TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL<br />
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY<br />
Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019)<br />
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬN DỤNG ĐẠO HÀM GIẢI BÀI TOÁN<br />
THỰC TẾ THÔNG QUA MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC<br />
The organization of teaching and applying the derivative to solving practical<br />
problems through mathematical modeling<br />
<br />
TS. Phan Anh Tài<br />
Trường Đại học Sài Gòn<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo đề cập đến việc tổ chức dạy học vận dụng đạo hàm giải bài toán thực tế, thông qua mô hình hóa<br />
toán học. Hoạt động này giúp học sinh nắm vững kiến thức đạo hàm và kỹ năng vận dụng đạo hàm để<br />
giải bài toán thực tế, khuyến khích họ tích cực vận dụng tri thức toán học vào việc giải quyết các vấn đề<br />
thực tiễn. Tổ chức dạy học toán như vậy còn giúp học sinh hiểu sâu hơn mối liện hệ giữa toán học và<br />
thực tiễn, rèn năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.<br />
Từ khóa: Mô hình hóa, đạo hàm, bài toán thực tế.<br />
Abstract<br />
The article mentions the organization of teaching and applying the derivative to solving practical<br />
problems through mathematical modeling. This activity helps students master the knowledge of the<br />
derivative and the skills of applying the derivative to solving the real problems. It also creates<br />
motivation and encourages children to actively use mathematical knowledge to solve practical<br />
problems. Thereby, it is necessary to help students better understand the relationship between<br />
mathematics and practice, and train children to solve problems.<br />
Keywords: Modeling, derivative, practical problems.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề thông (THPT) với hệ thống lý thuyết và bài<br />
Dạy học Toán, điều quan trọng là giáo tập phong phú, đa dạng, có nhiều sự độc<br />
viên (GV) làm thế nào giúp học sinh (HS) đáo trong các phương pháp giải tạo nên sự<br />
hiểu, nắm vững và vận dụng tri thức toán hấp dẫn say mê đối với HS.<br />
học để giải quyết vấn đề (GQVĐ), đặc biệt Vận dụng các kiến thức về ứng dụng<br />
là các vấn đề thực tiễn liên quan. Chủ đề đạo hàm để GQVĐ (chẳng hạn như về tính<br />
ứng dụng đạo hàm của hàm số chứa đựng đơn điệu và cực trị của hàm số) chúng ta<br />
nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát huy cũng có thể giải quyết được một loạt bài<br />
năng lực nhận thức và sáng tạo của HS. toán: khảo sát tính đơn điệu của hàm số;<br />
Đây là một chủ đề thú vị trong chương điều kiện để hàm số đơn điệu trên khoảng<br />
trình toán học ở trường Trung học phổ cho trước; áp dụng tính đơn điệu để chứng<br />
Email: phananhtai@sgu.edu.vn<br />
<br />
117<br />
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)<br />
<br />
<br />
minh đẳng thức, bất đẳng thức; dùng tính dạy học cụ thể. Lang (1996) khẳng định<br />
đơn điệu để giải phương trình, hệ phương rằng các tình huống có vấn đề cũng bao<br />
trình; xét cực trị của hàm số để tìm giá trị hàm các ứng dụng và các tình huống mô<br />
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.v.v. Ngoài ra, nó hình hóa (modeling).<br />
còn được áp dụng để GQVĐ trong các Theo Phạm Văn Hoàn [1], việc giải<br />
ngành khoa học khác như là Vật lí, Hóa các bài toán có nội dung thực tế thường<br />
hoc, Sinh học và các vấn đề thực tế. Do đó được tiến hành qua các bước:<br />
để HS nắm vững bản chất của nội dung này Bước 1: Chuyển bài toán thực tế về<br />
thì cách tốt nhất các em phải làm chủ được dạng ngôn ngữ thích hợp với lí thuyết toán<br />
tri thức đó, các em phải là người chủ động học dùng để giải (lập mô hình toán học của<br />
lĩnh hội tri thức và vận dụng chúng một bài toán);<br />
cách thành thạo. Dạy học giải bài toán Bước 2: Giải bài toán trong khuôn khổ<br />
thông qua mô hình hóa (MHH) toán học sẽ của lí thuyết toán học;<br />
giúp cho mong muốn, yêu cầu đó được khả Bước 3: Chuyển kết quả lời giải toán<br />
thi hơn. Để giải quyết các bài toán thực tế, học về ngôn ngữ của lĩnh vực thực tế.<br />
HS phải trải qua quá trình MHH toán học – 2.2. Mô hình toán học và quy trình<br />
quá trình chuyển vấn đề thuộc lĩnh vực giải bài toán thực tế thông qua mô hình<br />
ngoài toán học thành vấn đề của toán học, hóa toán học<br />
rồi sử dụng các công cụ toán để tìm câu trả Theo Common Core State Standards<br />
lời cho vấn đề được đặt ra. (2016) (Dẫn theo [2]), mô hình hóa toán<br />
2. Nội dung nghiên cứu học là một tiến trình lựa chọn và sử dụng<br />
2.1. Bài toán thực tế các công cụ toán học và thống kê thích hợp<br />
Lý thuyết Giáo dục Toán học theo để phân tích các tình huống thực tế, để hiểu<br />
thực tế (Theory of Realistic Mathematíc chúng tốt hơn và để cải tiến các quyết định.<br />
Education) đã được hình thành và phát Như vậy, mô hình toán học được hiểu<br />
triển tại Viện Freudenthal ở Hà Lan vào là thể hiện một vấn đề thực tế dưới dạng<br />
khoảng những năm 1970 của thế kỷ XX. của ngôn ngữ toán học. MHH toán học là<br />
Theo Freudenthal (1991), Giáo dục Toán quá trình sử dụng công cụ toán học tạo ra<br />
học theo thực tế có hai quan điểm cốt lõi: các mô hình để giải quyết các vấn đề liên<br />
- Toán học phải được kết nối với thế quan đến các tình huống thực tiễn.<br />
giới thực tế, gần gũi với trẻ em và có liên Nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập quy<br />
quan đến các tình huống trong cuộc sống trình giải bài toán thực tế thông qua MHH<br />
hàng ngày. toán học dưới dạng sơ đồ. Các sơ đồ chỉ ra<br />
- Toán học nên được xem như là hoạt bản chất của hoạt động MHH toán học, như<br />
động của con người, liên quan đến xã hội là một hướng dẫn để thiết kế các nhiệm vụ<br />
loài người. MHH và thực hiện MHH trong dạy học.<br />
Bài toán thực tế bao gồm các tình Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số quy<br />
huống liên quan đến thế giới thực tế và các trình MHH toán học dưới dạng sơ đồ.<br />
tình huống có vấn đề (problem situation) Thứ nhất, quy trình MHH toán học<br />
với nội dung liên quan đến Toán học được tình huống thực tế của Stewart<br />
mô phỏng từ thực tế trong một bối cảnh Sơ đồ được tóm lược như sau:<br />
<br />
<br />
118<br />
PHAN ANH TÀI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
<br />
<br />
<br />
Vấn đề ở Lập<br />
Mô hình Giải<br />
Kết luận<br />
Giải thích<br />
Dự báo ở<br />
thế giới thực toán học toán học thế giới thực<br />
<br />
<br />
Kiểm tra<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1: Quá trình mô hình hóa (Phỏng theo Stewart) [3]<br />
<br />
Bốn bước của quá trình MHH cụ thể với hiện thực ở thế giới thực bằng cách đưa<br />
như sau: ra sự giải thích và những dự báo.<br />
Bước 1. Lập một mô hình toán học Bước 4. Kiểm tra lại các dự báo, sự<br />
bằng cách xác định và đặt tên cho các biến giải thích thông qua việc kiểm tra lại các<br />
số, có thể đưa ra các giả định nhằm làm dữ liệu thực tế. Nếu chúng không phù hợp<br />
đơn giản hóa hiện tượng để áp dụng toán với thực tế thì cần sửa đổi mô hình hoặc<br />
học một cách dễ dàng. xây dựng mô hình mới và bắt đầu quy trình<br />
Bước 2. Áp dụng kiến thức toán học lại một lần nữa.<br />
vào mô hình vừa được xây dựng nên để Thứ hai, chu trình cơ bản của mô hình<br />
đưa ra các kết luận về toán học. hóa theo Common Core State Standards<br />
Bước 3. Vận dụng các kết luận toán Chu trình của mô hình hóa được được<br />
học và giải thích chúng trong mối liên hệ thể hiện qua sơ đồ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 2: Chu trình mô hình hóa (Common Core State Standards) (Dẫn theo [2])<br />
<br />
Theo sơ đồ 2, để thực hiện một chu trình Bước 3. Phân tích, thiết lập các phép<br />
mô hình hóa, ta cần tiến hành theo 6 bước: toán trong các mối quan hệ và tính toán<br />
Bước 1. Từ vấn đề (problem) phát (compute) để tìm ra kết luận;<br />
sinh trong tình huống, ta xác định các biến Bước 4. Diễn giải (interpret) các kết<br />
số của tình huống và lựa chọn khung lý quả toán học trong kết luận về lại tình<br />
thuyết để mô phỏng những yếu tố then chốt; huống ban đầu;<br />
Bước 2. Xây dựng (formulate) một Bước 5. Xác nhận (validate) lại xem<br />
mô hình bằng cách tạo ra và lựa chọn các kết luận có phù hợp hay không bằng việc<br />
đối tượng hình học, đồ thị, biểu bảng, đại so sánh nó với tình huống ban đầu và cải<br />
số hoặc thống kê để mô tả mối quan hệ tiến mô hình (sau đó, lặp lại chu trình từ<br />
giữa các biến số; bước 2) hoặc nếu chấp nhận các kết quả thì<br />
<br />
119<br />
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)<br />
<br />
<br />
Bước 6. Viết báo cáo (report) kết Bước 1. Tìm hiểu bài toán thực tế:<br />
luận và giải thích lý do chấp nhận các kết phân tích, xác định giả thuyết, các tham số,<br />
quả này. biến số, đơn giản hóa vấn đề, làm sáng tỏ,<br />
2.3. Tổ chức dạy học vận dụng đạo lọc ra những yếu tố quan trọng sẽ sử dụng<br />
hàm giải bài toán thực tế thông qua mô trong phạm vi của bài toán thực tế; thiết lập<br />
hình hóa toán học mối liên hệ giữa các yếu tố.<br />
2.3.1. Dạy học Toán thông qua mô Bước 2. Xây dựng mô hình toán học:<br />
hình hóa toán học lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ toán học mô tả<br />
Về cấu trúc, phân hoạch thành các bài toán thực tế, xây dựng nội dung bài toán<br />
bước và diễn đạt chi tiết các nhiệm vụ toán học và dự đoán tính phức tạp của nó.<br />
trong từng bước của các quy trình trên đây Bước 3. Giải bài toán: liên tưởng, huy<br />
cũng như của một số quy trình khác có thể động kiến thức, sử dụng các công cụ toán<br />
khác nhau. Nhưng về cấu trúc cơ bản và học thích hợp để giải bài toán toán học.<br />
nhiệm vụ thực hiện theo trình tự có sự Bước 4. Hiểu lời giải bài toán: từ kết<br />
tương đồng giữa các quy trình. Một nhiệm quả của bước 3, hiểu được lời giải của bài<br />
vụ cụ thể nào đó có thể thuộc bước này của toán và ý nghĩa của mô hình toán học trong<br />
một quy trình nhưng thuộc bước khác của bối cảnh thực tiễn.<br />
quy trình kia. Điều cần quan tâm là làm sao Bước 5. Đánh giá mô hình: kiểm tra<br />
HS hiểu được việc vận dụng kiến thức tính hợp lí và tối ưu của mô hình toán học<br />
Toán học vào giải quyết bài toán thực tế. đã xây dựng; đưa ra kết luận, giải thích sự<br />
Trong dạy học Toán, việc thực hiện phù hợp với thực tế; hoặc dự đoán, cải tiến<br />
quy trình MHH luôn tuân theo một cơ chế mô hình (có độ phức tạp cao hơn) bắt đầu<br />
linh hoạt, mềm dẻo và có sự điều chỉnh phù lại quy trình. Kết thúc bước này, GV<br />
hợp với bài toán thực tế để vấn đề trở nên hướng dẫn HS sử dụng ngôn ngữ và công<br />
đơn giản hơn, dễ hiểu hơn đối với HS ở cụ của Toán học để mô tả các ý tưởng toán<br />
trường phổ thông. Do đó, chúng tôi xây học, biểu diễn các vấn đề trong thực tiễn.<br />
dựng quy trình các bước tổ chức hoạt động Tóm lược quá trình tổ chức hoạt động<br />
MHH toán học trong dạy học giải bài toán MHH toán học trong dạy học giải bài toán<br />
thực tế như sau: thực tế theo sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
Bài toán (1)&(2) Bài toán (3) Lời giải<br />
thực tế Toán học Toán học<br />
<br />
(4)&(5)<br />
<br />
<br />
<br />
Cải tiến mô Lời giải<br />
hình thực tế<br />
<br />
Sơ đồ 3: Quy trình tổ chức hoạt động MHH toán học giải bài toán thực tế<br />
<br />
<br />
120<br />
PHAN ANH TÀI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
<br />
<br />
2.3.2. Một số ví dụ tổ chức dạy học điện được nối từ nhà máy điện trên đất liền<br />
vận dụng đạo hàm giải bài toán thực tế đến một cù lao. Khoảng cách ngắn nhất từ<br />
thông qua MHH toán học cù lao C đến đất liền A (vị trí A và C sát bờ<br />
Trong phần này, tổ chức dạy học vận sông) là 0,6km, khoảng cách từ nhà máy<br />
dụng đạo hàm giải bài toán thực tế thông điện đến cù lao là 1,0 km. Do không thể<br />
qua MHH toán học với mục đích tạo hứng mắc dây điện trực tiếp từ nhà máy điện ra<br />
thú, kích thích tính tò mò, tạo sự quan tâm cù lao, nên người ta chọn một ví trí S nằm<br />
đến tình huống và gợi lên định hướng áp giữa A và nhà máy điện B để mắc đường<br />
dụng đạo hàm giải bài toán thực tế. Đưa ra dây điện đi từ nhà máy điện đến S, rồi từ S<br />
một số bài toán thực tế làm ví dụ tổ chức đến cù lao như hình 1.1 dưới đây. Chi phí<br />
cho HS làm việc theo nhóm, chúng tôi mỗi km dây điện trên đất liền là 3000<br />
mong đợi ở HS một số câu trả lời và trình USD, mỗi km dây điện đặt ngầm dưới đáy<br />
bày các chiến lược cho các tình huống sông mất 5000 USD. Hỏi điểm S phải cách<br />
được dự kiến. nhà máy điện bao nhiêu ki lô mét để chi<br />
Ví dụ 1. Xét bài toán: Một đường dây phí mắc đường dây điện là ít nhất?<br />
<br />
<br />
0,6 km C<br />
A<br />
S<br />
1,0 km<br />
x<br />
0,8 km<br />
<br />
B<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.2<br />
<br />
Bước 1: Tìm hiểu bài toán thực tế điện, cù lao, khoảng cách, vị trí, chi phí<br />
Từ hình 1.1, GV tổ chức cho HS mỗi km, trên đất liền, đặt ngầm, ít nhất.<br />
nghiên cứu và thảo luận nhóm về những số Các tham số xuất hiện trong bài toán<br />
liệu cần thiết cần thu thập nhằm đơn giản (được các nhóm đưa ra): nhà máy điện, một<br />
hóa bài toán; hướng dẫn HS liệt kê các từ cù lao, đường dây điện, khoảng cách ngắn<br />
khóa, xác định những yếu tố (tham số) có nhất, chi phí mỗi km dây điện trên đất liền,<br />
liên quan đến vấn đề trên và đơn vị tính chi phí mỗi km dây điện đặt ngầm, chọn<br />
nhằm thiết lập điều kiện ban đầu của bài một vị trí. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng và<br />
toán; xác định những tham số quan trọng thảo luận theo nhóm, GV hướng dẫn HS<br />
và loại bỏ những tham số phụ. lựa chọn các tham số cơ bản: khoảng cách<br />
Các từ khóa cần xác định: nhà máy ngắn nhất, chi phí mỗi km dây điện trên đất<br />
<br />
<br />
121<br />
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)<br />
<br />
<br />
liền, chi phí mỗi km dây điện đặt ngầm, 9 0,36<br />
(0,8 x)2 <br />
chọn một vị trí; loại bỏ một số tham số 16<br />
phụ: nhà máy điện, một cù lao, đường dây 7<br />
điện. Thống nhất đơn vị tính là km. x (Do x∈(0; 0,8)).<br />
20<br />
Bước 2: Xây dựng mô hình toán học Bước 4: Hiểu lời giải bài toán<br />
Sau khi xác định được các tham số cơ 7<br />
bản, GV tiếp tục định hướng cho HS thiết lập Từ kết quả x của bước 3, GV<br />
20<br />
các điều kiện ban đầu và xây dựng hàm số.<br />
hướng dẫn HS quay trở lại vấn đề đã đặt ra<br />
Điều kiện ban đầu được xác định như<br />
để hiểu yêu cầu của bài toán. HS thảo luận<br />
sau: khoảng cách từ nhà máy điện trên đất<br />
về giá trị của x để hàm số f(x) đạt giá trị<br />
liền đến cù lao (1,0 km); khoảng cách ngắn<br />
nhỏ nhất, từ đó sẽ xác định được vị trí để<br />
nhất từ cù lao đến đất liền (0,6 km); chi phí<br />
chi phí mắc đường dây điện là ít nhất. Sau<br />
mỗi km dây điện trên đất liền (3000 USD),<br />
khi thảo luận, câu trả lời đưa ra là vị trí để<br />
chi phí mỗi km dây điện đặt ngầm dưới<br />
chi phí mắc đường dây điện ít nhất là tại<br />
đáy sông (5000 USD).<br />
7<br />
GV tổ chức cho HS thảo luận xác định diểm S sao cho BS km.<br />
20<br />
biến số và điều kiện của biến số; lựa chọn<br />
Bước 5: Đánh giá mô hình<br />
mô hình biểu diễn để từ đó xác định chi phí<br />
Từ những kiến thức toán học (hàm số,<br />
mắc đường dây điện là ít nhất (hình 1.2).<br />
đạo hàm,…) được sử dụng trong quá trình<br />
Xác định công thức hàm số và giá trị nhỏ<br />
giải quyết vấn đề, GV định hướng HS thảo<br />
nhất của hàm số.<br />
luận tìm hiểu thực tế để kiểm nghiệm lời<br />
Các công thức tính được xác định:<br />
giải của bài toán và GV kết luận kết quả<br />
Khoảng cách từ A đến nhà máy điện là AB<br />
bài toán. Tiếp đó HS thảo luận về những<br />
= 1,02 0,62 0,8 km. Giả sử BS = x (0 ưu điểm, hạn chế của mô hình và cải tiến<br />
< x < 0,8) ⇒ AS = 0,8 − x. Khi đó tổng chi mô hình bằng cách bổ sung thêm các tham<br />
phí mắc đường dây điện là: số khác, chẳng hạn: điểm C cách bờ sông<br />
T 3000 x 5000 0,36 (0,8 x) 2 . 0,2km (C nằm sâu trong cù lao), khi đó AC<br />
Bước 3: Giải bài toán gồm phần ngầm dưới sông và phần trên đất<br />
HS sử dụng các số liệu, công thức tính liền.<br />
đã thảo luận ở trên để tính chi phí mắc Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo<br />
đường dây điện là ít nhất. Trong quá trình luận nhằm giúp GV đánh giá sản phẩm và<br />
thảo luận tính chi phí ít nhất, các em đã năng lực giải quyết vấn đề của mỗi nhóm<br />
phát hiện ra cần phải vận dụng kiến thức và giới thiệu thêm cho HS việc mở rộng<br />
đạo hàm của hàm số. bài toán này.<br />
Xét hàm số Ví dụ 2. Xét bài toán: Ông A dùng cái<br />
ao có diện tích 50 m2 để nuôi cá. Vụ cá vừa<br />
f ( x) 3000 x 5000 0,36 (0,8 x) 2 ,<br />
qua ông đã thả nuôi cá với mật<br />
x ∈ (0; 0,8). độ 20con/m2 và thu được 1,5 tấn cá thành<br />
(0,8 x) phẩm. Qua kinh nghiệm nuôi cá của mình,<br />
f '( x) 3000 5000<br />
0,36 (0,8 x)2 ông A thấy cứ thả giảm đi 8 con/m2 thì mỗi<br />
con cá thành phẩm thu được tăng thêm 0,5<br />
f '( x) 0 3 0,36 (0,8 x) 2 5(0,8 x) kg. Hỏi vụ cá tới ông A phải mua bao<br />
<br />
122<br />
PHAN ANH TÀI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
<br />
<br />
nhiêu con cá giống thả vào ao để cuối vụ nuôi được thả trong ao ảnh hưởng đến năng<br />
đạt được tổng năng suất cá cao nhất? (Giả suất cá thu được cuối vụ để xác định hàm<br />
sử không có hao hụt trong quá trình nuôi). số biểu diễn.<br />
Tương tự ví dụ 1, với bài toán này GV - Thảo luận về ý tưởng toán học cho<br />
hướng dẫn HS thực hiện MHH theo quy việc tính số cá giống năm tới phải mua để<br />
trình 5 bước đã nêu ở trên. Trong đó, cần thả vào ao. Với sự hướng dẫn của giáo viên<br />
lưu ý: HS vận dụng đạo hàm xác định năng suất<br />
- Xác định được các tham số, biến số cá thu được cuối vụ từ đó tính sản lượng cá<br />
và các điều kiện để xây dựng hàm số biểu thu cao nhất được trong năm tới. Dưới đây<br />
diễn sản lượng cá thu được trong năm tới. là kết quả sau thảo luận của một nhóm học<br />
Để làm được điều này, HS phải thu thập sinh thực nghiệm do đại diện nhóm trình<br />
các số liệu thực tế về sự thay đổi mật độ cá chiếu (các hình 2.1 và 2.2):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2<br />
<br />
123<br />
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)<br />
<br />
<br />
GV nhận xét bài làm của nhóm HS và GV cần hiểu được những khó khăn của HS<br />
khẳng định kết quả bài toán. Từ kết quả để có những định hướng phù hợp. Chẳng<br />
này HS có thể tư vấn cho ông A số cá hạn, giới thiệu từng bước quy trình MHH<br />
giống năm tới phải mua để thả vào ao. một cách chi tiết, khoa học; với mỗi bài<br />
Đồng thời, GV giới thiệu thêm cho HS việc toán, có thể hướng dẫn để HS thực hiện<br />
vận dụng đạo hàm vào giải một số bài toán toàn bộ hay chỉ một số bước của quy trình.<br />
trong vật lý, hóa học, sinh học,… Cuối Qua nghiên cứu chủ đề này chúng tôi nhận<br />
cùng GV thiết kế thêm các bài toán thực tế thấy, thảo luận nhóm là phương pháp khá<br />
mà có thể vận dụng kiến thức đạo hàm giải hiệu quả giúp HS thiết lập mô hình chuyển<br />
quyết chúng để HS thực hành. những vấn đề toán học trong sách giáo<br />
Bài toán thực hành khoa thành những vấn đề trong cuộc sống<br />
Bài 1. Một công ty dự kiến chi 1,5 tỉ cũng như vận dụng những kiến thức Toán<br />
Việt Nam đồng để sản xuất các thùng đựng được học giải quyết những bài toán do thực<br />
sơn hình trụ có dung tích 5 lít. Biết rằng tiễn đặt ra. Rèn luyện cho các em khả năng<br />
chi phí để làm mặt xung quanh của thùng tranh luận về những ưu điểm và hạn chế<br />
đó là 150.000 đ/m2 chi phí để làm mặt đáy của các mô hình đã xây dựng nhằm đánh<br />
là 180.000 đ/m2. Hãy tính số thùng sơn tối giá, chọn lọc và cải tiến mô hình cho phù<br />
đa mà công ty đó sản xuất được (giả sử chi hợp với thực tiễn.<br />
phí cho các mối nối không đáng kể). Kiến thức đạo hàm được phản chiếu<br />
Bài 2. Một vật chuyển động theo quy một cách sâu sắc qua thực tiễn cuộc sống.<br />
luật s = 9t2 − t3, với t (giây) là khoảng thời Chính điều này, thông qua quá trình MHH<br />
gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và toán học HS hiểu sâu hơn mối liên hệ chặt<br />
s (mét) là quãng đường vật đi được trong chẽ giữa kiến thức đạo hàm với thực tiễn<br />
khoảng thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời cuộc sống. Hơn thế, giúp cho HS phát triển<br />
gian 5 giây, kể từ khi bắt đầu chuyển động, khả năng nhận thức tri thức toán học ở mức<br />
vận tốc lớn nhất của vật đạt được bằng bao độ cao hơn, rèn luyện kĩ năng hợp tác và<br />
nhiêu? nâng cao các kĩ năng giải quyết các vấn đề<br />
3. Kết luận thực tiễn.<br />
Hoạt động MHH trong dạy học Toán ở TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
các trường phổ thông hoàn toàn có thể<br />
1. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần<br />
được vận dụng dựa theo quy trình 5 bước<br />
Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn<br />
như đã đề xuất ở trên. Cùng với những hạn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.<br />
chế bởi kiến thức toán, khi thực hiện MHH<br />
2. Bùi Anh Tuấn, Ngô Tùng Hiếu và Bùi<br />
toán học, HS có thể gặp những khó khăn<br />
Hồng Duyên, Xây dựng các bài toán thực tế<br />
như: không hiểu vấn đề được đặt ra bởi ở lớp 10: thực nghiệm nhỏ tại thành phố<br />
tình huống thực tế; khó khăn trong việc xác Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại<br />
định giả thiết, nhận ra các biến quan trọng học Cần Thơ, Tập 48, Phần C (2017): 1-11.<br />
để thiết lập mô hình toán; khó khăn trong 3. Stewart J. (2012). Caculus: Early<br />
lựa chọn một phương pháp giải phù hợp Transcendentals, Senventh Edition.<br />
cũng như giải thích kết quả hợp lý. Vì vậy, Cengage Learning, 1194 pages.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 05/01/2019 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019<br />
<br />
124<br />