intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUANG GIẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Chính sách công Mã số: 9.34.04.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Hồng Hiệp 2. TS. Phạm Đi Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải Phản biện 2: TS. Lê Anh Vũ Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện tại phòng họp………………………………………………Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi….giờ….phút, ngày….tháng…năm…. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) là xu thế và quy luật tất yếu của mọi quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển và Việt Nam là một trường hợp rõ nét, sinh động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững (THCSPTĐTBV) ngày càng thu hút sự quan tâm của chính quyền đô thị ở nhiều quốc gia, nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách, quản trị địa phương, phát triển đô thị, cũng như giới học thuật. Khi thế giới đang ngày càng đô thị hóa nhanh, việc đạt được tính bền vững cho đô thị nhanh chóng trở thành mối quan tâm toàn cầu. Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở đô thị, dự báo vào năm 2050, cứ 10 người sẽ có 7 người sinh sống ở khu vực đô thị; và dân số đô thị toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, với gần 90% sự gia tăng tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi - những nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi [256; 166]. Các đô thị là cực tăng trưởng, chìa khóa dẫn đến thành công kinh tế cho các quốc gia [203]. Mặt khác, đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững vì chúng tạo ra 70% GDP toàn cầu, tiêu thụ gần 2/3 năng lượng của thế giới, và chiếm hơn 70% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu [264; 260]. Do vậy, các xu hướng phát triển đô thị gắn liền với phát triển bền vững, tăng trưởng đô thị nhanh đòi hỏi cần có những chính sách, giải pháp, quản trị thông minh hơn. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị không có chiến lược tại chỗ đủ tiến bộ để thích nghi với sự gia tăng dân số không thể tránh khỏi xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, nỗ lực xây dựng, THCSPTĐTBV là một trong những chiến lược trọng tâm, xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tiến trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đã làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ của một địa phương từ một xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - thị dân - đô thị. Bên cạnh những thành quả đạt được, do phát triển đô thị nhanh, tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt với những rào cản và thách thức trong phát triển đô thị, đặc biệt trong THCSPTĐT, do vậy đòi hỏi chính quyền địa phương (CQĐP) và các bên liên quan cần có chính sách và giải pháp khả thi hơn nhằm giúp PTĐTBV tỉnh Bình Dương [54; 58; 63; 223; 263; 88; 8]. Đặc biệt, để giải quyết những vấn đề này, giúp đô thị tỉnh Bình Dương phát triển bền vững, đòi hỏi quá trình tổ chức THCSPTĐTBV do tỉnh Bình Dương thực hiện cần được đầu tư nghiên 1
  4. cứu, phân tích, xem xét, thảo luận sâu sắc hơn nhằm giúp CQĐP, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan cần nắm bắt được hiện trạng và nhận thức sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng tham gia của các chủ thể trong quá trình THCSPTĐTBV, từ đó có chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐT tỉnh Bình Dương một cách phù hợp, khoa học, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển. Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành Chính sách công. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý luận về THCSPTĐTBV; khảo sát, đánh giá thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương; đề xuất định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi (i) về không gian, trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (ii) về thời gian, chủ yếu là giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm gần đây nhất; (iii) về nội dung, trọng tâm là thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương. Cụ thể là các nhóm chính sách cấu thành CSPTĐTBV. 4. Những đóng góp, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4.1. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ và phong phú hơn cách tiếp cận, khung phân tích, phân tích ma trận SWOT, đặc biệt cơ sở khoa học và thực tiễn về THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương gắn với các bước, quy trình THCS, cũng như từng nhóm CSPTĐTBV. Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương. Đề xuất một số định 2
  5. hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển hiện nay. 4.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Là công trình nghiên cứu về THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương; kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú, sáng tỏ, hình thành những luận cứ khoa học; cơ sở lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV và những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV. Là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với CQĐP các cấp; cơ quan chuyên môn và các chủ thể liên quan trong hoạch định và THCSPTĐT. Tài liệu phục vụ hữu ích cho công tác nghiên cứu và đào tạo về chính sách công; đô thị học; quản lý đô thị; quy hoạch vùng và đô thị; PTĐTBV và một số ngành khác có liên quan. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững. Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương. Chương 4. Định hướng và giải pháp thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của chính quyền đô thị, cơ quan chuyên môn cũng như giới nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, đô thị hóa và phát triển ĐTBV là xu thế tất yếu đối với các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam [122; 166; 215; 257]. Thời gian gần đây, vấn đề phát triển ĐTBV giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là cách tiếp cận; phương pháp luận; lý luận, thực tiễn và đối thoại chính sách; kinh nghiệm quốc tế về phát triển ĐTBV được nhiều học giả Việt Nam nghiên cứu [87; 21; 41; 216]. 1.2. Công công trình nghiên cứu về chính sách phát triển đô thị bền vững Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của CSPT 3
  6. ĐTBV [262; 267; 257], đặc biệt vai trò của chính phủ. Phát triển ĐTBV chú trọng đến lợi ích lâu dài của xã hội, do vậy THCS đô thị quốc gia là vô cùng quan trọng. Nguồn gốc của tăng trưởng đô thị và phát triển ĐTBV là gì? Câu hỏi này nhận được sự quan tâm liên tục của chính phủ, chính quyền đô thị, các nhà hoạch định chính sách, và giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ [229; 268; 137]. Vì vậy, nỗ lực xây dựng, phát triển ĐTBV là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của thế giới trong bối cảnh tăng trưởng đô thị nhanh, trong đó có Việt Nam [37; 62; 216; 215]. Theo đó, tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển đô thị cần phải xem xét và lượng hóa các tác động về môi trường và xã hội [163]. Chính sách và giải pháp nào thúc đẩy phát triển đô thị bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam [263; 256; 166]. 1.3. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững Tùy theo cách tiếp cận và góc nhìn, nhiều nghiên cứu đã luận bàn và chỉ ra các nhóm yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội … ảnh hưởng và tác động đến thực hiện CSPTĐTBV [164; 208; 232; 145; 64]. Có nhiều nhóm chủ thể tham gia THCS, trong đó Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất [31; 32; 39; 47]. Tuy nhiên cùng cần lưu ý rằng, phần lớn tại các nước đang phát triển, một mình chính phủ thường không đủ mọi nguồn lực cho phát triển đô thị, vì vậy sự tham gia của người dân, của cộng đồng dân cư vào trong tiến trình xây dựng và phát triển ĐTBV là xu hướng tất yếu [203; 55]. Trong xu thế phát triển đô thị ngày nay, thực hiện chính sách phát triển đô thị thông minh (smart city) là một trong những mô hình đô thị đang được nghiên cứu, áp dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, bàn về đô thị thông minh không thể không nhắc đến tỉnh Bình Dương. Đô thị thông minh được hiểu và tiếp cận dưới nhiều gốc độ khác nhau. Tuy nhiên, đô thị thông minh thường được thừa nhận và đề cập xoay quanh ba trụ cột chính: công nghệ - technology; con người - human; thể chế - institutional [57; 217; 218]. Nhiều nghiên cứu cho rằng, để đạt được mục tiêu phát triển ĐTBV, việc THCS phát triển đô thị thông minh đã và đang là một trong những chính sách và giải pháp được nhiều chính quyền đô thị và quốc gia quan tâm nghiên cứu trong đó có Việt Nam [204; 223; 137; 121; 217; 218]. 4
  7. 1.4. Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển Những công trình nghiên cứu đi trước đã đã nỗ lực phân tích, thảo luận và làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn THCS công, đặc biệt lý luận và thực tiễn CSPTĐTBV, đô thị thông minh. Đồng thời nhấn mạnh và khẳng định vai trò của đô thị và CSPTĐTBV. Tuy nhiên, qua tổng quan cũng cho thấy, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về CSPTĐTBV cần được tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 2.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý luận Luận án đã vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong đó chủ yếu Chính sách công; Đô thị học; Xã hội học; Kinh tế học. Đặc biệt việc vận dụng Lý thuyết hệ thống đô thị (Urban systems theory) trong tiếp cận, nhận diện, phân tích và thảo luận THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các khia cạnh, yếu tố và nguyên tắc của phát triển đô thị bền vững; các bước/quy trình, nội dung của THCSPTĐTBV cũng được nghiên cứu sinh vận dụng, triển khai vào trong Luận án này. 2.1.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi 1. Việc tổ chức THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đã và đang diễn ra như thế nào? Câu hỏi 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương? Câu hỏi 3. Liệu CSPTĐTBV ở tỉnh ở Bình Dương có tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”? Câu hỏi 4. Làm thế nào để nâng cao chất THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương? Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng cho 04 giả thuyết sau: - Giả thuyết 1. Việc THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương chịu tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định quan trọng. 5
  8. - Giả thuyết 2. Quy trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương cơ bản được triển khai đồng bộ và nhịp nhàng, tuy nhiên ở từng bước, từng nội dung còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện. - Giả thuyết 3. Chính sách phát triển đô thị bền vững tỉnh Bình Dương còn chưa tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”. - Giả thuyết 4. Để nâng cao hơn nữa chất lượng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đòi hỏi chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cần đề ra được một số định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi trong THCSPTĐTBV cho địa phương. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã khảo sát mẫu 300 phiếu bằng bản hỏi định lượng đối với cán bộ công viên chức cấp xã; cấp huyện và cấp tỉnh hiện đang công tác có liên quan đến THCSPTĐT trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả khảo sát định lượng được xử lý bởi phần mềm SPSS 20.0. Bên cạnh phương pháp khảo sát định lượng bằng bản hỏi, Luận án đồng thời sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là phỏng vấn sâu chuyên gia (bán cấu trúc). Mỗi cuộc phỏng vấn được diễn ra khoảng 60 phút, được ghi thành văn bản; kỹ thuật phân tích nội dung đã được sử dụng. Đối tượng phỏng vấn sâu là chuyên gia về chính sách phát triển đô thị; các nhà nghiên cứu, tư vấn, hoạch định chính sách phát triển đô thị hiện đang công tác, sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hoặc ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết về THCSPTĐT tỉnh Bình Dương.Tác giả đã phỏng vấn sâu 16 chuyên gia về phát triển đô thị (16 cuộc): Cụ thể: 02 chuyên gia về kinh tế đô thị; 02 chuyên gia về môi trường đô thị; 02 chuyên gia về văn hóa, xã hội đô thị; 02 chuyên gia về hạ tầng kỹ thuật đô thị; 02 chuyên gia chính sách đô thị; 02 chuyên gia phát triển đô thị; 02 chuyên gia pháp luật đô thị; 02 chuyên gia giao thông đô thị. Tùy theo từng đối tượng để có nội dung phỏng vấn phù hợp, cụ thể. Tuy nhiên, nội dung chung nhất của tất cả các cuộc phỏng vấn là xoay quanh chủ đề quá trình tổ chức THCSPTĐTBV tại tỉnh Bình Dương. Luận án đồng thời xử dụng phân tích ma trận SWOT, đây là công cụ và kỹ thuật tỏ ra khá hữu ích cho việc tổng kết, đánh giá về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị cũng như triển khai khung lập kế hoạch phát triển chiến lược (SDPF - Strategic development planning framework) hướng dẫn và 6
  9. cung cấp cho các nhà hoạch định, THCS một mô hình phân tích, đánh giá, tổng kết toàn diện về CSPTĐTBV cũng như quản lý chiến lược bảo vệ môi trường đô thị [171; 227; 217; 218]. Thông qua phân tích, đánh giá bằng ma trận SWOT sẽ giúp nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các chủ thể nhận diện được điểm mạnh (Strengths - S), điểm yếu (Weaknesses - W), cơ hội (Opportunities - O) và thách thức (Threats - T). 2.1.4. Khung phân tích Tác giả của luận án đã xây dựng khung phân tích của Luận án được mô phỏng, khái quát và được sử dụng như sau: Hình 2.1. Khung phân tích Chính trị - pháp lý: Hệ thống văn bản (chủ trương của Thực hiện chính sách Đảng; Chính sách pháp luật nhà nước) phát triển đô thị bền vững Bộ máy thực thi: Lãnh đạo Quản lý KT QHXD HTKT PTĐT Con người Chú thích: KT: Kinh tế MT: Môi trường XH: Xã hội HTKT: Hạ tầng kỹ thuật MT XH QHXDPTĐT: Quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị Định hướng và giải pháp Nguồn: Tác giả của luận án, 2023 2.2. Đô thị và phát triển đô thị bền vững Đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn; là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương [74]. Trên cơ sở các đinh nghĩa được 7
  10. trình bày, kết hợp với bối cảnh và tình hình thực tế của đô thị tỉnh Bình Dương và Việt Nam, trong nghiên cứu này, nội hàm “Phát triển đô thị bền vững” có thể được hiểu là sự kết hợp giữa “Phát triển bền vững” nói chung với những đặc thù của thực thể “Đô thị”. Theo đó, phát triển đô thị bền vững có thể được hiểu là quá trình phát triển đô thị dựa trên nguyên lý phát triển cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, nhằm mục tiêu vì con người [166; 218; 216; 37]. 2.3. Chính sách phát triển đô thị bền vững Xét về mặt diễn ngôn và cấu trúc đô thị có thể cho rằng CSPTĐTBV là sự cấu thành của nội hàm hai cụm từ “Chính sách” và “Phát triển đô thị bền vững”. Theo đó, CSPTĐTBV có thể được hiểu là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, và giải pháp của chính quyền về phát triển đô thị dựa trên nguyên lý của phát triển bền vững - phát triển cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố (i) kinh tế đô thị; (ii) môi trường đô thị; (iii) xã hội đô thị; (iv) hạ tầng kỹ thuật đô thị; và (v) quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, nhằm mục tiêu vì con người - vì sự phát triển bền vững của đô thị. Chính sách phát triển đô thị bền vững có nội hàm khá rộng, bao gồm một loạt các chính sách cấu thành nhằm giải quyết các vấn đề công ở các khu vực đô thị. Trên cơ sở tổng quan tài liệu, nội hàm một số thuật ngữ về chính sách phát triển đô thị kết hợp với cơ sở pháp lý từ thực tiễn ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam, bước đầu có thể giới hạn nội dung CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai thực hiện theo các nhóm chính sách trọng tâm sau: nhóm chính sách phát triển kinh tế; nhóm chính sách phát triển hạ tầng xã hội; nhóm chính sách bảo vệ môi trường; nhóm chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật; nhóm chính sách quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị. Nội dung chi tiết về các văn bản chính sách cho từng nhóm chính sách PTĐTBV được thể hiện ở Phụ lục 9 của luận án. 2.4. Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững Căn cứ trên cơ sở một số định nghĩa về thực hiện chính sách, kết hợp với định nghĩa CSPTĐTBV. Trong nghiên cứu này, THCSPTĐTBV có thể được hiểu là quá trình đưa/biến CSPTĐTBV vào thực tiễn đời sống xã hội ở đô thị thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án THCSPTĐTBV và được tổ chức thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể liên quan nhằm hiện thực hóa mục tiêu mà chính sách 8
  11. đã vạch ra. Việc THCSPTĐTBV giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với chu trình chính sách, vì sự thành công của chính sách phụ thuộc vào kết quả của việc triển khai, THCS đó. Việc THCSPTĐTBV được thể hiện qua các phương diện chính sau: (i) hiện thực hóa mục tiêu chính sách; (ii) khẳng định tính đúng đắn của chính sách; (iii) giúp chính sách ngày một tốt hơn; (iv) phản ánh năng lực, thái độ của các bên liên quan. Bằng cách áp dụng mô hình lý thuyết thực hiện chính sách công phù hợp, linh hoạt các nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan có thể giảm thiểu những rủi ro, nỗ lực đạt được mục tiêu cũng như sự kỳ vọng mà chính sách đặt ra. Nhìn chung, các cuộc tranh luận về phương pháp tiếp cận, mô hình lý thuyết THCS công nói chung, chính sách phát triển đô thị nói riêng ngày càng nhấn mạnh đến vai trò, khả năng kết hợp, sự đổi mới về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo điều kiện và phát huy thế mạnh các mô hình THCS công mô hình từ trên - xuống (top-down); từ dưới - lên (bottom-up); hay là sự kết hợp (hybrid) [189]. Theo một số nhà chính sách công, phương pháp tiếp cận THCS công có thể được phân thành ba giai đoạn tương ứng với 3 phương pháp tiếp cận với tên gọi: (i) mô hình từ trên xuống (top-down theories); (ii) mô hình từ dưới lên (bottom up theories); (iii) mô hình kết hợp (hybrid theories). 2.5. Quy trình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững Tùy theo quan niệm và cách tiếp cận về chính sách sẽ có quy trình và tiêu chí đánh giá THCS khác nhau. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu đi trước có liên quan, kết hợp với thực tiễn chính sách phát triển đô thị tỉnh Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung, theo đó quy trình thực hiện CSPTĐTBV có thể được trình bày như sau: Ban hành văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; xây dựng bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách; huy động nguồn lực để thực hiện chính sách; theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; đánh giá kết quả thực hiện chính sách. 2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là một quá trình phức tạp. Tính phức tạp, xuất phát từ bản chất “đô thị là một cấu trúc hệ thống, hệ điều hành phức tạp”; đồng thời trong quá trình THCS có liên quan đến nhiều tổ chức, đơn vị, chủ thể liên quan và các nhóm hưởng lợi chính sách. Vì vậy, 9
  12. kết quả triển khai THCSPTĐTBV chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau. có thể phân thành hai nhóm yếu tố như sau: (i) nhóm yếu tố khách quan. Cụ thể: bản chất của vấn đề chính sách; môi trường THCS (môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, quốc tế, địa chiến lược); (ii) nhóm yếu tố chủ quan. Cụ thể: chủ thể chịu trách nhiệm THCS; các chủ thể liên quan trong quá trình THCS; sự đồng thuận xã hội, đặc biệt đối tượng hưởng lợi của THCS. 2.7. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững và những gợi mở cho tỉnh Bình Dương Trên cơ sở kinh nghiệm THCS quy hoạch đô thị của Pháp; THCS phát triển đô thị sinh thái của Trung Quốc; THCS môi trường của Singapore đồng thời đối sánh với quá trình hoạch định và THCSPTĐTBV của tỉnh Bình Dương nói riêng và đô thị Việt Nam nói chung cùng với những điều kiện và bối cảnh của tỉnh Bình Dương, cũng như tỉnh hình phát triển đô thị Việt Nam hiện nay. Bước đầu có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm mà tỉnh Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu, xem xét và vận dụng vào tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, cụ thể có thể khái quát trên 03 khía cạnh, trụ cột chính sách trọng tâm như sau: 2.7.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách quy hoạch đô thị ở Pháp Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị ở tỉnh Bình Dương cần có tầm nhìn và chiến lược dài hạn và bền vững hơn. Cần tích hợp, lồng ghép các nguyên tắc bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội vào trong quy hoạch phát triển đô thị. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị tỉnh Bình Dương cần theo chiến lược, có lộ trình rõ ràng với nhiều giai đoạn một cách khoa học, hệ thống, khả thi, hiệu lực và hiệu quả cao. Quy hoạch đô thị, thực hiện quay hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô thị là cả một vấn đề tổng hợp có tính chiến lược; đa ngành, liên ngành và xuyên ngành. Do vậy, việc huy động các nguồn lực xã hội giữa khu vực Nhà nước (khu vực công), khu vực ngoài Nhà nước (khu vực tư) và người dân vào trong quá trình hoạch định, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị là một trong những nội dung, hợp phần quan trọng cần được nghiên cứu, xem xét và quy định cụ thể bằng pháp luật. Cuối cùng, quy trình hoạch định, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị cần có phương pháp và cách tiếp cận khoa học, hài hòa, hợp lý giữa tiếp cận từ “trên- xuống”, từ “dưới-lên” và kết hợp cả hai “trên-xuống và dưới-lên”. 10
  13. 2.7.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển đô thị sinh thái ở Trung Quốc Chính quyền tỉnh Bình Dương, các chủ thể liên quan nói riêng và Việt Nam nói chung cần nghiên cứu, xem xét để hoạch định và THCS đô thị sinh thái với phương pháp lập Kế hoạch toàn diện - tích hợp và lồng ghép bài toán về môi trường, năng lượng, nguồn nước, giao thông, không gian đô thị … một cách khoa học, hài hòa và hợp lý trong chính sách phát triển tổng thể đô thị tỉnh Bình Dương. Các kế hoạch này là cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý quan trọng để các ngành, các cấp, cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và các bên liên quan nghiên cứu, tích hợp, lồng ghép nguyên tắc sinh thái vào trong kế hoạch hành động, phối hợp THCS phát triển đô thị cụ thể của địa phương. 2.7.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Singapore Kinh nghiệm của Singapore trong chính sách bảo vệ môi trường đã để lại nhiều điểm sáng, thú vị mà tỉnh Bình Dương và Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và vận dụng vào thực tế của địa phương. Giữ vai trò quyết định và dẫn dắt sự phát triển của quốc gia, của xã hội đó chính là tinh thần, sự quyết tâm chính trị mãnh liệt của Chính phủ - mà đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu đó chính là tinh thần có thể được đúc kết: dấn thân, làm tất cả vì sự ấm no, thịnh vượng, phát triển của nhân dân, quốc gia và dân tộc. Cụ thể, chính quyền tỉnh Bình Dương, cơ quan chuyên môn, các chủ thể và các bên liên quan cần nghiên cứu, xem xét và xây dựng được công cụ quản lý, kiểm soát và chế tài về môi trường đô thị một cách có hệ thống, căn cơ, hiệu lực và hiệu quả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế những tác động và hệ quả tiêu cực của môi trường. Mặt khác, bảo vệ môi trường là quyền lợi, trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội. Vì vậy, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, của xã hội là một trong những vấn đề trọng tâm, lâu dài và thường xuyên của CQĐP các cấp; của Chỉnh phủ. Cần nghiên cứu, và luôn luôn sáng tạo và đổi mới các hoạt động về bảo vệ môi trường đô thị theo hướng đa dạng, phong phú, hấp dẫn và gần gủi, thiết thực với cuộc sống, điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương. 11
  14. Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. Đôi nét về tỉnh Bình Dương 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Bình Dương là tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai [1]. Bình Dương có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Bình Dương có 03 con sông lớn bao bọc, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tính đến ngày 31/12/2021 tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh, gồm 3 thành phố, 2 thị xã và 9 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn, 41 xã [169; 170]. Tổng số đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương tính đến ngày 31/12/2021 là 100 đơn vị. Năm 2021 dân số toàn tỉnh Bình Dương đạt 2.685.513 người trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 84,41%, mật độ dân số 997 người/km2 [169; 16]. Một số chỉ tiêu dân số, diện tích theo đơn vị hành chính xin xem cụ thể ở Phụ lục 1 của luận án. Hiện nay, tỷ lệ dân số nhập cư vào tỉnh Bình Dương chiếm khoảng 50% dân số toàn tỉnh và tiếp tục là tỉnh có lượng người lao động nhập cư tăng cao, khiến tốc độ tăng dân số cơ học đạt mức cao nhất cả nước. Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh 2010) tăng 2,62% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 6,45%). Trong đó khu vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,01%; công nghiệp và xây dựng tăng 4,32% (trong đó: ngành công nghiệp tăng 4,39%); dịch vụ giảm 1,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 1,03%. GRDP bình quân đầu người đạt 152,2 triệu đồng (năm 2020 là 151 triệu đồng). Năm 2021, cơ cấu kinh tế khu vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 3,10%; công nghiệp và xây dựng 67,91%; dịch vụ 21,31%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7,67%. 12
  15. 3.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương 3.2.1. Công tác ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách Kết quả khảo sát tại Bảng 3.1 đã cho thấy, nhìn chung những người được hỏi đánh giá khá lạc quan về công tác ban hành văn bản THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Cụ tể, trong 300 người được hỏi có đến 127 người đánh giá “tốt”, chiếm 42,3%, trong khi chỉ có 14 người, đánh giá “thấp”, chiếm 4,7%; 137 người đánh giá “bình thường”, chiếm 45,7%. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, có đến 22 người, đánh giá “rất tốt”, chiếm 7,3%. Kết quả thống kê này phần nào cho thấy, công tác ban hành văn bản THCSPTĐTBV trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua được đầu tư và có sự chuẩn bị khá tốt. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác ban hành văn bản THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua Mức độ Tần số Tần suất Rất thấp 0 0.0 Thấp 14 4.7 Bình thường 137 45.7 Tốt 127 42.3 Rất tốt 22 7.3 Tổng 300 100.0 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án, 2023 3.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách Kết quả khảo sát về phổ biến, tuyên truyền CSPTĐTBV đã cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức chính sách PTĐTBV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua được chuyển tải, truyền thông qua các kênh thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng khá đa dạng và phong phú. Theo đánh giá của những người được khảo sát, các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương như Báo Bình Dương (65,7%); đài truyền hình (62,7%); cổng thông tin điện tử của tỉnh (59,0%); loa truyền thanh (51,7%) là những kênh truyền thông, phổ biến chính sách phổ biến về PTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Hình thức tập huấn, nói chuyện chuyên đề (9,0%); phát tài liệu tuyên truyền (20,3%); thông qua hội nghị/hội thảo/họp (21,7%) là kênh truyền thông, phổ biến chính sách còn khá mờ nhạt (Khảo sát của tác giả luận án, 2023). 13
  16. 3.2.3. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện chính sách Khi được hỏi về: (i) sự phân công nhiệm vụ cho các sở/ban/ngành liên quan trong tỉnh để quản lý, tổ chức triển khai chính sách PTĐTBV, có đến 45,3% những người được hỏi cho rằng “tốt”; 38,7% “bình thường”; 4,3% “rất tốt”; 9,3% “thấp”; và chỉ 2,3% cho rằng “rất thấp”. Tương tự, đối với sự phân công nhiệm vụ cho các phòng/ban liên quan trong huyện để quản lý và tổ chức các hoạt động triển khai chính sách PTĐTBV cũng cho kết quả tương tự, lần lượt sẽ là: 48,7%; 31,3%; 7,7%; 12,3%; (ii) sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong triển khai THCSPTĐTBV, có đến 43,3% cho rằng “tốt”; 40,7% “bình thường”; 9,7% “rất tốt”; và chỉ 6,3% cho rằng “thấp”. Tương tự, về sự phối hợp giữa các đơn vị cùng cấp (trong UBND) để quản lý, tổ chức triển khai chính sách PTĐTBV kết quả lần lượt sẽ là: 47,0%; 36,3%; 8,0%; 8,7% và đối với sự phối hợp giữa các đơn vị (trong UBND) cấp dưới và cấp trên để quản lý và tổ chức các hoạt động THCSPTĐTBV: 41,0%; 41,3%; 8,0%; 9,7% (Khảo sát của tác giả luận án, 2023). 3.2.4. Công tác huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách Nhìn chung, theo đánh giá của những người được khảo sát, công tác huy động và bố trí các nguồn lực trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã ghi nhận một số kết quả khá tốt đẹp. Theo đó, có đến 46,7% những người được hỏi cho rằng “tốt”, trong khi chỉ 7,0% cho rằng “thấp”; 6,7% cho rằng “rất tốt”; và 39,7% cho rằng “bình thường”. Nghĩa là hơn một nửa những người được hỏi (53,4%: tốt và rất tốt) cho rằng tốt, và chỉ dưới 10% cho rằng “thấp”, số còn lại cho rằng “bình thường”. Điều này phản ánh khá rõ nét tính hiệu quả của công tác huy động và bố trí các nguồn lực cho THCS phát triển đô thị của địa phương (Bảng 3.8). 14
  17. Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về đánh giá huy động và bố trí các nguồn lực trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua Mức độ Tần số Tần suất Rất thấp 0 0.0 Thấp 21 7.0 Bình thường 119 39.7 Tốt 140 46.7 Rất tốt 20 6.7 Tổng 300 100.0 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án, 2023 3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách Theo đánh giá của những người được khảo sát, công tác kiểm tra, giám sát THCSPTĐTBV trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua đối với kiểm tra, giám sát định kỳ khá tốt (3,7% rất tốt; 44,0% tốt; 46,7% bình thường; 5,7% thấp). Trong khi, kiểm tra chuyên đề chưa được tốt lắm (5,3% rất tốt; 25,7% tốt; 55,3% bình thường; 13,7% thấp); kiểm tra đột xuất tuy có phần lạc quan hơn sơ với kiểm tra chuyên đề nhưng vẫn còn khiêm tốn (6,0% rất tốt; 32,7% tốt; 44,3% bình thường; 17,0% thấp) (Khảo sát của tác giả luận án, 2023). 3.2.6. Công tác đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách Nhìn chung, công tác đánh giá, tổng kết việc THCSPTĐTBV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực, thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luận. Công tác đánh giá, tổng kết đối với các Đề án, chương trình, Kế hoạch… về quy hoạch, xây dựng, đầu tư, phát triển đô thị; bảo vệ môi trường đô thị; xây dựng đô thị thông minh; đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đúng theo quy định của pháp luật và kế hoạch đề ra. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia sau đây phần nào làm rõ thêm thông tin nêu trên. “Công tác đánh giá, tổng kết luôn bám theo tinh thần chủ trương của tỉnh là công khai, minh bạch. Phát huy những cái tốt và khắc phục những hạn chế thiếu sót. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc. Kết quả là Bình Dương đang là tỉnh có mức thu nhập đầu người cao nhất nước” (PVS nam 39 tuổi, chuyên gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị). Mặt khác, kết quả đánh giá, tổng kết THCSPTĐTBV cũng được truyền thông trên phương tiện truyền thông đại chúng và cơ quan công quyền “Công tác đánh giá, tổng kết được xem là hiệu quả bởi các thông tin đánh giá được thể 15
  18. hiện, thông tin qua báo đài, website của cơ quan nhà nước” (PVS nữ 41 tuổi, chuyên gia hành chính công). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác đánh giá, tổng kết việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương còn gặp phải những hạn chế, vướng mắc, bất cập. 3.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại tỉnh Bình Dương 3.3.1. Chính sách phát triển kinh tế Trong 10 năm gần đây (2011-2020), GRDP tỉnh Bình Dương tiếp tục duy trì với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, đạt khoảng 8,5%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 8,2%/năm, mức tăng khu vực nông, lâm, thủy sản 3,2%; công nghiệp và xây dựng 9,1%; dịch vụ 10,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,5%. Giai đoạn 2016-2020, mức tăng đạt khoảng 8,7%/năm, tương tự giữa các khu vực lần lược sẽ là 3,7%; 9,0%; 10,2%; 4,7% [105; 107]. Trong giai đoạn này, cơ cấu GRDP Bình Dương dịch chuyển theo hướng tích cực - kinh tế đô thị, gia tăng nhanh tỷ lệ lao động phi đông nghiệp, đúng với chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà chính phủ cũng như CQĐP đề ra. Đặc biệt, đóng góp của ngành công nghiệp là rất lớn, lên đến 63,05% trong cơ cấu GRDP của toàn tỉnh. Cùng giai đoạn này, bình quân GRDP nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 4,02%; công nghiệp và xây dựng 65,52%; dịch vụ 21,40%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9,05% [35]. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đặc biệt ở khu vực đô thị giai đoạn này cũng được nâng lên theo thời gian, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 115,7 triệu đồng, tăng 34,8% so với năm 2015, cao cấp 2,6 lần so với cả nước [105; 107]. 3.3.2. Chính sách phát triển hạ tầng xã hội Trong giai đoạn 2016-2020, cùng với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, đã tạo động lực cho đầu tư và phát triển hạ tầng xã hội. (i) về phát triển kết cấu hạ tầng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn này, cơ sở giáo dục, đào tạo các cấp được tiếp tục đầu tư, xây dựng mới; (ii) về phát triển nhà ở. Giai đoạn 2016-2020, diện tích nhà ở bình quân đầu người tỉnh Bình Dương đạt 30m2/người, trong đó diện tích nhà ở đô thị đạt 31,1m2/người [170; 171]. Chất lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh đã cải thiện nhanh qua các thời kỳ, trong đó chủ yếu tăng nhà kiên cố và bán kiên cố; loại nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ giảm dần. Theo đó, lượng nhà ở kiên cố, bán 16
  19. kiên cố chiếm khoảng từ 99% trở lên, trong đó ở đâu càng đô thị thì tỷ lệ loại nhà này càng cao; (iii) về xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Bên cạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiến trình phát triển đô thị và xây dựng nếp sống văn minh đô thị là một trong những chủ trương, chính sách được CQĐP các cấp tỉnh Bình Dương quan tâm. 3.3.3. Chính sách bảo vệ môi trường Đóng góp của ngành công nghiệp đối sới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất lớn, song hệ quả của nó đối với chất lượng môi trường đô thị cũng không hề nhỏ. Lượng nước thải công nghiệp chủ yếu phát thải từ các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất cao su … nước thải công nghiệp chiếm gần một nửa tổng lượng nước thải phát sinh. Giai đoạn 2016-2020 tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bản tỉnh Bình Dương tăng theo thời gian, trọng lượng nước thải ở đô thị cao và tăng nhanh hơn nông thôn. Năm 2020 cao hơn 5,6 lần; năm 2016, 4,6 lần; bình quân 2016-2020, 5,4 lần [106]. Theo Báo cáo của Tỉnh ủy Bình Dương (2020), giai đoạn 2016-2020, chất lượng môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh đạt yều cầu so với quy định, cụ thể đạt 11,67 điểm (quy định 10,5-14,0 điểm). Trong đó, các tiêu chuẩn về thoát nước mưa về chống ngập úng; các tiêu chuẩn về cây xanh đô thị đạt điểm tối đa. Để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường mà tỉnh đã đã vạch ra, trong thời gian qua CQĐP các cấp, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các bên liên quan đã tích cực triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường nhằm nỗ lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tỉnh, đặc biệt phát triển bền vững đô thị tỉnh Bình Dương. 3.3.4. Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật Năm 1997, toàn tỉnh Bình Dương chỉ có 2.186km đường giao thông, quy mô, chất lượng, các điều kiện khai thác ở mức rất thấp. Nhờ sự quyết tâm của CQĐP các cấp cộng với sự đầu tư, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông, đến nay, tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh đạt trên 7.800km (tăng 3,6 lần năm 1997), gồm: 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 77,1km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 14 tuyến đường tỉnh, có tổng chiều dài 449km, tỷ lệ nhựa hóa 98%; hệ thống đường huyện, đường đô thị với tổng chiều dài 1.004km, tỷ lệ nhựa hóa 87,34%; hệ thống đường xã, tổng chiều dài 3.372km, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa 88,28%. Hệ thống đường chuyên dùng, tổng chiều dài 2.257km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 46,14% [17; 18]. Là tỉnh có lợi thế về phát triển công nghiệp, thu hút mạnh dòng vốn FDI nên việc đầu tư, xây dựng, phát triển 17
  20. hệ thống giao thông vận tải gắn với logistics là một trong những giải pháp quan trọng của Bình Dương giai đoạn hiện nay. Nếu chỉ xét trong Vùng Đông Nam Bộ, bình quân giai đoạn (2017-2021), tỷ lệ dân số đô thị Bình Dương được cấp cung cấp nước sạch chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể: Bình Dương: 95,58%; Thành phố Hồ Chí Minh: 98,72%; Bà Rịa - Vũng Tàu: 98,44% (Phụ lục 4). Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về năng lượng, chiếu sáng … cũng được cải thiện theo thời gian. 3.3.5. Chính sách quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị Trong thời gian qua chính quyền tỉnh Bình Dương cùng cơ quan chuyên môn và các bên liên quan đã nỗ lực phát triển không gian đô thị tỉnh Bình Dương đồng đều và kết nối thành công chiến lược 3 khu vực - phía Nam, phía Bắc và trung tâm [103; 56]. Theo đó, các nội dung chi tiết được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 5 của luận án. Với xu thế một thế giới đang đô thị hóa nhanh cùng với cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, theo đó xây dựng đô thi thông minh là xu thế thế tất yếu. Từ đó nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối và hợp tác sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn trong xây dựng đô thị thông minh [217; 218]. Ngày 21/11/2016 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Đề án Thành phố thông minh - Bình Dương tại Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Bình Dương “Về việc phê duyệt Đề án Thành phố thông minh - Bình Dương” [98]. Thành phố Thông minh - Bình Dương được vận hành theo 2 cơ chế: (1) mô hình 3 nhà: Nhà nước (CQĐP) - viện/trường - doanh nghiệp; (2) cơ chế linh động. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, HĐND, cộng với sự tham gia tích cực của toàn hệ thống, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, viện/trường và người dân trong tỉnh, Đề án Thành phố thông minh - Bình Dương đã đạt được những bước tiến vững chắc, gặt hái được những kết quả nền tảng, triển khai rất nhiều ý tưởng mới, dự án cụ thể từ các đơn vị mang ý nghĩa thiết thực. Đề án đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, đặc biệt bứt phá trong hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đối tác đầu tư, từng bước định vị lại vị thế Bình Dương trên trường quốc tế - bước đầu tạo nền tảng cho sự chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo của tỉnh. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2