Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
lượt xem 155
download
Tài liệu cho các bạn tham khảo học chuyên ngành
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu th ế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan h ệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không ch ỉ đ ơn thu ần gi ới h ạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa th ị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại. Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nh ập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh t ế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Đó cũng là lý do mà Người viết ch ọn vấn đ ề “Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” . Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nh ấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh th ần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài đ ể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là m ột chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà Người viết sử dụng là ph ương pháp phân tích và tổng hợp. Dựa trên cơ sở đó nhằm đưa ra nh ững lu ận điểm chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Phạm vi nghiên cứu: Người viết chỉ tập trung vào vấn đề đã được trình bày ở phần trên, chứ không diễn giải hay đưa ra một sự so sánh nào. Kết hợp với sự hiểu biết nông cạn của bản thân cùng với nh ững ki ến th ức bổ ích đã được giảng dạy. Người viết hy vọng rằng, với vấn đề nghiên cứu của mình sẽ góp phần nhỏ nào đó, làm sáng tỏ thêm luận đi ểm c ủa C.Mac và Ph.Ăngghen đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc t ế c ủa nhân loại. Trang 1
- CHƯƠNG I: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY I. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. 1. Toàn cầu hóa kinh tế Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; t ừ s ự m ở rộng các tôn giáo ra ngoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là s ự phát tri ển c ủa các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng, các tổ ch ức qu ốc t ế, s ự trao đ ổi công nghệ, sự phát triển gắn với hiện đại hoá… Toàn cầu hoá kinh t ế là kết quả của sự quốc tế hoá sản xuất cao độ và phân công qu ốc t ế, nó xu ất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển thấp, giao thông kém phát triển, quy mô sản xuất và trao đổi nhỏ bé, thị trường khép kín, không có thị trường mang ý nghĩa hiện đại. Khi nền sản xuất tư bản phát triển, thị trường thế giới mở rộng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu c ầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa ph ương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển nh ững quan hệ ph ổ bi ến, s ự ph ụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”[1]. Luận điểm này của C.Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, sự quốc t ế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã được bắt đầu từ khi chủ nghĩa t ư b ản m ở rộng thị trường thế giới, khi phát hiện ra châu Mỹ cách đây hơn 500 năm. Sự phát triển của quốc tế hoá đời sống kinh tế lúc đầu còn theo ngành d ọc, theo hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc th ực dân, trên cơ s ở sự phân công quốc tế và xuất khẩu tư bản xuất phát từ các chính quốc đ ến các nước thuộc địa, thông qua bạo lực và bóc lột kinh t ế. Khi ch ủ nghĩa đ ế quốc xuất hiện, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các th ế l ực đ ế quốc trong phân chia thuộc địa và thị trường thế giới, sự quốc tế hoá đời Trang 2
- sống kinh tế đã mở rộng cả theo chiều ngang. Rồi các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai nổ ra, quan hệ chính trị và kinh t ế th ế gi ới đảo lộn, khủng hoảng và biến động, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế bị đẩy lùi. Sự xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917 và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành sau chi ến tranh thế giới lần thứ hai tạo nên một kiểu quan hệ mới giữa các quốc gia dân tộc. Kiểu quan hệ mới này bước đầu mở ra kiểu quốc tế hoá đời sống kinh tế mới, dựa trên tính ưu việt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản, đặt nền móng cho sự quốc tế hoá chân chính. Song, do những thăng trầm của lịch sử, trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô s ụp đổ, h ệ th ống xã hội chủ nghĩa tan rã, kiểu quan hệ kinh tế quốc tế này đã kết thúc. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất vẫn ngày càng phát triển. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri th ức hình thành, đời sống kinh tế quốc tế hoá, toàn cầu hoá; các trung tâm t ư bản chủ nghĩa phát triển và trở thành lực lượng chi phối th ế giới. Có th ể nói, từ sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá kinh tế dường nh ư ch ủ y ếu g ắn liền với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù vậy, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số nước xã hội chủ nghĩa và những nước này đang phát triển. Do vậy, nghiên cứu toàn c ầu hoá kinh tế không thể bác bỏ một thực tiễn lịch sử là toàn cầu hoá kinh t ế đang diễn ra trong bối cảnh hình thành cục diện kinh t ế đa c ực, hình thành một trật tự kinh tế, chính trị quốc tế mới, trong đó có hình th ức phát tri ển, hợp tác, cạnh tranh và cùng nhau phồn vinh của các quốc gia dân tộc. Và khái niệm toàn cầu hoá hiện đại muốn bàn ở đây là nói đến xu thế khách quan đang diễn ra trong thời đại hiện nay. Tất nhiên, lịch sử có cái lôgích phát triển của nó. Theo quy luật, ch ủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bởi hình thái kinh tế xã hội vượt nó. Song, sự thay thế đó như thế nào, khoa học và th ực tiễn s ẽ ch ỉ ra. Th ời đi ểm hiện nay đặt ra và cho phép chúng ta tính đến khía cạnh toàn cầu hoá kinh tế hiện đại và tác động của nó đến các mặt chính trị, xã hội, văn hóa toàn cầu, để từ vị trí một nước đang phát triển, tính đến sự chủ động hội nh ập, thúc đẩy hợp tác, phát triển và cạnh tranh, tạo nên sự ph ồn vinh c ủa ch ủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thế cùng tồn tại trong hoà bình, ph ồn vinh và phát triển của thế giới đương đại. 2. Những thuộc tính cơ bản của quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện đại. Lịch sử của quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế rất lâu dài, và phải thấy rằng, cơ cấu của toàn cầu hoá bắt đầu từ sự hình thành nhà nước, quốc gia dân tộc và tư nhân hoá - những cỗ xe đi đ ến hi ện đ ại. K ết quả tất yếu là sự mở rộng thị trường thế giới. Mở rộng thị trường th ế giới Trang 3
- gắn với việc phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa t ư bản và c ả quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Sự hiện đại hoá lực l ượng s ản xuất và quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản dẫn tới toàn c ầu hoá. Nó đi trước và quyết định quá trình toàn cầu hoá. Song, cho đến nay, toàn cầu hoá lại là một trong những điều kiện để hiện đại hoá thế giới, bất ch ấp ý muốn của ai. Sự phát triển của phương Tây thúc đẩy hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Bởi vậy, việc hiện đại hoá của th ế giới, trong đó có các n ước đang phát triển ở phương Đông không thể bỏ qua một th ực tế là ph ải hiện đại hoá theo những kinh nghiệm của phương Tây trên nền văn hóa của phương Đông. Tiếp thu văn hóa, văn minh phương Tây, Việt Nam có cách tiếp cận và phương pháp luận của chúng ta. Vậy những gì là cốt lõi của quá trình toàn cầu hoá hiện đại? Có th ể nêu mấy điểm sau đây: 2.1. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó và tuỳ thu ộc vào nhau, d ần dần hình thành một thể thống nhất, xoá dần đi những ngăn trở và khoảng cách về nhiều phương diện. - Nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hoá sản phẩm mà đã là chuyên môn hóa các chi tiết sản ph ẩm. Với ph ương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, các nước có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của nước khác, từ đó thúc đẩy quốc tế hoá s ản xu ất phát triển nhanh chóng. Thí dụ, một loại xe của hãng Toyota s ản xuất t ại Mỹ có 25% linh kiện được sản xuất ở ngoài nước Mỹ. Một loại xe ô tô của công ty Ford có 27% linh kiện do nước khác sản xuất. - Các công ty xuyên quốc gia phát triển chưa t ừng có trong l ịch s ử và đóng vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa. Theo thống kê của Liên hợp quốc, năm 1996, thế giới có 44.000 công ty xuyên quốc gia, trong đó 28.000 công ty con có tổng giá trị sản xuất chiếm 40% GDP thế giới, chiếm 50% giá trị thương mại của th ế giới. Tổng kim ngạch tài sản năm 1996 của các công ty xuyên quốc gia này lên tới 3.200 tỷ USD. Hàng năm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chúng chiếm 90% đầu tư trực tiếp của thế giới[2]. Năm 1998, các vụ sáp nhập đã lên đến 2.500 tỷ USD. Năm 1999, riêng 10 vụ sáp nhập các công ty lớn trên thế giới đã lên tới 1.500 tỷ USD. Vụ sáp nhập 3 ngân hàng lớn ở Nhật Bản vào tháng 8/1999 với 1.200 tỷ USD, đã bằng tổng giá trị 7.700 vụ sáp nhập năm 1998. Năm 2000, các cuộc cạnh tranh và sáp nhập các tập đoàn lớn lại diễn ra gay gắt, quyết liệt với quy mô lớn chưa từng thấy[3]. Trang 4
- - Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, n ổi lên xu h ướng liên kết kinh tế, dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh tế và th ương m ại, tài chính quốc tế và khu vực. Đó là Tổ chức Thương mại th ế giới (WTO), Qu ỹ ti ền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh các nước Đông Nam á (ASEAN), Thị trường tự do Nam Mỹ Mercosur, Khối cộng đồng kinh tế Tây Phi, và hàng chục tổ chức kinh tế khác ở khắp các châu lục. Thông qua các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc t ế này, quy mô lưu thông vốn quốc tế lớn chưa từng thấy, tốc độ tăng trưởng m ậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế; các lĩnh vực h ợp tác trong toàn cầu hoá kinh tế không ngừng phát triển. - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện đại tác động m ạnh m ẽ đ ến lĩnh vực chính trị, dẫn đến sự hình thành các tổ chức chính trị quốc tế mà lớn nhất là Liên hợp quốc. Liên hợp quốc cùng với các t ổ ch ức c ủa nó nh ư Chương trình phát triển LHQ (UNDP), Quỹ LHQ về các hoạt động dân số (UNFPA), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ (UNESCO), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Hội nghị liên h ợp quốc t ế v ề phát tri ển (UNCTAD), Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO)… đang tác động mạnh đến tất cả các khu vực, các nước trên ph ạm vi toàn c ầu. Cùng với sự phát triển của các tổ chức này, luật pháp quốc tế cũng hình thành. Thí dụ: Công ước quốc tế về luật biển (1982), Công ước quốc tế về quyền trẻ em… Do vậy, có thể nói rằng, toàn cầu hoá kinh tế hiện đại thúc đẩy sự thẩm thấu lẫn nhau chẳng những của các nền kinh tế mà còn lan toả ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tất cả các quốc gia trên thế giới. 2.2 Nền kinh tế mới trong toàn cầu hoá là nền kinh tế công nghệ cao – nền kinh tế tri thức. Cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều phát minh khoa học, một cu ộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong vật lý học: phát hiện ra tia R ơn-ghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử (1897), radium (1898)..., rồi đến những phát minh mới trong thế giới vi mô (nguyên tử) và vĩ mô (vũ tr ụ). Khoa học đã thu thập được một khối lượng khổng lồ những tri thức về thế giới tự nhiên, tổng hợp lại ở các thuyết cơ bản như thuy ết Lượng tử và thuyết Tương đối…, tạo nền móng cho khoa học hiện nay. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, toàn bộ lượng thông tin, tri thức trong th ế kỷ XX tăng gấp 1.000 lần so với hồi đầu th ế kỷ, và v ượt trội so v ới t ổng tri th ức mà loài người tích luỹ được trong suốt 19 thế kỷ đã qua. Khoa học hiện đại ngày càng phát triển, tiến vào lĩnh vực vi mô và vĩ mô, đòi hỏi sự phát triển trí tuệ ngày càng cao. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đầu thế kỷ XX là cái nguồn tất yếu của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mở đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trang 5
- Nền kinh tế toàn thế giới bắt đầu cơ cấu lại, trang bị lại và đòi hỏi phải cơ cấu lại, trang bị lại. Bên cạnh những ngành kinh tế gắn với nền đại công nghiệp, như các ngành luyện kim, điện lực, sản xuất ô tô, xi măng, sắt thép… còn có các ngành kinh tế mới phát triển cực nhanh (điện tử – bán dẫn, máy tính, viễn thông…), trong đó các dịch vụ liên quan đến thông tin (ngân hàng, tư vấn, thiết kế, bảo hi ểm…) phát tri ển m ạnh, th ậm chí ở một số nước, lĩnh vực này chiếm tới trên 70% thu nhập c ủa n ền kinh tế quốc dân. Các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành nh ững mũi nhọn kinh tế của các quốc gia. Trước hết, phải kể đến công ngh ệ thông tin vì công nghệ thông tin đang là cốt lõi của cuộc Cách m ạng khoa h ọc và công nghệ hiện đại. Nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản ph ẩm. Trong cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, máy móc có th ể thay th ế một phần trí tuệ con người, làm cho tốc độ tư duy và năng lực t ư duy ph ức tạp mở rộng. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, như ch ế tạo các mạch vi điện tử, máy vi tính, mạng máy tính… và các phần mềm hệ th ống, phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử quốc phòng… Đó đều là những bộ phận quan trọng của công nghệ thông tin. N ền kinh t ế mới sẽ được trang bị lại chủ yếu nhờ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra các bộ não – thần kinh để tích hợp ngày càng rộng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ thông tin là yếu tố khoa học, là công nghệ c ốt lõi t ạo ra điều kiện kỹ thuật của toàn cầu hoá nhờ hệ thống thông tin toàn c ầu, bao gồm hệ Internet. Thứ hai, công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế giới đầy bí hiểm của sự sống. Khoa học hiện đại đã khám phá ra gen dưới dạng các phân tử hình xoắn kép (ADN), hiểu rõ được mật mã của sự sống…, đã t ạo ra m ột ti ềm năng vô tận cho việc sản xuất các vật ph ẩm phục vụ cho nhu c ầu c ủa con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự phát triển của công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách tối ưu đã mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao động, giải đáp những vấn đề nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng biết đến. Thứ ba, nhiều công nghệ mới quan trọng khác như công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ… ra đời, mở ra những tiềm năng mới, triển vọng mới. Ngày nay, việc s ử dụng nguồn điện nguyên tử, thuỷ điện và điện mặt trời ngày càng nhiều trong đời sống xã hội. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, v ật li ệu tổng hợp, sợi quang học… thay thế ngày càng nhiều những nguyên liệu truyền thống. Trang 6
- Thứ tư, tự động hoá trong sản xuất. Tự động hoá trong sản xu ất gi ải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mở ra triển vọng mới trong sự phát triển. Nhờ có công nghệ cao và sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thế giới, sự tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ làm đảo lộn những dự đoán thông thường của con người. 2.3. Nền kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu là nền kinh t ế c ủa t ư b ản toàn cầu, do ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và các công ty xuyên quốc gia chi phối. Chúng ta không lấy làm lạ khi đọc luận điểm sau đây của nhà kinh tế hàng đầu của Đức, ngài Hécbơ Giécsơ, viện trưởng lâu năm của Viện Kinh tế thế giới Côlônhơ, rằng toàn cầu hoá chỉ là một khái niệm mới của một quá trình đang tiếp diễn từ lâu: sự mở rộng về không gian của phương thức kinh tế tư bản cho đến tận cùng thế giới. Điều này có thể được minh chứng qua các lý do sau đây: Đứng về mặt gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về th ương mại, đầu tư, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công, v.v., thì hi ện nay các trung tâm tư bản lớn như Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn đóng vai trò chủ chốt. Xét về mặt hình thành và phát triển các thị trường trên phạm vi toàn cầu và các khu vực, đồng thời với việc hình thành và tăng cường các định chế (luật chơi) và cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt đ ộng giao dịch quốc tế hiện nay, thì vai trò của các nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn là chủ chốt. Sự quản lý các quá trình này, chi phối quá trình này chủ yếu vẫn là các nước tư bản ch ủ nghĩa và các t ổ chức, các công ty xuyên quốc gia do các nước ấy khống chế, chi phối. Graham Thompson, trong bài Xác định vị trí toàn cầu hoá, đã có lý khi phân biệt toàn cầu hoá kinh tế hiện đại với quốc tế hoá ở chỗ coi nó là một nền kinh tế “ở bên trên”, độc lập với các nền kinh t ế và các tác nhân qu ốc gia; nó chi phối, áp đặt một hình thức và một tính ch ất đ ặc bi ệt cho chúng. Và ở đây là hình ảnh của một thứ chủ nghĩa tư bản không b ị trói bu ộc, đang đi tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên khắp địa cầu. Trong vấn đề quản lý hệ thống kinh tế toàn cầu, Graham Thompson cũng có lý khi chỉ ra thực chất của nó, rằng quản lý quá trình toàn cầu hoá kinh t ế chính là nh ững hình thức tổ chức đa phương như GATT, và bây giờ là WTO, WB, IMF…, trong đó Mỹ, EU, Nhật Bản đóng vai trò trung tâm, quan trọng đ ến m ức “một hình thức quản lý như thế sẽ cho thấy khả năng tương hợp cơ bản giữa chủ nghĩa ba phương với chủ nghĩa đa phương”. II. Sự hội nhập của các nước đang phát triển – Thời cơ và thách thức A. Hệ quả tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá Trang 7
- Như trên đã phân tích, toàn cầu hoá kinh tế là một xu th ế khách quan, có tác động tương hỗ đến tất cả các mặt của đời sống xã h ội, c ả v ề chính trị, văn hóa và xã hội… Do đó, có th ể nêu lên những h ệ qu ả tích c ực và tiêu cực của toàn cầu hoá như sau: 1. Hệ quả tích cực 1.1. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao. - Toàn cầu hoá làm tăng nhanh tổng sản phẩm của thế giới, với giá trị hiện nay ước tính khoảng 30.000 tỷ USD, gấp 23 lần giá trị tổng sản phẩm thế giới vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX (1.300 tỷ USD). - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu có nh ững thay đổi c ơ b ản. Nếu năm 1960, nông, lâm, thuỷ sản chiếm 10,4%; cây công nghiệp chiếm 28,1% và dịch vụ chiếm 50,4% thì đến năm 1990, cơ cấu GDP của thế gi ới tương ứng đã là 4,4%; 21,4% và 62,4%. - Sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống ngày càng tăng, với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng sản xuất. - Hệ thống thông tin toàn cầu phát triển nhanh chóng, kết n ối các vùng địa lý trên trái đất vào một hệ thống, góp phần tác động có hiệu quả vào các quá trình kinh tế – chính trị – xã hội – quân sự – văn hóa toàn cầu… 1.2. Toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại. - Toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương m ại s ẽ làm giảm hoặc huỷ bỏ các hàng rào ngăn cách, làm cho hàng hoá của mỗi n ước có th ị trường tiêu thụ rộng hơn, do đó kích thích sản xuất phát triển. Nh ờ đó sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo h ướng chuyên môn hoá, làm cho các nguồn lực ở mỗi nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. - Tự do hoá thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, phát huy lợi thế của mình và hạn chế những rủi ro, thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. - Tuy vậy, tự do hoá thương mại không đưa lại những kết quả như nhau đối với các nước. Nhìn chung, các nước phát triển có lợi thế là nền kinh tế của họ đã phát triển cao, khả năng cạnh tranh lớn, nắm giữ các công nghệ cao, tư bản, đội ngũ lao động có trình độ cao và công nhân lành nghề đông. Do đó, hàng hoá của họ có chất lượng cao, hoạt động thương mại nhạy bén, năng động hơn và có sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường lớn hơn. Các nước đang phát triển ở vào vị trí khó khăn hơn, vì n ền kinh t ế kém phát triển, khả năng cạnh tranh yếu, trình độ công ngh ệ thấp, thi ếu vốn, đội ngũ lao động có trình độ và công nhân lành ngh ề nh ỏ bé. Song, các nước này nếu biết lợi dụng những ưu thế của mình, biết phát huy nội lực, tranh thủ kỹ thuật cao, đi tắt đón đầu thì vẫn đạt được những tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các nước NIC S và những con rồng châu á là những thí Trang 8
- dụ. Có thời kỳ dài, các nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 – 7%/năm, chủ yếu do tận dụng được tự do hoá thương mại và thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu. 1.3. Toàn cầu hoá làm gia tăng các luồng chuyển giao vốn và công nghệ. - Toàn cầu hoá làm gia tăng các hoạt động đầu tư quốc tế, chủ yếu là FDI, với những đặc điểm chính là nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng; chủ thể đầu tư và chủ thể thu hút đầu tư ngày càng đa dạng; lượng lưu động vốn cho vay tăng rất nhanh; tự do hoá đầu tư trở thành mục tiêu, chính sách đầu tư quốc tế của tất cả các nước. - Toàn cầu hoá thực hiện chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu của khoa học công nghệ, tổ chức, quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất cho các nước được đầu tư phát triển. 1.4. Toàn cầu hoá củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, các thể chế quốc tế ngày càng được tăng cường để đảm bảo điều tiết và quản lý các quan hệ quốc tế. Tính đến nay, đã có khoảng 120 thể chế khu vực và toàn cầu. Hàng trăm tổ chức quốc tế các loại, bao gồm các tổ chức liên chính ph ủ, phi chính phủ… đang hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những sản phẩm của toàn cầu hoá, đồng th ời chúng có tác đ ộng làm cho quá trình toàn cầu hoá được tăng cường. Chính nhờ toàn cầu hoá liên kết các nước lại với nhau, làm tăng s ự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước về nhiều mặt, nên lợi ích của mỗi qu ốc gia gắn với lợi ích của nhiều quốc gia. Hơn nữa, các th ể ch ế qu ốc t ế cũng ràng buộc lợi ích và nghĩa vụ của các quốc gia. Tất c ả nh ững đi ều nói trên giúp hạn chế những hành vi dễ gây xung đột giữa các nước, góp ph ần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Qua quá trình giao lưu quốc tế, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thuộc các châu lục, giữa con người với con người càng được tăng cường; thông tin cập nhật khắp vùng, góp phần tác động đến mọi s ự ki ện trên thế giới. 2. Hệ quả tiêu cực 2.1. Toàn cầu hoá mở rộng thêm khoảng cách giàu – nghèo trong t ừng nước và giữa các nước. - Các mối lợi từ toàn cầu hoá kinh tế được phân phối không đ ồng đều và không công bằng. Các quốc gia phát triển th ường thu lợi nhi ều h ơn trong kinh tế, thương mại… - Tất cả những thành tựu của toàn cầu hoá kinh tế trong mấy th ập kỷ qua không những không thu hẹp mà còn làm doãng ra khoảng cách về mức sống và trình độ phát triển kinh tế, khoa học công ngh ệ gi ữa các n ước Trang 9
- đang phát triển và các nước phát triển, làm trầm trọng thêm sự bất công trong xã hội; đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong t ừng n ước. V ề nhi ều mặt, dân chúng ở 85 nước đang phát triển hiện có mức sống th ấp hơn so với cách đây 10 năm. Hiện nay, trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo. Chênh lệch giữa thu nhập của 20% dân số thuộc tầng lớp người giàu nh ất và c ủa 20% dân số thuộc tầng lớp nghèo nhất trên thế giới trong năm 1960 là 30 lần, đến năm 1990 lên tới 60 lần và năm 1997 là 74 l ần. Các n ước phát triển với 1/5 dân số thế giới chiếm tới 86% GDP toàn cầu, 4/5 th ị trường xuất khẩu, 1/3 vốn đầu tư nước ngoài; trong khi đó, các nước nghèo nhất với 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra được 1% GDP thế giới. 2.2. Toàn cầu hoá tạo nên sự thách thức mới đối với nền đ ộc lập, ch ủ quyền quốc gia, làm xói mòn quyền lực của nhà nước dân tộc. - Toàn cầu hoá làm thay đổi khái niệm độc lập và chủ quy ền quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá làm suy y ếu ch ức năng kinh tế của nhà nước dân tộc. - Chủ quyền quốc gia bị hạn chế một cách tương đối, tính độc lập của các quốc gia bị giảm dần; nhiều quyền lực của nhà nước bị xói mòn, các chính phủ không còn quyền độc lập tuyệt đối trong việc hoạch định chính sách, vì có nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà n ước (các luồng di chuyển vốn, các luồng thông tin, các tập đoàn xuyên qu ốc gia, môi trường sinh thái…) 2.3. Toàn cầu hoá làm cho nhiều mặt hoạt động và đời sống của con người trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính đến an toàn văn hóa, xã hội, môi trường. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á (1997 – 1998) đã ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo dài và toàn diện đến các nước này. Tính không an toàn trong đời sống kinh tế gia tăng: sự đổ vỡ nhiều ngành sản xu ất và phá s ản hàng loạt xí nghiệp; lạm phát và thất nghiệp gia tăng; nền s ản xuất ph ải cơ cấu lại, những thể chế bảo hộ xã hội bị phá bỏ; tệ nạn xã h ội gia tăng. Đặc biệt là khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, các tệ nạn ma tuý, mại dâm và HIV lan tràn. Toàn cầu hoá làm gia tăng giao lưu quốc tế trong đời sống văn hóa tinh thần, nhiều tinh hoa văn hóa của các dân tộc được truyền bá, sự thâm nhập lẫn nhau của các nền văn minh thúc đẩy tiến bộ xã hội. Song, do l ợi thế của các nước có nền kinh tế mạnh nên ảnh hưởng của các nước này đối với các nước đang phát triển rất lớn. Vì vậy, nhiều giá trị riêng c ủa các dân tộc, đặc biệt là của các nước đang phát triển bị xói mòn; nhi ều truy ền thống dân tộc bị huỷ hoại, các quan hệ gia đình bị phá vỡ… Khuynh h ướng đồng nhất ở một góc độ nào đó, cả về văn hóa, đã và đang diễn ra ngày một rõ hơn… Bởi vậy, vấn đề đặt ra là hội nhập nhưng không để bị hoà tan, không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nếu đề cao văn Trang 10
- hóa dân tộc một cách thái quá sẽ có nguy cơ đi đến bài ngo ại, đóng c ửa và sẽ bị tụt hậu. Rõ ràng, toàn cầu hoá không chỉ có tác động thuận lợi mà còn có tác động tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Do đó, các nước đang phát triển phải có chiến lược hội nhập phù hợp với thực tiễn nước mình, đ ể tranh thủ được mặt thuận lợi, và khắc phục, hạn chế được các mặt tiêu cực. B. Các nước đang phát triển và những vấn đề đặt ra cho các nước đó trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Do không đồng nhất về trình độ phát triển, do những điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, về mục tiêu định h ướng và chiến lược phát triển, cho nên các nước đang phát triển khác nhau cũng có nh ững nhận th ức và áp dụng các phương thức hội nhập khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho đến nay, các nước đang phát triển cũng đang từng bước rút ra đ ược nhiều kết luận từ những bài học thành công và thất bại của mình. Có thể nêu lên một số điểm sau đây: 1. Về nhận thức: Toàn cầu hoá và hội nhập là một xu thế khách quan, trọng tâm của nó là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện mở rộng không gian để phát triển và tìm kiếm vị trí thích hợp cho mình trong khung cảnh chung của toàn c ầu hoá, thực hiện việc kết hợp nội lực với sức mạnh quốc tế. Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên trường quốc t ế và trên thị trường nội địa. Điều quan trọng nhất là ph ải chuy ển đổi c ơ c ấu kinh tế trong nước và phải cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh cơ chế chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh cho phù hợp với thể ch ế (luật chơi) của quốc tế, phải gắn chặt với chiến lược phát triển của đất nước mình. Phải giải phóng khỏi tư tưởng cho rằng hội nhập là bị ép buộc, áp đặt. Cần phải nhận thức cải cách, đổi mới, chủ động hội nh ập chính là vì sự nghiệp phát triển của bản thân nước mình. Từ bỏ hội nhập, hoặc thực hiện chiến lược hội nhập sai lầm sẽ làm cho đất nước bị gạt ra ngoài l ề của sự phát triển, hoặc tụt hậu ngày càng xa hơn, và ngày càng bần cùng. Hậu quả đó không phải do các nước này tham gia hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá, mà điều căn bản là do các nước ấy không c ải bi ến đ ược, không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế tiền tư bản lạc hậu của mình và thiếu hẳn những cải cách trong bộ máy nhà nước, để đất nước chìm đắm trong tệ nạn tham nhũng của bộ máy quyền lực đặc quy ền đặc l ợi. K ết quả là tài nguyên của đất nước và viện trợ của nước ngoài bị s ử dụng lãng phí, đất nước rơi vào nợ nần, dẫn tới khủng hoảng kinh tế – chính tr ị và b ị nước ngoài chi phối. 2. Về thực tiễn: Trang 11
- 2.1. Các nước đang phát triển bước vào quá trình hội nhập phải th ực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm thích ứng và đứng vững được trong cạnh tranh toàn cầu. Nếu không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế có khả năng thích ứng trong cạnh tranh, linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp v ới những đổi mới trong công nghệ và những biến động trên thị trường th ế giới thì không khai thác được lợi thế so sánh và phải h ứng ch ịu những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều nước đã biết lựa chọn những ngành có thế mạnh để mở cửa, tham gia cạnh tranh; biết dùng những biện pháp bảo vệ hợp pháp và h ạn ch ế tạm thời đối với những ngành chưa có khả năng cạnh tranh; biết chuẩn bị cho tương lai bằng cách lựa chọn những ngành có lợi th ế c ần t ập trung phát triển. Sự tính toán thận trọng và nhìn xa trông rộng bảo đảm cho s ự chủ động hội nhập: mở cửa lĩnh vực nào, vào thời điểm nào, với mức độ và quy mô nào thì có lợi nhất cho nền kinh tế của đất nước. 2.2. Phải thực hiện cải cách hành chính sâu rộng. Trước hết, nhà nước phải cải cách hệ thống kinh tế vĩ mô và có những chính sách thích hợp để tận dụng những ưu đãi mà thể chế hội nhập quy định. Sự cải cách này nhằm bảo đảm sự hài hoà giữa quy ền l ợi và nghĩa vụ của nước mình trong thể chế hội nhập, giữa mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước với những yêu cầu và đòi hỏi của bên ngoài; gi ữa các vấn đề kinh tế và thương mại với các lĩnh vực khác; đồng thời, ph ải cải cách luật pháp, quy chế, quy định cho phù hợp và bảo đảm để các chính sách đó được thực hiện. Hai là, phải cải cách và hoàn thiện cơ ch ế quản lý đi ều hành quá trình hội nhập để giữ ổn định chính trị trong sự phát triển, kịp thời đi ều ch ỉnh và giải quyết những vấn đề phát sinh, những biến động bất thường gây mất ổn định kinh tế – xã hội. 2.3. Phải xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập. Đây là đòi hỏi cấp bách, vì các lĩnh vực h ội nh ập rất phong phú, n ảy sinh nhiều vấn đề mới và phức tạp, từ kinh tế thương mại, dịch vụ, đầu tư đến khoa học công nghệ, môi trường, sở hữu trí tuệ… Do đó, ph ải hiểu được những khác biệt về cơ chế chính sách, luật lệ và thực tiễn kinh doanh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Những điều đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao trình độ cán bộ, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phát triển, của các tổ chức quốc tế để đào tạo, bồi dưỡng cho được một đội ngũ cán bộ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế mới; một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, quản lý giỏi, vừa có năng lực tổ chức thực tiễn, nhạy bén với cái mới, đáp ứng sự phát triển của đất nước trước những biến động của thế giới. Trang 12
- III. Vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1. Vấn đề chung: Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nh ập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh t ế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã h ội trong quá trình hội nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quy ết 07- NQ/W ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh th ủ nguồn l ực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính đ ộc l ập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, h ội nh ập c ủa Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này, hội nhập kinh t ế qu ốc t ế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc t ế tạo đi ều ki ện k ết h ợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan h ệ kinh t ế quốc tế. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nh ập th ị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có đi ều ki ện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát tri ển kinh t ế trong n ước. Việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh t ế qu ốc tế hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát tri ển kinh tế - xã hội 2005 - 2010. Trong thời gian qua, nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được nh ững k ết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc bi ệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên. Tuy nhiên, hiệu qu ả s ức c ạnh tranh kinh tế nước ta vẫn còn một số tồn tại: - Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 53/59 nước năm 2000, 60/75 nước năm 2001 ; 65/80 năm 2002 nước tham gia xếp hạng. Năm 2004 gi ảm 17 bậc so với năm 2003, năm 2005 giảm tiếp 4 bậc so v ới năm 2004 trong các nước xếp hạng (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF). Trang 13
- - Sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp còn y ếu, thi ếu s ự chuẩn bị để ứng phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng. - Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Những lợi thế về nguồn lao động trẻ đang mất dần, vấp phải sự cạnh tranh của các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc, vi ệc phát tri ển các mặt hàng mới đang gặp khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ. - Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa tương xứng với mức tăng đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được các lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành, sản phẩm. Khu vực dịch vụ tuy được đ ầu t ư khá song tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu GDP, hệ th ống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. C ơ c ấu lao đ ộng chuyển dịch rất chậm không tương xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Mặc dù việc phát huy các nguồn nội lực cho đầu tư phát tri ển có nhiều tiến bộ, vốn trong nước chiếm trên 70%, nh ưng lại xảy ra tình tr ạng giảm sút của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mấy năm qua: năm 2002 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2001. - Hoạt động tài chính - tiền tệ tuy có tiến bộ nhưng tiềm ẩn nhi ều rủi ro, lãi suất tiền đồng quá cao so với lãi su ất USD và r ất cao so v ới kh ả năng sinh lời của nền kinh tế, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vốn huy đ ộng c ủa h ệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng lại được sử dụng một tỷ lệ khá để cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các ngân hàng ch ịu s ức ép b ất l ợi về lợi nhuận và làm giảm khả năng đề phòng rủi ro. Nhìn chung, sự chuẩn bị để ứng phó với những cách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn chậm, thiếu một Chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia dẫn đến s ự lúng túng trong xây dựng chiến lược của từng bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Một số chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đưa vào cuộc sống chậm, môi trường kinh doanh còn chưa bình đẳng, chính sách còn thiếu đồng bộ, nhất quán, khó thực hiện. 2 Chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới đất nước trong hơn 16 năm qua đã tạo th ế và lực mới cho nước ta trong quá trình hội nhập, bảo đảm điều kiện để nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song, trên th ực t ế ph ải thấy rằng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, sức cạnh tranh còn rất thấp; lực lượng lao động tuy dồi dào, song trình độ kỹ thuật và kỹ năng còn Trang 14
- thấp; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập; hệ thống tài chính, ngân hàng còn yếu kém nên khả năng đương đầu với xu hướng tự do hoá kinh tế, tài chính toàn cầu rất khó khăn; chưa đuổi kịp sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin – viễn thông toàn cầu. Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong đi ều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần xây dựng chiến l ược c ạnh tranh quốc gia mà cốt lõi của nó là hệ thống các chính sách c ạnh tranh. Việc xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh cần theo hướng: giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đối xử trong kinh doanh, chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, hạn chế kiểm soát độc quyền. Theo hướng này, cần nhanh chóng ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Ngoài ra, c ần tập trung vào các giải pháp khác như: Quá trình toàn cầu hoá, phát triển sự hợp tác đa phương và song phương với các nước tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá sang các nước. Tất nhiên, vấn đề này còn gắn với cuộc cạnh tranh, vừa hợp tác vừa đấu tranh rất ph ức tạp. Chúng ta c ần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, nhập khẩu kỹ thuật cao, tranh th ủ kinh nghiệm quản lý của thế giới, mở rộng thị trường để nhanh chóng đi t ắt, đón đầu, xây dựng nền kinh tế mới phù hợp với s ự phát tri ển chung và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. - Cải thiện nhanh môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong nước, nhất là đầu tư nước ngoài theo hướng kiên quyết giảm giá đầu vào của sản xuất thuộc thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt là một số loại giá có tính độc quyền (điện, viễn thông, dịch vụ cảng biển, phí cầu đường); giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc trong việc giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính nhất quán minh bạch của chính sách, tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư; xây dựng c ơ s ở pháp lý, thi ết lập một mặt bằng áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp v ới t ừng đối tượng. - Thực hiện quá trình cải cách hệ thống thuế nh ằm đáp ứng yêu c ầu của quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, tiến tới xây d ựng h ệ th ống thuế thống nhất cho các thành phần kinh tế; thực hiện nhất quán l ộ trình cắt giảm thuế theo hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết (AFTA, Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, WTO); công khai thời gian và mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chủ động trong hội nhập và cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nhất là đối với các đối tác lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản… để mở rộng th ị trường, tranh th ủ công nghệ nguồn, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Trang 15
- - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua đi ều ch ỉnh c ơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh, lợi th ế cạnh tranh, th ực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; khắc phục căn bản tình trạng bố trí đầu tư dàn trải phân tán, dứt khoát không đầu tư vào những công trình dự án kém hiệu quả đồng thời đa dạng hoá các hình thức đầu tư như BOT, BT, phát hành trái phiếu công trình… Tập trung vào sắp xếp, c ải cách doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hoá hệ thống tài chính, ngân hàng, đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước, tiến hành cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, trình độ của bộ máy công chức, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nh ập kinh tế quốc tế đang đặt ra hiện nay. Những khó khăn, thách thức rất to lớn đang đặt ra trước chúng ta. Bởi vậy, chúng ta phải trên cơ sở kinh nghiệm của mình trong những năm đổi mới và kinh nghiệm của các nước đang phát triển mà thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta. Chiến lược hội nhập quốc tế của nước ta là chiến lược chủ động hội nhập, nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, khai thác tốt nhất nội lực của ta đ ể phát tri ển đ ất n ước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chiến lược ch ủ động h ội nh ập c ủa nước ta xuất phát từ việc thừa nhận lợi ích to lớn của h ội nh ập; đ ồng th ời ý thức rằng sự hội nhập đó cũng đưa lại những thách thức to lớn, nh ững nguy cơ không thể xem thường. Thời cơ và nguy cơ thường đan xen với nhau, do đó phải hết s ức tỉnh táo để bảo đảm hội nhập và giữ được bản sắc văn hóa dân tộc; hội nhập và giữ vững độc lập tự chủ; hội nhập và bảo vệ được l ợi ích dân t ộc; h ội nhập và góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân loại. Chúng ta chủ động hội nhập quốc tế để phát tri ển bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã h ội công b ằng, dân chủ, văn minh. 3. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam mu ốn làm b ạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, ph ấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hi ện đ ại hoá đ ất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp ph ần tích c ực vào cu ộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe do ạ vũ Trang 16
- lực; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh ch ấp bằng thương lượng hoà bình; chống mọi hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Trên nền tảng phân tích các quan điểm đối ngoại trên, chúng ta có th ể thấy rõ quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta là: Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu c ầu xây d ựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ th ống chính trị. Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước. Ở đây chúng ta cần hiểu rõ, cần có tư duy m ới về kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế độc lập tự chủ khác với kinh t ế t ự cung tự cấp. Độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập là khẳng định mở cửa hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới. Do đó muốn bảo đảm độc lập tự chủ phải mở cả về cơ cấu kinh tế và cả về cơ chế kinh tế, phải đa phương hoá không đ ể cho một nước nào, một nền kinh tế nào, một tập đoàn nào giữ vị trí độc quyền, chi phối bất cứ một lĩnh vực, một sản phẩm thiết y ếu nào c ủa n ền kinh t ế chúng ta. Phải tìm mọi cách tạo ra sự cạnh tranh giữa các đối tác và cũng đề phòng sự lợi dụng cạnh tranh của các tổ chức kinh tế quốc tế với chúng ta. Muốn giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập phải giữ vững ổn định kinh tế, đối phó kịp thời với những tác động bất lợi từ bên ngoài. B ởi v ậy cần xây dựng những sợi dây an toàn cho nền kinh tế quốc gia: chẳng hạn như xây dựng và thực hiện các mối quan hệ hợp lý trong tỷ lệ tích luỹ tối thiểu trong GDP, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ trả nợ hàng năm, t ỷ l ệ vay ng ắn h ạn và trung hạn, dài hạn, mức thâm hụt tối đa trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu t ư gián tiếp của nước ngoài qua cổ phiếu và trái phiếu, bảo đảm an toàn lương thực. Muốn giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập còn ph ải ra s ức nâng cao năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật, phải nhanh chóng đào t ạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ hành chính thạo vi ệc. Và điều cốt lõi là phải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thi ện đ ời sống cho toàn dân, thực hiện công bằng, xã h ội... Đây chính là n ền t ảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế vừa giữ được quyền độc lập tự chủ. Chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh t ế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng th ời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hi ệu quả. Ở đây chúng ta cần nắm vững mối quan h ệ biện chứng tuy hai nh ưng là một của nội lực và ngoại lực. Nội lực là chính, là quy ết đ ịnh. Nh ưng muốn phát huy tốt nội lực thì phải có sự tham gia của ngo ại l ực. Ngo ại l ực tham gia càng nhiều, càng mạnh thì càng xuất hiện nhiều và nhanh các kh ả Trang 17
- năng tối đa để phát huy “nội lực”. Và ngược lại để tranh thủ được ngoại lực nhất thiết phải biết động viên tối đa nội lực. Chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu v ực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác. Song song với việc xây dựng sự phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghi ệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Doanh nghiệp được nói tới ở đây là bao gồm các doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực s ản xuất hàng hoá thiết bị, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tiếp thị và nhân lực. Chúng ta phải chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ ch ức, các hiệp định định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp. KẾT LUẬN Với đề tài “Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nh ập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Ngành, địa phương đã làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nh ập WTO?”. Người viết đã cố gắng đưa ra những luận điểm, kiến giải và có phân tích c ụ th ể. Qua đề tài nghiên cứu này, người viết đúc kết được kinh nghiệm từ thực tiễn, và nắm được quy luật, bản chất của tự do hóa thương mại trong xu thế hội nhập toàn cầu, tăng thị phần cho doanh nghiệp, thu hút v ốn đ ầu t ư của nước ngòai cũng như sức cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu s ẽ có một s ố v ấn đ ề được mổ xẻ kỹ lưỡng và cũng có những vấn đề còn mơ hồ, thiếu sót. Người viết mong rằng, quý thầy (cô) sẽ tận tình đóng góp để đ ề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Trang 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KINH TẾ QUỐC TẾ - TOÀN CẦU HOÁ
63 p | 870 | 333
-
Tác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tế
20 p | 881 | 133
-
Hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và Toàn cầu hóa kinh tế: Phần 1
143 p | 185 | 38
-
Toàn cầu hóa kinh tế và những vấn đề: Phần 2
291 p | 149 | 36
-
Toàn cầu hóa kinh tế và những vấn đề: Phần 1
298 p | 171 | 35
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 1.2 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
21 p | 126 | 29
-
Hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và Toàn cầu hóa kinh tế: Phần 2
125 p | 164 | 28
-
Toàn cầu hóa kinh tế: Tác động đối với nghèo đói và bất bình đẳng
11 p | 218 | 20
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Hữu Lộc
38 p | 180 | 13
-
Phân tích kinh tế chính trị học nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại: Các đặc trưng và xu hướng vận động chủ yếu
10 p | 164 | 12
-
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế và tăng trưởng kinh tế lên tỷ lệ thất nghiệp: thực tiễn tại Việt Nam
13 p | 108 | 8
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - ĐH Kinh tế TP.HCM
40 p | 91 | 7
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế (International Economics): Giới thiệu môn học - Hồ Văn Dũng
1 p | 140 | 7
-
Toàn cầu hóa kinh tế: Xu hướng và thách thức mới
6 p | 110 | 6
-
Toàn cầu hoá tài chính, toàn cầu hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
11 p | 9 | 5
-
Bảo đảm quyền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam - Đỗ Thị Phi Hoài
7 p | 110 | 4
-
Đảm bảo quyền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam - Đỗ Thị Phi Hoài
7 p | 85 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn