Bài viết "Tìm hiểu Quản trị văn phòng" giới thiệu đến bạn những kỹ năng quản lý hiệu quả sau: Thành thạo các nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng điều hành cuộc họp, kỹ năng tổ chức.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tìm hiểu Quản trị văn phòng
- Quản trị văn phòng
Thời buổi này, công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần sở hữu một
nhà quản trị văn phòng tài năng, nhiệt tình, năng động và biết cảm thông. Tuy
không cần trang bị quá nhiều năng lực chuyên môn nhưng một quản trị văn phòng
cần biết nhiều kỹ năng.
- Không như nhân viên bộ phận khác “việc ai người ấy làm”, nhà quản trị
văn phòng gần như phải thâu tóm, nắm bắt được hết những chuyện xảy ra trong
công ty. Đôi khi chính nhà quản trị văn phòng phải là người đứng ra giải quyết, cả
vấn đề cá nhân lẫn vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài việc quản lý giấy tờ, dữ
liệu, sổ sách, vấn đề nhân sự, nhà quản trị văn phòng cũng cần phải biết cách dung
hoà các mối quan hệ của nhân viên, và tất cả vì lợi nhuận của công ty.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ coi một nhà quản trị văn phòng giống như người
“làm dâu trăm họ”. Ngoài ra, họ cần có những kỹ năng sau để làm việc hiệu quả:
Thành thạo các nghiệp vụ văn phòng:
Không còn như thời xưa, các tài liệu giấy tờ cứ xếp đống như núi, suốt
ngày cắm mặt vào ghi ghi chép chép. Giờ đây, sự hỗ trợ của các công nghệ hiện
đại đã giúp ích cho nhà quản trị văn phòng rất nhiều. Chỉ cần nhà quản trị văn
phòng trang bị cho mình những kiến thức về máy tính, sử dụng thành thạo các
- chương trình phần mềm; mạng; các thiết bị văn phòng như điện thoại nội bộ, máy
photo, fax,...
Kỹ năng quản lý nhân sự:
Tuy người quản trị văn phòng không phải là một giám đốc nhân sự nhưng
họ là người thường xuyên tiếp xúc với các nhân viên trong công ty, họ có trách
- nhiệm hòa giải mâu thuẫn, giải đáp những khúc mắc, hóa giải những bức xúc
trong lòng những nhân viên trong công việc.
Kỹ năng quản lý dự án:
Đôi lúc, nhà quản trị văn phòng sẽ đóng vai trò làm người giám sát, đánh
giá công việc hoàn thành cũng như năng lực của nhân viên. Vì thế phải trang bị
những kiến thức chuyên môn vừa đủ, để có thể biết được đội làm dự án đang làm
gì, làm như thế nào, kết quả ra sao…
Kỹ năng điều hành cuộc họp:
Có thể giữ vai trò điều hành, hoặc chính nhà quản trị văn phòng là người
sắp xếp bố trí thời gian họp, thông báo chính xác đầy đủ thông tin giờ họp cho tất
cả mọi người. Và trong cuộc họp, nhà quản trị văn phòng có thể đóng vai trò chủ
tọa.
Kỹ năng tổ chức:
Nếu công ty có quy mô không lớn, nhà quản trị văn phòng đôi khi còn
“kiêm” luôn vai trò của cán bộ Công đoàn, chuyên tổ chức các hoạt động, tham
quan du lịch, tiệc tùng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tất nhiên, họ chỉ
làm việc này khi công ty không có cán bộ công đoàn thôi.