intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 4

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

105
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lý do để dùng từ “tối đa” ở đây. Những nhập liệu dùng để sản xuất một loại sản phẩm nào đó có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khác. Chi phí cơ hội bao gồm chi phí tiền mặt, nhưng còn rộng hơn nữa. Một số nhập liệu thực tế được sử dụng trong sản xuất nhưng lại không được xem là chi phí bằng tiền. Ví dụ, những người tình nguyện hốt rác trên đường hay trong các công viên có chi phí cơ hội: đó là họ có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 4

  1. Có lý do để dùng từ “tối đa” ở đây. Những nhập liệu dùng để sản xuất một loại sản phẩm nào đó có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khác. Chi phí cơ hội bao gồm chi phí tiền mặt, nhưng còn rộng hơn nữa. Một số nhập liệu thực tế được sử dụng trong sản xuất nhưng lại không được xem là chi phí bằng tiền. Ví dụ, những người tình nguyện hốt rác trên đường hay trong các công viên có chi phí cơ hội: đó là họ có thể dùng thời gian này để làm việc khác có tiền. Song quan trọng hơn là nhiều quá trình sản xuất đưa chất thải vào môi trường và gây thiệt hại môi trường. Đây chính là chi phí cơ hội của việc sản xuất mặc dù chúng không thể hiện bằng tiền trong bảng báo cáo thu nhập của công ty. Chi phí cơ hội rất cần thiết khi cần phải ra những quyết định liên quan đến việc chọn lựa cách sử dụng một tài nguyên cho mục đích này hay mục đích khác. Đối với một tổ chức công quyền với một ngân sách nhất định, thì chi phí cơ hội của một chính sách là giá trị của những chính sách khác mà họ có thể thực hiện. Còn đối với một người tiêu dùng chi phí cơ hội của thời gian đi tìm một món hàng nào đó chính là giá trị cao nhất của một việc làm khác mà họ có thể có. Làm thế nào để đo lường chi phí cơ hội? Thường không thiết thực nếu đo lường theo số lượng các vật chất khác lẽ ra đã được sản xuất. Chúng ta cũng thường không có đủ thông tin để đo lường giá trị của các sản phẩm lẽ ra đã được sản xuất. Nên trong thực tế, ta đo lường chi phí cơ hội bằng các giá trị của những nhập liệu sử dụng trong sản xuất. Để làm việc này, ta phải đảm bảo là các giá trị của nhập lượng là chuẩn xác. Nếu thị trường bị biến dạng ta có thể dùng giá mờ (shadow price) để đo lường chi phí cơ hội. Giá mờ đo lường chi phí thực trong điều kiện thị trường hoạt động hoàn hảo. Ví dụ, lao động tình nguyện phải được định giá theo mức lương hiện hành mặc dù trong thực tế khoản này không phải chi trả. Nếu không có thị trường, như trường hợp của môi trường, thì ta phải tính ra một giá trị nào đó. Phần 2 sẽ đề cập một số kỹ thuật đánh giá. Một khi các nhập lượng được hạch toán và đánh giá chính xác, thì tổng giá trị này có thể được xem là chi phí cơ hội của sản xuất. Đây là công việc cực kỳ quan trọng đối với các nhà kinh tế môi trường. Đường chi phí Thông tin chi phí có thể được tổng kết thành các đường chi phí, đó là việc miêu tả các chi phí sản xuất bằng đồ thị. Và cũng như trường hợp giá sẵn lòng trả, chúng ta sẽ phân biệt giữa chi phí biên (MC) và tổng chi phí (TC) của quá trình sản xuất: Chi phí biên đo lường lượng chi phí gia tăng khi tăng thêm một đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí là chi phí sản xuất ra tổng số lượng sản phẩm. Xét đường chi phí trong hình 3-6, là chi phí mà một vườn táo cung cấp táo sạch cho thị trường. Hình vẽ cũng có dạng tương tự như các hình trước, với số lượng sản phẩm trên trục hoành và số tiền trên trục tung. Biểu đồ ở trên cùng biểu diễn chi phí biên dưới dạng bậc thang. Biểu đồ này cho thấy phải tốn 1,67$ để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đầu tiên. Nếu công ty muốn tăng sản phẩm lên 2 đơn vị thì phải chi thêm 2$ cho đơn vị thứ hai. Đơn vị thứ ba thêm vào sẽ làm tăng thêm 2,33$ cho tổng chi phí, và cứ tiếp tục như thế. Đo lường bằng chi phí biên phân phối chuẩn, nó là các khoản chi phí thêm vào, hay là khoản tăng thêm của tổng chi phí, khi sản lượng tăng lên một đơn vị. Như vậy khi giảm sản xuất từ năm còn bốn đơn vị sẽ làm giảm tổng chi phí 3$, đây chính là chi phí biên của đơn vị sản phẩm thứ năm. Barry Field & Nancy Olewiler 46
  2. Đường dạng bậc thang không tiện cho phân tích nên ta giả định là xí nghiệp có thể sản xuất ra từng lượng sản phẩm nhỏ với giá trị số nguyên. Giả định này sẽ cho ta đường chi phí biên liên tục, như trong biểu đồ (b) của hình 3-6. Để dễ tính toán, đường chi phí biên sẽ lại là đường thẳng. Chúng ta có thể sử dụng đường chi phí biên để xác định tổng chi phí sản xuất. Tổng chi phí là diện tích dưới đường chi phí biên. Ví dụ từ hình 3-6 minh họa cách tính tổng chi phí. Ví dụ: Tính tổng chi phí từ đường chi phí biên của táo Tổng chi phí để sản xuất ra 5 đơn vị sản lượng là bao nhiêu? 1. Sử dụng đường chi phí biên bậc thang, cộng phần diện tích của các thanh từ 0 đến 5 đơn vị. Đơn vị đầu tiên = 1,67$, đơn vị thứ hai bằng 2,00$, đơn vị thứ ba bằng 2,33$, đơn vị thứ tư bằng 2,67$, đơn vị thứ năm bằng 3,00$. Tổng chi phí = 11,67$. 2. Sử dụng đường MC tuyến tính, tính phần diện tích bên dưới đường thẳng từ 0 đến 5 đơn vị. Đó là phần hình chữ nhật (diện tích a), cộng với hình tam giác (diện tích b). Diện tích a có đường cao = 1,67$ và dài = 5, tổng chi phí là 8,35$. Diện tích b có đáy là 5 và đường cao là 1,33$ (3 – 1,67). Diện tích của b là (5 × 1,33$) = 3,32$. Tổng chi phí là 11,67$. Barry Field & Nancy Olewiler 47
  3. Hình 3-6: Tổng chi phí và chi phí biên của táo (a) (a) $ 4 3 2 1,67 1 Sản lượng táo 0 1 2 3 4 5 6 7 $ (b) MC 4 3 b 2 1,67 1 a 6 0 1 2 3 4 5 7 Sản lượng táo Đường chi phí biên của vườn táo. Biểu đồ (a) mô tả chi phí biên bằng chiều cao của mỗi thanh, biểu đồ (b) là hàm tuyến tính của cùng số liệu. Tổng chi phí là phần diện tích nằm dưới đường chi phí biên. Nếu sản xuất 5 đơn vị táo, tổng chi phí được tính bằng tổng của các thanh từ thứ nhất đến thanh thứ năm ở biểu đồ (a) hoặc bằng tổng diện tích a cộng b ở biểu đồ (b). Tổng chi phí của 5 đơn vị là 11,67$ CUNG VÀ ĐƯỜNG CHI PHÍ BIÊN, TỔNG CUNG Chi phí sản xuất biên là yếu tố chính trong việc xác định hành vi cung của các công ty trong trường hợp cạnh tranh. Đường chi phí biên của một cong ty là đường cung, chỉ ra số lượng hàng hóa mà xí nghiệp muốn cung cấp ở các mức giá khác nhau. Xét biểu đồ (a) trong hình 3-7 cho trường hợp vườn táo. Giả sử vườn này có thể bán sản phẩm ở giá 2$. Vườn này sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ra lượng sản phẩm mà chi phí biên của sản phẩm cuối là bằng 2$, nghĩa là với lượng sản phẩm là 2 kg. Ở các mức sản lượng thấp hơn mức này, thì nhà vườn còn có thể tăng được lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Còn ở các mức sản lượng cao hơn mức này, thì chi phí biên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn giá, do vậy để tối đa hóa lợi nhuận nhà vườn nên giảm sản xuất. Barry Field & Nancy Olewiler 48
  4. Hình 3-7: Xây dựng đường tổng cung từ các đường chi phí sản xuất biên $ (a) $ (b) $ (c) 5 5 5 4 4 4 3 3 3 2 2 2 1 1 1 2 4 6 8 2 4 6 8 10 2 4 6 8 10 Lượng táo Lượng táo Lượng táo Đường cung của vườn 1 Đường cung của vườn 2 Đường tổng cung Đường chi phí biên là đường cung của vườn. Vườn luôn sản xuất tại mức sản lượng mà giá bằng chi phí biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Biểu đồ (a) và (b) thể hiện đường cung của hai vườn táo, Biểu đồ (c) thể hiện đường tổng cung hình thành bằng cách cộng sản lượng của hai vườn tại từng mức giá. Với mức giá 4$/kg, vườn 1 cung cấp 8 kg, vườn 2 cung cấp 2 kg, tạo ra tổng cung là 10 kg. Các nhà kinh tế nghiên cứu các đường cung của ngành, cũng như của các xí nghiệp. Đường cung hay đường chi phí biên của một ngành là đường cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Ta gọi đây là tổng cung, cũng tương tự như khái niệm tổng cầu đã đề cập. Đường tổng cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm là tổng các đường cung của các xí nghiệp ấy theo trục hoành. Giả sử chúng ta có hai vườn táo. Biểu đồ (b) trình bày đường chi phí biên của vườn thứ hai. Cung thị trường là tổng các đường chi phí biên của các vườn. Nguyên tắc cũng giống như khi xây dựng đường tổng cầu cho hàng hóa tư nhân. Hãy chọn một mức giá, rồi cộng các số lượng được cung cấp ở mức giá ấy. Đây là tổng theo trục hoành. Biểu đồ (c) trong hình 3-7 đại diện cho đường tổng cung. Lấy ví dụ, ở mức giá 2$, vuờn thứ nhất cung cấp 2 đơn vị, vườn hai không cung cấp (bởi vì giá thấp hơn chi phí sản xuất tối thiểu của họ) vì thế đường tổng cung ở giá này là hai đơn vị. Để hoàn tất đường tổng cung ta lấy nhiều mức giá khác nhau, rồi cộng dồn các số lượng cung cấp của mỗi vườn. Ví dụ, ở mức giá 4$, vườn 1 cung cấp 8 đơn vị và vườn 2 cung cấp 2 đơn vị, tổng mức cung cấp như thế là 10 đơn vị. Các đường chi phí biên có thể diễn tả theo phương pháp đại số. Bảng 3-2 cho số liệu của từng vườn và tổng cung. Bảng 3-1: Cách tính đường tổng cung táo sạch Lượng cung của vườn 1 Lượng cung của vườn 2 Tổng cung Giá ($/kg) (kg/tuần) (kg/tuần) (kg/tuần) 1 0 0 0 2 2 0 2 3 5 1 6 4 8 2 10 5 11 3 14 S S S Đường cung Q = 3P - 4 Q =P-2 Q = 4P – 6 Đường chi phí biên của 2 vườn táo được cộng lại để tạo đường tổng cung. Người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận sẽ đặt giá thị trường bằng với chi phí biên của nó. Tại mỗi mức giá, các cột kế tiếp cho thấy số lượng cung của mỗi nhà cung cấp và tổng cung. Barry Field & Nancy Olewiler 49
  5. Xây dựng đường chi phí biên bằng đại số Từ dữ liệu của bảng 3-2 và các biểu đồ miêu tả ở hình 3-7, chúng ta có thể minh họa đường chi phí biên của mỗi công ty. Đường chi phí biên (MC) được biểu diễn bởi các các đường cung theo giá và cho rằng mỗi nhà sản sản xuất tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đặt giá bằng với chi phí biên (như là ghi chú trong bảng). Đường MC của vuờn thứ nhất MC: = 4/3 + 1/3 QS Đường MC của vườn thứ hai MC: = 2 + QS Đường MC tổng: MC: = 3/2 + ¼QS Tổng cung được ký hiệu là QS như trong bảng trên: QS = 4P – 6. Các phương trình này đặt nền tảng cho việc xác định cân bằng thị trường trong chương tiếp theo. CÔNG NGHỆ Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên là công nghệ sản xuất. Công nghệ nghĩa là năng lực sản xuất vốn có với phương pháp và máy móc sử dụng. Bất kỳ quá trình sản xuất hiện đại nào cũng sử dụng nhiều loại hàng hóa tư bản (máy móc và thiết bị) có công suất, lao động, qui trình, nguyên liệu khác nhau. Số lượng sản phẩm mà một xí nghiệp sản xuất từ một nhóm nhập liệu tùy thuộc vào năng lực máy móc và nhân lực. Ngay trong cùng một ngành, các đường chi phí biên có thể khác nhau. Một số xí nghiệp có thể cũ hơn, nghĩa là họ làm việc với các thiết bị cũ hơn và có đặc điểm chi phí khác. Các xí nghiệp có cùng thời gian hoạt động cũng có thể có công nghệ sản xuất khác; những quyết định quản lý trong quá khứ có thể đã khiến các xí nghiệp này có các mức chi phí biên khác nhau hôm nay. Khái niệm công nghệ là rất quan trọng trong kinh tế môi trường vì chúng ta dựa vào những thay đổi công nghệ để tìm cách tạo ra sản phẩm dịch vụ và hàng hóa với ít tác động có hại tới môi trường hơn và cũng để xử lý chất thải tốt hơn. Trong một mô hình đơn giản, tiến bộ kỹ thuật cho phép đuờng chi phí dịch chuyển xuống thấp. Tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo thêm sản phẩm với chi phí biên thấp hơn. Nó cũng làm giảm tổng chi phí sản xuất. Xem hình 3-8, đường chi phí biên 1 (hay MC1) là chi phí biên của xí nghiệp trước khi có cải tiến kỹ thuật; MC2 là chi phí biên sau khi có một số cải tiến kỹ thuật. Nói cách khác thay đổi công nghệ đã dịch chuyển đường chi phí biên xuống. Chúng ta có thể xác định tổng chi phí sản xuất sẽ giảm bao nhiêu khi có sự thay đổi công nghệ. Xem xét số lượng đầu ra q*, với MC1 thì tổng chi phí để sản xuất số lượng q* được thể hiện bằng diện tích a+b, khi chi phí biên giảm xuống đường MC2 thì tổng số chi phí sản xuất chỉ còn là b. Thay đổi công nghệ sẽ giảm tổng chi phí một lượng tương đương với diện tích a. Thay đổi công nghệ thường không xảy ra khi không có nỗ lực; thường nó cần quá trình nghiên cứu và pháp triển (Rearch and Development – R&D). R&D trong công nghệ môi trường rõ ràng là hoạt động cần được khuyến khích. R&D là một trong các tiêu chuẩn chúng ta cần sử dụng trong việc đánh giá các chính sách môi trường xem chúng có tạo nên khuyến khích cho các cá nhân, các công ty và các ngành để tham gia vào các chương trình R&D đầy triển vọng hay không. Nói một cách đơn giản, khuyến khích thực hiện R&D đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng các công nghệ, nguyên liệu và các quy trình sản xuất mới. Tiết kiệm chi phí được biểu diễn trong hình 3-8 (diện tích a) thể hiện chỉ một phần của sự khuyến khích. Đây là những tiết kiệm chi phí sẽ xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, tổng các khoản tiết kiệm chi phí hàng năm mới chính là những khuyến khích do việc áp dụng R&D. Barry Field & Nancy Olewiler 50
  6. Hình 3-8: Tác động của tiến bộ kỹ thuật đối với đường chi phí biên MC1 $ MC2 a b q* Số lượng đầu ra Tiến bộ cộng nghệ được biểu diễn bằng đường chi phí biên dịch xuống. Lượng q* được sản xuất với công nghệ mới làm giảm tổng chi phí một diện tích là a NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG BIÊN Bây giờ chúng ta sẽ bàn luận về một nguyên tắc kinh tế học đơn giản nhưng rất quan trọng, được sử dụng nhiều trong các chương tiếp theo. Nguyên tắc này được gọi là Nguyên tắc cân bằng biên. Để hiểu được nguyên tắc này, hãy tưởng tượng chúng ta có một công ty sản xuất một sản phẩm nhất định, và hoạt động của công ty được chia ra tại hai nhà máy. Mỗi nhà máy sản xuất ra cùng một sản phẩm vì vậy tổng lượng sản phẩm của công ty sẽ là tổng sản phẩm được sản xuất ra ở cả 2 nhà máy. Nhưng chúng ta hãy giả sử rằng hai nhà máy này được xây dựng ở những thời điểm khác nhau và sử dụng các công nghệ khác nhau. Nhà máy cũ là nhà máy A như trong hình 3-9 với công nghệ cũ hơn sẽ có đường chi phí biên bắt đầu gần điểm gốc và tăng nhanh khi sản xuất gia tăng. Nhà máy mới B trong hình 3-9 sử dụng công nghệ mới sẽ có chi phí biên cao hơn ở mức sản lượng thấp nhưng chi phí sẽ không tăng nhanh khi gia tăng sản xuất. Bây giờ xem xét một tình huống mà ở đó hai nhà máy này muốn sản xuất lượng tổng sản phẩm là 100 đơn vị. Bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất ở mỗi nhà máy để có được 100 đơn vị tổng sản phẩm với tổng mức chi phí thấp nhất? Có phải tốt nhất là mỗi nhà máy sẽ sản xuất 50 sản phẩm? Điều này được miêu tả trong hình 3-9 ở mức sản lượng 50 chi phí biên của nhà máy A là 12$ trong khi nhà máy B là 8$. Tổng chi phí sản xuất bao gồm tổng chi phí ở mỗi nhà máy hay (a + b + c) + (d). Nhưng điểm quan trọng ở đây là: Chúng ta có thể hạ thấp chi phí sản xuất 100 sản phẩm bằng cách phân phối lại sản xuất. Giảm sản xuất ở nhà máy A một sản phẩm thì chi phí sẽ giảm 12$. Tăng sản xuất ở nhà máy B lên một sản phẩm thì chi phí sẽ tăng 8$. Công ty vẫn sản xuất 100 sản phẩm nhưng tiết kiệm được 12 – 8 = 4$. Như vậy tổng chi phí của hai nhà máy gộp chung sẽ giảm. Barry Field & Nancy Olewiler 51
  7. Hình 3-8: Nguyên tắc cân bằng biên Nhà máy A Nhà máy B MCA 12 MCB c b a d e 38 50 50 62 Số lượng sản xuất Số lượng sản xuất Nhà máy A Nhà máy B Khi có 2 nhà máy khác nhau sản xuất cùng một sản phẩm, công ty sẽ giảm thiếu tổng chi phí sản xuất bằng cách cân bằng chi phí sản xuất biên của 2 nhà máy. Ví dụ, để sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí thấp nhất khi chi phí biên bằng nhau thì nhà máy có chi phí thấp sẽ sản xuất nhiều hơn (62 sản phẩm) trong khi nhà máy có chi phí cao sẽ sản xuất ít hơn (38 sản phẩm). Kết quả thu được là tổng chi phí sẽ thấp hơn so với khi cả hai nhà máy cùng sản xuất 50 sản phẩm. Khi chi phí biên của hai nhà máy là khác nhau, sản xuất nên được phân bố lại theo cách giảm sản lượng ở nhà máy có chi phí cao để chuyển dần về nhà máy có chi phí thấp hơn nhằm giảm tổng chi phí. Thực tế, chi phí tổng cộng để sản xuất 100 sản phẩm ở 2 nhà máy sẽ ở mức tối thiểu chỉ khi chi phí biên của 2 nhà máy bằng nhau – đó chính là nguyên tắc cân bằng biên. Trong hình, điều này xảy ra khi số lượng sản phẩm của nhà máy A là 38 sản phẩm và của nhà máy B là 62 sản phẩm. Tổng chi phí bây giờ sẽ là a + (d + e). Mục đích của nguyên tắc cân bằng biên là giảm thiểu chi phí tổng cộng cho sản xuất một lượng sản phẩm nhất định. Mục tiêu này trở thành hiện thực khi sản xuất được phân phối theo cách cân bằng chi phí biên giữa các nguồn sản xuất. Hay nó đơn giản hơn: Nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi là tổng sản lượng được phân phối giữa các nguồn sản xuất sao cho chi phí sản xuất biên của các nguồn là bằng nhau. Nguyên tắc này sẽ rất có giá trị khi mà chúng ta giải quyết vấn đề giảm thiểu phát thải từ những nguồn phát thải nhất định, sẽ được giới thiệu ở chương 5 và sử dụng trong phần 4. TÓM TẮT Chương này giới thiệu sơ lược một số công cụ kinh tế vi mô cơ bản. Các chương sau sẽ dựa vào các ý tưởng này, đặc biệt là nguyên tắc cân bằng biên và trên các đồ thị khi chúng ta nhắc đi nhắc lại các số đo tổng và số đo biên. Khi bắt đầu xem xét các vấn đề thực tế về phân tích môi trường và thiết lập chính sách, chúng ta sẽ dễ dàng chuyển sang vô số các chi tiết mà bỏ quên các khái niệm kinh tế học cơ bản. Những khái niệm kinh tế cơ bản, như trình bày trong chương này, giúp chúng ta nhận định các đặc điểm kinh tế học cơ bản của các vấn đề và giúp triển khai giải pháp cho các vấn đề ấy. Barry Field & Nancy Olewiler 52
  8. CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Khả năng chi trả Giá sẵn lòng trả biên Tổng cầu Kinh tế vi mô Lợi ích Chi phí cơ hội Đường cầu Giá mờ Nguyên tắc cân bằng biên Tổng chi phí Đường cầu nghịch đảo Tổng giá sẵn lòng trả Chi phí biên Giá sẵn lòng trả BÀI TẬP 1. Đường cầu nước đóng chai của Alvin là QdA=8 – 5P. Đường cầu của Betty là QdB= 6 – P. Hãy tính giá sẵn lòng trả tổng cộng và giá sẵn lòng trả biên của Alvin và Betty cho 4 chai nước đóng chai và hãy minh họa bằng đồ thị. 2. Với cùng các biểu thức như ở câu 1, tính đường tổng cầu cho nước đóng chai, giả sử chỉ có Alvin và Betty là người tiêu thụ. Xây dựng đường tổng cầu nếu như có 5 người như Alvin và 10 người như Betty. 3. Tính toán và vẽ biểu đồ đường cung cho bóng tennis của 3 nhà sản xuất với các đường MC như sau: A: MC = 3 + 3QS với Q cho mỗi nhà sản xuất là 1.000 đơn vị sản phẩm B: MC = 4 + 6QS C: MC = 1 + 1QS 4. Nếu giá bóng tennis là 4$ cho mỗi container, thì các nhà sản xuất này có còn sản xuất không? Giải thích tại sao có thể hay tại sao không. Mỗi nhà sản xuất muốn sản xuất thì phải ở mức giá là bao nhiêu? 5. Đường chi phí biên thường phi tuyến như chúng ta giả sử đơn giản trong chương này. Tại sao lại như vậy? Vẽ đường chi phí biên của một công ty mà công ty này không thể gia tăng số lượng sản phẩm vượt quá 500 sản phẩm mỗi tháng. 6. Quay lại câu 3. Nếu thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường chi phí biên của nhà sản xuất B đến gần đường chi phí biên của nhà sản xuất C, hãy tính chi phí tiết kiệm được của nhà sản xuất B ở mức sản lượng là 2 sản phẩm (trong 1.000 sản phẩm). 7. Giả sử 3 nhà sản xuất bóng tennis như câu 4 thuộc cùng một công ty và mỗi nhà sản xuất là một nhà máy của công ty này. Hãy dùng Nguyên tắc cân bằng biên để giải thích làm thế nào công ty xác định được sản lượng cho mỗi nhà máy. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Điều gì sẽ xảy ra với đường tổng cầu khi người tiêu dùng mong chờ giá sản phẩm tăng (hay giảm) trong tương lai? Tình huống này có làm suy yếu lý thuyết được trình bày trong chương này? 2. Lôgic của việc cho lợi ích bằng với giá sẵn lòng trả có thể cho chúng ta kết luận rằng làm sạch không khí mà người thu nhập thấp đang thở có thể tạo ra lợi ích ít hơn so với làm sạch không khí thở của người thu nhập cao. Liệu diều này có làm xói mòn ý tưởng cho rằng lợi ích là bằng với giá sẵn lòng trả? Các nhà kinh tế sẽ giải quyết vấn đề khó xử này như thế nào? 3. Các loại yếu tố nào ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên? Các đường chi phí biên trong cùng ngành có khác nhau đáng kể không? 4. Hãy giải thích cho một người không học kinh tế tại sao các giá trị biên là rất quan trọng trong phân tích kinh tế học. Bạn sẽ đối đầu như thế nào với lập luận của người này rằng họ không bao giờ quyết định dựa vào sự định giá biên? Barry Field & Nancy Olewiler 53
  9. CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG Chương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉ số để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việc thẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phần của hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phải một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xí nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi khảo sát các chi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặt xã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩa rộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quả của những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kết quả về môi trường. Thảo luận về mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng. Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không. Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào, kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thị trường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điều này sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đó là, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thì các loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này? Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệu đầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ hai vì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường. Có hai vấn đề cần được quan tâm là: Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu? Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu? Vấn đề đầu xoay quanh khái niệm về hiệu quả, vấn đề thứ hai liên quan đến cách thức thị trường hoạt động bình thường. HIỆU QUẢ KINH TẾ Trong chương trước, chúng ta đã xem xét đến 2 mối quan hệ: quan hệ giữa sản lượng với giá sẵn lòng trả, và quan hệ giữa sản lượng với chi phí sản xuất biên. Chỉ xét riêng một trong hai mối quan hệ này thì không thể cho chúng ta biết được mức sản lượng mong muốn tốt nhất theo quan điểm xã hội. Để xác định mức sản lượng này, chúng ta phải kết hợp chúng với nhau. Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất. Barry Field & Nancy Olewiler 54
  10. Hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều “có hiệu quả” đối với một người, trong quan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại “không hiệu quả” cho người khác. Chúng ta muốn có một khái niệm của hiệu quả mà có thể áp dụng cho tổng thể nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi ta xem xét đến chi phí biên, ta phải xem xét toàn bộ những khoản chi phí của việc sản xuất ra đối tượng cụ thể đang được nói đến, không quan tâm đến ai là người tạo ra và những chi phí này có được định giá trên thị trường hay không. Khi ta bàn về giá sẵn lòng trả biên, ta phải khẳng định rằng nó đại diện chính xác cho tất cả các giá trị mà con người trong xã hội đặt ra cho đối tượng, bao gồm cả các giá trị phi thị trường. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽ đưa ra giá trị cho tất cả hàng hóa, nó chỉ có nghĩa là không có giá trị nào bị bỏ quên. Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp nhất trong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn, hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trình sản xuất. Làm thế nào chúng ta có thể xác định được mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội? Chúng ta có thể dùng phân tích đồ thị và đại số bằng cách kết hợp hai mối quan hệ đã thảo luận ở chương trước lại với nhau. Trong hình 4-1, chúng ta vẽ đường tổng giá sẵn lòng trả biên (MWTP) và đường tổng chi phí biên (MC) cho loại sản phẩm đang nói đến. Chương 3 đã diễn giải về nguồn gốc của các đường này. Cân bằng hiệu quả xã hội xảy ra tại mức sản lượng mà MWTP = MC. Hình 4.1 thể hiện sản lượng cân bằng là 40 đơn vị và MWTP tương ứng là 20$. Cũng có thể tìm ra điểm cân bằng hiệu quả sản xuất xã hội bằng cách phân tích đại số. Ví dụ tại trang sau minh họa cho cách này. Hình 4-1: Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội Giá 100 MWTP (Giá sẵn lòng trả biên) 80 60 a 40 MC (Chi phí biên) 20 b c 40 20 60 80 100 Xuất lượng QE MWTP bằng MC xác định điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội. Sản lượng cân bằng (QE) là 40 đơn vị với MWTP tương ứng là 20$. Tại điểm cân bằng hiệu quả xã hội, thặng dư xã hội đạt cực đại. Thặng dư xã hội, phần diện tích (a+b) nhận được từ sự chênh lệch giữa tổng giá sẵn lòng trả và tổng chi phí. Ví dụ: Cách giải bằng phân tích đại số mức sản lượng hiệu quả xã hội 1. Để xác định vị trí cân bằng hiệu quả xã hội, xác định phương trình của MWTP và MC. Ký hiệu QD là lượng cầu hàng hóa và QS là lượng cung hàng hóa. Phương trình được xây dựng với dạng tuyến tính để dễ dàng cho sự tính toán. Barry Field & Nancy Olewiler 55
  11. MWTP = 100 – 2QD MC = 5 QS 2. Giá trị cân bằng được xác định theo cách đại số bằng cách cho MWTP bằng với MC và trước tiên xác định sản lượng cân bằng mà tại đó QD = QS = QE, với QE là sản lượng cân bằng. 100 – 2QE = 0.5QE QE = 40 3. MWTP tại vị trí cân bằng có thể được xác định bằng cách thay QE vào hoặc phương trình MWTP hoặc phương trình MC: MWTP = 100 - 2(40) = 20$. Sự bằng nhau của giá sẵn lòng trả biên và chi phí sản xuất biên dùng xác định xem sản lượng có đạt hiệu quả xã hội hay không. Có một cách khác để xem xét khái niệm về hiệu quả này. Khi mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội, tức là giá trị xã hội ròng được xác định là tổng giá sẵn lòng trả trừ tổng chi phí, lúc đó hiệu quả xã hội là lớn nhất. Thực tế, chúng ta có thể đo giá trị ròng này trên hình 4-1. Tại điểm QE bằng 40, tổng giá sẵn lòng trả bằng khoản tương ứng với vùng bên dưới đường giá sẵn lòng trả biên, từ gốc tọa độ đến QE. Diện tích này bao gồm tổng của 3 phần diện tích nhỏ: a+b+c. Mặt khác, tổng chi phí bao gồm phần diện tích bên dưới đường chi phí biên, tức là phần c. Giá trị xã hội ròng là (a+b+c) trừ đi c, bằng phần diện tích (a+b). Có nhiều tên gọi cho diện tích (a+b). Vùng này được gọi là giá trị xã hội ròng hoặc lợi ích ròng hoặc thặng dư xã hội (6). Ở các mức sản lượng khác, giá trị tương ứng của tổng giá sẵn lòng trả trừ tổng chi phí sản xuất sẽ nhỏ hơn diện tích (a+b) này. (Các vấn đề được phân tích ở cuối chương sẽ yêu cầu bạn chứng minh phát biểu này). Tính toán định lượng giá trị xã hội ròng 1. Tính diện tích a: Phần diện tích a là một tam giác với đáy bằng 40 và đường cao là 80. Diện tích a bằng ½ (40 nhân 80) = 1.600$.(7). 2. Tính diện tích b: Phần diện tích b là một tam giác khác có đáy bằng 40 và đường cao 20, tính được giá trị diện tích là 400$. 3. Tổng diện tích (a+b) = 1.600$ + 400$ = 2.000$ = giá trị xã hội ròng. 4. Ở đây không cần tính diện tích phần c bởi vì nó nằm ngoài phương trình: Giá trị xã hội ròng = (a+b+c) - (c) = (a+b). Các vấn đề để suy nghĩ (và giải quyết) cho ví dụ này 1. Điều gì sẽ xảy ra cho sự cân bằng hiệu quả xã hội và giá trị xã hội ròng nếu như MWTP = 200 - 2QD? Nếu như MC tăng gấp đôi thành MC = QS? 2. Ai là người nhận phần thặng dư xã hội này và tại sao nó được gọi là thặng dư? (6) Trong chương 6, thặng dư xã hội ròng sẽ được liên hệ với những khái niệm về thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng. (7) Nhớ lại, trong chương 3, chúng ta đã xác định giao điểm với trục tung của đường MWTP bằng cách cho Qd = 0 trong phương trình MWTP. Barry Field & Nancy Olewiler 56
  12. Các mô hình mà chúng ta nghiên cứu trong sách này gắn với các nền kinh tế tại một thời điểm. Khi chúng ta thảo luận về khía cạnh thời gian của các vấn đề môi trường, thì việc phát triển các mô hình để xác định rõ các tác động này không thuộc phạm vi của sách này. Hiệu quả trong các mô hình của chúng ta là hiệu quả tĩnh. Nghĩa là, nó gắn với các thị trường và các hoạt động tại một thời điểm. Hiệu quả động xem xét đến sự phân phối các tài nguyên theo thời gian. Trong khi hai khái niệm đều bao gồm sự cân bằng giữa lợi ích biên với chi phí biên thì hiệu quả động sẽ phức tạp hơn, bởi vì sự đánh đổi giữa các điểm thời gian bao hàm các vấn đề về sự suy kiệt về các nguồn vốn môi trường, sự không thể đảo ngược, cho dù có chiết khấu các giá trị tương lai hay không v.v.(8) HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG Trên phương diện toàn xã hội, sản xuất đạt mức hiệu quả khi lợi ích biên bằng với chi phí sản xuất biên, đó là khi lợi ích ròng đạt cực đại, không liên quan đến ai là người hưởng các lợi ích ròng đó. Hiệu quả không phân biệt các cá nhân với nhau. Một đô la trong lợi ích ròng của một cá nhân cũng được xem bằng với giá của một đô la đối với các cá nhân khác. Khái niệm tối ưu Pareto nói đến một trạng thái cân bằng được phát biểu rõ ràng hơn về trạng thái phúc lợi mà các cá nhân có thể có. Cân bằng tối ưu Pareto là tình trạng cân bằng ở đó không thể làm cho bất kỳ một người nào đó tốt hơn lên mà không làm cho người khác thiệt thòi. Tối ưu Pareto là một trạng thái cân bằng hiệu quả. Nhưng một trạng thái cân bằng hiệu quả có thể là tối ưu Pareto hay không còn phụ thuộc vào điểm xuất phát của nền kinh tế. Hiện trạng, hoặc tại thời điểm phân tích, sẽ có liên quan đến việc một trạng thái cân bằng hiệu quả có thỏa mãn tiêu chuẩn tối ưu Pareto hay không. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trong chương 10. Trong thực tế, trạng thái cân bằng có thể đạt hiệu quả nhưng không có cơ chế thị trường mà ở đó những “người thắng” có thể bồi thường cho những “người thua”. Đây là lý do vì sao sự phân phối thu nhập và của cải là sự quan tâm của các nhà kinh tế học. Khi một kết quả mang lại lợi ích cho người giàu với thiệt hại thuộc về người nghèo thì nó thường bị xem là bất bình đẳng. Nói theo cách khác, một kết quả có hiệu quả theo quan điểm ở phần trên thì không cần phải bình đẳng trên thực tế. Sự bình đẳng có quan hệ chặt chẽ với việc phân phối của cải trong xã hội. Nếu sự phân phối này được chú trọng như là sự công bằng cần thiết, thì các quyết định về các mức sản lượng thay thế có thể được tạo ra chỉ dựa vào tiêu chuẩn về hiệu quả. Nhưng nếu sự phân phối của cải không công bằng, thì bản thân tiêu chuẩn về hiệu quả có thể bị nhiều hạn chế. Sự phân phối thu nhập và của cải có thể có tác động đến cách phân bổ các tài nguyên. Tuy nhiên, khi nói như vậy, chúng ta phải thừa nhận là trong đánh giá các kết quả kinh tế, sự nhấn mạnh tương đối về hiệu quả và sự công bằng là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Đó là các tranh cãi trong các đấu trường chính trị, và là các cuộc tranh cãi cả trong chính các nhà kinh tế học. Vấn đề phân phối và công bằng được thảo luận xuyên suốt trong sách này. Chương 6 sẽ thuyết minh về các thuật ngữ mô tả các tác động phân phối của các chính sách môi trường. Trong chương 9, sự công bằng về kinh tế là một trong những tiêu chí để đánh giá các chính sách môi trường. 8 Khái niệm và cách tính chiết khấu được thảo luận trong chương 6 Barry Field & Nancy Olewiler 57
  13. THỊ TRƯỜNG Vấn đề cốt lõi của phần này là: liệu rằng một hệ thống thị trường có cho ta kết quả đạt hiệu quả xã hội? Hệ thống thị trường này là một hệ thống mà các quyết định kinh tế chủ yếu về sản xuất bao nhiêu được đưa ra bởi sự tương tác hầu như tự do giữa người mua và người bán. Hiệu quả xã hội đòi hỏi sản xuất ở mức QE đơn vị sản lượng. Chúng ta có thể dựa hoàn toàn vào thị trường để xác định mức sản lượng này hay không? Các nhà kinh tế lo lắng về vấn đề này bởi vì Canada, nhìn chung, là một nền kinh tế thị trường. Về mọi mặt, một hệ thống thị trường bình thường sẽ cho những kết quả kinh tế tốt hơn nhiều hệ thống khác. Một hệ thống thị trường cũng chứa đựng các cơ chế khuyến khích mà, trong nhiều trường hợp, có thể được khai thác nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường. Một trong những cơ chế này là sự khuyến khích tối thiểu hóa chi phí có nguồn gốc từ quá trình cạnh tranh. Một cơ chế khác là động lực tìm kiếm các cách thức để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn bằng các công nghệ khác nhau, nhập liệu rẻ hơn, hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức tốt hơn. Nếu chúng ta có thể khai thác được các cơ chế này để giúp đạt được các mục đích môi trường thì cả hai nhiệm vụ của chúng ta sẽ dễ dàng hơn và chi phí cơ hội cho xã hội sẽ thấp hơn là nếu chúng ta cố để vứt bỏ toàn bộ hệ thống cũ và chấp nhận một bộ định chế khác. Thị trường là một định chế nơi người mua và người bán các hàng hóa, dịch vụ hoặc các yếu tố sản xuất tiến hành trao đổi, thỏa thuận với nhau. Mọi người tìm kiếm kết quả tốt nhất cho họ. Người mua muốn trả một mức giá thấp, trong khi người bán muốn nhận được một mức giá cao. Tất cả các mục tiêu mâu thuẫn này sẽ được cân bằng thông qua sự điều chỉnh giá của thị trường. Trạng thái cân bằng được thiết lập tại điểm mà cung bằng với cầu. Tại vị trí giao nhau, mức giá cân bằng và số lượng cân bằng được xác định. Điều này được minh họa trên hình 4-2, với QM là số lượng cân bằng được mua và bán trên thị trường, và PM là mức giá cân bằng. Để một thị trường làm việc hiệu quả, phải có sự cạnh tranh giữa các người bán và giữa các người mua. Không một ai trong đó đủ lớn để hoạt động của họ có thể làm ảnh hưởng đến giá thị trường, hoặc là có đủ quyền lực để có thể điều khiển cách mà thị trường hoạt động. Giá cả phải được tự do điều chỉnh. Barry Field & Nancy Olewiler 58
  14. Hình 4-2: Xác định điểm cân bằng trong thị trường cạnh tranh Giá 100 D 80 60 a 40 S PM 20 b c 40 20 60 80 100 Xuất lượng QM Điểm cân bằng thị trường được xác định khi đường cầu (D) bằng đường cung (S). Theo trường hợp trên, mức giá cân bằng PM là 20$ và sản lượng cân bằng QM là 40. QM sẽ là mức sản lượng cân bằng đạt hiệu quả xã hội (QE) nếu như (D) giống với đường MWTP và (S) thể hiện cho đường chi phí xã hội biên. Điều này không chắc đúng trong trường hợp có các vấn đề môi trường nảy sinh do thất bại thị trường. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI Có phải một thị trường không được kiểm soát giống trong hình 4-2 sẽ dẫn đến một mức cân bằng hiệu quả xã hội? Đây là một vấn đề cơ bản trong kinh tế. So sánh hình 4-1 và hình 4-2. Chúng trông có vẻ giống nhau, nhưng thực sự có một điểm khác nhau lớn. Hình 4-1 thể hiện một mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội cho một loại sản phẩm riêng biệt. Hình 4-2 thể hiện mức sản lượng và mức giá được xác lập trên thị trường cạnh tranh cho loại sản phẩm đó. Như vậy, có phải hai mức sản lượng này (QM và QE là 40 đơn vị) trên thực tế là giống nhau? Câu trả lời là đúng nếu như đường cung và đường cầu thị trường, như được vẽ trên hình 4-2, cũng là đường chi phí biên và đường giá sẵn lòng trả, như thể hiện ở hình 4-1. Đây mới là bản chất của vấn đề: Khi các giá trị môi trường được quan tâm đến, sẽ có rất nhiều khác nhau giữa giá trị thị trường và giá trị xã hội. Những thất bại thị trường là nguyên nhân gây ra sự khác nhau đó. Thất bại thị trường có thể ảnh hưởng đến cả bên cung cũng như bên cầu của thị trường. Về phía cung, thất bại thị trường có thể tạo ra sự khác biệt giữa đường cung thị trường chuẩn và đường chi phí xã hội biên (hay chi phí biên thực tế). Về phía cầu, thất bại thị trường có thể tạo ra sự khác biệt giữa cầu thị trường và giá sẵn lòng trả biên của xã hội. Về phía cung, sự chênh lệch này gọi là “chi phí ngoại tác”, trong khi về phía cầu, khoản này gọi là “lợi ích ngoại tác”. Tóm lại, Thất bại thị trường gây ra sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị xã hội, và có thể ngăn cản thị trường cạnh tranh đạt điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Barry Field & Nancy Olewiler 59
  15. CHI PHÍ NGOẠI TÁC Khi các nhà kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường ra một quyết định về sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu, họ đều tính đến giá của sản phẩm mà họ sản xuất cũng như chi phí cho những thứ mà họ sẽ phải trả: lao động, nguyên vật liệu thô, máy móc, năng lượng, v.v. Chúng ta gọi các chi phí này là chi phí tư nhân của công ty; chúng là các khoản chi phí xuất hiện trong các báo cáo lời lỗ của công ty. Đối với một số công ty sản xuất đặt mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì sẽ cố gắng để giữ cho chi phí sản xuất của họ ở mức thấp nhất. Đây là kết quả quan trọng cho cả công ty và xã hội, bởi vì các nhập lượng luôn có một khoản chi phí cơ hội: chúng có thể được sử dụng để sản xuất những thứ khác. Hơn nữa, các công ty sẽ cố tìm cách để giảm các khoản chi phí khi mức giá tương đối của các nhập lượng thay đổi. Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động sản xuất, có một dạng chi phí thể hiện chi phí thực tế của xã hội nhưng không có mặt trong các báo cáo lời lỗ của công ty. Chúng được gọi là chi phí ngoại tác hay chi phí xã hội. Chúng được gọi là “ngoại tác” bởi vì chúng là các chi phí thực tế đối với một số thành viên trong xã hội nhưng thông thường chúng sẽ không được đưa vào các khoản chi phí của công ty khi họ bắt đầu đưa ra quyết định về các nguyên liệu sẽ dùng hoặc mức sản lượng. Một cách khác để nói về điều này là: có những khoản chi phí là ngoại tác đối với công ty nhưng lại là nội tại đối với toàn xã hội. Một trong những kiểu chính của chi phí ngoại tác là khoản chi phí tổn thương cho con người do suy giảm môi trường. Cách đơn giản nhất để hiểu điều này là cho một ví dụ. Ví dụ: Nhà máy giấy thải chất thải vào dòng sông Giả định một nhà máy giấy có vị trí ở đâu đó trên thượng nguồn của một con sông, và như thế, trong quá trình hoạt động, nhà máy đã thải một lượng lớn nước thải vào dòng sông. Nước thải chứa đầy vật liệu hữu cơ được sinh ra từ quy trình biến gỗ thành giấy. Các vật liệu thải này dần dần được chuyển hóa sang các dạng ôn hòa hơn bởi khả năng đồng hóa tự nhiên của nước sông. Tuy nhiên, trước khi điều đó diễn ra thì một số người ở hạ lưu đã bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước sông kém đi. Các chất thải lây lan qua nguồn nước có thể làm suy giảm lượng cá trong dòng sông, ảnh hưởng đến những ngư dân ở hạ lưu. Dòng sông cũng có thể bị suy giảm về mỹ quan, ảnh hưởng đến những người thích bơi lội hoặc du thuyền trên sông. Nghiêm trọng hơn, nước sông có thể được dùng ở hạ lưu như là một nguồn nước cung cấp cho địa phương, và sự suy giảm chất lượng nước nghĩa là địa phương phải tiêu tốn nhiều hơn cho các quá trình xử lý trước khi nước có thể được phân phối để tiêu thụ. Tất cả các chi phí sinh ra ở hạ lưu này là các chi phí thực tế có quan hệ đến quá trình sản xuất giấy, và các chi phí này nhiều không kém các chi phí cho nguyên liệu thô, lao động, nhiên liệu... được sử dụng bên trong nhà máy đó. Trên quan điểm của nhà máy giấy, các chi phí ở hạ lưu này là các chi phí ngoại tác. Chúng là những chi phí do những người khác gánh chịu chứ không phải là những người ra quyết định cho hoạt động của nhà máy giấy. Báo cáo lời lổ của nhà máy giấy sẽ không chứa đựng hay nhắc đến bất kỳ các chi phí ngoại tác thực tế ở hạ lưu này. Thị trường thất bại bởi vì không tạo được các khuyến khích cho người sản xuất tính đến các khoản chi phí ngoại tác trong việc ra quyết định của họ; không có cách nào để giá cả thị trường của hàng hóa phản ánh được các ngoại tác này trong quá trình sản xuất. Nếu chúng ta có mức sản lượng tại điểm hiệu quả xã hội, những quyết định về sử dụng tài nguyên phải tính đến cả hai loại chi phí – chi phí tư nhân của quá trình sản xuất giấy cộng Barry Field & Nancy Olewiler 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0