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình   thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch,  kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh   nghiệp (DN). Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ  mà là tổng thể  các hệ  thống giống như  hệ  sinh thái tự  nhiên (STTN). STHCN   tìm cách loại trừ khái niệm "chất thải" trong SXCN. ­7­
  8. Mục tiêu của STHCN là bảo vệ  sự  tồn tại sinh thái của hệ  thống tự  nhiên,  đảm bảo chất lượng sống của con người và duy trì sự tồn tại mang tính kinh tế  của hệ thống CN, kinh doanh, thương mại, với các nguyên tắc cơ bản: ­ Tập hợp các doanh nghiệp độc lập vào Hệ Sinh thái công nghiệp (STCN). ­ Thiết lập chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế, cân bằng đầu ra và đầu  vào với khả năng cung cấp và tiếp nhận của Hệ STTN. ­ Tìm ra các giải pháp mới cho việc sử dụng năng lượng và nguyên ­ vật liệu  trong CN. Thiết kế  hệ  thống CN hoà nhập với sự  phát triển kinh tế  và xã hội   quanh vùng. Sơ  đồ  trên hình 1 phản ánh mô hình hoạt động SXCN theo hệ  thống, các   dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm,  chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ  hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ  thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên.  Do vậy mô hình này đáp ứng hai mục tiêu: ­ Các cơ  sở  sản xuất thu được nguồn lợi về  kinh tế  do trao đổi, chuyển  nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ  của mình cho các XN khác trong cùng hệ  thống trong mối quan hệ Cung ­ Cầu, đôi bên cùng có lợi. ­ Giảm đáng kể  những chi phí xử  lý, khắc phục sự  cố  môi trường đối với  chất thải. Từ đó có thể hiểu một cách đầy đủ KCNST là tập hợp các CSSX và dịch vụ  tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường sống và hiệu quả  kinh   tế  bằng cách phối hợp quản lý môi trường và tài nguyên. Bằng cách này, các   CSSX trong cùng KCNST sẽ thu được lợi  ích chung lớn hơn nhiều so với tổng   lợi ích mà từng cơ sở đạt được khi tối ưu hoá hiệu quả  hoạt động riêng cơ  sở  mình. ­8­
  9. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả  kinh tế  của các DN tham gia  KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Như  vậy, yêu  cầu đặt ra với KCNST là: ­ Phải tương thích về  quy mô diện tích chiếm đất, sử  dụng nguyên ­ nhiên  liệu, bán thành phẩm, chất thải,... ­ Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. ­ Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi. ­ Kết hợp giữa phát triển CN với các Hệ  STTN lân cận: vùng nông nghiệp,   cộng đồng dân cư. So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình  KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó  tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên   nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn  năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng  thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Phân tích và tổng hợp các quan điểm về  STCN của nhiều nhà khoa học từ  nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận  SXCN thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất  đơn lập, mà nhận thức SXCN như  là Hệ  sinh thái của mọi tổ  chức ­ trao đổi  thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. 3 Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt  Nam Mô hình kỹ  thuật: Xây dựng hệ  sinh thái KCN không chất thải (hay gọi tắt   KCNST) gồm có bốn bước chính. Bước thứ  nhất là phân tích dòng vật liệu và  năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu. Bước thứ  hai tập trung vào việc  ­9­
  10. ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn. Bước thứ  ba chủ  yếu xác định, phân  tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn  lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những chất thải không   thể  tái sinh, tái sử  dụng tại nguồn, sẽ  được tái sinh tái sử  dụng  ở  những nhà  máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN. Bước cuối cùng đòi hỏi xác định   phần chất thải còn lại cần xử  lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung  quanh. Công nghệ  xử  lý cuối đường  ống rất hữu dụng trong việc xử  lý hoàn   toàn các chất ô nhiễm còn lại này. Sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một   phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình  kỹ thuật của hệ sinh thái công nghiệp không chất thải hay KCNST.  Trong điều kiện kinh tế­xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận   thức về vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực   tế  khó khăn và hạn chế về  tài chánh, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và   xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ ít khả thi. Hiển nhiên để đạt được  mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải và bảo vệ  môi   trường của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. Tuy nhiên, trong  điều kiện hiện tại, để  khắc phục và hạn chế  quá trình hủy hoại môi trường  đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh,   giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu  tiên khác với mô hình đã trình bày trong Hình 6: (1) tái sinh và tái sử  dụng chất  thải, (2) xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và  giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của   các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp không chất thải phù  hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam được đề  ­10­
  11. xuất xây dựng theo bốn bước cơ bản như sau: Bước 1: Xác định thành phần và khối lượng chất thải Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy  thuộc khu công nghiệp nghiên cứu, các phương pháp xử  lý và quản lý hiện tại  cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh  đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà  máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất   thải từ nhà máy để  thay thế  một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong  cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số  liệu thu này là cơ  sở  cho việc đề  xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo.  Bước 2: Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử  dụng chất   thải Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này  cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể  phân thành hai dạng  chính: (1) tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và  (2) xử  lý hoặc tái chế  thành nguyên liệu mới trước khi tái sử  dụng. Điều quan   trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của   các cơ  sở  có khả  năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất.  Một cách cụ  thể, để  xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử  dụng chất thải giữa  các nhà máy trong khu công nghiệp, những thông tin sau đây cần thu thập: ­ Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như  sản phẩm và chất thải   tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả  các nhà máy  phát sinh chất thải và các nhà máy có thể  sử  dụng chất thải làm (một phần)   nguyên liệu sản xuất). Trong đó: + Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả  ­11­
  12. năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian) + Lượng vật liệu và năng lượng thải + Sự  phân bố  của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian.   (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng). ­ Các cơ  sở  (bao gồm cả  nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước   mặt,…) có khả  năng tái sử  dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin  sau đây cần xác định: + Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải + Công nghệ xử lý sơ  bộ  hay chế biến cần thiết để  chuyển chất thải thành   nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế; + Nhu cầu về  vật liệu và năng lượng thải của các cơ  sở  hiện có trong khu   công nghiệp hay khu vực.... Bước 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử  lý cuối đường  ống và thải bỏ  hợp vệ  sinh Đối với các chất thải còn lại (không có khả  năng tái sinh, tái sử  dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại  trừ  hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô  hình khu công nghiệp không chất thải. Để  lựa chọn công nghệ  xử  lý hợp lý,  những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá ­ Đặc tính và khối lượng chất thải; ­ Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm ­ Công nghệ xử lý sẵn có: Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý, ví dụ  ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất ­ Hiệu quả kinh tế. Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện   có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề  xuất giải  ­12­
  13. pháp công nghệ mới.  Bước 4 ­ Tổ hợp các giải pháp lựa chọn Mô hình các bước cơ  bản trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ  thuật KCNST tại Việt Nam. Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách. Để đưa mô hình kỹ  thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ  ­13­
  14. mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và  thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST   xây dựng với các cơ  quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về  kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới   có thể (i) xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào   thực tế .Mô hình triad­network do Mol (1995) phát triển được áp dụng để  phân   tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCNST  xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (1) kinh tế (economic network), (2) chính sách  (policy network), và (3) xã hội (social network). Economic network phân tích mối  quan hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người  tiêu thụ  sản phẩm; (ii) với các hệ  công nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng,  cũng như  các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ  quan tài chính khác   (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…) và các viện nghiên cứu, trường đại học,…  và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối  tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung   vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực  thi. Social network nhằm phân tích vai trò của các tổ  chức xã hội (như  cộng  đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ  nữ, đoàn thanh niên,…) trong việc   thúc  đẩy các cơ  sở  công nghiệp quan tâm  đến môi trường. Vai trò của các   phương tiện thông tin đại chúng như  báo chí, truyền thanh, truyền hình , quy   định, tiêu chuẩn,…) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ  thuật KCNST đã xây dựng vào thực tế ứng dụng 4. Hiệu quả ứng dụng mô hình KCNST Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể: a. Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST ­14­
  15. ­ Giảm chi phí, tăng hiệu quả  SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử  dụng  nguyên ­ vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. ­ Đạt hiệu quả  kinh tế  cao hơn nhờ  chia sẻ  chi phí cho các dịch vụ  chung:   quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ  thống thông tin môi  trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. ­ Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động   sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST. b. Đối với SXCN nói chung ­ KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị  SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. ­ Tạo điều kiện hỗ  trợ  và phát triển các ngành CN nhỏ  địa phương, làng  nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. ­ Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và  ứng dụng các thành tựu khoa  học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. c. Lợi ích cho xã hội ­ KCNST là một động lực phát triển kinh tế  ­ xã hội mạnh của khu vực lân   cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong   các lĩnh vực CN và dịch vụ. ­ Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào  tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống  HTKT,... ­ Tạo một bọ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu  vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố  hữu của cộng  đồng đối với   SXCN lâu nay. ­15­
  16. ­ KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ  quan nhà nước trong việc thiết   lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với  xu thế hội nhập và phát triển bền vững. d. Lợi ích cho môi trường ­ Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng  như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới   nhất về  SXS, bao gồm: hạn chế  ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất   thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ  mới khác. ­ Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển  KCNST: từ  việc chọn địa điểm, quy hoạch, XD, tổ  chức hệ thống HTKH, lựa   chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều  kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất XD và khu vực xung quanh.  ­ Tất cả  vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và  quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT.  5. Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KCNST * Cơ hội ­ Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống thuộc VKTTĐPN sang mô hình  KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một  địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị  và không bị  chi phối  bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới đất đai nông  nghiệp có giá trị. ­ Sử dụng có hiệu quả của hệ thống Hạ tầng kỹ thuật có sẵn. ­ Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của Vùng và kết nối  với mạng lưới giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không  ­16­
  17. quốc gia và quốc tế. * Thách thức Trường hợp trên khu đất của KCN cũ: ­ Khó xây dựng được Hệ  STCN đối với bán thành phẩm, phụ  phẩm, chất   thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN   hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ Bảo vệ môi trường. ­   Khó   giải   quyết   mâu   thuẫn   giữa   các   DN   có   sẵn   hay   tham   dự   mới   vào  KCNST. ­ Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu  và các hệ  thống dịch vụ  khác để  chuyển đổi sang Hệ  thống hạ  tầng kỹ  thuật   theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu   chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề SX   để trở thành các STCN. Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới: ­ Thuận lợi triển khai Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã  định. ­ Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm  lực Hạ tầng kỹ thuật toàn vùng. ­ Tối  ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ  thuộc khả  năng tổ  chức. Hệ STCN trên quy mô toàn VKTTĐPN. Sự hỗ trợ Xây dựng mô hình KCNST cho các Khu / Cụm CN hiện hữu đòi hỏi sự  hỗ  trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể, như: ­ Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đất. ­17­
  18. ­ Hỗ trợ tài chính trong quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. ­ Khuyến khích các DN tham gia KCNST. ­ Các tiêu chí định hướng phát triển bền vững CN của Bộ Công Nghiệp. ­18­
  19. Chương 2 ỨNG DỤNG LÍ LUẬN KCNST TRONG XÂY DỰNG KHU CÔNG  NGHIỆP HÒA LẠC 1. Khái quát khu công nghệ cao Hòa Lạc Theo bản quy hoạch tổng thể  mới được Chính phủ  phê duyệt cuối tháng 5  vừa qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có tổng diện tích 1.586 ha, với 4 khu chức  năng chính là Nghiên cứu triển khai (sẽ  là "trái tim" của cả  khu), Khu công   nghiệp công nghệ cao, Công viên phần mềm và khu Giáo dục đào tạo. So với quy hoạch cũ, Hòa Lạc mới đặt nhiệm vụ  quan trọng nhất là nghiên  cứu triển khai, là nơi tập trung các viện nghiên cứu ứng dụng và đào tạo, trong   khi yếu tố này trước đây rất mờ nhạt và không cụ thể. Một điều chỉnh nữa so với quy hoạch cũ là Hòa Lạc sẽ có riêng một khu đào   tạo nhân lực, điều trước kia chưa được đề cập tới hoặc không rõ ràng. Tới nay   đã có hai trường đại học đặt trụ  sở, gồm Đại học FPT và Đại học khoa học   công nghệ  Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam là chủ  đầu tư), với mục tiêu  trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hòa Lạc mới cũng sẽ có công viên phần mềm ­ là nơi nghiên cứu, sản xuất  và gia công phần mềm ­ cũng như có các chung cư và biệt thự cho những người   sống và làm việc  ở  đây, điều chưa từng có trong các khu công nghiệp khác.   Ngoài hạ tầng cơ sở đồng bộ và hiện đại, chính sách một cửa một dấu, các nhà   đầu tư vào khu công nghệ này còn được ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp   luật hiện nay, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ  phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế... Điều duy nhất khiến các nhà  đầu tư còn e dè là hạ tầng nối từ Hà Nội lên chưa hoàn chỉnh. Dự kiến sau 2010,   ­19­
  20. đường cao tốc Láng ­ Hòa Lạc sẽ  hoàn thành mở  rộng, đồng bộ  với hệ  thống   điện, nước, cáp.. Đến nay, tại đây đã có 28 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 587 triệu USD,   bước đầu có một số  nhà máy hoạt động, sản xuất ra các loại sản phẩm như  chip điện tử, cáp quang, pin năng lượng mặt trời, đèn led, thiết bị  cơ  khí chính  xác... 2. Hiện trạng khu công nghệ cao Hào Lạc  Phạm vi quy hoạch KCNC là 1.586 ha gồm các xã Phú Cát, Tân Xã, Hạ Bằng,  Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, tỉnh Hà Tây. KCNC sẽ  mang dáng dấp của  một “đô thị công nghệ  cao” với 10 khu chức năng liên quan đến công nghệ  cao   và các khu nhà  ở, văn phòng, chung cư, giải trí, thể dục thể thao. Dân số  trong   KCNC sẽ tăng từ khoảng 11.100 người hiện nay lên 143.500 người (năm 2015),  229.000 người (năm 2020).  Trong đó, Khu Công nghiệp công nghệ  cao chiếm diện tích lớn nhất (549.5   ha hay khoảng 35%). Đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công   nghệ cao. KCNC Hòa Lạc cũng dành nhiều không gian cho các dịch vụ tiện ích  như khu biệt thự cao cấp, sân golf, trung tâm thể dục thể thao, rạp chiếu phim,   nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cảnh quan, cây xanh. Xây dựng tuyến đường sắt   nội vùng kết nối với đường sắt nội đô Hà Nội ­ Hòa Lạc (tuyến UMRT số  3)   dự  kiến được xây dựng là một phương tiện vận chuyển hành khách hiệu quả  nối KCNC Hòa Lạc và Hà Nội .   Khu Công nghệ  cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố  khoa   học cung cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần thiết hỗ trợ  và thế giới.Ban  Quản lý Khu Công nghệ  cao Hòa Lạc luôn nỗ  lực hết mình để  đảm bảo cung  cấp hệ  thống cơ  sở  hạ  tầng hiện đại nhất, tạo môi trường đầu tư  thuận lợi   ­20­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2