intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

253
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên có mối liên quan với nhau. Cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG<br /> CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> Nguyễn Hoàng Long*, Hoàng Minh Tuấn,<br /> Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Tuấn Sơn, Đặng Đức Nhu<br /> Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Với mục đích cung cấp thông tin cho chiến lược dự phòng và can thiệp dài hạn, nghiên cứu mô tả cắt<br /> ngang được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh<br /> dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. Đo lường tình trạng dinh dưỡng được thực<br /> hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, trong đó chọn ngẫu nhiên 534 sinh viên đo lường chất lượng cuộc<br /> sống. tình trạng dinh dưỡng được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI). Bộ<br /> công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống. Mô hình hồi quy tuyến<br /> tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng.<br /> Kết quả cho thấy có 8,3% sinh viên thừa cân béo phì, trong đó có 13,3% sinh viên nam và 5,5% sinh viên<br /> nữ. Tỷ lệ sinh viên thiếu năng lượng trường diễn là 35,8% (34,0% nam giới và 36,7% nữ giới). Phân tích<br /> đa biến cho thấy sinh viên thừa cân béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. Nghiên cứu<br /> cho thấy,chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan với nhau.Cần có biện pháp can<br /> thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.<br /> Từ khóa: chất lượng cuộc sống, dinh dưỡng, sinh viên, EQ-5D-5L, BMI<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sinh viên đại học phải đối mặt với nhiều vấn<br /> đề liên quan đến tâm lý chẳng hạn áp lực học<br /> tập, công việc,mối quan hệ với gia đình, bạn<br /> bè… Các yếu tố nàycó thể ảnh hưởng không<br /> nhỏ tới chất lượng cuộc sống (CLCS) của sinh<br /> viên.Các biện pháp cải thiện các yếu tố liên<br /> quan được thực hiện có thể giúp sinh viên có<br /> CLCS tốt hơn và nâng cao hiệu quả học tập.<br /> Trên thế giới, các nghiên cứu cũng chỉ ra có<br /> sự tương quan về tình trạng dinh dưỡng (TTDD)<br /> (thể hiện qua chỉ số BMI) với CLCS của người<br /> trưởng thành [1, 2], đặc biệt đối với sinh viên<br /> đại học. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng TTDD<br /> có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới CLCS của<br /> sinh viên. Đây cũng là một trong những yếu tố<br /> được đánh giá có thể cải thiện, và là mục tiêu<br /> của các can thiệp nhằm nâng cao CLCS [1, 2].<br /> Tuy nhiên, với mỗi quốc gia và mỗi cá thể<br /> khác nhau sẽ có những quan niệm về CLCS<br /> khác nhau. Do đó, việc áp dụng một công cụ<br /> được chuẩn hóa và thống nhất trên toàn thế giới<br /> là hết sức cần thiết để có thể so sánh giữa các<br /> cộng đồng. Hiện nay, EQ-5D-5L được sử dụng<br /> <br /> như một công cụ đánh giá CLCS phổ biến [3].<br /> EQ-5D-5L đánh giá CLCS thông qua một chỉ<br /> số tổng hợp và là cấu phần quan trọng trong các<br /> phân tích chi phí – hiệu quả. Ở Việt Nam, EQ5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để<br /> đo lường các nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/<br /> AIDS [4].<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đại<br /> học trọng điểm của cả nước, tuy nhiên, chưa<br /> có đánh giá toàn diện về TTDD và CLCS của<br /> sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.<br /> Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu<br /> thực trạng và cung cấp những thông tin cần<br /> thiết cho một chiến lược can thiệp và dự phòng<br /> dài hạn, nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh<br /> sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nộitrong<br /> quá trình đào tạo.<br /> <br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1 Đối tượng<br /> Sinh viên năm thứ nhấtĐại học Quốc gia Hà<br /> Nộinăm học 2013-2014.<br /> 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> <br /> Tác giả: Nguyễn Hoàng Long<br /> Ngày nhận bài: 16-06-2014<br /> Địa chỉ: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày phản biện: 25-08-2014<br /> Điện thoại: 0983297654<br /> Ngày đăng bài: 30-09-2014<br /> Email: nhlong@vnu.edu.vn<br /> 96<br /> Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155)<br /> <br /> Từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014 tại Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội<br /> 2.3 Thiết kế nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.<br /> 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu<br /> Cỡ mẫu được tính toán theo hai mục đích:<br /> 1) Cỡ mẫu cho mục tiêu mô tả TTDD của<br /> sinh viên: toàn bộ sinh viên năm thứ nhất Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội được lấy vào với tổng số<br /> 5611 sinh viên.<br /> 2) Với mục tiêu mô tả thực trạng CLCS của<br /> sinh viên, nhóm tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên<br /> đơn theo danh sách sinh viên tham gia. Cỡ mẫu<br /> dựa trên công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ<br /> lệ trung bình.<br /> n=<br /> <br /> Z21-α/2<br /> <br /> σ2<br /> (εμ)2<br /> <br /> Với α = 0,05→ Z1-α/2 = 1,96; σ = 9,6; μ =<br /> 87,3 (theo một nghiên cứu về CLCS trong sinh<br /> viên tương tự tại Áo [5]); sai số tương đối ε =<br /> 0,01. Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 464<br /> sinh viên. Dự trù 15% sinh viên trong danh<br /> sách không đồng ý tham gia cuộc điều tra.Tổng<br /> cộng có 534 sinh viên.<br /> 2.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu<br /> Các thông số về nhân trắc lấy từdữ liệu khám<br /> sức khỏe định kỳ của Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> Cân nặng được thu thập bằng cân điện tử Tanita<br /> của Nhật Bản có độ chính xác 0,1kg; chiều cao<br /> được đo bằng thước Microtoise của Pháp có độ<br /> chính xác tới 0,1cm. TTDD được đánh giá theo<br /> ngưỡng phân loại của WPRO-2000 [6], bao<br /> gồm: thiếu năng lượng trường diễn (TNNLD)<br /> độ III (BMI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2