Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU<br />
BỆNH BẠCH CẦU CẤP TẠI KHOA LÂM SÀNG NGƯỜI LỚN,<br />
BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU-HUYẾT HỌC, TP. HỒ CHÍ MINH,<br />
TỪ 6/2010 ĐẾN 2/2011<br />
Ngô Ngọc Ngân Linh*, Nguyễn Tấn Bỉnh*, Hoàng Duy Nam*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp ở các giai<br />
đoạn điều trị (tấn công hay củng cố).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả trên 53 bệnh nhân điều trị đặc hiệu các giai đoạn bệnh<br />
bạch cầu cấp, trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 06/2011.<br />
Kết quả: 100% trường hợp sốt giảm bạch cầu hạt trong đó có 66% trường hợp xác định được ổ nhiễm<br />
khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết chiếm tỉ lệ cao nhất 39,6%. Tác nhân thường gặp nhất là 81,5% vi khuẩn Gram âm<br />
(Gr(-)), trong đó E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất 22,2%. Tỉ lệ nhiễm nấm (11,1%) đang có khuynh hướng gia tăng<br />
hơn so với nhiễm khuẩn Gram dương. Tỉ lệ đề kháng Levofloxacin của tác nhân Gram âm lên đến 77,8% và<br />
với Amikacin là 26,7%, trong khi tỉ lệ nhạy với cephalosporin thế hệ 3 chỉ khoảng 50% các trường hợp.<br />
Xuất hiện chủng Burkholderia cepacia được xem là có tỉ lệ kháng cao với Imipenem, Piperacilline – Tazobactam<br />
và chủng Stenotrophomonas maltophilia kháng Meropenem. Sự phù hợp dựa trên phân lập vi khuẩn Gram âm<br />
và kháng sinh đồ của kháng sinh kinh nghiệm Piperacilline/tazobactam kết hợp amikacine, Imipenem/cilastin kết<br />
hợp amikacine là 72,7% và 71,4%.<br />
Kết luận: Nhiễm khuẩn trong các giai đoạn điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp là biến chứng thường gặp<br />
nhất. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết cao vì thế bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt cần được theo dõi sát và điều trị khẩn<br />
cấp với kháng sinh kinh nghiệm. Phác đồ có thể chọn lựa bước đầu là Imipenem/cilastin và amikacine hay<br />
Piperacilline/tazobactam và amikacine. Vancomycin và Amphotericin B vẫn còn hiệu quả trên vi khuẩn Gram<br />
dương (Gr(+)) và Candida spp trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Từ khóa: nhiễm khuẩn, sốt giảm bạch cầu hạt, Gram âm, đề kháng, kháng sinh kinh nghiệm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFECTION IN NEUTROPENIC PATIENTS FOLLOWING CYTOTOXIC CHEMOTHERAPY OF<br />
ACUTE LEUKEMIA, IN THE BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL, HO CHI<br />
MINH CITY, IN THE PERIOD 6/2010 -6/2011<br />
Ngo Ngoc Ngan Linh, Nguyen Tan Binh, Hoang Duy Nam, Huynh Duc Vinh Phu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 181 - 186<br />
Objective: To survey characteristics of infection in acute leukemia patients following specific<br />
chemotherapy (induction or consolidation therapy).<br />
Method: a retrospective cross-sectional study of 53 acute leukemia patients treated with induction or<br />
consolidation chemotherapy, in the period from 06/2010 to 06/2011.<br />
Results: 100% of cases had neutropenic fever, including 66% of cases with identified sites of infection.<br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Ngô Ngọc Ngân Linh<br />
<br />
182<br />
<br />
ĐT: 0902.778.222<br />
<br />
Email: nganlinhnn@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Sepsis accounted for the highest rate of 39.6%. The most common agents were Gram-negative bacteria with the<br />
proportion of 81.5%, including E. coli with the highest proportion of 22.2%. The rate of fungal infection (11.1%)<br />
tended to increase more than Gram-positive infections. Up to 77.8% of Gram negative agents were resistant to<br />
Levofloxacin, 26.7% to Amikacin and just around 50% of them were sensitive to three-generation cephalosporins.<br />
Based on analysis of antibiotic-gram and isolated bacteria, the conformity of Piperacilline/tazobactam plus<br />
amikacine, Imipenem/cilastin plus amikacine were found to reach to respectively 72.7% and 71.4%.<br />
Conclusion: Infection is the most common complication in acute leukemia patients following chemotherapy.<br />
Due to the high rate of sepsis, close follow-up is required and empirical systemic antibiotics must be started<br />
immediately in patients with neutropenic fever. Imipenem/cilastin plus amikacine or Piperacilline/tazobactam<br />
plus amikacine should be chosen initially. In our study, Vancomycin and Amphotericin B are still effective on the<br />
Gram positive and Candida spp.<br />
Key words: infection, neutropenic fever, gram negative bacteria, resistance, empiric antibiotics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nhiễm khuẩn là biến chứng thường gặp<br />
nhất ở bệnh nhân (BN) hóa trị liệu đặc hiệu bệnh<br />
bạch cầu cấp(4,6,7,10). Trong bối cảnh đề kháng<br />
kháng sinh đang gia tăng hiện nay, tình trạng<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện trong giai đoạn suy tủy<br />
sâu và kéo dài càng là một vấn đề nhức nhối.<br />
Ngoài việc làm gia tăng tình trạng đề kháng với<br />
các vũ khí kháng sinh mạnh, phổ rộng, thậm chí<br />
còn khá mới, còn phải kể đến một vấn đề cũng<br />
vô cùng quan trọng là chi phí điều trị gia tăng<br />
đáng kể do sử dụng kháng sinh và thực hiện các<br />
xét nghiệm tầm soát ổ nhiễm, xác định tác nhân.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
+ Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bạch<br />
cầu cấp tham gia điều trị hóa trị liệu đặc hiệu<br />
(tấn công với phác đồ “7+3” và tăng cường với<br />
phác đồ có Cytarabine liều cao đối với bạch cầu<br />
cấp dòng tủy (AML), phác đồ CALGB cho bạch<br />
cầu cấp dòng lymphô (ALL) và phác đồ MitoFLAG cho BN kháng trị hay tái phát sớm).<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm khảo sát<br />
tình trạng nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị<br />
đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp tại khoa Lâm Sàng<br />
Người Lớn (LSNL), Bệnh Viện Truyền MáuHuyết Học Thành Phố Hồ Chí Minh (BV TMHH<br />
TpHCM), trong khoảng thời gian từ 6/2010 đến<br />
6/2011. Mục tiêu của chúng tôi là dựa trên<br />
những ghi nhận mới cập nhật, trong một<br />
khoảng thời gian đủ để đại diện, về vị trí nhiễm<br />
khuẩn, tác nhân thường gặp, tình trạng đề<br />
kháng kháng sinh và tỉ lệ tương hợp của một số<br />
phác đồ kháng sinh kinh nghiệm nhằm giúp các<br />
đồng nghiệp có thêm cơ sở để nhận định và xử<br />
trí biến chứng này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
+ Tuổi > 15 tuổi.<br />
+ Nhập vào khoa Lâm Sàng Người Lớn, BV<br />
TMHH TpHCM trong khoảng thời gian từ<br />
6/2010 đến 6/2011.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ<br />
+ Những bệnh nhân Bạch cầu cấp điều trị<br />
cầm chừng.<br />
+ Bệnh nhân tự bỏ theo dõi điều trị.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Các bước tiến hành nghiên cứu<br />
Chọn mẫu nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn<br />
mẫu và loại bỏ khỏi nghiên cứu nếu có tiêu<br />
chuẩn loại trừ. Thu thập số liệu lâm sàng, xét<br />
nghiệm vi sinh, chẩn đoán hình ảnh và việc điều<br />
trị kháng sinh, dựa vào hồi cứu hồ sơ bệnh án<br />
theo nội dung ở phiếu thu thập số liệu.<br />
- Các vấn đề cần khảo sát<br />
+ Đặc điểm của nhóm nghiên cứu.<br />
+ Tỉ lệ sốt và đặc điểm nhiễm khuẩn.<br />
+ Vị trí nhiễm khuẩn.<br />
<br />
183<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
+ Tác nhân phân lập được.<br />
+ Sự đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn.<br />
+ Sự nhạy cảm và đề kháng kháng sinh.<br />
<br />
nhiễm khuẩn cũng như nhiễm khuẩn huyết ở<br />
bệnh nhân có và không có sonde tĩnh mạch<br />
trung ương.<br />
<br />
+ Đánh giá hiệu quả các phác đồ kháng sinh<br />
phối hợp theo kinh nghiệm.<br />
<br />
Tỉ lệ sốt và nhiễm khuẩn trong thời gian<br />
điều trị<br />
<br />
- Xử lý và phân tích số liệu thống kê bằng<br />
excel.<br />
<br />
100% bệnh nhân đều bị sốt giảm bạch cầu<br />
(BC) hạt và phải sử dụng kháng sinh tĩnh mạch<br />
(KSTM). Tỉ lệ này là 98% trên nhóm bệnh nhân<br />
ALL điều trị tấn công phác đồ CALGB và chỉ là<br />
46% ở giai đoạn sau tấn công(7) các nghiên cứu<br />
khác ghi nhận tỉ lệ sốt nhiễm khuẩn khoảng 71%<br />
đến 96,6%(2,3,8,6). Khoa LSNL, BV TMHH<br />
Tp.HCM với đặc thù là tiếp nhận điều trị cả<br />
bệnh tạp và bệnh điều trị đặc hiệu với số lượng<br />
bệnh rất đông. Mặc dù có phòng sạch cho BN<br />
khi vào giai đoạn suy tủy song đa số BN có thể<br />
đã phơi nhiễm trước đó. Bệnh viện đang có kế<br />
hoạch tổ chức và cải tạo lại khoa để đáp ứng yêu<br />
cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ điều trị đặc hiệu.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu<br />
Trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến<br />
06/2011, tại khoa LSNL, BV TMHH TpHCM có<br />
53 ca bạch cầu cấp điều trị đặc hiệu được đưa<br />
vào nghiên cứu này.<br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi trung bình<br />
Giới: Nam<br />
Nữ<br />
Nghề nghiệp: Công nhân viên<br />
Nội trợ<br />
Buôn bán<br />
Sinh viên<br />
Làm nông<br />
Công nhân<br />
Chẩn đoán bệnh: Bạch cầu cấp dòng<br />
tủy<br />
Bạch cầu cấp lympho<br />
Giai đoạn điều trị: Tấn công<br />
Tăng cường /củng cố<br />
Giảm BC hạt trước điều trị<br />
Tiền sử bệnh: đái tháo đường<br />
Sonde tĩnh mạch trung ương<br />
(Hickmann): Có<br />
Không<br />
<br />
Số ca<br />
(%)<br />
38,1 tuổi<br />
29<br />
(54,7)<br />
24<br />
(45,3)<br />
25<br />
(47,2)<br />
11<br />
(20,8)<br />
8<br />
(15,1)<br />
5<br />
(9,4)<br />
3<br />
(5,7)<br />
1<br />
(1,9)<br />
49<br />
(92,5)<br />
4<br />
(7,5)<br />
17<br />
36<br />
8<br />
5<br />
<br />
(32,1)<br />
(67,9)<br />
(15,1)<br />
(9,4)<br />
<br />
49<br />
4<br />
<br />
(92,5)<br />
(7,5)<br />
<br />
Hầu hết BN trước khi điều trị đặc hiệu đều<br />
được đặt sonde Hickmann để dễ dàng truyền<br />
hóa chất và hồi sức tích cực trong giai đoạn suy<br />
tủy. 4 trường hợp không có sonde TMTW có 3<br />
ca được chẩn đoán AML, týp M3 và 1 ca chẩn<br />
đoán AML týp M2 có tình trạng đề kháng với<br />
truyền tiểu cầu trước điều trị, trong đó 1 trường<br />
hợp phải đặt sonde tĩnh mạch trung ương tạm<br />
(Certofix) trong giai đoạn hồi sức tích cực. Tất cả<br />
các ca này đều được đặt sonde Hickmann ở các<br />
giai đoạn điều trị sau khi tình trạng huyết học<br />
đã ổn định. Không ghi nhận sự khác biệt về tỉ lệ<br />
<br />
184<br />
<br />
Vị trí nhiễm khuẩn<br />
Với 53 trường hợp sốt giảm BC hạt, chúng<br />
tôi ghi nhận 35/53 (66%) trường hợp là xác<br />
định được ổ nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn<br />
huyết chiếm tỉ lệ cao nhất 21/53 (39,6%). Tỉ lệ<br />
này tương đương với ghi nhận 34-40% ở<br />
nghiên cứu của N T T Thu(6) tuy nhiên lại cao<br />
hơn báo cáo hay ghi nhận của các tác giả khác<br />
(18,7%(5), 15-20%(9), 16%(10)). Chúng tôi ghi<br />
nhận 1 trường hợp cấy máu dương tính 3 lần<br />
trong 1 đợt điều trị với 3 tác nhân khác nhau<br />
(Streptococcus<br />
alpha-hemolytic,<br />
staphylococcus aureus, Burkholderia cepacia),<br />
1 trường hợp cấy máu dương tính 2 lần với 2<br />
tác nhân khác nhau (Aeromonas spp,<br />
Burkholderia cepacia). Những bệnh nhân này<br />
đều được sử dụng yếu tố kích thích tăng<br />
trưởng bạch cầu hạt (G-CSF) liên tục cho đến<br />
khi BC Hạt > 1K/L. Cả 4 ca có tiền căn đái<br />
tháo đường đều bị nhiễm khuẩn huyết trong<br />
quá trình điều trị (trong đó 2 case nhiễm<br />
Klebsiella pneumoniae). Viêm phổi chiếm tỉ lệ<br />
cao thứ 2 với tỉ lệ 8/53 (15%). Trong đó 2/8<br />
trường hợp viêm phổi trong bệnh cảnh nhiễm<br />
khuẩn huyết và tình trạng viêm phổi cải thiện<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
với kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ<br />
(KSĐ). 6/8 trường hợp còn lại đều chưa phân<br />
lập được vi sinh vật dù có thực hiện xét<br />
nghiệm đàm. Nhiễm khuẩn hầu họng chiếm tỉ<br />
45%<br />
40%<br />
35%<br />
30%<br />
25%<br />
20%<br />
15%<br />
10%<br />
5%<br />
0%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lệ 8/53 (15%) trường hợp, trong đó 6/8 trường<br />
hợp vừa nhiễm khuẩn hầu họng vừa nhiễm<br />
khuẩn nơi khác.<br />
<br />
39.6%<br />
34%<br />
<br />
15%<br />
<br />
15%<br />
3.8%<br />
<br />
Nhiễm<br />
trùng<br />
huyết<br />
<br />
Viêm<br />
phổi<br />
<br />
NT hầu<br />
họng<br />
<br />
NT da<br />
<br />
1.9%<br />
<br />
1.9%<br />
<br />
NT tiêu NT phụ Không<br />
hóa<br />
khoa<br />
xác<br />
định ổ<br />
nhiễm<br />
<br />
Biểu đồ 1. Vị trí nhiễm khuẩn thường gặp<br />
<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Vi khuẩn Gr(-)<br />
Vi khuẩn Gr(+)<br />
Nấm<br />
11.1%<br />
7.4%<br />
81.5%<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỉ lệ vi sinh vật phân lập<br />
Bảng 2. Phân bố vi sinh vật phân lập<br />
Tác nhân<br />
E. coli<br />
K. pneumoniae<br />
Burkholderia cepacia<br />
Chryseomonas luteola<br />
Candida tropicalis<br />
Aeromonas spp<br />
Ochrobactrum anthropi<br />
P. aeruginosa<br />
Pseudomonas stutzeri<br />
Ralstonia pickettii<br />
Stenotrophomonas maltophilia<br />
S. -hemolytic<br />
S. aureus<br />
<br />
Số ca<br />
6<br />
4<br />
3<br />
3<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
(%)<br />
(22,2)<br />
(14,8)<br />
(11,1)<br />
(11,1)<br />
(11,1)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
(3,7)<br />
<br />
1<br />
(3,7)<br />
*<br />
27<br />
(100)<br />
Tổng<br />
*<br />
: gồm 27 mẫu phân lập (21 ca nhiễm khuẩn huyết, trong đó 1<br />
trường hợp cấy máu dương tính 3 lần trong 1 đợt điều trị<br />
với 3 tác nhân khác nhau, 1 trường hợp cấy máu dương tính<br />
2 lần với 2 tác nhân khác nhau. 1 ca phân lập C. tropicalis từ<br />
bệnh phẩm phân. 2 ca viêm phổi trong bệnh cảnh nhiễm<br />
khuẩn huyết và tình trạng viêm phổi cải thiện theo KSĐ.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Có 27/53 (50%) trường hợp phân lập được<br />
tác nhân. Tỉ lệ phân lập được tác nhân 50% cao<br />
hơn so với các báo cáo khác (25%(5), 28,1%(3),<br />
23,8%(2)) do hệ quả từ tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết<br />
khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Tác<br />
nhân chủ yếu 81,4% là vi khuẩn Gr(-), mà<br />
thường gặp nhất là Escherichia coli chiếm 22,2%<br />
trong đó 2/6 trường hợp (33,3%) tiết ESBL. Ghi<br />
nhận này phù hợp với báo cáo của nhiều tác<br />
giả(2,3,9) đứng hàng thứ hai là Klebsiella pneumoniae<br />
chiếm 14,8% với 1/4 trường hợp (25%) tiết ESBL.<br />
Có sự xuất hiện của chủng Burkholderia cepacia<br />
với 3/27 (11,1%) trường hợp như báo cáo 5/56<br />
(9%) của tác giả L V H Thanh(2). Xuất hiện một số<br />
chủng chưa báo cáo tại bệnh viện TMHH<br />
TpHCM trước đây như Chryseomonas luteola,<br />
Ralstonia pickettii(2,3). Tỉ lệ nhiễm nấm Candida<br />
tropicalis 3/53 (11,1%) cao hơn so với tỉ lệ nhiễm<br />
khuẩn Gr(+) 1/27 (7,4%) (p > 0,05). Trong khi đó<br />
các nghiên cứu khác ghi nhận tỉ lệ vi khuẩn<br />
Gr(+) và nấm phân lập được lần lượt là 22% và<br />
11%(3), 18,6% và 4,1%(5), 17,7% và 5,3%(2).<br />
<br />
Sự đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn<br />
Bảng 3. Sự đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn<br />
Đặc điểm<br />
Tổng số ca có sốt nhiễm khuẩn<br />
Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch<br />
<br />
Số ca<br />
53<br />
53<br />
<br />
(%)<br />
(100)<br />
(100)<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số ca<br />
(%)<br />
Ổ nhiễm khuẩn:<br />
Xác định được ổ nhiễm khuẩn<br />
35<br />
(66)<br />
Không xác định được ổ nhiễm<br />
18<br />
(34)<br />
Số ngày trung bình từ lúc khởi đầu điều<br />
9,2 ngày<br />
trị đặc hiệu đến khi BN sốt<br />
Số ngày điều trị kháng sinh trung bình<br />
16,6 ngày<br />
Số ca khỏi bệnh hoàn toàn sau 30 ngày<br />
52<br />
(98,1)<br />
điều trị nhiễm khuẩn<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số case thất bại sau 30 ngày điều trị<br />
nhiễm khuẩn<br />
Số case có sử dụng G-CSF trong quá<br />
trình điều trị<br />
Số case có sử dụng cả kháng Gr(-),<br />
Gr(+) và kháng nấm<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
(%)<br />
<br />
1<br />
<br />
(1,9)<br />
<br />
6<br />
<br />
(11,3)<br />
<br />
21<br />
<br />
(39,6)<br />
<br />
Sự đề kháng kháng sinh-kháng nấm<br />
- Sự đề kháng của tác nhân với một số kháng sinh phổ biến<br />
Bảng 4. Sự đề kháng của vi khuẩn Gr(-) phân lập được với một số kháng sinh phổ biến.<br />
Số ca có đặt đĩa<br />
Số ca<br />
(%)<br />
Số ca nhạy TG (% Số ca kháng<br />
(%)<br />
cấy<br />
nhạy<br />
Levofloxacine<br />
9<br />
2<br />
(22,2)<br />
0<br />
(0)<br />
7<br />
(77,8)<br />
Ceftriaxone<br />
17<br />
9<br />
(53)<br />
2<br />
(11,7)<br />
6<br />
(35,3)<br />
Ceftazidime<br />
20<br />
11<br />
(55)<br />
3<br />
(15,0)<br />
6<br />
(30,0)<br />
Amikacine<br />
15<br />
11<br />
(73,3)<br />
0<br />
(0)<br />
4<br />
(26,7)<br />
Cefepime<br />
17<br />
11<br />
(64,7)<br />
3<br />
(17,6)<br />
3<br />
(17,6)<br />
Piperacilline - Tazobactam<br />
**17<br />
13<br />
(76,5)<br />
3<br />
(17,6)<br />
1<br />
(5,9)<br />
Meropenem<br />
21<br />
20<br />
(95,2)<br />
0<br />
(0)<br />
*1<br />
(4,8)<br />
Cefoperazone/sulbactam<br />
7<br />
7<br />
(100)<br />
0<br />
(0)<br />
0<br />
(0)<br />
Imipenem<br />
**21<br />
21<br />
(100)<br />
0<br />
(0)<br />
0<br />
(0)<br />
**<br />
: 3 mẫu bệnh phẩm được phân lập tác nhân là Burkholderia cepacia, chỉ được đặt 3 đĩa cấy và đều nhạy với Meropenem,<br />
Ceftazidime và TMP-SMX. Burkholderia cepacia được xem là kháng với Imipenem, Piperacilline – Tazobactam nên phòng vi<br />
sinh không đặt đĩa cấy.<br />
*<br />
: Vi khuẩn kháng Meropenem được đánh giá là Stenotrophomonas maltophilia.<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Đối với vi khuẩn Gr(+), chúng tôi nhận thấy<br />
2/2 (100%) trường hợp còn nhạy Vancomycin,<br />
Levofloxacin. Ghi nhận chủng 1/1 chủng S.<br />
hemolytic kháng Clindamycin và vẫn còn<br />
nhạy ceftriaxone.<br />
<br />
- Về 3 trường hợp nhiễm nấm Candida<br />
tropicalis<br />
2 trường hợp nhiễm nấm huyết (có thực hiện<br />
kháng nấm đồ) và 1 trường hợp dương tính với<br />
bệnh phẩm phân. Không trường hợp nào (0/2)<br />
ghi nhận kháng Amphotericin B và<br />
Ketoconazole. 50% (1/2) trường hợp kháng<br />
Cotrimazole.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả các phác đồ kháng sinh<br />
phối hợp theo kinh nghiệm<br />
Sốt nhiễm khuẩn trên BN giảm bạch cầu hạt<br />
là một biến chứng nguy hiểm, cần phải được<br />
điều trị ngay với kháng sinh kinh nghiệm phổ<br />
rộng trước khi có kết quả phân lập tác nhân(8,11,1)<br />
Trong nghiên cứu này, liệu pháp kháng sinh<br />
<br />
186<br />
<br />
kinh nghiệm được lựa chọn bước đầu chủ yếu là<br />
Piperacilline/tazobactam và amikacine chiếm<br />
58,4%, tuy nhiên chỉ có 9,7% các trường hợp là<br />
ổn định suốt cuộc điều trị với kháng sinh bước<br />
đầu<br />
này.<br />
Sự lựa chọn phối hợp<br />
Imipenem/cilastin và amikacine chiếm 26,4%<br />
(trong đó 50% ca ổn định trong suốt đợt đều trị),<br />
Ceftazidime và amikacine được khởi động ở<br />
7,5% trường hợp, Meropenem và amikacine<br />
3,77%, Piperacilline/tazobactam và vancomycin<br />
1,89%. Tất cả 21 trường hợp nhiễm khuẩn huyết<br />
được khởi động kháng sinh kinh nghiệm với<br />
Piperacilline/tazobactam và amikacine (57,9%),<br />
Imipenem/cilastin và amikacine (36,8%),<br />
Meropenem và amikacine (5,3%). Trên các mẫu<br />
phân lập vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ<br />
chúng tôi ghi nhận tỉ lệ phù hợp kháng sinh đồ<br />
của Piperacilline/tazobactam kết hợp amikacine,<br />
Imipenem/cilastin kết hợp amikacine là 72,7% và<br />
71,4%. Ghi nhận này phù hợp với kết quả<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />