intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân có tuổi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi. Nghiên cứu cắt ngang các bệnh nhân có tuổi trên 70 được phẫu thuật điều trị sỏi niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân có tuổi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU<br /> Ở BỆNH NHÂN CÓ TUỔI<br /> Nguyễn Hoàng Đức*, Trần Lê Linh Phương*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: đánh giá tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi<br /> Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang các bệnh nhân có tuổi trên 70 được phẫu<br /> thuật điều trị sỏi niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Các yếu tố ghi nhận trong nghiên cứu: đặc điểm<br /> và kích thước sỏi, tỷ lệ các bệnh nội khoa có sẵn của bệnh nhân, thời gian mổ, tỷ lệ các tai biến trong mổ và biến<br /> chứng sớm sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ. Chúng tôi so sánh đối chiếu từng cặp các yếu tố nói trên với một<br /> nhóm bệnh nhân có cùng đặc điểm giới tính và đặc điểm sỏi, nhưng tuổi từ 60 – 70. Thống kê y sinh học bằng<br /> SPSS 14.0.<br /> Kết quả: từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2007, 84 bệnh nhân (37 nam và 47 nữ) được đưa vào nhóm nghiên<br /> cứu. Tuổi trung bình 76 ± 4 (nhỏ nhất 71 tuổi; lớn nhất 88 tuổi). Sỏi bể thận chiếm 40.5%; sỏi niệu quản đoạn<br /> lưng 25% và sỏi niệu quản đoạn chậu 34.5%. 92% bệnh nhân có phân loại ASA II và 8% có phân loại ASA I.<br /> Các bệnh nội khoa có sẵn gồm: cao huyết áp (40%), đái tháo đường (40%), bệnh tim thiếu máu (12%) và di<br /> chứng tai biến mạch não (8%). Các loại phẫu thuật đã thực hiện với sỏi thận: 88.3% mổ mở, 77.7% lấy sỏi qua<br /> da; với sỏi niệu quản đoạn lưng: phẫu thuật nội soi 100%; với sỏi niệu quản đoạn chậu: mổ mở 20.6%, tán sỏi nội<br /> soi 79.4%. So với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hơn, bệnh nhân tuổi trên 70 có thời gian nằm viện sau mổ dài hơn<br /> nhưng tỷ lệ tai biến – biến chứng của phẫu thuật là như nhau<br /> Kết luận: phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi với ASA từ một đến hai là phẫu thuật<br /> an toàn.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> IS SURGERY SAFE FOR AGING PATIENTS WITH URINARY TRACT CALCULI?<br /> Nguyen Hoang Duc,Tran Le Linh Phuong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 262 - 265<br /> Objectives: To assess the safety and efficacy of urinary calculi surgery in patients more than 70 years old<br /> Patients and methods: we retrospectively evaluated the data of surgery in 84 patients with renal and<br /> ureteral calculi performed in our hospital between January 2005 and June 2007 with end-points on rate of<br /> complications of surgery. We compared these data with the data of another 84 patients with the same characters of<br /> stones but aged from 60 to 70 years old.<br /> Results: mean age of patient was 76 ± 4 (range from 71 to 88 years old). Stones were in renal pelvis in<br /> 40.5% of cases; in upper ureter in 25% and lower ureter in 34.5% of cases. 92% of patients had ASA II and 8%<br /> had ASA I. Significant medical history of patients included hypertension (40%), diabetes mellitus (40%),<br /> ischemic heart disease (12%) and cerebrovascular disease (8%). In patients with renal calculi, 88.3% had open<br /> surgery whereas 100% of patient with upper ureteral calculi and 79.4% of patients with lower ureteral calculi<br /> had minimally invasive surgery. Patients over 70 years old had longer post-op stay but the same rate of<br /> complications compared to younger ones.<br /> Conclusion: urinary calculi surgery in patient above 70 years old with ASA from 1 to 2 is safe.<br /> * Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện ĐHYD TPHCM<br /> <br /> Niệu Khoa<br /> <br /> 1<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo Asper(1) tần suất sỏi niệu ở người trên<br /> 65 tuổi là 2% và nguy cơ sỏi niệu có khuynh<br /> hướng tăng theo tuổi(2). Khi sỏi ảnh hưởng đến<br /> chức năng của đường tiết niệu, có chỉ định can<br /> thiệp ngoại khoa lấy sỏi. Ở người có tuổi, tỷ lệ tử<br /> vong trong thời gian phẫu thuật cao gấp ba lần<br /> so với người ít tuổi hơn(3).<br /> Hiện nay, y vănViệt Nam có rất ít tài liệu liên<br /> quan đến tính an toàn của phẫu thuật sỏi niệu ở<br /> bệnh nhân có tuổi. Để trả lời được câu hỏi “phẫu<br /> thuật điều trị sỏi niệu có an toàn cho bệnh nhân<br /> lớn tuổi hay không?” chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ biến chứng<br /> trong và sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ của<br /> những bệnh nhân trên 70 tuổi được phẫu thuật<br /> sỏi niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu cắt ngang (cross sectional study)<br /> tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y<br /> Dược từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2007.<br /> Đối tượng nghiên cứu gồm những bệnh<br /> nhân được phẫu thuật điều trị sỏi thận hoặc sỏi<br /> niệu quản với những đặc điểm sau:<br /> - Tuổi trên 70 (tính ở thời điểm phẫu thuật).<br /> - Phân loại ASA của hội gây mê Hoa Kỳ<br /> (American Society of Anesthesiology) ở thời<br /> điểm phẫu thuật dưới 2.<br /> - Chỉ bị sỏi tiết niệu một bên, creatinine<br /> huyết thanh < 2mg/dl.<br /> - Không có tình trạng nhiễm trùng niệu đang<br /> tiến triển chưa kiểm soát được.<br /> - Không có tình trạng rối loạn đông cầm máu<br /> chưa điều chỉnh được.<br /> <br /> Lựa chọn phương pháp điều trị sỏi<br /> Hoàn toàn tùy thuộc thói quen của phẫu<br /> thuật viên.<br /> <br /> Đối với sỏi thận<br /> Mở bể thận lấy sỏi, mở bể thận – chủ mô lấy<br /> sỏi hoặc lấy sỏi thận qua da (PCNL).<br /> Đối với sỏi niệu quản đoạn lưng<br /> <br /> Niệu<br /> Khoa<br /> 2<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, tán sỏi nội soi<br /> <br /> Đối với sỏi niệu quản đoạn chậu<br /> Mở niệu quản lấy sỏi, tán sỏi nội soi<br /> <br /> Các yếu tố được ghi nhận trong nghiên cứu<br /> Đặc điểm và kích thước sỏi, tỷ lệ các bệnh<br /> nội khoa có sẵn của bệnh nhân, thời gian mổ, tỷ<br /> lệ các tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau<br /> mổ, thời gian nằm viện sau mổ. Chúng tôi so<br /> sánh đối chiếu từng cặp các yếu tố nói trên với<br /> một nhóm bệnh nhân có cùng đặc điểm giới tính<br /> và đặc điểm sỏi, nhưng tuổi từ 60 – 70.<br /> Quản lý số liệu và xử lý thống kê bằng phần<br /> mềm SPSS 14.0. Chúng tôi sử dụng thống kê mô<br /> tả, phép kiểm t (student test) và chi bình thương<br /> để so sánh các biến số định lượng và định tính.<br /> Sự khác biệt được kết luận có ý nghĩa thống kê<br /> khi p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2