intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Juijung Jone Jone | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các luận cứ khoa học, thực trạng thực hiện chính sách giáo dục, những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Minh Huấn PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà Phản biện 1: GS.TS. Trần Trung Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trường Giang Phản biện 3: PGS.TS. Lưu Văn Quảng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại ..................................................................................................................................................................................................... vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam, giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện, cơ hội cho con em các DTTS đến trường, nâng cao chất lượng học tập, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các địa phương. Tuy nhiên cùng với những thành tựu, giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc cũng tồn tại nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu, phân tích. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, thể hiện qua một số phương diện sau đây: Thứ nhất, phát triển giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững và vận mệnh của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Trong suốt tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện các chính sách giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các vùng miền nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học và đúng hướng, cần có các công trình nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua, làm cơ sở khoa học để các địa phương có thể tiếp tục triển khai các chính sách giáo dục trong thời gian tới, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. Thứ hai, trong những năm qua, giáo dục ở vùng DTTS đã được chính quyền địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc chú trọng, tập trung nguồn lực, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển giáo dục một cách kịp thời, đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng, bình đẳng trong giáo dục. … Tuy nhiên, giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện học tập cho các trường mầm non, tiểu học ở các thôn, bản vùng DTTS chưa hiệu quả; bất bình đẳng xã hội trong giáo dục tăng lên theo các cấp bậc giáo dục; chất lượng giáo dục ở vùng DTTS chưa thực sự được nâng cao; nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục còn phù hợp với nhu cầu thực tế; tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường còn cao; chính sách về phổ cập giáo dục; xóa mù chữ; dạy ngôn ngữ các DTTS còn gặp nhiều khó khăn… Do vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển toàn diện của giáo dục - đào tạo nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung của các tỉnh miền núi phía Bắc. Thứ ba, nhìn chung, trong những năm trở lại đây, chính quyền địa phương các cấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách giáo dục tại các vùng DTTS. Tuy nhiên, hiện nay, tại một số địa phương còn có tình trạng không đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước trong tổ chức thực hiện chính sách; hay năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách; tình trạng vận dụng tùy tiện các giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách còn khá phổ biến; một số chính sách thực hiện bị kéo dài, không đảm bảo theo chu trình, thời hạn, gây khó khăn cho việc tìm nguồn lực 1
  4. để giải quyết... Chính vì vậy, để hoàn thiện công tác thực hiện chính sách giáo dục tại các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, cần phải đổi mới nhận thức về vai trò, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc thực hiện chính sách công; và đặc biệt cần nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính sách công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các luận cứ khoa học, thực trạng thực hiện chính sách giáo dục, những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực hiện các chính sách giáo dục vùng DTTS; Phân tích và đánh giá được thực trạng thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay; Từ thực trạng trên, đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được tiến hành để chứng minh các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc là gì? Dự kiến kết quả nghiên cứu: Làm sáng tỏ khái niệm, lý thuyết về thực hiện chính sách, hệ thống chính sách giáo dục vùng DTTS, kinh nghiệm một số quốc gia trong thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS. Câu hỏi 2: Việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đã đạt được những kết quả như thế nào? Dự kiến kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, Luận án làm rõ các thành tựu và những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách giáo dục, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Câu hỏi 3: Cần những giải pháp nào để hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay? Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời là kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho việc thực hiện hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS trong cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - ề t ộ dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc triển khai thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS của các Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, 2
  5. với hai bậc giáo dục: giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, trong đó tập trung vào các chính sách: (1) các chính sách đối với nhà trường vùng DTTS; (2) chính sách đối với học sinh vùng DTTS (trẻ mầm non, học sinh). - ề tt : Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2 13 đến năm 2 19 ( từ sau Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/03/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2021-2030. - ề : Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS thuộc 14 tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung các số liệu và ví dụ liên quan tỉnh như: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận, cách tiếp cận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận liên vùng; Tiếp cận quyền lợi đặc thù; Tiếp cận liên ngành.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu s u đây: P ươ p áp ê cứu tư l ệu thứ cấp; P ươ p áp p ỏng vấn sâu; P ươ p áp đ ều tra bảng hỏi. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thực hiện nghiên cứu này, Luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: - Hế thống hóa một số khái niệm và lý thuyết liên quan đến thực hiện chính sách giáo dục; một số kinh nghiệm của quốc tế trong thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS; đưa ra được khái niệm thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS. - Phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS của tỉnh miền núi phía Bắc trên một số phương diện như: kết quả thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục và người học của hệ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; kết quả thực hiện bước cơ bản trong thực hiện chính sách. - Luận án đã nghiên cứu và khái quát quá trình thực hiện chính sách giáo dục ở một vùng, địa phương cụ thể, đó là vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. - Luận án đã thu thập, tập hợp được nguồn thông tin, tư liệu mới về thực trạng thực hiện chính sách và một số kết quả triển khai thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiếu số các tỉnh miền núi phía Bắc, để các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở trung ương, địa phương, cùng các nhà nghiên cứu, giảng dạy có thể tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã khái quát hóa, hệ thống hóa các các lý luận về giáo dục đa văn hóa, lý luận về bảo đảm quyền lợi đặc thù, để áp dụng vào lĩnh vực thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay, 3
  6. - Luận án đã xây dựng, bổ sung hệ thống khung lý luận về thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS, gồm: hệ thống các nội hàm các khái niệm, các bước trong quy trình thực hiện chính sách. - Luận án cũng đã tổng hợp và khái quát thực tiễn kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục đối với các DTTS và vùng DTTS ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên phương diện thực tiễn, luận án có một số đóng góp cụ thể như sau: - Thông qua việc đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, luận án góp phần bổ sung, làm rõ thực tiễn về thực hiện chính sách giáo dục nói riêng và thực hiện chính sách công nói chung ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. - Luận án góp phần giúp cho cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, những chủ thể hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể nhận diện một cách toàn diện hơn quá trình tổ chức thực hiện của chính sách này (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân), từ đó có thể có định hướng, giải pháp can thiệp chính sách phù hợp. Đồng thời, không chỉ phù hợp với vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, luận án còn có ý nghĩa tham khảo trong việc tổ chức thực hiện chính sách công nói chung ở các vùng DTTS ở Việt Nam. - Ngoài ra, luận án còn là một nguồn tài liệu có tính khoa học đề các nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các nhà nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành chính sách công ở Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách cho vùng DTTS ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các nội dung Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu thành bốn chương nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS. Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới. Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách giáo dục ở vùng DTTS của các học giả trong nước 1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách công Trong những năm gần đây, nghiên cứu về thực hiện chính sách công cũng bắt đầu được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, điển hình như các tác giả: Lê Chi Mai; Nguyễn Hữu Hải; Đỗ Phú Hải; Nguyễn Xuân Phong, Trần Quyền Thắng; Lê Văn Hòa; Văn Tất Thu; Cao Tiến Sĩ; Đỗ Thị Thơ... 4
  7. Tuy đề cập đến khâu tổ chức thực hiện chính sách, tuy nhiên các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở đề cập đến các vấn đề lý luận của các bước thực hiện chính sách, mà chưa có nhiều công trình đi sâu phân tích, đánh giá các khâu tổ chức thực hiện chính sách diễn ra như thế nào trong thực tiễn ở Việt Nam. Đây là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thông qua thực tiễn triển khai chính sách công ở các địa phương. 1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách giáo dục ở các vùng DTTS 1.1.2.1. Các nghiên cứu chính sách giáo dục ở các vùng DTTS Trong những năm qua, các nghiên cứu về chính sách giáo dục ở vùng DTTS ở Việt Nam tương đối về phong phú về cách tiếp cận, với các tác giả như: Hà Đức Đà; Nguyễn Đăng Thành, Vũ Đình Hòe, Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Huy Phòng... 1.1.2.2. Các nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc thiếu số các tỉnh miền núi phía Bắc. Những năm gần, các nghiên cứu về giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc khá đa dạng trên cả phương diện nội dung nghiên cứu và cách tiếp cận, với một số tác giả như: Nguyễn Ngọc Thanh, Phùng Thị Phong Lan, Trần Trí Dõi, Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, Trương Thị Thu Thủy; Hà Thị Kim Linh, Chấu Thị Tráng... Tóm lại, các nghiên cứu trên tạo đã ra nhiều góc nhìn về vấn đề chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ đổi mới đến nay, có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp một số tư liệu và cách tiếp cận đối với quá trình thực hiện luận án này. 1.2. Tình hình nghiên cứu chính sách giáo dục DTTS ở Việt Nam của các học giả nước ngoài Các vấn đề liên quan đến chính sách giáo vùng DTTS được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm, với số lượng công trình hết sức phong phú về phương pháp tiếp cận, nội dung nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các công trình sau đây: T ứ ất, nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về giáo dục DTTS ở Việt Nam. Các học giả Trung Quốc từ rất sớm đã quan tâm tới các chính sách giáo dục ở vùng DTTS Việt Nam với nhiều công trình khác nhau, với các tác giả như Âu Dĩ Khắc (Ou Yike); Thượng Tử Vi (Shang Ziwei); Lưu Trạch Hải (Liu Zehai) (2016);... T ứ , học giả các nước khác cũng khá quan tâm nghiên cứu về giáo dục vùng DTTS ở Việt Nam, điển hình như: Rosalie Giacchino-Baker; DeJaeghere, Joan; Ngô, Xinyi; Vũ, Lisa; Philip Taylor; Molyneux, Paul; Paul Glewwe, Qihui Chen, Bhagyashree Katare; Jonathan D. London.... Các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và thực hiện chính sách giáo dục của Việt Nam ở các vùng DTTS, 1.3. Đánh giá chung về kết quả đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết của luận án 1.3.1. Những kết quả đạt được Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy, vấn đề giáo dục vùng dân tộc thiểu số và thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong những năm qua được các học giả trong ngoài nước quan tâm nghiên cứu, với nhiều phương pháp và góc độ tiếp cận khác nhau. - Các nghiên cứu trên cũng đem đến cái nhìn đa chiều với nhiều cách tiếp cận khác nhau về giáo dục ở vùng dân tộc thiếu số như tiếp cận về quản lý giáo dục, tiếp cận về 5
  8. quyền được giáo dục, tiếp cận kỹ năng giáo dục đặc thù, tiếp cận phân vùng trong nghiên cứu giáo dục... đã bước đầu làm rõ thực trạng giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, tính đặc thù và vấn đề đặt ra đối với giáo dục ở các vùng này. đồng thời bước đầu làm rõ cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, góp phần hình thành khung lý thuyết của luận án. - Về nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu có điểm chung là hướng đến làm rõ thực trạng các vấn đề đặt ra đối với giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số như: vấn đề quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc; điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, quyền được giáo dục, quyền được giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ các điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh vùng dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các vùng dân tộc thiếu số, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về mặt chính sách... Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng mà luận án có thể kế thừa và tiếp thu. - Các công trình đã công bố đều là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, hữu ích để luận án có thể kế thừa và tiếp thu về cả phương diện lý luận và thực tiễn. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu như sau: Thứ nhất, những nghiên cứu về giáo dục vùng dân tộc thiểu số tuy hết sức đa dạng vào phong phú nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến những vấn đề về lý thuyết thực hiện chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu trình bày ở trên chỉ tập trong vào các khía cạnh của giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số và giáo dục ở vùng dân tôc thiểu số mà chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số như: khái niệm chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, các quy trình cơ bản trong thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, gồm: xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược thực hiện; tuyên truyền, phổ biến chính sách; phân công, phối hợp thực hiện; kiểm tra, đôn đốc, duy trì và bổ sung cính sách; đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách... Thứ hai, vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về nội dung khái quát của chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ như: chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số là gì và những nội dung chủ yếu của chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay là gì. Đây là một trong những nội dung mới của luận án. Thứ ba, một khoảng trống rất lớn khác mà các nghiên cứu được tổng quan chưa đề cập tới là thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, với vai trò là một khâu quan trọng của chu trình chính sách, với các bước thực hiện đầy đủ của nó. Đây là vấn đề cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong tương lai. Nói cách khác, vấn đề giáo dục và chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu các tỉnh miền núi phía Bắc, mặc dù được sự quan tâm, nghiên cứu, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ; đòi hỏi cần được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Tóm lại, vấn đề giáo dục và chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu các tỉnh miền núi phía Bắc, mặc dù được nhiều công trình, khảo nghiệm sự quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện, các tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu cả các tác giả, tuy nhiên việc nghiên 6
  9. cứu thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số như một khâu trong chu trình chính sách công, với đầy đủ các bước thực hiện chính sách, áp dụng quy trình thực hiện chính sách này vào thực tiễn ở vùng, địa phương, từ đó rút ra một số quản điểm và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc; vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được làm rõ; đòi hỏi luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu, bổ sung một cách toàn diện, sâu sắc hơn các vấn đề nghiên cứu này. Tiểu kết Chương 1 Chương này đã điểm lại công trình nghiên cứu được công bố của các tác giả đi trước, kể cả ở trong nước lẫn nước ngoài đối với chính sách giáo dục ở các vùng DTTS ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng trên các phương diện khác nhau, từ đó rút ra một số vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu. Về mặt nội dung, chương 1 tập trung khái lược một cách hệ thống thành tựu của các tác giả trong ngoài nước trên các khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề nghiên cứu như: nghiên cứu về thực hiện chính sách, các nghiên cứu về chính sách dân tộc và chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS; các nghiên cứu về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc.... Việc khái lược các công trình nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù các học giả đã tiếp nghiên cứu vào nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề này, song cho đến nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS ở nước ta nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng như là một trong những khâu quan trọng của chu trình chính sách, với đầy đủ các bước thực hiện chính sách. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. Một số khái niệm cơ bản Luận án đề cập đến một số khái niệm như: “Chính sách”; “Chính sách công”;“Dân tộc thiểu số”; “Vùng dân tộc thiểu số”; “giáo dục”, “chính sách giáo dục”, “chính sách giáo dục ở vùng DTTS”; “thực hiện chính sách”; “thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS”. 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục dân tộc thiểu số và giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số Trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt Nam, cả hệ thống chính trị tham gia vào các khâu của chu trình chính sách, với vai trò hạt của Đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội. Hiện nay, cơ sở để hoạch định chính sách công nói chung và chính sách giáo dục nói riêng chính là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xét trên tổng thể, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng trong giáo dục của các dân tộc thiểu số được thể hiện trên ba nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, gồm nhiều dân tộc, các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó có bình đẳng trên phương diện giáo dục. Thứ hai, Hồ Chí Minh cũng hết sức quan tâm đến việc chăm lo phát triển cho con em miền núi, đặc biệt là trên phương diện giáo dục bởi vì đó chính là lực lượng quan 7
  10. trọng sẽ giúp cho đời sống của đồng bào miền núi tiến nhanh cùng đồng bào cả nước. Thứ ba, các dân tộc thiểu số sống trên đất nước Việt Nam đều được sự giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp miền xuôi. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số, trong thời gian qua, Ðảng ta đã hình thành và phát triển các đường lối và chủ trương phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để đảm bảo quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng, từng bước đưa cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước. Kế thừa và phát triển những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng ta luôn xem vấn đề bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó, quan điểm về bảo đảm bình đẳng trong GD-ĐT là một trong nhưng quan điểm đường lối quan trọng, cơ bản, nhằm giải quyết tận gốc vấn đề phát triển bền vững, để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 2.3. Một số lý thuyết liên quan đến thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS 2.3.1. ý thu ết giáo ục đa văn hóa Tiếp cận Lý thuyết giáo dục đa văn hóa trong nghiên cứu thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Đòi hỏi người xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục cần có sự hiểu biết nhất định về lịch sử, truyền thống, văn hóa, những đóng góp tích cực của các nhóm văn hóa, nhóm dân tộc khác nhau… từ đó có thể phát hiện và loại bỏ các thiên lệch trong các chính sách về giáo dục ở vùng DTTS, phòng tránh các quan điểm kỳ thị, phân biệt chủng tộc, giới tính, và các dạng kỳ thị khác, chuẩn bị cho người học có khả năng tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, được hưởng các điều kiện giáo dục tốt nhất và có khả năng hòa hợp trong môi trường đa văn hóa, tạo ra sự đa dạng, bình đẳng và dân chủ, tôn trọng quyền giáo dục của các tộc người trong vùng DTTS. Trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục, cần có sự hiểu biết về nhu cầu, phong cách học tập khác nhau của mọi đối tượng người học đa dạng, tạo cơ hội bình đẳng, công bằng, đảm bảo quyền học tập và quyền được học tập cao nhất cho mọi người dân ở mọi vùng miền. 2.3.2. Lý thuyết về bảo đảm quyền lợi đặc thù Lý thuyết về bảo đảm quyền lợi đặc thù được hình từ hệ thống các công ước điều ước quốc tế, văn bản pháp luật của nhiều quốc gia về vấn đề nhân quyền DTTS. Đối với việc đảm bảo nhân quyền của DTTS, trong công tác đảm bảo nhân quyền quốc tế và liên khu vực thường đều áp dụng mô hình “nhân quyền nói chung” kết hợp với “bảo hộ đặc biệt” (quyền lợi đặc biệt và biện pháp bảo hộ đặc biệt). Lý thuyết bảo đảm quyền lợi đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. 2.4. Chính sách giáo dục ở vùng DTTS Hiện nay, chính sách giáo dục ở vùng DTTS là hệ thống các chính sách tác động, điều chỉnh thường xuyên, có định hướng đối với các hoạt động giáo dục ở vùng DTTS, nhằm phát triển giáo dục vùng DTTS theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc với hệ thống giáo dục đa dạng. Như vậy, theo cách 8
  11. hiểu này, hệ thống các chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu gồm hai nhóm chính sách: Một là, hệ thống cách chính sách giáo dục chung phù hợp với chương trình giáo dục chung của quốc gia. Hai là, hệ thống các chính sách đặc thù cho đồng bào vùng DTTS, phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, hệ thống các chính sách đặc thù cho vùng DTTS cần bảo đảm: (i) quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người DTTS; (ii) giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên DTTS; (iii) Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học; (iv) cần hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người DTTS và giáo viên dạy tiếng dân tộc; (v) trong hệ thống các trường học vùng DTTS, tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy phù hợp với địa bàn vùng dân tộc [34]. Trong nghiên cứu này, luận án chủ yếu tiếp cận chính sách giáo dục đặc thù vùng DTTS đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo phương diện cụ thể như sau: (1) Chính sách đối với các cơ sở đào tạo vùng DTTS; (2) Chính sách đối với người học (trẻ mầm non, học sinh). 2.4.1. Chính sách giáo dục chung Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hệ thống chính sách và pháp luật về phát triển giáo dục của cả nước nói chung và các vùng DTTS nói riêng, với hệ thống hiến pháp, hệ thống luật, nhiều nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chính sách giáo dục, trong đó quan trọng nhất như: Hiến pháp năm 2 13, Luật giáo dục năm 2 5 (chỉnh sửa và bổ sung năm 2 9), Chương trình mục tiêu giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục... Luật Giáo dục năm 2 19 cũng có các quy định cho giáo dục đối với các dân tộc thiểu số và vùng DTTS như: Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp (Điều 17, khoản 2). Cùng với Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và các vùng DTTS nói riêng. 2.4.2. Chính sách giáo dục ở vùng DTTS Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2 1 đến 2017, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục vùng DTTS hoặc có liên quan đến giáo dục ở vùng DTTS [123]. Trong đó, tổng số văn bản chính sách được Chính phủ và Thủ tường Chính phủ ban hành đã và đang áp dụng, bao gồm: 38 văn bản, trong đó có 24 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 12 Nghị định, 01 Nghị quyết và 01 chỉ thị. Trong đó, hai nhóm chính sách đối với vùng DTTS mà luận án tập trung làm rõ, gồm: Thứ nhất, các chính sách đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, phát triển hệ thố trư ng chuyên biệt vùng DTTS. Thứ hai, đối vớ c í sác đối vớ ư i học, các chính sách quan tâm hỗ trợ nhiều mặt tới tới trẻ mầm non, học sinh phổ thong ở các vùng dân tộc như học bổng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ khác; vấn đề nội trú; quản lý học phí... Để thực hiện chính sách này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể như: 9
  12. Như vậy, trong những năm qua, vấn đề giáo dục đối vùng DTTS, trong đó có vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc luôn được nhà nước Việt Nam quan tâm, chú trọng với hành hoạt các chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục, người học, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Để thực hiện các chính sách này, Quốc hội và chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật từ Hiến pháp, Luật Giáo dục đến các nghị định, quyết định, thông tư… nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển giáo dục các vùng DTTS. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai tổ chức thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS của địa phương. 2.4.3. Một số chính sách giáo dục đối với vùng DTTS của các tỉnh miền núi phía Bắc Cùng với hệ thống chính sách giáo dục chung đang thực thiện trong cả nước nói chung và vùng DTTS nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang thực hiện nhiều chính sách giáo dục của địa phương cho các vùng DTTS điển hình như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng... Như vậy có thể thấy, hiện nay, ở Việt Nam đã bước đầu hình thành một hệ thống chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng trong giáo dục đối với các DTTS và các vùng DTTS, tạo mọi điều kiện và cơ hội để các DTTS có thể tiếp cận một cách công bằng và toàn diện các dịch vụ giáo dục, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển bền vững các vùng DTTS ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia 2.5.1. Phát triển giáo dục vùng DTTS Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, ngoài người Hán, còn có 55 DTTS, chiếm khoảng 8,41% tổng dân số Trung Quốc. Hiện nay toàn Trung Quốc có 154 vùng tự trị dân tộc, bao gồm: 5 khu tự trị (Nội Mông, Tân Cương, Quảng Tây, Ninh Hạ và Tây Tạng), 30 châu tự trị và 119 huyện tự trị (kỳ); ngoài ra còn có khoảng 1.356 hương dân tộc, diện tích các vùng tự trị dân tộc chiếm 63,75% tổng diện tích Trung Quốc. Trung Quốc hiện có 9 tỉnh và khu vực tự trị giáp với 17 quốc gia và khu vực xung quanh, và hơn 3 dân tộc xuyên biên giới [367, tr.5]. Do đó, vấn đề giáo dục DTTS không chỉ là một vấn đề xã hội của Trung Quốc, mà còn là một vấn đề chính trị ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia này. Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 1949) cho đến nay, giáo dục DTTS Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng và thực hiện một loạt các chính sách và pháp luật phát triển giáo dục DTTS theo thực tế từng DTTS và vùng DTTS. 2.5.2. Phát triển giáo dục DTTS ở Mỹ Hoa Kỳ là một quốc gia của người nhập cư. Người DTTS tại Hoa Kỳ là những cư dân khác ngoài những cư dân da trắng gốc châu Âu, chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Latinh, người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Ấn Độ, người chiếm khoảng 28% dân số của quốc gia. Theo hiến pháp Hoa Kỳ và luật pháp liên quan, trừ người Idian ra, Quốc hội, các hội đồng địa phương và tất cả các cấp của chính phủ, không thể công bố hoặc ban hành các văn bản pháp luật hoặc các mệnh lệnh hành chính liên quan đến vấn đề giáo dục DTTS. Vì vậy, tại Hoa Kỳ, có ba hình thức chính của pháp luật về giáo dục thiểu số: một là, các 10
  13. quy định của luật giáo dục và các điều khoản có liên quan đến giáo dục của DTTS trong các luật khác; hai là các khoản điều khoản và các án lệ chuyên biệt được chế định nhằm giải quyết các nhu cầu đặc thù của các "nhóm cư dân đặc biệt" (những nhóm cư dân không được hưởng thụ các quyền cư trú, quyền làm việc như các cư dân khác), từ đó bảo đảm quyền bình đẳng trong giáo dục của họ; Chính phủ liên bang Mỹ không có các quy định rõ ràng về chính sách đa văn hóa, nhưng đa văn hóa là một công cụ được lựa chọn đề giải quyết các vấn đề DTTS, và nó được phản ánh cụ thể trên lĩnh vực giáo dục. 2.5.3. Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam Những kinh nghiệm của các quốc gia trong thực hiện chính sách giáo dục DTTS có ý nghĩa tham khảo nhất định trong thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS ở Việt Nam, cụ thể như: Thứ nhất, đảm bảo bì đẳng trong phát triển giáo dục vùng DTTS. Thứ hai, bảo đả tí đ vă ó tro p át tr ển giáo dục vùng DTTS. Thứ ba, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, c í sác l ê qu đến giáo dục vùng DTTS. Tiểu kết Chương 2 Chương 2 tập trung đề cập tới các nội dung cơ bản như: Một là, chương 2 làm rõ các khái niệm cơ bản của luận án như chính sách, chính sách công, DTTS, vùng DTTS, giáo dục, chính sách giáo dục, chính sách giáo dục vùng DTTS, thực hiện chính sách… Hai là, chương này cũng đề cấp đến một số vấn đề lý thuyết như: lý thuyết giáo dục đa văn hóa, lý thuyết đảm bảo quyền lợi đặc thù... Những lý thuyết này cung cấp luận cứ khoa học cho cách tiếp cận liên quan đến nghiên cứu của luận án như cách tiếp cận giáo dục đa văn hóa, hay tiếp cận bảo đảm quyền lợi đặc thù. Ba là, chương 2 đề cập đến hệ thống chính sách giáo dục ở vùng DTTS, đây là cơ sở chính sách và pháp lý quan trọng để các cấp chính quyền có thể triển khai trên thực tế. Hệ thống chính sách này hết sức đa dạng, trong đó có thế phân thành: hệ thống chính sách giáo dục chung và hệ thống chính sách đặc thù cho vùng DTTS, trong đó có vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, nội dung này cũng đề cập đến một số chính sách riêng của một số địa phương nhằm phát triển giáo dục vùng DTTS.Cuối cùng, Chương 2 cũng đề cập tới kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới về giáo dục DTTS và vùng DTTS. Đây là những kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong việc thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS nói chung và vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 3.1. hái lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên Theo phân vùng địa lý - dân cư, các tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích tự nhiên trên 95.000 km2, chiếm hơn 30% diện tích cả nước, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình; thuộc hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đây là vùng có vị 11
  14. trí chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng với gần 20 km đường biên giới với Trung Quốc và Lào. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, phân cách gồm nhiều dãy núi lớn chạy theo các cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn ở phía Đông; Ngân Sơn, Sông Gâm ở phía Bắc. Có thể thấy, vị trí và điều kiện tự nhiên tạo cho vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc nhiều thách thức không nhỏ về phát triển giáo dục, nhất là những bất lợi về địa hình cho giao thông đi lại; điều kiện khí hậu, tự nhiên hết sức khắc nghiệt không thuận lợi cho phát triển kinh tế... 3.1.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc, văn hóa, kinh tế vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc * Dâ cư vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Theo phân vùng địa lý hành chính - dân cư, các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Theo Báo cáo sơ bộ Tổng điều tra 2019, dân số các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 12,5 triệu người, trong đó người DTTS là 7 triệu người, chiếm 56,2% dân số toàn vùng. Theo kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2 19, các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng có số lượng xã DTTS lớn nhất ( với 2.422 xã, chiếm 44,3% tổng số xã vùng DTTS trong cả nước); trong đó Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang là những tỉnh có số xã thuộc vùng DTTS cao nhất lần lượt là 226, 218, 204, 199 và 195 xã. Các tỉnh có số thôn thuộc các xã vùng DTTS lớn hơn 2 thôn ở vùng này là Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Phú Thọ . 3.1.3. Các nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giáo dục Luận án chỉ ra một số nhân tố như: Thứ nhất, điều kiện địa hình, khí hậu tự nhiên không thuận lợi, diện tích tự nhiên và quy mô đơn vị hành chính lớn. Thứ hai, sản xuất chưa phát triển và tăng trưởng kinh tế các tỉnh thấp hơn so với tốc độ phát triển của các vùng khác, điều này dẫn đến hạn chế các nguồn lực cho thực thi các chính sách giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Thứ ba, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, ảnh hướng lớn đến thực thi chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới tổ chức thực thi chính sách giáo dục. Thứ năm, rào cản từ những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lạc hậu và những rào cản về ngôn ngữ. Tóm lại, các nhân tố đặc thù nêu trên là những khó khăn, rào cản, đã tác động không nhỏ đến công tácthực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, đây cũng chính là những nhân tố khách quan của vùng đòi hỏi các cơ quan và cán bộ thực hiện chính sách nói chung va chính sách giáo dục nói riêng cần phải quan tâm, chú trọng, tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục hiệu quả tác động từ các nhân tố trên. 3.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách giáo dục Trong những năm qua, với yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực của địa phương, các cấp chính quyền các tỉnh mền núi phía Bắc luôn chú trọng tới các chính sách phát triển giáo dục, nhất là các vùng DTTS. Việc triển khai thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS cũng được chính quyền các cấp tổ chức triển khai với các bước tổ chức cơ bản, gồm: (i) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giáo dục; (ii) Phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục; (iii) Phân công, phối hơp thực hiện chính sách giáo dục; 12
  15. (iv) Đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh chính sách giáo dục; (v) Tổng kết, đánh giá chính sách giáo dục. Cụ thể như sau: 3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Bước đầu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giáo dục là xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, chương trình thực hiện (sau đây gọi chung là các kế hoạch thực hiện), nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước các cấp có thể chủ động triển khai thực hiện chính sách dựa trên các nguồn lực được phân bổ, tạo hiệu quả thực tiễn hoàn thành các mục tiêu của chính sách đặt ra. Trên thực tiễn của các tỉnh miền núi phía Bắc, chính quyền các tỉnh miền núi phía Bắc (Ủy ban nhân dân, Sở GD-ĐT) đã tiến hành xây dựng và ban hành nhiều kế hoạch thực hiện chính sách giáo dục theo các mốc thời gian như: kế hoạch hàng năm, trung hạn (5 năm đến 1 năm), dài hạn (hơn 1 năm). Về nội dung, kế hoạch thực hiện các các chương trình, chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay có thể phân thành hai loại chủ yếu như sau: (i) các kế hoạch, quy hoạch, hướng dẫn thực hiện để triển khai thực hiện chính sách, chiến lược do các cơ quan trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD- ĐT) ban hành về lĩnh vực giáo dục; (ii) Các kế hoạch, quy hoạch, hướng dẫn thực hiện các chính sách giáo dục do chính quyền địa phương (Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD-ĐT) ban hành. Đồng thời, trong những năm qua, nội dung liên quan đến giáo dục ở vùng DTTS cũng được đưa vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhiều ngành, lĩnh vực khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 3.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách Với sự phát triển của công nghệ thông, các phương tiện truyền thông, cùng hệ thống giao thông được cải thiện đáng kể, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục ở các vùng DTTS của các tỉnh miền núi phía Bắc được triển khai thực hiện tương đối bài bản, từ việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận dụng nhiều phương thức tuyền truyền khác nhau, đến việc phối hợp với các cơ quan trong tuyên truyền chính sách. Trong những năm qua, các Sở GD-ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc đã thực hiện tương đối hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giáo dục ở các vùng DTTS. Tóm lại, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giáo dục ở vùng DTTS tại tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm qua đã có nhiều cải thiện, được các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tích cực triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng, phù hợp điều kiện thực tiễn, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí của giáo dục, cùng các chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi của đơn vị giáo dục, học sinh,giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các vùng DTTS. Bên cạnh những thuận lợi, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc cũng còn nhiều khó khăn như: kỹ năng và nghiệp vụ về công tác truyền thông chính sách còn hạn chế; chưa triển khai các chuyên đề đặc thù, nội dung riêng biệt phù hợp với công tác tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh; địa bàn vùng DTTS rộng, nhiều bản, cách xa trung tâm xã; địa hình chia cắt, đường xá, giao thông đi lại rất khó khăn; ở các địa phương còn nhiều phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu... điều này gây cản trở, khó khăn cho công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục ở địa phương. 13
  16. 3.2.3. Phân công, phối hơp tổ chức thực hiện chính sách Để triển khai chính sách giáo dục đối với vùng rộng lớn, nhiều địa bàn hành chính, chia cắt về địa hình như vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, cần số lượng cá nhân và tổ chức tham gia điều hành, tổ chức thực hiện chín sác là rất lớn. Do đó, để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội... tham gia thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS; nếu phân công, phối hợp thực hiện chính sách được thực hiện hợp lý và khoa học sẽ góp sử dụng hiệu quả và phát huy được nhân tố tích cực của các nguồn lực trong thực hiện chính sách giáo dục. Trong thời gian qua, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng hết sức chú trọng vào khâu phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong bộ máy thực hiện chính sách giáo dục. Trong những năm qua, việc phối hợp công tác giữa Sở GD-ĐT với các cơ quan khác nhằm thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã được thực hiện thường xuyên, ngày càng đi vào chiều sâu; đã phối hợp rà soát, hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS,… đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của các cơ quan trong thực hiện chính sách giáo dục ở địa phương. 3.2.4. Đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh chính sách giáo dục Để việc thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS có hiệu quả, các tỉnh miền núi phía Bắc đều chú trọng đến công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, nhằm điều chỉnh, bổ sung, đưa ra các giải pháp đề duy trì các chính sách. Hàng năm, chính quyền các tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra; thường xuyên thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS; đôn đốc UBND các huyện, xã, thị trấn tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS. Với đặc thù của hoạt động giáo dục, các Sở GD&ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc đã chú trọng xây dựng và triển khai ế oạc t , ể tra theo ă ọc, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: công tác quản lý, thực hiện chính sách với giáo viên, học sinh của thủ trưởng đơn vị giáo dục; những vấn đề nóng, gây bức xúc trong thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS (như vấn đề bỏ học, vấn đề học sinh tảo hôn, hôn nhân cận huyết; vấn đề tham ô tiền hỗ trợ học sinh, giáo viên vùng DTTS, vấn đề tăng cường năng lực tiếng DTTS và chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục...). Thông qua các cuộc thanh, kiểm tra hàng năm, đã kịp thời phát hiện nhiều sai phạm, hạn chế trong thực hiện chính sách, từ đó kịp thời điều chỉnh, xử lý các vi phạm hành chính, sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản như chi sai, thu sai, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách, trả lại cha mẹ học sinh; thậm chí một số trường hợp bị xử lý hình sự trong thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc... Tóm lại, trong những năm, công tác đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh chính sách đã được các tỉnh miền núi phía Bắc hết sức chú trọng, tăng cường, kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, phát hiện một số sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản (như chi thu sai, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách, nhập nguồn kinh phí, trả lại cho cha mẹ học sinh, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với cán bộ quản lý, giáo viên)… Như tại Sở GD-ĐT Tuyên Quang đã kiến nghị thu hồi hơn 142 14
  17. triệu đồng qua thanh tra; Bắc Giang kiến nghị thu hồi qua thanh tra hơn 9,4 triệu đồng, xử phạm vi phạm hành chính 37 triệu đồng…. 3.2.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách Trong những năm qua, các tỉnh miền núi phía Bắc đã chú trọng nhiều hơn công tác đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS với các báo cáo tổng kết theo năm học, đánh giá theo giai đoạn, hoặc kết thúc chính sách... Việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách giáo dục có thể được tổ chức thành các buổi tổng kết riêng biệt (với các chính sách, đề án lớn của nhà nước và cấp tỉnh); hoặc cũng có thể tổ chức lồng ghép với các buổi tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của địa phương... Việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách giáo dục thường được tiến hành hàng năm, hoặc theo kế hoạch đã được xây dựng, tuy nhiên một số địa phương cũng thường tổ chức các hội nghị đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trùng với các buổi triển khai chính sách mới; hoặc tổ chức chung với các buổi tổng kết cuối năm, tổng kết hoàn thành nhiệm kỳ kinh tế - xã hội của địa phương. 3.3. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện chính sách giáo dục Nhìn chung, chính quyền các tỉnh miền núi phía Bắc đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách giáo dục. Ngay khi chính sách giáo dục mới được ban hành, cơ quan chức năng các tỉnh miền núi phía Bắc đều triển khai thực hiện tương đối đầy đủ các bước trong tổ chức thực chiện chính sách như đã trình bày ở phần trên. Do công tác tổ chức thực hiện chính sách nói chung và chính sách giáo dục ở vùng DTTS nói riêng đã từng bước được chú trọng, với quy trình ngày càng hoàn thiện, cán bộ công chức có nhiều kinh nghiệm thực tế trong tổ chức thực hiện, nên các chính sách giáo dục đã kịp thời đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò quan trọng của chính sách giáo dục trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của các vùng dân tộc thiếu số các tỉnh miền núi phía Bắc. Thể hiện qua các phương diện cụ thể như: 3.3.1. Một số kết quả trong giáo dục vùng DTTS Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, bộ mặt giáo dục ở khu vực này đã có những bước phát triển đáng kể, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các cơ sở giáo dục từ mầm non đến các trường phổ thông. Có thể thấy, trong những năm gần đây giáo dục vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc đã có nhiều khởi sắc, với mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, thực tế vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn là khu vực nghèo nhất trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu địa phương, do vậy, hiện nay cơ sở vật chất của ngành giáo dục trong vùng còn nhiều bất cập; số trường và số phòng học vẫn còn thiếu nhiều trên một số địa bàn; diện tích nhiều trường trong vùng chật hẹp, thiếu công trình phụ trợ như khu thể dục thể thao, nhà vệ sinh tiêu chuẩn; tỷ lệ trường PTDTNT, PTDTBT đạt chuẩn quốc gia còn thấp… Chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên vùng DTTS miền Bắc gồm: Chính sách học bổng; Chính sách hỗ trợ học tập; Chính sách miễn, giảm học phí; Trợ cấp xã hội; Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo; Chính sách phát triển giáo dục đối với các DTTS rất ít người;…. Các tỉnh miền núi phía Bắc đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính 15
  18. sách cho các đối tượng người học. Tóm lại, có thể thấy, giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít hạn chế như hệ thống cơ sở vất chất còn thiếu, chưa đáp ứng được như cầu học tập trên địa bàn; chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái mù chữ, tỷ lệ học sinh bỏ học cao, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường còn cao, đội ngũ giáo viên vùng DTTS còn thiếu và yếu… Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc như trên bắt nguồn từ khâu tổ chức thực hiện chính sách. Phần tiếp theo của chương này, sẽ tập trung nghiên cứu phân tích thành tựu và hạn chế của việc tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc. 3.3.2. Kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chính sách 3.3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch Qua tổng hợp, phân tích các kế hoạch, quy hoạch về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, có rút ra một số nhận xét cụ thể như sau: Thứ nhất, chính quyền địa phương các cấp các tỉnh miền núi phía Bắc đã đề cao trách nhiệm và chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ở địa phương nói chung và vùng DTTS nói riêng. Để có thể kịp thời triển khai các chính sách giáo dục mới được ban hành của Trung ương và địa phương, chính quyền các địa phương các cấp đã nhanh chóng, tích cực triển khai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của các chính sách nêu ra. Thứ hai, về hình thức kết cấu và mô hình xây dựng các kế hoạch, quy hoạch thực hiện chính sách giáo dục, chính quyền các tỉnh miền núi phía Bắc đã được các địa phương xây dựng bài bản hơn, với các nội dung cụ thể căn cứ vào nội dung của các chính sách được ban hành và gắn liền với thực tiễn của từng địa phương. 3.3.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục ở vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã được các cấp, ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm, thu được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách giáo dục đang thực hiện trên địa bàn. Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giáo dục; ngày càng có nhiều ý kiến phản biện của người dân đối với việc thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS của chính quyền các cấp. Từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi, người dân vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã bước đầu thay đổi hành vi, thái độ với giáo dục, đồng thời cũng chủ động hơn trong việc khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động giáo dục; giám sát, phát hiện, tố cáo các hoạt động vi phạm pháp luật trong thực hiện chính sách giáo dục ở địa phương. 3.3.2.3. Công tác phân công, phối hợp tổ chức thực hiện Thứ nhất, thiết lập bộ máy triển khai việc thực thi chính sách giáo dục ở vùng DTTS, cụ thể xác lập hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách. Thứ hai, các tỉnh miền núi phía Bắc đã xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật phân công công việc và quy định chung về quyền hạn, trách nhiệm cho các cá nhân, cơ quan triển khai chính sách, làm rõ quy chế về điều hành và phối hợp hoạt động giữa các cá 16
  19. nhân, giữa các đơn vị, giữa các cấp, giữa các ngành trong thực thi chính sách; và đưa ra quy định cụ thể về hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể. Xây dựng được nguyên tắc, phương thức, các nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các chủ thể thực thi chính sách giáo dục ở vùng DTTS, cũng như trên từng lĩnh vực cụ thể. 3.3.2.4. Đ đốc, kiể tr , duy trì và đ ều chỉnh thực hiện chính sách Trong những năm qua, công tác đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điểu chỉnh thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt quan tâm, đạt được một số thành tựu bước đầu: Thứ nhất, bộ máy thực hiện lĩnh vực này từng bước được củng cố, kiện toàn. Công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh chính sách giáo dục đi vào hoạt động có nề nếp, đúng pháp luật, đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tăng cường và giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực GD-ĐT. Thứ hai, công tác đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điểu chỉnh thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS được thực hiện hàng năm, hoặc theo kế hoạch đã được xây dựng từ đầu. Cùng với thanh, kiểm tra chuyên về lĩnh vực giáo dục, các đoaàn kiểm tra đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị lĩnh khác có liên quan tiến hành lồng ghép tổ chức thanh kiểm tra trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, các sai phạm trong thực hiện và tiến hành điều chỉnh, kịp thời đôn đốc, xử lý, xử phạt, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm duy trì việc thực hiện cách chính sách giáo dục ở vùng DTTS. Thứ ba, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS được tăng cường đẩy mạnh, thường xuyên hơn đối với tất cả các lĩnh vực giáo dục như giáo dục mầm non, giáo dục trung học phổ thông, công tác xóa mù chữ... Thứ tư, bên cạnh việc tăng cường sự phối kết hợp giữa đôn độc, thanh tra, kiểm tra của của ngành Giáo dục với các cơ quan chức năng, các tỉnh miền núi phía Bắc còn tăng cường và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, giáo dục ở vùng DTTS, từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về quản lý giáo dục. 3.3.2.5. Tổng kết, đá á t ực hiện chính sách Trong những năm qua, công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được một số kết quả nhất định như: Thứ nhất, các báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đã nêu lên được kết quả toàn diện về triển khai công việc trong kỳ, trong năm, trong giai đoạn thực hiện chính sách, về cả thành tựu và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực của giáo dục ở vùng dân tộc thiếu số; từ đó rút ra các nguyên nhân dẫn tới kết quả đã nêu. Thứ hai, cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, trong một số báo cáo tổng kết về thực hiện chính sách giáo dục đã đánh giá được kết quả việc thực hiện chính sách của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách (điển hình như một số tỉnh Quảng Ninh, Sơn La...). Thứ ba, trong quá trình đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, các cơ quan, tổ chức và cán bộ công chức thường xuyên được tập huấn, bồi đưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định trong tổng kết đánh giá; đồng thời các báo cáo đều có sự tham khảo ý kiến đánh giá của các cơ quan 17
  20. ban ngành có liên quan; từ đó rút ra được chính xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách. 3.3.3. Một số hạn chế Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thực hiện chính sách giáo dục ở đia phương, tuy nhiên việc thực hiện chính sách giáo dục còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong đó, hạn chế được nhiều ý kiến lựa chọn nhất là công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, duy trì và điều chỉnh thực hiện chính sách không được thực hiện thường xuyên, hoặc thực hiện hình thức, chiếu lệ (với 70,2% số phiếu lựa chọn). Điều này phản ánh thực tiễn công tác này ở một số địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc, cần được khắc phục trong thời gian tới. Tiếp đến là việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách chưa có tính khả thi, đặc biệt là chưa chú ý đến các nguồn lực (con người, kinh phí, điều kiện vật chất, thời gian) (với 64,7%); Đánh giá, tổng kết chính sách chưa được chú trọng, thiếu tính phản biện; dẫn đến không kịp thời rút ra được bài học kinh nghiệm (60,4%); Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện chính sách chưa hợp lý, khoa học (51,9%). Cuối cùng là các cán hạn chế về công tác tuyên truyền, phổ biến chưa hiệu quả, chưa kịp thời (46, %); các bước trong tổ chức thực hiện chính sách không đảm bảo, đầy đủ (27,2); thực tiễn trong thời gian qua qua khâu tuyên truyền và phổ bến chính sách giáo dục ở các địa phương đã được đầu tư nguồn ngân sách khá lớn, với nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền.... 3.3.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch Trong thực hiện chính sách giáo ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch giáo dục cũng tồn tại một số hạn chế, cụ thể như: Một là, việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chính sách chưa phù hợp với thực tiễn, điều kiện cụ thể của các địa phương, dẫn đến việc triển khai chính sách khó khắn, hiệu quả thực tiễn đối với đối tượng thụ hưởng chưa cao. Hai là, việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách tuy đã xác định được việc sử dụng các nguồn lực (con người, kinh phí, điều kiện vật chất, thời gian) để thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS, tuy nhiên khâu phân công, phân phối các nguồn lực còn chưa cụ thể, chi tiết. Ba là, một số kế hoạch thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS của các địa phương miền núi phía Bắc chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể trong sử dụng các nguồn lực cho phát triển giáo dục ở vùng DTTS của từng địa phương hiện tại và cho tương lai một cách bền vững. 3.3.3.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách Công tác phổ biến, tuyền truyền, giáo dục chính sách giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn một số hạn chế như: Thứ nhất, nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền còn hạn chế về số lượng và kỹ năng truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao; chưa có sự phối hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí. Thứ hai, triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục mới tập trung vào các dịp khai giảng, đầu năm học, các đợt thi tuyển cuối cấp, đại học, mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo ra được phong trào xây dựng xã hội học tập sâu rộng và duy trì thường xuyên; việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS chưa thường xuyên, liên tục. Thứ ba, thông tin về giáo dục ở vùng DTTS hiện nay vẫn đi theo những lối mòn với những cách thức truyền tải truyền thống (đài phát thanh, truyền hình, qua các hoạt động cộng đồng); thông điệp truyền thông vẫn nặng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2