HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
VANLATY KHAMVANVONGSA<br />
<br />
C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ níc cÊp trung ¬ng<br />
ë Céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật<br />
Mã số: 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Đức Thảo<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà<br />
nước (BMHCNN) cấp trung ương nói riêng, hiện nay luôn là sự quan tâm của<br />
nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát<br />
triển và đặc biệt là các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ nền hành chính cai<br />
trị sang nền hành chính phục vụ. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân<br />
(CHDCND) Lào từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng<br />
Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo. Vấn đề cải cách<br />
BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương nói riêng cũng luôn là sự<br />
quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Lào. Điều này được thể hiện qua các văn<br />
kiện ở các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào. Hội nghị trung ương lấn thứ 5 khóa II đã<br />
khẳng định: “Kiện toàn chính quyền là nhằm nâng cao hiệu lực của chính quyền<br />
về quản lý nhà nước, quản lý kính tế và xã hội... Cần tiếp tục cải cách và kiện toàn<br />
hệ thống chính quyền toàn bộ, làm cho nó đột phá từ trung ương xuống đến cấp cơ<br />
sở. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cần phải gọn nhẹ thực sự, có<br />
hiệu quả, để làm việc quản lý, nghiên cứu, kiểm tra giám sát, xây dựng cán bộ và<br />
công tác đối ngoại là chủ yếu”.<br />
Thực hiện chủ trương của Đảng những năm qua công cuộc cải cách<br />
BMHCNN nói chung và cải cách BMHCNN cấp trung ương nói riêng đã đạt được<br />
những kết quả quan trọng như bộ máy ngày càng gọn hơn, từng bước hoạt động có<br />
hiệu lực, hiệu quả hơn. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan cấu thành<br />
BMHCNN được xác định rõ ràng cụ thể hơn... Điều đó đã góp phần vào thành tựu<br />
đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, môi<br />
trường.... Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của công cuộc đổi mới đất nước, cải cách<br />
BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương thời gian qua vẫn còn bộc lộ<br />
nhiều hạn chế. Cụ thể là sự thể chế hóa các chủ trương của Đảng về cải cách<br />
BMHCNN cấp trung ương còn chậm. Các văn bản pháp luật còn chồng chéo,<br />
thiếu đồng bộ, chức năng, nhiệm vụ của một số Bộ, Ban, ngành còn chồng chéo,<br />
thiếu tính cụ thể, minh bạch và rõ ràng. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh,<br />
phức tạp, gây ra những tình trạng hoạt động không thông suốt, kém hiệu quả, lãng<br />
phí. Không ít cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được trong cải cách tổ chức bộ<br />
máy hành chính; việc bố trí, sắp xếp cũng như đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao<br />
trình độ về chuyên môn, phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức vẫn gặp nhiều khó<br />
<br />
2<br />
khăn, nhiều trường hợp không đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn diễn ra hiện tượng<br />
tham ô, tham nhũng, quan liêu của một số cán bộ, công chức ở một số cơ quan và<br />
hiện tượng “xin - cho” vẫn diễn ra khá trầm trọng ở một số lĩnh vực. Điều đó làm<br />
giảm hiệu lực, hiệu quả của BMHCNN và giảm lòng tin của nhân dân đối với<br />
chính quyền nhà nước, thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục<br />
kịp thời. Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: “Nếu không quyết tâm cải cách kịp thời và<br />
không tập trung lực lượng vào việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao<br />
trình độ đội ngũ cán bộ và hoàn thiện lề lối làm việc cho tốt hơn thì chắc chắn rằng<br />
chung ta không chỉ sẽ không thoàn thành nhiệm vụ chính trị thôi, mà còn sẽ làm<br />
cho tình hình phức tạp thêm và làm cho sự tin cậy của quần chúng đối với chế độ<br />
mới sẽ bị xói món cũng có thể”.<br />
Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu đổi mới cũng như đòi hỏi của cải<br />
cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế<br />
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng hợp tác hội nhập<br />
quốc tế ở nước CHDCND Lào hiện nay. Điều đó, đòi hỏi cần phải có sự cải cách<br />
mạnh mẽ BMHCNN cấp trung ương ở Lào hiện nay theo hướng Đại hội IX Đảng<br />
NDCM Lào đã xác định: “Các Bộ, cơ quan hành chính cấp trung ương cần thực<br />
hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu; Nhất là việc triển khai đường lối và Nghị<br />
quyết của Đảng thành chương trình, đề án thuộc ngành cho kịp thời và chỉ đạo tổ<br />
chức thực hiện thành hiện thực...”.<br />
Để khắc phục những hạn chế cải cách BMHCNN thời gian qua hiện thực<br />
hóa có hiệu quả chủ trương của Đảng NDCM Lào, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu<br />
bài bản, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách BMHCNN nói chung và cải<br />
cách BMHCNN cấp trung ương nói riêng.<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Cải cách bộ máy<br />
hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là<br />
cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với CHDCND Lào hiện nay.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br />
2.1. Mục đích của luận án<br />
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng việc cải<br />
cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở nước CHDCND Lào, luận án<br />
đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục cải cách hoàn thiện bộ<br />
máy hành chính nhà nước cấp trung ương của nước CHDCND Lào đáp ứng yêu<br />
cầu đổi mới và phát triển của đất nước Lào.<br />
<br />
3<br />
2.2. Nhiệm vụ của luận án<br />
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cải cách bộ máy hành chính<br />
nhà nước cấp trung ương ở nước CHDCND Lào.<br />
- Khái quát quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của bộ máy hành<br />
chính nhà nước cấp trung ương ở CHDCND Lào. Từ đó chỉ ra được những ưu<br />
điểm, hạn chế và nguyên nhân của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương<br />
của Lào hiện hành.<br />
- Nghiên cứu, đánh giá quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp<br />
trung ương của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực hiện đường lối đổi mới<br />
đất nước đến nay. Từ đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá<br />
trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước này.<br />
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp tiếp tục cải cách bộ máy hành chính<br />
nhà nước cấp trung ương ở nước CHDCND Lào đến năm 2020.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
- Về không gian nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách bộ máy hành chính<br />
nhà nước cấp trung ương ở CHDCND Lào có sự tham khảo kinh nghiệm của Việt<br />
Nam, Trung Quốc, Thái Lan.<br />
- Về thời gian, luận án nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển bộ máy<br />
hành chính nhà nước cấp trung ương ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến 2015 và<br />
đánh giá thực trạng quá trình cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương ở<br />
CHDCND Lào từ đổi mới năm 1986 đến năm 2015. Đề xuất quan điểm và giải<br />
pháp tiếp tục cải cách bộ máy hành chính này đến năm 2020.<br />
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước và pháp luật,<br />
về xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, về cải cách bộ máy nhà nước nói chung<br />
và cải cách BMHCNN nói riêng.<br />
Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng sử dụng các quan điểm khoa học được rút<br />
ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án trong<br />
và ngoài nước Lào.<br />
- Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là trên cơ sở phương<br />
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; luận án sử dụng các phương pháp<br />
truyền thống như: phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, diễn giải -<br />
<br />