Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
lượt xem 3
download
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN GIỚI ĐỖ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC Mã số: 62 31 02 03 Hà Nội – 2019
- Luận án đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Đặng Nam Điền 2. TS Nguyễn Thị Tố Uyên Phản biện 1: …………………………….................. Phản biện 2: …………………………….................. Phản biện 3: …………………………….................. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp học viện, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thƣ viện quốc gia 2. Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng và coi đó là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [91, tr.280]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã nhấn mạnh: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị” [12, tr.32]. Các trung đoàn QĐND Việt Nam là đơn vị chiến thuật cơ bản có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình chiến đấu của sư đoàn, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, thực hiện chức năng, nhiêm vụ HL, SSCĐ, chiến đấu, sản xuất, công tác. CTHC ở trung đoàn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm, duy trì sức mạnh chiến đấu, chăm lo đời sống của cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn. Chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của trung đoàn phục thuộc rất lớn vào công tác bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Đội ngũ CBHC trung đoàn là lực lượng nòng cốt, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn là điều kiện cơ bản, then chốt để tổ chức và nâng cao chất lượng CTHC ở trung đoàn. Hiện nay CTHC ở trung đoàn được thực hiện trong điều kiện hòa bình, phát triển kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi phải khẩn trương nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ chính trị của quân đội có sự phát triển hơn so với trước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: “xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực
- 2 lượng; bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ” [55, tr.312]. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối công tác cán bộ của Đảng, những năm qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBHC, trong đó có đội ngũ CBHC trung đoàn. Vì vậy, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và phương pháp, phong cách công tác của đội ngũ CBHC trung đoàn đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của trung đoàn trong tình hình mới. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đội ngũ CBHC trung đoàn đã thường xuyên phát huy tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức bảo đảm hậu cần ở các trung đoàn luôn có chất lượng tốt, làm cho đời sống, sức khỏe bộ đội được cải thiện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ HL, SSCĐ, chiến đấu, sản xuất, công tác của trung đoàn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội và Ngành Hậu cần Quân đội, đội ngũ CBHC trung đoàn còn có hạn chế, bất cập về phẩm chất, đạo đức và năng lực công tác. Một số CBHC trung đoàn đã tham ô, tham nhũng, lãng phí, bớt xén tiêu chuẩn của bộ đội; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, câu kết lợi ích nhóm, nâng giá thành sản phẩm, quyết toán khống, lập chứng từ giả, kinh phí để ngoài sổ sách…, đã làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống vẻ vang của Ngành Hậu cần Quân đội. Để tiếp tục thực hiện phương hướng nhiệm vụ xây dựng các trung đoàn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện tốt quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, trực tiếp là thực hiện Nghị quyết 769- NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; đồng thời, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ CBHC trung đoàn, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án: “Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích
- 3 Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBHC ở các trung đoàn đủ quân, làm nhiệm vụ HL, SSCĐ (các chuyên ngành tham mưu, kế hoạch; quân nhu; xăng dầu; doanh trại; vận tải) - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: Tập trung chủ yếu ở các trung đoàn làm nhiệm vụ HL, SSCĐ ở phía Bắc. - Thời gian nghiên cứu, khảo sát: Từ năm 2010 đến năm 2018; phương hướng, giải pháp đề xuất của đề tài luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực trạng chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN; các báo cáo sơ, tổng kết thực hiện chiến lược công tác cán bộ theo nghị quyết Trung ương 3 khoa VIII,
- 4 Nghị quyết Trung ương 9 khóa X của các trung đoàn QĐNDVN; đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố và kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; lô gic và lịch sử; thống kê; so sánh; điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ khái niệm CTHC ở trung đoàn, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. - Xác định, luận giải một số vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay - Đề xuất một số nội dung, biện pháp đột phá nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn: Một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CBHC trung đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong giai đoạn mới; hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ CBHC trung đoàn. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện lý luận về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; cung cấp những luận cứ khoa học cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, các cơ quan chức năng xác định chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội; đồng thời luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì các cấp trong xây dựng đội ngũ CBHC quân đội. 6. Kết cấu của luận án
- 5 Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI Luận án đã tổng quan các công trình liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; công tác bảo đảm hậu cần; xây dựng lực lượng, cán bộ, nhân viên hậu cần của một số nước trên thế giới. Tiêu biểucónhững công trình: “Phong cách làm việc kiểu Lênin trong công tác và sự lãnh đạo của Đảng” của M.M.Va-xe-rơ (1985); “Đào tạo và giáo dục cán bộ đoàn” của V.I.va-nốp và B.Lin-xin (1985); “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” của Chương Tử Nghị (1987); “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lý Bồi Nguyên (2004); “Mục tiêu xây dựng hậu cần Quân đội Mỹ” của Lưu Binh (2014); “Bảo đảm Hậu cần toàn cầu của Hải quân Mỹ” của Quách Á Đông, Dương Hà (2014); “Những thay đổi trong hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật của quân đội Nga” của Tri Viễn, Kiếm Băng (2014); “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Bun phêng Sỉ pa sợt (2010); “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay” của Thim sảo Đuông chăm pa (2016); “Đột phá về công tác cán bộ” của Lit thi Si sou vong (2011); “Một số nội dung về hiện đại hóa ngành hậu cần quân đội Trung quốc” của Norbert Weller (2014); “Xu hướng bảo đảm hậu cần trong chiến tranh sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao” của Norbert Weller (2015). 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC Luận án đã tổng quan các công trình sách, báo, luận án, trong đó có một số công trình tiêu biểu của các nhà khoa học có liên quan đến đề
- 6 tài luận án được khai thác: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm (2001); “Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng” của Phạm Minh Chính (2016); “Công tác quản lý cán bộ, thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thế Trung (2018); “Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ và công tác cán bộ” của PGS, TS Nguyễn Minh Tuấn (2018); “Quan điểm tư tưởng Hồ chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội” của Nguyễn Quang Phát (2006); “Tăng cường công tác cán bộ trong quân đội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” của Ngô Xuân Lịch (2010); “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” của Lương Cường (2017); “Chất lượng lãnh đạo của đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Phạm Việt Hải (2017); “Người cán bộ hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn Vĩnh Thắng (2001); “Phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam: Lịch sử và lô gic” của Trần Như Chủ (2002); “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiên nay” của Nguyễn Ngọc Ba (2004); “Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn binh chủng hợp thành Quân đội nhân Việt Nam hiện nay” (2004); “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Hậu cần Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” của Lê Văn Hoàng (2014); “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam” của Nguyễn Đức Tưởng (2015); “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội trong tình hình mới” của Đặng Nam Điền (2017). 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
- 7 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước đã công bố, liên quan đến đề tài luận án đã đạt được nhiều kết quả về lý luận và thực tiễn. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội; khẳng định công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chất lượng đội ngũ cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mối quan hệ biện chứng giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ các cấp. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và đội ngũ cán bộ hậu cần (CBHC) trong Quân đội nhân dân Việt Nam(QĐNDVN) đều thống nhất quan điểm: công tác cán bộ trong quân đội là một bộ phận quan trọng hợp thành công tác cán bộ của Đảng, một nội dung cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị trong QĐNDVN.Việc xây dựng đội ngũ CBHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là yêu cầu khách quan, nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của các cơ quan, đơn vị hậu cần; đồng thời, là trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội. Giải pháp mang tính đột phá trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC Quân đội hiện nay là tiếp tục tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trong toàn quân. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài luận án đề cập đến nhiều đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu trực tiếp, cơ bản, toàn diện, chuyên sâu về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu Luận án xác định, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: Một là, xác định, luận giải quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của các trung đoàn QĐNDVN. Xây dựng khái niệm CTHC ở trung đoàn. Xác lập, luận giải một số khái niệm CBHC quân đội, đội ngũ CBHC
- 8 quân đội. Hai là, nghiến cứu, luận giải khái niệm chất lượng, khái niệm chất lượng đội ngũ CBHC quân đội; khái niệm chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn, những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. Ba là, đánh giá thực trạng, rút ra nguyên nhân, xác định, luận giải những vấn đề đặt ra đối với chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. Bốn là, dự báo những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN giai đoạn hiện nay. Năm là, xác định phương hướng, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN đến năm 2030. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN đến năm 2030. Chƣơng 2 CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂNĐỘINHÂNDÂNVIỆTNAM-NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄN 2.1. CÔNG TÁC HẬU CẦN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1.1.Chức năng, nhiệm vụ của trung đoàn và công tác hậu cần ở trung đoàn 2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung đoàn Chức năng Chức năng chiến đấu: đây là chức năng cơ bản, chủ yếu nhất của trung đoàn, hình ảnh thu nhỏ của QĐNDVN thực hiện chức năng chiến đấu trong một loại hình đơn vị cấp chiến thuật. Với con người, vũ khí, trang bị được biên chế, trung đoàn phải hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. Chức năng công tác: là lực lượng tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh nơi đóng quân; giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo, phòng chống, khặc phục hậu quả của thiên tai, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân.
- 9 Chức năng lao động sản xuất: là chức năng thể hiện bản chất, truyền thống của QĐNDVN, vừa thực hiện nhiệm vụ HL, SSCĐ, chiến đấu thắng lợi; đồng thời tích cực tăng gia, lao động, sản xuất góp phần nâng cao đời sống bộ đội và giúp đỡ nhân dân nơi đóng quân. Nhiệm vụ: Một là, HL, SSCĐ và chiến đấu; Hai là, quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội; xây dựng đơn vị chính quy, tinh nhuệ, từng bức hiện đại; Ba là, xây dựng trung đoàn vững mạnh toàn diện; Bốn là, quản lý, bảo quản, sử dụng vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm hậu cần, chế độ chính sách, chăm lo đời sống của cán bộ, chiến sĩ; Năm là, tham gia lao động, sản xuất, tuyên truyền vận động, giúp đỡ nhân dân. 2.1.1.2. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ công tác hậu cần ở trung đoàn Khái niệm công tác hậu cần ở trung đoàn QĐNDVN: Công tác hậu cần ở trung đoàn QĐNDVN là bộ phận cơ bản, hợp thành công tác hậu cần quân đội; là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm các chuyên ngành hậu cần; huấn luyện nghiệp vụ hậu cần; quản lý, sử dụng các phân đội hậu cần góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của trung đoàn, đảm bảo cho trung đoàn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Chức năng công tác hậu cần ở trung đoàn: Công táchậu cần ở trung đoàn, có chức năng làm tham mưu cho cấp uỷ đảng, chỉ huy cùng cấp về mọi mặt công tác hậu cần đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các nhiêm vụ hậu cần theo phạm vi, quyền hạn được giao. Nhiệm vụ công tác hậu cần ở trung đoàn: Một là, tổ chức bảo đảm hậu cần cho trung đoàn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, sản xuất, công tác trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Hai là, tổ chức tăng gia sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần cho trung đoàn thực hiện các nhiệm vụ. Ba là, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ở trung đoàn. Bốn là, tổ chức huấn luyện hậu cần, xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần vững mạnh toàn diện. 2.1.1.3. Nội dung, phương thức tiến hành công tác hậu cần ở trung đoàn Nội dung công tác hậu cần ở trung đoàn: Một là, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng kế hoạch CTHC ở trung đoàn. Hai là, xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy CTHC ở
- 10 trung đoàn. Ba là, thực hiện các nội dung công tác bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Bốn là, kiểm tra, giám sát CTHC ở trung đoàn. Năm là, thực hiện chế độ báo cáo, thỉnh thị, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác hậu cần ở trung đoàn. Phương thức tiến hành CTHC ở trung đoàn: Một là, phương thức lãnh đạo CTHC của đảng ủy trung đoàn. Hai là, phương thức chỉ huy, quản lý CTHC của ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn. Ba là, phương thức bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. 2.1.2. Đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn 2.1.2.1. Cán bộ và đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội Cán bộ hậu cần quân đội: Cán bộ hậu cần quân đội là một bộ phận cán bộ quân đội được Đảng, Nhà nước, Quân đội bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và tiến hành công tác hậu cần ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; cán bộ hậu cần quân đội là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng đảm nhiệm chức vụ sĩ quan hoạt động trong lĩnh vực hậu cần quân đội. Đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội: Đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ quân đội được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy công tác hậu cần trong quân đội. 2.1.2.2. Những vấn đề cơ bản về đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Khái niệm đội ngũ CBHC trung đoàn: Đội ngũ CBHC trung đoàn là một bộ phận cán bộ hậu cần quân đội, hưởng lương từ ngân sách Bộ Quốc phòng, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các mặt công tác hậu cần ở trung đoàn, đồng thời là lực lượng nòng cốt chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Vai trò đội ngũ CBHC trung đoàn: Một là, đội ngũ CBHC trung đoàn giữ vai trò nòng cốt trong tham mưu đề xuất giúp đảng ủy, ban chỉ huy trung đoàn xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý CTHC ở trung đoàn. Hai là, đội ngũ CBHC trung đoàn có vai trò quyết định trong chỉ huy, quản lý, điều hành mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn. Ba là, đội ngũ CBHC trung đoàn là lực lượng trực tiếp chỉ huy, quản lý, điều hành, tổ chức bảo đảm hậu cần trong thực hiện
- 11 các nhiệm vụ của trung đoàn. Bốn là, đội ngũ CBHC trung đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý, giáo dục, huấn luyện, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ nhân viên, chiến sĩ hậu cần ở trung đoàn. Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CBHC trung đoàn - Chức trách, nhiệm vụ của Chủ nhiệm hậu cần trung đoàn: Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về công tác hậu cần; trực tiếp chỉ huy, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền và chỉ đạo hậu cần cấp dưới thực hiện công tác hậu cần trong đơn vị - Chức trách, nhiệm vụ của phó chủ nhiệm hậu cần trung đoàn: Phó chủ nhiệm hậu cần có trách nhiệmgiúp chủ nhiệm hậu cần và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần về từng mặt công tác được phân công. - Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ trợ lý ngành hậu cần trung đoàn : Trợ lý của các ngành (Tham mưu hậu cần, Quân nhu, Vận tải, Xăng dầu, Doanh trại) giúp chủ nhiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ cơ quan hậu cần, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chủ nhiệm hậu cần; là người trực tiếp thực hiện kế hoạch và hoạt động công tác hậu cần trong cơ quan; chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần và cấp ủy, chi bộ về các mặt công tác được phân công. - Chức trách, nhiệm vụ của trợ lý hậu cần ở các tiểu đoàn: Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn về những vấn đề công tác bảo đảm hậu cần của đơn vị. Tổ chức, hướng dẫn đơn vị triển khai, thực hiện các nhiệm vụ công tác hậu cần theo phân cấp. - Chức trách, nhiệm vụ của đại đội trưởng và phó đại đội trưởng đại đội vận tải: Đại đội trưởng đại đội vận tải thuộc quyền quản lý, chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của chủ nhiệm hậu cần trung đoàn; chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên và tập thể chỉ huy đại đội về mọi mặt hoạt động của đại đội. Chỉ huy đại đội chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên. Nắm vững tình hình mọi mặt của đại đội, bảo đảm cho đại đội sẵn
- 12 sàng chiến đấu khi có mệnh lệnh của cấp trên; chỉ huy đại đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Phó đại đội trưởng đại đội vận tải có trách nhiệmgiúp đại đội trưởng và chịu trách nhiệm trước đại đội trưởng về từng mặt công tác được phân công. - Chức trách, nhiệm vụ của trung đội trưởng đại đội vận tải: Trung đội trưởng thuộc quyền chỉ huy của đại đội trưởng đại đội vận tải; chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt của trung đội. Trung đội trưởng được quyền ra mệnh lệnh cho tiểu đội trưởng và chiến sĩ thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ của trung đội. Chỉ huy trung đội chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Nắm vững tình hình mọi mặt của trung đội, duy trì trung đội luôn sẵn sàng chiến đấu; chỉ huy trung đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác của đội ngũ CBHC trung đoàn: Một là, CBHC trung đoàn phải luôn có phẩm chất chính trị kiện định, vững vàng. Hai là, CBHC trung đoàn thường xuyên gương mẫu về đạo đức, lối sống và có tính kỷ luật cao. Ba là, CBHC trung đoàn có kiến thức, năng lực toàn diện, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ công tác hậu cần. Bốn là, CBHC trung đoàn có tác phong dân chủ, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, tỷ mỉ, sâu sát, nói đi đôi với làm. Đặc điểm đội ngũ CBHC trung đoàn: Một là, đội ngũ CBHC trung đoàn được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, trần quân hàm thấp hơn so với cán bộ tham mưu, chính trị cùng cấp. Hai là, đội ngũ CBHC trung đoàn thường xuyên tiếp xúc với cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị và sinh hoạt của bộ đội. Ba là, đội ngũ CBHC trung đoàn thực hiện chức trách, nhiệm vụ đòi hỏi phải chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm, tự giác cao. 2.2. CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - KHÁI NIỆM, YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
- 13 2.2.1. Khái niệm, yếu tố cấu thành chất lƣợng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn 2.2.1.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội Khái niệm chất lượng: Chất lượng là tổng hợp những thuộc tính, yếu tố, bộ phận bên trong sự vật, hiện tượng, tạo nên giá trị của sự vật, hiện tượng. Chất lượng và số lượng luôn thống nhất và quan hệ chặt chẽ trong một sự vật, hiện tượng quy định sự tồn tại, vận động, phát triển và phân biệt nó với sự vật khác. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội: Chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội là tổng thể các giá trị của các yếu tố: số lượng cán bộ; cơ cấu đội ngũ cán bộ; trình độ, phẩm chất năng lực; phong cách làm việc của từng cán bộ được thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và cả đội ngũ, kết quả xây dựng cơ quan, đơn vị và các tổ chức, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức mà cán bộ đó phụ trách và thực hiện nhiệm vụ. 2.2.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Khái niệm chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn: Chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn là tổng hòa giá trị của các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBHC và phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của mỗi CBHC, được phản ánh ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CBHC ở trung đoàn. 2.2.1.3. Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam Chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản: Một là, số lượng CBHC trung đoàn. Hai là, cơ cấu đội ngũ CBHC trung đoàn. Ba là, phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của CBHC trung đoàn. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá chất lượng đội ngũ CBHC. Một là, nhóm tiêu chí đánh giá mức độ biến đổi số lượng CBHC trung đoàn. Hai là,
- 14 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp về cơ cấu và sự biến đổi về cơ cấu đội ngũ CBHC trung đoàn. Ba là, nhóm tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của CBHC trung đoàn. Bốn là, nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, uy tín của đội ngũ CBHC trung đoàn. Chƣơng 3 CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 3.1.1. Những ƣu điểm cơ bản Một là, đội ngũ CBHC trung đoàn cơ bản đã đảm bảo đủ số lượng, có cơ cấu tương đối hợp lý. - Về số lượng, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII; Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương 9, khóa X; Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị, khóa XI và nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, của Quân ủy Trung ương, các đảng ủy quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, sư đoàn, trung đoàn đã đề ra được chương trình hành động thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020. Trong những năm qua công tác giải quyết số lượng cán bộ luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ nhằm xây dựng đội ngũ CBHC đủ về số lượng, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu hợp lý. Kế hoạch bảo đảm số lượng CBHC có tính dự báo, cân đối giữa số lượng cán bộ chuyển ra, thuyên chuyển đơn vị, đào tạo dài hạn ở các học viện, nhà trường; điều động, bổ nhiệm cán bộ từ chỗ dư sang chỗ thiếu có tính cân đối cao, vì vậy hàng năm đã giảm dần số dư, số thiếu CBHC theo biên chế. So sánh giữa hai nhiệm kỳ đại hội gần đây, đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay đảm bảo đủ số lượng, có sức khỏe tốt, có bản lĩnh chính trị, đạo đức, kiến thức và trình độ về mọi mặt cao hơn, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và những năm tiếp theo.
- 15 Từng bước khắc phục tình trạng CBHC ở đại đội, tiểu đoàn còn thiếu, một số chức danh phải bố trí cán bộ kiêm nhiệm. - Về cơ cấu đội ngũ CBHC, trong những năm qua cấp ủy đảng ở các trung đoàn đã luôn quán triệt, thực hiện tốt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về chiến lược cán bộ và công tác xây dựng ĐNCB quân đội trong xây dựng đội ngũ CBHC. Vì vậy, cơ cấu đội ngũ CBHC ở các trung đoàn hiện nay so với những năm trước đây từng bước được cải thiện về học vấn, tuổi đời, tuổi quân và sự kết hợp giữa nguồn kế cận, kế tiếp dồi dào. Hiện nay cơ cấu đội ngũ CBHC ở các trung đoàn cơ bản hợp lý và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo đảm hậu cần cho trung đoàn thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác và làm các nhiệm vụ đột xuất khác. Hai là, tuyệt đại bộ phận đội ngũ CBHC trung đoàn có phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác tốt - Về phẩm chất chính trị, trong các nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng ủy các trung đoàn trong toàn quân đều thống nhất đánh giá: Đội ngũ CBHC có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đốitrung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, kiên định với mục tiêu, con đường lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Về phẩm chất đạo đức, lối sống, đội ngũ CBHC trung đoàn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của quân đội và ngành Hậu cần quân đội. Nhận thức rõ thời cơ và thách thức của cách mạng nước ta, từ đó có thái độ đấu tranh kiên quyết, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị. Nêu cao tính "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư". Trong công tác luôn giữ vững nguyên tắc, làm đúng chức trách, tận tụy, siêng năng, có trách nhiệm cao, chủ động và sáng tạo. Bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn, chế độ đến tay cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ CBHC: Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số bộ đội tức là người binh nhì, phải
- 16 thương yêu sǎn sóc người binh nhì.Cán bộ cung cấp như là người mẹ, người chị của người binh nhì. - Về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ CBHC trung đoàn những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, luôn thể hiện rõ tác phong sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ trong lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Trong phục vụ, bảo đảm đời sống, chăm lo sức khỏe, người CBHC thực sự như là “người mẹ”, “người chị” của chiến sĩ. Ba là, hầu hết đội ngũ CBHC trung đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của trung đoàn. 3.1.2. Những hạn chế Một là, số lượng, cơ cấu, tuổi quân, tuổi đời, quân hàm, chức danh CBHC trung đoàn chưa đươc thống nhất. - Về số lượng CBHC: Xét trên tổng thể, số lượng CBHC cấp trung đoàn cơ bản được đảm bảo đủ 94,27%. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn từng chức danh CBHC thì trên thực tế vẫn còn thiếu so với biên chế 8,69%. Theo đánh giá của cấp uỷ và cơ quan chức năng có thẩm quyền, hiện nay có một số CBHC trung đoàn đang công tác nhưng sức khỏe, năng lực hạn chế nhưng vẫn phải sử dụng do chưa đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp được người thay thế; một số đồng chí khác có nhiều kinh nghiệm công tác, tuổi đời, sức khỏe phù hợp nhưng không đủ tiêu chuẩn để đào tạo lại. - Về cơ cấu đội ngũ CBHC: Cơ cấu đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn thuộc binh chủng hợp thành thời gian qua có sự cải thiện đáng kể, nhưng qua khảo sát thực tế một số đơn vị Đoàn B3, B12, B16, B25, B95 thì cơ cấu đội ngũ CBHC hiện nay còn một số hạn chế sau: Về trần quân hàm, hầu hết CBHC ở các chức vụ chủ trì, chủ chốt cơ quan hậu cần trung đoàn đã vượt trần quân hàm của chức danh do Luật sĩ quan quy định. - Cơ cấu độ tuổi của CBHC, còn cao so với trần quân hàm và chức danh đảm nhiệm, số CBHC trung đoàn có tuổi đời trên 50 chiếm khoảng 2,4% (tổng số CBHC ở các trung đoàn trong toàn quân); từ 40 - 49 là 20,8%; từ 31 - 39 là 44,36%; dưới 30 là 32,87%.
- 17 Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận CBHC trung đoàn chưa ngang tầm với chức trách, nhiệm vụ được giao. Biểu hiện của sự chưa ngang tầm với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ CBHC trung đoàn, đó là sự phát triển, hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một số CBHC thiếu vững chắc, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hậu cần trong tình hình mới. Bản lĩnh chính trị, niềm tin của một bộ phận CBHC đối với Đảng và chế độ chưa thực sự kiên định, vững vàng. Trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, một số CBHC trung đoàn đã có biểu hiện giảm sút ý chí, băn khoăn, lo lắng về tương lai của đất nước; không tin tưởng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành. Ba là, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn công tác của một bộ phận CBHC còn nhiều hạn chế; tính sáng tạo, linh hoạt chưa cao; phương pháp, tác phong công tác chưa khoa học do đó đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ và chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần của các trung đoàn. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1 Nguyên nhân ưu điểm Một là, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, chỉnh đốn Đảng tạo tiền đề vững chắc để nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời của BCHTW, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, CBHC nói riêng Ba là, cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các lực lượng trong trung đoàn đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hậu cần,
- 18 trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm trong xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC. Bốn là, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng CBHC được thực hiện có nền nếp là nguyên nhân quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn Năm là, sự nỗ lực, cố gắng tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực của bản thân đội ngũ CBHC trung đoàn là nguyên nhân cơ bản trực tiếp quyết định chất lượng đội ngũ CBHC. 3.2.1.2 Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm Một là, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, cùng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch là nguyên nhân khách quan tác động làm suy giảm chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn Hai là, nhận thức của cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò của đội ngũ CBHC và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC chưa đầy đủ, dẫn đến thiếu sự quan tâm, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBHC trung đoàn. Ba là, sự hạn chế, bất cập về năng lực tham mưu của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chính trị, cơ quan hậu cần trong xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. Bốn là, một số CBHC trung đoàn chưa đề cao ý thức trách nhiệm trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Năm là, cơ chế chính sách đối với đội ngũ CBHC trung đoàn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp 3.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN trong những năm qua cho thấy, chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đang đặt ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN với yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo đảm hậu cần trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn