intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế nông hộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng ngân hàng đã có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế nông hộ như: cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân, trên cơ sở đó nghiên cứu "Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" đã đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ThS. Võ Xuân Hội1 ThS. Nguyễn Đức Quyền Tóm tắt Kinh tế nông hộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng ngân hàng đã có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế nông hộ như: cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân, trên cơ sở đó nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ khóa: tín dụng ngân hàng, kinh tế nông hộ 1. Mở đầu Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từ ngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng). Hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn tín dụng bán chính thức hay phi chính thức thường có lãi suất cao nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó, vốn tín dụng từ các ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ. Đắk Lắk là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Tây Nguyên, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vững vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, một trong những lĩnh vực có thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk, năm 2020, dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay nông nghiệp, nông thôn là 32.192 tỷ đồng, chiếm 29,6% tổng dư nợ cho vay; tăng 0,08% so với năm 2019. Thời gian qua các công cụ, chính sách tín dụng như Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình 30a, chương trình 135 về giảm nghèo bền vững của tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biến tích cực và tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân. Vốn tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất, 1 Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên Email: vxhoi@ttn.edu.vn Điện thoại: 0905 841 851 829
  2. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có của gia đình, tạo thêm việc làm, góp phần đa dạng hoá ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn làm tăng thu nhập, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cho người dân. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: mặc dù nhu cầu vay vốn của nông hộ là rất lớn tuy nhiên dư nợ tín dụng tăng chậm, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu vay vốn đầu tư, chăm sóc cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi... của nông hộ giảm thấp, cùng với đó do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản (cà phê, tiêu) giảm mạnh… dẫn đến nguồn thu của khách hàng bị giảm sút, không đủ để trả nợ vay đúng hạn gây thiệt hại cho cả hộ nông dân và các tổ chức tín dụng; ngoài ra các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn thiếu vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu để phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của nông hộ, vốn tín dụng ngân hàng đã tác động như thế nào đến kinh tế nông hộ là rất cần thiết nhằm xây dựng cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp bao gồm việc cung cấp vốn và sử dụng vốn cho các nông hộ để làm tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đề tài nghiên cứu cần thiết để thực hiện là “Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp tiếp cận - Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và liên ngành: Phương pháp này nhằm làm rõ các khái niệm, phân tích thực trạng và tác động của vốn tín dụng ngân hàng đến thu nhập của nông hộ. - Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp định tính tìm ra các yếu tố tác động vốn tín dụng ngân hàng đến thu nhập của nông hộ, các yếu tố có ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các nông hộ. Phương pháp định lượng nhằm kiểm định lại các giả thuyết đã đặt ra trong nghiên cứu, từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp cho nghiên cứu. 2.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: (i) Niên giám thống kê của tỉnh, huyện qua các năm; (ii) Các báo cáo chuyên đề, báo cáo năm của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT. (iii) Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các website có liên quan vấn đề nghiên cứu, các đề tài, dự án nghiên cứu trước đây; các báo cáo khoa học đã được công bố .... 830
  3. - Số liệu sơ cấp: Tất cả thông tin và số liệu sơ cấp (Primary data) về sản xuất của nông hộ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn hộ nông dân kết hợp với sử dụng bảng câu hỏi (phiếu điều tra). Thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước gồm những câu hỏi định lượng và một số câu hỏi định tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và phương pháp phân tích số liệu. 2.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 400 nông hộ vay vốn tín dụng từ 2 ngân hàng là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk Kết quả 400 phiếu khảo sát được thu thập tương ứng với 400 nông hộ được phỏng vấn. Phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với thuận tiện có chủ đích. Những huyện, thị xã, thành phố được chọn có điều kiện kinh tế xã hội, phát triển kinh tế khác nhau đại diện cho địa bàn nghiên cứu của tỉnh Đắk Lắk. Số lượng hộ khảo sát được phân bổ cụ thể theo các huyện như sau: Bảng 1. Phân bổ số hộ điều tra theo địa bàn Stt Tên huyện Số hộ khảo sát (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Buôn Đôn 80 20 2 Ea Súp 80 20 3 Cư M’gar 80 20 4 Cư Kuin 80 20 5 Ea Kar 80 20 Tổng 400 100 2.4. Phương pháp phân tích số liệu - Thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng của thống kê (giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất, độ lệch chuẩn, phần trăm,...) để phân tích một cách tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất, cũng như nhu cầu, việc sử dụng vốn sản xuất của nông hộ, các đặc điểm của nông hộ như độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, quy mô diện tích đất, giới tính, dân tộc, số khẩu, lao động, chi phí, thu nhập,…. - Thống kê so sánh: là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng trong nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và không gian như chi phí, thu nhập,… 831
  4. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Doanh số cho vay đạt 162.390 tỷ đồng, bằng 112,01% của năm 2019; doanh số thu nợ đạt 154.405 tỷ đồng, bằng 114,34% của năm 2019. Bảng 2. Dư nợ phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính : tỷ đồng Dư nợ đến So sánh với 31/12/2019 31/12/2020 Ngành kinh tế Tỷ tăng (+), Tỷ lệ % tăng Số tiền trọng giảm (-) (+), giảm (-) (%) 1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 32.192 29,61 26 0,08 2. Công nghiệp và xây dụng 12.108 11,14 1.930 18,95 3. Thương mại và dịch vụ 64.415 59,25 6.030 10,33 Tổng cộng 108.715 100 7.985 7,93 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk) Qua bảng số liệu 2 cho thấy, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2020 đạt 108.715 tỷ đồng, tăng 7,93% (tăng 7.985 tỷ đồng) so với đầu năm (nếu tính cả dư nợ cho vay của Ngân hàng phát triển Khu vực Đắk Lắk - Đẳk Nông thì tổng dư nợ là 109.746 tỷ đồng) Bảng 3. Dư nợ phân theo loại hình tổ chức, cá nhân Đơn vị tính : tỷ đồng Dư nợ đến So sánh với 31/12/2019 31/12/2020 Thành phần kinh tế Tỷ tăng (+), Tỷ lệ % tăng Số tiền trọng giảm (-) (+), giảm (-) (%) Doanh nghiệp 22.820 20,99 2.178 10,55 Hợp tác xã và liên hiệp HTX 68 0,06 -37 -35,01 Hộ kinh doanh, cá nhân 85.550 78,69 5.770 7,23 Khác 277 0,25 74 36,54 Tổng cộng 108.715 100 7.985 7,93 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk) Qua bảng số liệu 3 cho thấy, dư nợ cho vay đối với thành phần hộ kinh doanh, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (78,69%), năm 2020 dư nợ đạt 85.550 tỷ đồng, tăng 5.770 832
  5. tỷ đồng so với năm 2019. Bảng 4. Dư nợ phân theo hệ thống tổ chức tín dụng Đơn vị tính : tỷ đồng Dư nợ 31/12/2020 So sánh với 31/12/2019 Khối các Ngân hàng Tỷ trọng tăng (+); giảm Tỷ lệ % tăng Số dư (%) (-) (+); giảm (-) 1. NHTM Nhà nước 59.072 54,30 4.150 7,56 2. NHTM Cổ phần 42.895 39,50 3.507 8,90 3. QTD Nhân dân 1.523 1,40 -67 -4,24 4. NH Chính sách xã hội 5.225 4,80 395 8,18 Tổng cộng 108.715 100 7.985 7,93 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk) Qua bảng số liệu 4 cho thấy, dư nợ cho vay đối với khối các NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (54,3%), năm 2020 dư nợ khối các NHTM Nhà nước đạt 59.072 tỷ đồng, tăng 4.150 tỷ đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dư nợ đối với khối các NHTM Cổ phần khác chiếm tỷ trọng 39,5%, còn lại là Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân. Đối với tín dụng chính sách: năm 2020 dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đạt 5.225 tỷ đồng; tăng 8,18% so với đầu năm, với trên 190 ngàn khách hàng vay vốn. Trong đó: dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo đạt 1.320 tỷ đồng; dư nợ cho vay học sinh, sinh viên đạt 160 tỷ đồng; dư nợ cho vay hộ cận nghèo đạt 1.038 tỷ đồng, dư nợ cho vay hộ gia đình SXKD và thương nhân tại vùng khó khăn đạt 804 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 686 tỷ đồng; cho vay các đối tượng khác đạt 1.217 tỷ đồng. Đánh giá chung: Năm 2020, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp, đặc biệt là diễn biến khó lường của dịch viêm đường hô hấp cấp đã tác động mạnh đến kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, ngành ngân hàng tỉnh đã nỗ lực, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tâm ngành ngân hàng theo Chỉ thị số 01 năm 2020; tập trung tìm kiếm các cơ hội cho vay, đồng thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay duy trì sản xuất kinh doanh. Trong 07 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng có mức tăng trưởng âm và bắt đầu phục hồi tăng trưởng trở lại từ tháng 8/2020, trong đó phải kể đến sự đóng góp vốn của 833
  6. hoạt động tài trợ các dự án điện năng lượng mặt trời. 3.2. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Vốn tín dụng ngân hàng trong tổng chi phí của hộ điều tra Bảng 5. Vốn tín dụng ngân hàng trong tổng chi phí của hộ điều tra Trồng Chăn Dịch vụ, Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng trọt nuôi nghề khác Tổng chi phí Triệu đồng 32,84 69,49 49,67 152,00 Vốn tự có Triệu đồng 2,80 9,92 2,00 14,44 Vốn tự có/tổng chi phí % 8,53 14,27 4,03 9,68 Vốn vay Triệu đồng 30,89 59,29 47,67 137,85 Vốn vay/tổng chi phí % 94,06 85,31 95,97 90,69 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Các nhóm hộ được điều tra đều là các nhóm hộ có vay vốn để sản xuất nông nghiệp nên từ bảng 5 ta có thể thấy vốn vay chiếm 90,69% trong tổng chi phí phần còn lại là 9,68% đây là vốn tự có của các nhóm hộ được điều tra là vốn tự có mà người dân tích lũy được trong quá trình sản xuất của mình. Đối với ngành trồng trọt chi phí bình quân cho trồng trọt là 32,84 triệu đồng/hộ, vốn vay chiếm 93.09% tổng chi phí. Như vậy, nguồn vốn vay góp một phần quan trọng trong sự đầu tư của các hộ điều tra. Trồng trọt có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của hộ và có những đóng góp nhất định đối với thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu các hộ điều tra trên địa bàn huyện Cư M’gar cho thấy, trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của hộ. 3.2.2. Kết quả sản xuất của nông hộ sử dụng vốn tín dụng ngân hang Bảng 6. Kết quả hoạt động sản xuất của các hộ điều tra Đơn vị tính: Triệu đồng Cơ cấu Tổng Tổng doanh TNBQ/hộ Chỉ tiêu Thu nhập thu nhập chi phí thu (Trđ/hộ) (%) Trồng trọt 2.069,15 5.830,50 3,761,35 41,79 62,30 Chăn nuôi 1.459,3 3.126,4 1,667,10 18,52 27,61 Dịch vụ, nghề khác 298 907,5 609,50 6,77 10,09 Tổng cộng 3.826,45 9,864,4 6,037,95 67,09 100,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 6 cho thấy, thu nhập bình quân của các hộ nông dân là 67,09 triệu đồng/hộ/năm, trong đó: thu nhập bình quân từ hoạt động trồng trọt là 41,79 triệu đồng/hộ chiếm 62,3% cao hơn so với các ngành nghề khác, chủ yếu là thu từ cây công nghiệp và cây lương thực. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi là 18,52 triệu đồng/hộ/năm. Thu nhập 834
  7. bình quân từ ngành nghề, dịch vụ khác là 10 triệu đồng/hộ/năm. Đây là ngành nghề cũng mang lại thu nhập cho các hộ, tạo công ăn việc làm cho các hộ trong lúc nhàn rỗi. 3.2.3. Tình hình sử dụng vốn vay và các rủi ro của các nông hộ khảo sát Bảng 7. Tình hình sử dụng vốn vay Tỷ trọng STT Nguôn vay Số hộ (%) 1 Sử dụng toàn bộ vốn vay đúng mục đích 346 86,5 2 Sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích 54 13,5 3 Sử dụng toàn bộ vốn vay ngoài mục đích 0 0 Tổng cộng 400 100 (Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát nông hộ) Theo thực tế nghiên cứu thì đa số các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng với mục đích xin vay (346 hộ, tỷ lệ 86,5%), không có hộ nào cho rằng đã sử dụng lượng vốn vay được ngoài mục đích vay. Phần lớn các hộ sử dụng một phần vốn cho sản xuất, một phần cho tiêu dùng hoặc sinh hoạt gia đình, vấn đề quan tâm nhất của bên cho vay trong quá trình sử dụng vốn của bên vay là họ sử dụng sai mục đích. Hình 1. Tình hình sử dụng vốn vay Theo kết quả thống kê thì có khoảng 40% số hộ sử dụng một phần vốn vay cho mục đích khác nhằm để chi tiêu đột biến trong gia đình như hiếu hỷ, có người thân bị bệnh, hoặc mua sắm các vật dụng trong gia đình,... Khoảng 25% số hộ sử dụng vốn vay ngoài mục đích cho rằng họ dùng tiền cho con đi học, hay đóng các khoản học phí, tiền mua sách vở,... Một số hộ chiếm tỷ lệ khoảng 20% cho rằng họ dùng một phần tiền vay để đầu tư mua bán nhỏ, cho lao động trong hộ chuyển đổi ngành nghề nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình, một số hộ khoảng 10% với lý do trả các khoản nợ vay nhỏ hơn trước đây đến hạn. Còn lại khoảng 5% số hộ không có lý do. 835
  8. Bảng 8. Rủi ro thường gặp của nông hộ STT Nguyên nhân rủi ro Số hộ Tỷ trọng (%) 1 Ảnh hưởng thiên tai (bão, lũ, hạn hán,...) 165 41,3 2 Mất mùa, dịch bệnh 312 78,0 3 Biến động giá bất lợi cho sản xuất 371 92,8 4 Gia đình có thành viên ốm nặng 34 8,5 (Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát nông hộ) Số liệu trong bảng 8 cho thấy tỷ lệ các hộ gặp phải rủi ro trong năm cũng khá cao. Trong đó nguyên nhân rủi ro lớn nhất đối với các nông hộ là giá sản phẩm thấp và không ổn định 92,8%. Trên thực tế, hầu hết nông hộ có thói quen bán sản phẩm cho thương lái và chịu sự chi phối của thương lái về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm. Chỉ có một số ít nông hộ tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp tác xã hoặc bán sản phẩm trực tiếp ở các chợ địa phương, chủ yếu là các hộ sống gần trung tâm xã, thị trấn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông hộ bởi nông sản là nguồn thu chính của hộ. Nông hộ càng bị thiệt thòi hơn khi thương lái vừa là người mua, vừa là người cung cấp thông tin giá cả nên nắm quyền ấn định giá. Tiếp theo là rủi ro do mất mùa dịch bệnh có tỷ lệ 78% và anh hưởng thiên tai (bão, lũ, hạn hán,...) có tỷ lệ 41,3%. Còn lại là nguyên nhân hộ có thành viên trong gia đình bị ốm nặng có tỷ lệ 8,5% các hộ được khảo sát. 3.2.4. Tác động của vốn tín dụng ngân hàng đối với thu nhập của nông hộ Việc tiếp cận được các nguồn vốn vay sẽ giúp cho nông hộ giải quyết được việc thiểu vốn trong sản xuất hay tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của từng hộ mà nguồn vốn trên có tác động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập của họ. Đa số nông hộ đều gặp khó khăn về vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của nông dân. Bảng 9. Tác động của vốn tín dụng ngân hàng đối với thu nhập của nông hộ Đơn vị tính: Triệu đồng/hộ/năm Trước khi vay Sau khi vay Mức độ tăng giảm TT Nhóm hộ vốn vốn +/- 1 Trồng trọt 71,86 93,36 + 1,30 2 Chăn nuôi 67,40 94,75 + 1,41 3 Dịch vụ, nghề khác 91,50 115,67 + 1,26 Tổng cộng 230,76 303,77 + 3,97 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 10 cho thấy, thu nhập sau khi được vay vốn tín dụng ngân hàng của cả ba nhóm hộ đều tăng. Mục đích của việc cho vay vốn tín dụng của các hộ thuộc vùng nông thôn khó khăn là tăng thu nhập của nông hộ. Mức tăng thu nhập của các nhóm ngành hầu 836
  9. như đều tăng cao hơn so với trước khi sử dụng vốn tín dụng. Hệ số tăng thu nhập của nhóm hộ ngành chăn nuôi là cao nhất khoảng 1,41. Các tổ chức tín dụng kết hợp với các hội đoàn thể, kết hợp với những hộ sản xuất khá hướng dẫn những nông hộ vay vốn kinh nghiệm và phương pháp sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, việc tăng thu nhập không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay mà còn do nhiều nguyên nhân mang lại. 3.2.5. Đánh giá của nông hộ về tác động của vốn tín dụng sau khi vay Bảng 11. Nhận xét về tác động của vốn tín dụng ngân hàng TT Nhận xét Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có tác dụng gì 12 3,0 2 Tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể 330 82,5 3 Tạo thêm việc làm và thu nhập không đáng kể 35 8,8 4 Khắc phục chi tiêu đột biến 23 5,8 Tổng cộng 400 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Hình 2. Nhận xét về tác động của vốn tín dụng ngân hàng Qua số liệu ở bảng 11 cho thấy đa số hộ khảo sát cho rằng nhờ có nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho các nông hộ, có 330 hộ (82,5%) cho rằng với vốn tín dụng ngân hàng đã tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân. 3.2.6. Tác động vốn tín dụng ngân hàng đến cải thiện mức sống, giá trị tài sản của nông hộ Bảng 12. Tác động đến cải thiện mức sống và giá trị tài sản TT Loại tài sản Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nhà ở, đất đai 121 30,3 2 Phương tiện đi lại 73 18,3 3 Phương tiện thông tin 196 49,0 4 Tiền gửi tiết kiệm 98 24,5 5 Đồ dùng cần thiết khác 269 67,3 6 Không có tài sản 55 13,8 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Hình 3. Tác động đến cải thiện mức sống và giá trị tài sản 837
  10. Bảng số liệu 12 đã tổng hợp mức cảm nhận về mức sống sau một thời gian sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho thấy việc vay vốn và sử dụng vốn tín dụng giúp cải thiện đời sống, tăng giá trị tài sản của các hộ như: tăng giá trị tài sản về nhà ở, đất đai (121 hộ, 31,3%), tăng các đồ dùng cần thiết khác (269 hộ, 67,3%), tăng phương tiện thông tin (196 hộ, 49%), tăng tiền gửi tiết kiệm (98 hộ, 24,5%), phương tiện đi lại… 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng ngân hàng đến nông hộ góp phần phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Đối với các nông hộ Nông hộ cần phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trước khi xin vay vốn. Nếu sản xuất có hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, người nông dân sẽ chiếm được uy tín của ngân hàng, cơ hội vay vốn và số lượng vốn vay có thể tăng lên trong đợt vay sau. Các nông hộ nên tận dụng tối đa nguồn lực đất sẵn có để sản xuất, khi có điều kiện thì các nông hộ nên tích lũy thêm đất để sản xuất. Khi có diện tích đất lớn các nông hộ sẽ dễ dàng sản xuất hơn, đồng thời, các nông hộ có thể vay được lượng vốn lớn hơn. Nông hộ nên đa dạng hóa phương thức sản xuất hay đa dạng các hoạt động tạo ra thu nhập hơn để có thể cân đối thu nhập của các hoạt động, giảm thiểu được rủi ro nếu có xảy ra. Các nông hộ cần phải thường xuyên cập nhật tin tức về những nguồn vốn ưu đãi. Thông qua những kênh như người quen, bà con bạn bè,... Thường xuyên tham gia các cuộc họp dân ở địa phương để không bỏ lở cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi của Nhà Nước và những buổi hội thảo về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua kênh này người dân có thể biết được nhiều vấn đề quan trong trong quá trình sản xuất mà trong kinh nghiệm truyền thống không có. Các nông hộ trên cùng địa bàn nên liên kết với nhau và kết hợp với chính quyền địa phương hình thành các hợp tác xã sản xuất nhằm giảm chi phí tăng thu nhập, tận dụng tối đa lợi thế về vi mô. Hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất như liên kết lại mua các công cụ cơ giới hỗ trợ cho việc làm nông nghiệp. Ngoài ra, các công cụ này cũng có thể cho thuê lại, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình. 3.3.2. Đối với các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng nên đơn giản hóa thủ tục vay vốn bằng cách cho vay không có đảm bảo tài sản đối với hộ nông dân theo đúng Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Qua đó giảm áp lực công việc cho cán bộ tín dụng và giảm chi phí giao dịch cho người dân. Cụ thể, đối với những nông hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các TCTD chỉ nhận làm tài sản đảm bảo nhưng không lập hồ sơ thế chấp, không đăng ký thế chấp. Các TCTD vẫn giữ đúng quy trình thẩm định như hộ vay thế chấp đầy đủ bằng tài sản: tư 838
  11. cách pháp lý, tài sản đảm bảo, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính,.. Đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ về địa bàn nông thôn thông qua việc mở rộng phạm vi hoạt động của phòng giao dịch. Cụ thể, phát triển thêm các sản phẩm cho vay đối với các làng nghề truyền thống, cho vay để hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản của từng địa phương,... Chủ động tìm kiếm khách hàng xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng ở khu vực nông thôn. Ngân hàng Chính sách Xã hội cần nâng cao hơn nữa vai trò của các cộng tác viên trong các tổ chức liên kết với Ngân hàng như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân… Cần có các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác cho các cộng tác viên, nâng cao vai trò và gắn trách nhiệm cho từng thành viên và từng tổ tín dụng. Gắn quyền lợi với nghĩa vụ của họ để họ làm tốt chức năng của mình. 3.3.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Tiếp tục đổi mới chính sách và khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, bao gồm cả tín dụng quy mô nhỏ, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính ở trong và ngoài nước mở rộng tín dụng đối với những khu vực này. Các tổ chức tín dụng cũng sẽ mở rộng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý theo chính sách khách hàng của mình; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đối với các hộ sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn… Nhà nước có cơ chế thực hiện bảo hiểm nông nghiệp để chia sẻ những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cho nông hộ; đồng thời nghiên cứu xây dựng quỹ dự phòng rủi ro trên cơ sở vận động trong nông hộ, các thành phần kinh tế và một phần do ngân sách tài trợ để hỗ trợ, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân khi gặp rủi ro trong sản xuất. Một là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (hệ thống cống đập, trạm bơm điện, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, bờ bao, giao thông nông thôn), giáo dục, đào tạo nghề, y tế.., nhằm đảm bảo điều kiện một cách tốt nhất có thể, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, tạo điều kiện cho nông hộ tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, nhất là Hội nông dân để họ thực hiện tốt hơn vai trò “cầu nối” giữa các ngân hàng và hộ gia đình trong tổ chức và thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn. 839
  12. 4. Kết luận Nông hộ ở tỉnh Đắk Lắk có nguồn thu nhập từ nhiều hoạt động khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ,...thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chính. Nghiên cứu này cũng xác định vai trò của tín dụng ngân hàng đến phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng ngân hàng đã có tác động tích cực đến việc cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân. Song song đó, các các yếu tố liên quan đến tín dụng như luợng vốn vay cũng có mối liên hệ đến thu nhập của nông hộ. Bên cạnh tín dụng, các yếu tố khác như: quy mô hộ, số lao động nông nghiệp, diện tích đất sản xuất cũng có tác động trực tiếp đến thu nhập của nông hộ. Qua đó, có thể khẳng định vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn nói chung và đối với kinh tế nông hộ nói riêng đã mang lại hiệu quả khá tốt, đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tín dụng dễ dàng với lãi suất hợp lý, khuyến khích lòng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay và nâng cao trình độ, kiến thức trong phát triển kinh tế. Phần lớn các nông hộ đều thấy được tác động tích cực của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế của nông hộ như: phát triển quy mô sản xuất, chuyến đổi cơ cấu, phương thức sản xuất, khai thác tiềm năng tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ... từ đó làm gia tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập, mức sống của hộ gia đình tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ammar Siamwalla and others, September (1990). The Thai rural credit system: Public subsidies, Private information and Segmented markets. The World bank economic review, Vol. 4, No. 3:271 – 295. 2. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Thị Thùy Phương (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 19 (29), tháng 11-12/2014. 3. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 4. Duong and Y. Izumida (2002). “Rural development finance in Vietnam: A microeconomtric analysis of household surveys”. World development, vol.30 (2), pp. 319-335. 5. Dinh Phi Ho (2015). Impact of Formal Credit on Rural Household Income in Vietnam. Journal of Economic Development. 6. Đinh Phi Hố và Đông Đức (2015), Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 65-82. 840
  13. 7. Kondo, et al., (2007). Impact of Microfincmce on Rural Households in the Philippines. Philippine Institute for Development Studies. 8. Nguyen Huu Thu, Pham Bao Duong (2018). Impact of formal credit on the living standards of poor households in mountainous northern Vietnam. Enterprise Development and Microfinance. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 14/2010/TT-NHNN Về hướng dẫn thực hiện nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn. 10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 và phương hướng năm 2020. Phòng tổng hợp Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk. 11. Ngô Hải Thanh (2011), Đánh giá tác động của tín dụng từ ngân hàng nông nghiệp và phát triến nông thôn tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế. 13. Nuryartono N, Zeller M. and Stefan Schwarze (2005). “Credit rationing of farm households and agricultural production: Indonesia ”. 14. Pham Tien Thanh, Katsuhiro Saito, Pham Bao Duong (2019). Impact of microcredit on rural household welfare and economic growth in Vietnam. Journal of Policy Modeling. 15. Tabachnick,B.G & fidell,L.S (1996). "Using multivariate statistics, 3rd edition". New York: Harper Collins. 16. Võ Minh Tuấn (2015), Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên. Thị trường tài chính - tiền tệ, tháng 6/2015. 17. Vương Quốc Duy và cộng sự (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận của cá nhân và hộ gia đình nông thôn dựa trên nhóm tín dụng chính thức ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 841
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2