intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)

Chia sẻ: Vinh Le | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)

  1.    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA                                                                                                 HỒ CHÍ MINH        HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN HUY NGỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG  DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) Ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ  CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS. Phạm Huy Kỳ HÀ NỘI ­ 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS: Phạm Huy Kỳ   Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện, họp   tại: Học viện báo chí và tuyên truyền Vào hồi,..... giờ.......ngày...... tháng...... năm 2018
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định  giáo dục lý luận chính trị  là một bộ  phận quan trọng của công tác tư  tưởng, góp   phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Từ  thực tiễn công tác giáo   dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ  thị, nghị  quyết nhằm đổi mới,   nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị. Văn kiện đại hội   XI xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến   đấu, tính thuyết phục, hiệu quả  của công tác tư  tưởng, tuyên truyền học tập chủ   nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính   sách pháp luật của Nhà nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục   LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ   thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ   LLCT”.  1.2. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tưu to lớn  trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn   cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động theo hướng tiêu cực đến đời sống, làm  băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổi quan niệm, lối sống,  phai nhạt lý tưởng, niềm tin… của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta nói   chung và thanh niên, sinh viên nói riêng. Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra là cần   phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT trong các trường đại học.   Đặc biệt là phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở nước ta  trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn chậm đổi mới so với thực tế phát  triển của đất nước và thế giới. Thực tế này, đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục đổi   mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. 1.3.  Khu vực trung du, mi ền núi phía Bắc nướ c ta là vùng lãnh thổ  rộng   lớn nhất cả  nướ c ( chiếm khoảng 30,5% diện tích và chiếm khoảng 14,2% dân số  cả nước), khu vực có vị trí kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng   quan trọng của nước ta; vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số là đồng bào dân  tộc thiểu số, đa dạng văn hóa.... Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc   nằm trên địa bàn khu vực trung du, miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn   nhân lực chất lượng cao cho khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ  nghiên cứu   khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong viêc phát triển kinh tế  ­ xã hội cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Với khoảng trên 90.000 sinh viên 
  4. 2 đại học đang học tập – đây sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọng trong tương lai của   khu vực và cả nước. Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung   du, miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, thực tế  đổi mới  giáo dục LLCT trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên còn   bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.  Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất   lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học hiện nay   có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.  Để  góp phần nhận th ức gi ải quy ết điều  này, tác giả  chọn vấn đề:  “Đổi mới phươ ng pháp giáo dục LLCT cho sinh   viên  các  trườ ng  đại  học khu  vực trung du, mi ền núi phía Bắc  nướ c ta  hiện nay”  (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trườ ng Đại học Tây Bắc)  làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý  luận cho sinh viên các trường đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng,   đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo  dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc  nước ta hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: ­ Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT cho   sinh viên các trường đại học và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên  các trường đại học. ­ Trình bày rõ đặc điểm khu vực trung du, mi ền núi phía Bắc, đặc điểm  các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền  núi  phía Bắc; phân tích thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các  trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta: chỉ rõ những kết quả  đạt được, hạn chế và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp  giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc   nước ta hiện nay. ­ Đề  xuất một số  quan điểm và giải pháp chủ  yếu nhằm đổi mới phương  pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi  phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  5. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề  đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh  viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay qua.  Tuy nhiên, khu vực trung du, miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích rộng lớn  nhất cả  nước (Chiếm 30,5% diện tích và 14,2% dân số  cả  nước) thuộc 15 tỉnh  thành, tập trung khá đông các trường đại học: trường đại học Công nghiệp Việt Trì  (Phú Thọ), trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ), trường đại học Công nghiệp  (Quảng Ninh), trường đại học Tân Trào (Tuyên Quang), trường đại học Việt Bắc   (Thái Nguyên), Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên), trường đại học Tây Bắc (Sơn   La)….  Do đó, với đề  tài này tác giả  chỉ  đi sâu nghiên cứu thực trạng đổi mới  phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học hệ  chính quy tập trung, qua   khảo sát tại Đại học Thái Nguyên (là đại học vùng với 11 đơn vị đào tạo, trong đó  có 7 trường Đại học) ­ thuộc khu vực trung du và trường Đại học Tây Bắc – thuộc   khu vực miền núi phía Bắc. Đây là những trường đại học có quy mô lớn nhất cả về  tổ chức bộ máy và số lượng sinh viên nên nghiên cứu những trường đại học này có  thể mang tính đại diện cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc.  Luận án nghiên cứu vấn đề  đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh  viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong khoảng   thời gian từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 là thời điểm các trường bắt đầu chuyển   sang hình thức đào tạo mới theo học chế tín chỉ đặt yêu cầu cần phải đổi mới nội  dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục cho phù hợp. Ngoài ra đây  cũng là năm đã tích hợp rút ngắn khung chương trình các môn LLCT từ  năm môn  xuống còn ba môn học: Những nguyên lý cơ  bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trên  cơ sở tích hợp ba môn học vốn là ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin), Tư  tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ­ Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ  sở  lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ 
  6. 4 Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của  Đảng, pháp luật của Nhà nước về  giáo dục ­ đào tạo, giáo dục LLCT, đổi mới  phương pháp giáo dục LLCT; tiếp thu, kế  thừa có chọn lọc kết quả  nghiên cứu   của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. ­ Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ  sở  thực tiễn công tác giáo dục   LLCT trong các trường đại học  ở  nướ c ta hiện nay; quá trình đổi mới phương   pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, mi ền   núi phía Bắc nước ta; hệ thống các tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, đơ n  vị và kết quả khảo sát thực tiễn của chính tác giả. ­ Luận án sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm:  phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tâm lý học, giáo dục học như:   hệ thống ­ cấu trúc, chuyên gia, thống kê, so sánh, điều tra, quan sát, thu thập thông   tin... Trong đó, để phục vụ nghiên cứu luận án đã sử  dụng chủ  yếu phương pháp  điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi ANKET cho đối tượng là giảng viên (100   phiếu) và sinh viên (1400 phiếu). Sau khi có kết quả  điều tra xã hội học, tác giả  tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu, vẽ mô hình, đồ thị nhằm so sánh,  đối chiếu và đưa ra các kết luận khách quan làm căn cứ thực tiễn cho luận án.  6. Đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới sau: ­ Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề  lý luận về  phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh   viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó đã xây dựng được khung lý   thuyết về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cho việc đổi mới phương pháp  giáo dục   LLCT cho sinh viên đại học. ­ Luận án góp phần làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT  trong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời   gian qua (Qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc).  ­ Luận án đã đề xuất một số  quan điểm và giải pháp chủ  yếu dưới góc độ 
  7. 5 khoa học công tác tư  tưởng nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT   có hiệu quả cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc   nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ­ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa học   phong phú, đáng tin cậy phục vụ  cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, lãnh đạo  quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường đại học khu vực trung du, miền   núi phía Bắc nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung. ­ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng một số giải pháp chủ  yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học  khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 8. Kết cấu của Luận án Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên  quan đến đề tài luận án, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo  và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Các công trình khoa học trong nước A. Các công trình nghiên cứu về  công tác tư  tưởng và giáo dục lý luận   chính trị * Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng ­ Sách: Hà Học Hợi (chủ biên), Ngô Văn Thạo (2002),  Đổi mới và nâng cao   chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đào Duy  Quát (2004), Về  công tác tư  tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam , Nxb Chính trị  Quốc gia, Hà Nội; Lương Khắc Hiếu (Chủ  biên), (2008),  Nguyên lý công tác tư  tưởng – Tập1,2,  Nxb Chính trị  Quốc gia, Hà Nội; Phạm Tất Thắng (Chủ  biên)  (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ   Tổ  quốc, Nxb   Chính trị  Quốc gia – Sự  thật, Hà Nội; Nguyễn Danh Tiên (Chủ  biên), (2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội; Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư   tưởng của Đảng ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 
  8. 6 Các bài báo khoa học: Nguyễn Phú Trọng, “Nâng cao hơn nữa chất lượng và  hiệu quả của công tác tư tưởng trong tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng ­ Văn hóa số  8/1999; Hữu Thọ, “Từ thực tiễn, suy ngẫm sâu hơn về công tác tư tưởng”, thông tin  công tác tư tưởng số 3/2001; Nguyễn Khoa Điềm, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện  nghị  quyết trung  ương năm về  nhiệm vụ  chủ  yếu của công tác t ư  tưởng, lý luận  trong tình hình mới”, thông tin công tác lý luận số 1/2005; Lương Khắc Hiếu, “tìm hiểu  về tuyên truyền miệng trong lịch sử dân tộc Việt Nam,  Tạp chí Tư tưởng ­ Văn hóa, số  1/2001; Thái Hòa (2015), “Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong tự phê bình và phê  bình”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)... * Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT ­ Sách: Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị ­ tư tưởng   cho cán bộ; Trần Thị Anh Đào (Chủ biên), (2010), Công tác giáo dục LLCT cho sinh   viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.  ­ Các bài báo khoa học:  Bùi Đình Phong, (2009), “Vị  trí vai trò của phương  thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thành niên, Tạp chí   Tuyên giáo, (9); Hoàng Thao, (2011), “Để  nâng cao hiệu quả  công tác giáo dục  LLCT trong các trường trung cấp công an tại Hà Nội, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Vũ  Ngọc  Am,  (2011),  “Hiệu   quả   và  tiêu  chí   đánh  giá  hiệu  quả   công  tác  giáo  dục  LLCT”, Tạp chí Tuyên giáo, (11),…  B. Các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp   giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ­ Sách: Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề lý luận và thực   tiễn về  dạy và học môn Mác – Lênin và tư  tưởng Hồ  Chí Minh trong trường đại   học, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban liên lạc các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam  (VUN), Phân Viện Báo chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy – học, kiểm  tra đánh giá các môn khoa học xã hội nhân văn, Nxb LLCT, HN; Hoàng Quốc Bảo,   Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ  Chí Minh (2006), Nxb CTQG,  Hà Nội; Vũ Ngọc Am (2009), Một số  vấn đề  về  phương pháp giảng dạy LLCT,   Nxb Thông tấn, Hà Nội; Phạm Huy Kỳ  (2010),   Lý luận và phương pháp  nghiên  cứu, giáo dục LLCT, Nxb Chính trị ­ Hành chính quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo  (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị ­ Hành chính, Hà Nội.  ­ Các bài báo khoa học: Nguyễn Thành Khải (2009), “Đổi mới Phương pháp  giảng dạy  ở  Học viện Chính trị  ­ Hành chính quốc gia Hồ  Chí Minh,   Tạp chí   LLCT,  (9), HN; Đặng Thị  Nhiệt Thu (2010), “Đổi mới phương pháp giảng dạy  
  9. 7 LLCT trong các trường đại học và cao đẳng”, Tạp chí Khoa học chính trị, (3), HN;  Bùi Văn Ga (2015), “Những vấn đề  đặt ra trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo  dục đại học”, Tạp chí Tuyên giáo, (5), Hoàng Quốc Bảo (2015), “Tư tưởng Hồ Chí  Minh về phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)…  II. Một số công trình khoa học của nước ngoài A. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục   LLCT cho cán bộ, đảng viên. Tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ triết học của Bun   Phết Xu Ly Vông Xắc (1994),  Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng   viên Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay,  Học Viện chính  trị   quốc gia Hồ  Chí Minh, Hà Nội; Luận án Tiến sĩ lịch sử  của Bun kết – Kê  sơn (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh nước   Cộng hòa Dân chủ  Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay , Học Viện chính trị  quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [20] ­ Các bài báo, tạp chí: Bun Nhăng Vo Lạ Chít (2005), “Nâng cao chất lượng  xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để  đáp ứng yêu cầu của sự  nghiệp đổi mới của Đảng” trên Tạp chí Lý luận ­ Hành chính Lào (số 1); Bài viết  của Tra Lơn Nhia Pao Hơ (2005), “Mười năm với sự phát triển của Học viện Chính  trị và Hành chính Quốc gia Lào”, Tạp chí Lý luận ­ Hành chính Lào (số 1). Bài viết  của Sạ  Mút Thong Sôm Pha Nít (2007), “Vai trò của người thầy trong điều kiện  mới”, Tạp chí Lý luận ­ Hành chính Lào (số 6)...  B. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Có nhiều học giả Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về  công  tác tư  tưởng, giáo dục LLCT, phương pháp và đổi mới phươ ng pháp giáo dục  LLCT như: Uông Tín Nghiễn (2003), “Ba ph ương pháp luận trong nghiên cứu   vấn đề  Trung Quốc hoá triết học mácxít”   đăng trên  Tạp chí Triết học Trung   Quốc, số  12; Hồ  Tự  Lực: “Tư  duy mới về  giáo dục  LLCT của các trườ ng đại  học”, Cao đẳng Thuế ­ Tài chính Hà Nam học báo  (kỳ 2 số 18), năm 2004 ; Giáo  dục LLCT cho sinh viên có bài viết “Những gợi ý từ  tuyến đầu giảng dạy lý   luận mácxít” (Tạp chí Cầu thị  số  24/2005   được tác giả  Nguyên Đức Sâm biên  dịch trên tạp chí Những vấn đề  chính trị  ­ xã hội số  16/2006); Vương Bột Bình,  “Một số  vấn đề  về  công tác tư  tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong  tình hình mới”,  đăng trên  Tạp chí  Nghiên cứu tư  tưởng chính trị, số  3­2006;  Vươ ng Yến, “Nâng cao lý luận và trình độ  của công tác chính trị  ­ tư  tưởng  
  10. 8 trong tình hình mới”, đăng trên  tạp chí Lịch sử  Đảng Trung Quốc , tháng 10­ 2007; Luận án tiến sĩ của Lý Kiện (2013),  Nghiên cứu, đánh giá về tố  chất của   sinh viên;   Luận án tiến sĩ của Hoàng Á Lợi (2014),  Hiện trạng, trực quan và   giá trị chính trị của sinh viên và nghiên cứu về sách lượ c giáo dục.... III. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu A. Những kết quả đạt được ­ Các công trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các  vấn lý luận về: Công tác tư  tưởng, công tác giáo dục LLCT, công tác giáo dục   LLCT cho sinh viên Việt Nam. Đặc biệt, một số  công trình tập trung nghiên cứu  các khía cạnh khác nhau của công tác giáo dục LLCT cho sinh viên đại học ở nước   ta hiện nay, thực trạng những vấn đề đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm   đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay. ­ Đã có các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp  giáo dục giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại, tuy nhiên phần lớn tiếp cận   dưới góc độ: đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, đổi mới phương pháp dạy và  học LLCT, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập... Có những  công trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục LLCT, tuy nhiên lại tiếp cận dưới   góc độ của các khoa học khác như: giáo dục học, tâm lý học... B. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ­ Luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề  lý luận về  đổi mới phương pháp  giáo dục LLCT cho sinh viên dưới góc tiếp cận của công tác tư tưởng. Luận án khái  quát, hệ  thống hóa, làm rõ các vấn đề  lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và   đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Trong đó trọng tâm xây dựng   bộ  khung lý thuyết về  đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị  trong các   trường đại học như: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đánh giá sự  đổi mới phương   pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. ­ Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp  giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phí Bắc  nước ta trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục đào tạo hiện nay. Luận   án nghiên cứu quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các  trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong điều kiên học   theo học chế  tín chỉ  và thực hiện tích hợp các môn lý luận chính trị  trị  theo Quyết  
  11. 9 định 52/2008/QĐ­BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo  về chương trình các môn LLCT trình độ đại học cao đẳng dùng cho sinh viên khối   không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. ­ Nghiên cứu, chỉ  rõ một số  quan điểm và giải pháp cơ  bản nhằm đổi mới   phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu  quả  giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi  phía Bắc nước ta trong thời gian tới.
  12. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC  ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY  1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại  học  1.1.1. Khái niệm lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị cho sinh  viên các trường đại học 1.1.1.1. Lý luận chính trị  ­ Lý luận là hệ  thống các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ  thực tiễn khách quan, phản ánh trình độ  nhận thức và cải tạo thế  giới khách quan  của con người. Lý luận là kết quả của sự nhận thức chủ quan của con người về các   sự kiện, hiện tượng trong thế giới khách quan. ­ Lý luận chính trị là hệ thống tri thức trong lĩnh vực chính trị, thể hiện thái  độ  và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai  cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn. 2.1.1.2. Giáo dục lý luận chính trị trị cho sinh viên các trường đại học ­ Giáo dục là một hiện tượ ng xã hội, bản chất của nó là sự  truyền đạ t và   lĩnh hội những tri th ức, kinh nghi ệm đượ c tích luỹ  trong quá trình lịch sử  ­ xã  hội của loài ngườ i. Giáo dục góp phần nâng cao trình độ  nhận thức và cải tạo  thế giới của con ng ười. T ừ đó, xã hội loài ngườ i không ngừng phát triển. ­ Giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng.   Đó là hoạt động truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh,   đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng   viên và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học,  nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng,  khoa học, góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị ­ xã hội của họ trong  hoạt động thực tiễn. ­ Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là những người đang học tập và  rèn luyện trong các trường đại học, cao đẳng để  trau rồi kỹ  năng nghề  nghiệp   cũng như tu dưỡng bản thân để tự hoàn thiện mình. ­  Giáo   dục  LLCT   cho  sinh   viên   là  hoạt   động   truyền   bá,   tiếp   thu   những  nguyên lý cơ  bản của chủ  nghĩa Mác – Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, đường lối  
  13. 11 của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị,  hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư  duy   và phương pháp làm việc khoa học, biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực   chính trị ­ xã hội cho sinh viên trong hoạt động thực tiễn. ­ Gi ảng dạy LLCT là một hình thứ c giáo dục LLCT  đặ c thù, đem lạ i  hiệu qu ả giáo dục cao cho sinh viên trong các trườ ng đại học. 1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục lý luận chính trị  cho sinh   viên các trường đại học 1.1.2.1. Phương pháp Phương pháp là hệ thống các cách thức, thao tác điều chỉnh nhận thức và hoạt   động của con người trong hoạt động thực tiễn. 1.1.2.2. Phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ­ Phương pháp giáo dục LLCT là hệ thống các cách thức, hoạt động của chủ  thể giáo dục sử dụng để truyền bá và  đối tượng giáo dục sử dụng để tiếp thu nội   dung giáo dục LLCT phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm  hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư  duy   và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần thúc đẩy tính tích cực  chính trị ­ xã hội của sinh viên trong hoạt động thực tiễn.  ­ Đặc điểm phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học: ­ Phân loại các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại   học: +   Căn   cứ   vào   cách   thức  sử   dụng  các   phươ ng  tiện   giáo  dục,   có:  nhóm   phươ ng pháp dùng lời nói, nhóm phươ ng pháp trực quan và nhóm phươ ng pháp  thực tiễn. + Căn cứ  vào chủ  thể  tham gia giáo dục, có: Phương pháp giáo dục nhà   trường, phương pháp giáo dục gia đình, phương pháp giáo dục xã hội. + Căn cứ  vào nội dung giáo dục, có: Phương pháp giáo dục hệ  tư  tưởng  chính trị  ­ Chủ  nghĩa Mác Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh. Phương pháp giáo dục  đường lối, chủ  trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phương  pháp giáo d ục tri th ức và kinh nghiệm chính trị trong nướ c và thế  giới... + Căn cứ vào tính chất tiên tiến của phương pháp, có: Phương pháp truyền  thống và phương pháp hiện đại. + Căn cứ vào tính chất, cách thức tiếp thu của đối tượng, có: phương pháp  thụ động và phương pháp tích cực.
  14. 12 1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị  cho sinh viên các  trường đại học 1.2.1. Khái niệm đổi mới và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính   trị cho sinh viên các trường đại học 1.2.1.1. Đổi mới và đổi mới trong giáo dục đại học 1.2.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các  trường đại học Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học là   thay thế một cách cơ  bản, có hệ  thống, có kế  thừa các cách thức, hoạt động hiện  có của chủ thể và đối tượng giáo dục bằng các cách thức, hoạt động mới, phù hợp   với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm đem lại hiệu quả  cao hơn   trong giáo dục LLCT  và  đạt  mục tiêu giáo dục LLCT  cho sinh viên trong các   trường đại học đặt ra. 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận   chính trị cho sinh viên các trường đại học  1.2.2.1. Mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị  cho sinh   viên các trường đại học Mục tiêu:  Đổi mới mạnh mẽ  các phương pháp theo hướng hiện đại;  phát  huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng  lý luận vào thực tiễn cho sinh viên;  tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở cho sinh viên tự cập  nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu  quả giáo dục LLCT cho sinh viên. 1.2.2.2. Nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh   viên các trường đại học ­ Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có tính kế thừa. ­ Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải gắn lý luận với thực tiễn. ­ Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ  sở  lấy người học là trung   tâm. ­ Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có lộ trình thích hợp 1.2.3. Nội dung đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh   viên các trường đại học
  15. 13 1.2.3.1.  Áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục lý luận   chính trị cho sinh viên 1.2.3.2. Thay đổi từng phần các phương pháp hiện có trong giáo dục LLCT   hiện có cho sinh viên 1.2.3.3. Đa dạng hóa và tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Tiểu kết chương 1 Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thì đổi mới giáo  dục LLCT được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đổi mới  phương pháp giáo dục LLCT được đặc biệt coi trọng.  Trên cơ  sở  những kết quả  nghiên cứu đã có của các nhà khoa học, luận án  đã hệ thống hóa, phát triển và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về  phương pháp  giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường   đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó, tập trung làm rõ các khái niệm, mục tiêu và   nguyên tắc đổi mới, các tiêu chí đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT   cho sinh viên các trường đại học. Đặc biệt, việc đưa ra các nội dung đổi mới  phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học bao gồm: (1) Mức  độ thay thế, áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục LLCT cho sinh  viên; (2) Mức độ  thay đổi từng phần các phương pháp hiện có   trong giáo dục   LLCT cho sinh viên; (3) Mức độ  đa dạng hóa và tích hợp các phương pháp giáo   dục LLCT cho sinh viên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án, khảo sát đánh   giá thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường   đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.  Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC  TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu   vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta 2.1.1. Đặc điểm các trường đại học khu vực trung du, mi ền núi phía   Bắc  Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị  định số  31CP của Chính Phủ  trên cơ  sở  tổ  chức sắp xếp lại các trường đại học   trên địa bàn thành phố  Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các 
  16. 14 tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề  trong  khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học, chuyển giao công   nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế ­ xã hội khu vực trung du,   miền núi phía Bắc. Trải qua hơn 20 năm kiên trì, nỗ  lực phấn đấu theo các mục   tiêu định hướng của Chính phủ, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng  thành và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn  nhân lực, nghiên cứu khoa học ­ công nghệ; phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế  ­ xã hội của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và đất nước; từng bước khẳng định   vị  trí, vai trò của Đại học Vùng trong hệ  thống giáo dục ­ đào tạo và trong sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Trường Đại học Tây Bắc là ngôi trường có  lịch sử  lâu đời, với bề  dày   truyền thống về giáo ­ dục tạo cho con em đồng bào các dân tộc khu tự trị Thái Mèo  (trước đây) nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung. T rường Đại học Tây Bắc đã ra  đời từ năm 1960 với nhiều lần đổi tên, chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau trong  tỉnh Sơn La. Đến nay, trường đã có hơn 55 năm thành lập, phát triển và trưởng   thành, trường đã có một cơ ngơi mới khang trang, với trang thiết bị ngày càng hiện  đại, đáp  ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, xứng đáng là  trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của vùng Tây Bắc.  2.1.2. Đặc điểm sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi   phía Bắc Sinh viên  các trường thuộc  Đại học  Thái Nguyên  và trường Đại học Tây  Bắc  đa phần đều là con em thuộc các tỉnh trung  du  miền núi phía Bắc, trong đó  sinh viên dân tộc thiểu số và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chiếm số lượng lớn.   Đa số các em đều hiếu học, có ý trí và sự nỗ lực vươn lên trong học tập. Tuy nhiên,  đây là khu vực điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ  nhận thức chính trị  của một bộ  phận đồng bào còn hạn chế... do đó, sinh viên cũng dễ  bị  các đối  tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền, lôi kéo làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình  giáo dục LLCT trong các trường đại học. Quy mô số lượng sinh viên các trường đại học khu vực trung du, mi ền núi  phía Bắc có số  lượng rất đông. Trong đó, đại học Thái Nguyên có khoảng hơn  90.000 sinh viên, học viên theo học, trong đó sinh viên đại học hệ  chính quy có   56.753 sinh viên (năm học 2014 ­ 2015). Trường Đại học Tây Bắc có 7.135 sinh  viên chính quy theo học, trong đó hệ  đại học, cao đẳng có 5.092 sinh viên (năm   học 2014 – 2015).
  17. 15 2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục lý luân chính trị  cho  sinh viên các trường đại học khu vực trung du miền núi phía Bắc nước ta  hiện nay 2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân  2.2.1.1. Kết quả Căn cứ vào các tiêu chí đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nêu trên, chúng  ta có thể khảo sát kết quả đạt được trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục  LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Một   là,   đổi   mới   phương   pháp   giáo   dục   LLCT   trên   cơ   sở   áp   dụng   các   phương pháp giáo dục mới, hiện đại cho sinh viên. Sự  đổi mới phương pháp của các chủ  thể giáo dục LLCT:  Một số  chủ thể  giáo dục LLCT đã có những sáng tạo nhất định về  phương pháp trong giáo dục   LLCT cho sinh viên và đã có sự kế thừa, chọn lọc những phương pháp giáo dục mới,  hiện đại trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Sự đổi mới phương pháp của đối tượng giáo dục LLCT: Một số sinh viên đã  có sự  đổi mới phương pháp tiếp thu tri thức LLCT theo hướng sáng tạo ra các  phương pháp học tập mới, mang tính cá nhân. Một bộ phận sinh viên đã áp dụng các  phương pháp mới, hiện đại trong quá trình tiếp thu LLCT. Như vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở áp dụng các   phương pháp mới, hiện đại đã đạt được những kết quả  tích cực. Theo kết quả  khảo sát, mức độ  đổi mới phương pháp trên cơ  sở  áp dụng các phương pháp mới   trong giáo dục LLCT tại các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc  cho thấy, giảng viên sáng tạo ra các phương pháp mới là 4,17%, sử  dụng các  phương pháp mới, hiện đại là  40,83% , còn sinh viên lần lượt là 2,36% và 30,14%. Hai là, đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục LLCT hiện có cho sinh   viên. Về chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục đã có những thay đổi trong  quan niệm về  đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng đổi mới từng  phần các phương pháp hiện có. Các chủ  thể  giáo dục đã có nhiều cố  gắng trong  đổi mới cách sử dụng các phương pháp giáo dục LLCT truyền thống cho sinh viên. Về đối tượng giáo dục LLCT:  Một bộ phận sinh viên đã có ý thức đổi mới  phương pháp học tập truyền thống của mình nhằm thích nghi với quá trình đổi  mới phương pháp giáo dục LLCT của các trường hiện nay. Các phương pháp tự 
  18. 16 học của sinh viên đã được tích cực hóa, vận dụng linh hoạt trong điều kiện giáo   dục mới.  Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đổi mới từng phần các phương pháp giáo  dục LLCT hiện có của giảng viên là 30%, của sinh viên là 64.21%. Đây là những kết   quả chưa thật mĩ mãn nhưng cũng đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong quá trình đổi   mới phương pháp giáo dục LLCT của thày và trò các trường đại học khu vực trung   du, miền núi phía Bắc nước ta. Ba là, đổi mới trên cơ  sở  đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp giáo dục   LLCT cho sinh viên. Về chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục đã đa dạng hóa, tích hợp  nhiều phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Bước đầu các chủ thể giáo  dục đã kết hợp linh hoạt các phương pháp gắn với sử  dụng có hiệu quả  các  phương tiện giáo dục tiên tiến hiện đại. Về  đối tượng giáo dục LLCT:  Sinh viên đã có khả  năng sử  dụng đa dạng   các phương pháp trong quá trình tiếp thu LLCT. Một số sinh viên sử dụng tích hợp   nhiều phương pháp học tập tích cực, kết hợp với sử  dụng các phương tiện mới,  hiện đại đem lại hiệu quả cao trong học tập LLCT. Đổi mới phương pháp theo hướng đa dạng hóa, tích hợp nhiều phương pháp  đang là xu hướng chủ  yếu trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh   viên ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc trong thời gian qua.   Theo kết quả  khảo sát, 75,83 % giảng viên và 60,79% sinh viên đã sử  dụng đa  dạng, tích hợp các phương pháp trong quá trình truyền thụ và tiếp thu LLCT. 2.2.1.2. Nguyên nhân của  kết quả ­ Nguyên nhân chủ quan: Được sự  quan tâm của Đảng  ủy, Ban Giám hiệu các nhà trường trong đổi   mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên.  Sự  nỗ  lực, cố  gắng đổi mới phương pháp của giảng viên và sinh viên các   trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. ­ Nguyên nhân khách quan: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề  đổi mới phương   pháp dạy và học trong các cơ sở giáo dục đại học Những thành tựu to lớn của quá trình đổi mới đất nước; mặt tích cực của   toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế  và sự  phát triển của cuộc cuộc cách mạng khoa  
  19. 17 học công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp giáo   dục LLCT trong các trường đại học. 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Hạn chế  Một là, hạn chế  của việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ  sở   áp dụng các phương pháp mới , hiện đại cho sinh viên. Đối với chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục LLCT chưa sáng tạo  ra được nhiều phương pháp mới nhằm đáp  ứng nhu cầu tiếp thu tri thức LLCT   của sinh viên. Khả  năng sử  dụng các phương pháp mới của một số  chủ  thể  giáo   dục LLCT còn hạn chế, số lượng các phương pháp mới được áp dụng chưa nhiều. Đối với đối tượng giáo dục LLCT: Khả  năng sáng tạo ra các phương pháp  mới trong tiếp thu LLCT mới dừng lại ở một bộ phận nhỏ sinh viên. Khả năng sử  dụng các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT của sinh viên còn nhiều hạn chế,   tần xuất vận dụng còn ít. Kết quả khảo sát trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc cho   thấy, số lượng giảng viên đổi mới phương pháp trên cơ sở sáng tạo ra các phương   pháp mới chưa nhiều, chỉ chiếm 4,17%, còn sinh viên là 2,36%. Việc sử dụng các   phương pháp mới trong truyền thụ và tiếp thu LLCT còn gặp nhiều khó khăn do   nhiều nguyên nhân, nên hiệu quả chưa cao. Hai là, hạn chế  của việc đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục   LLCT hiện có cho sinh viên. Đối với chủ thể giáo dục LLCT: Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo,  quản lý đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT còn giản đơn, coi đổi mới  phương pháp là phủ định sạch trơn các phương pháp hiện có. Quá trình đổi mới từng   phần phương pháp giáo dục LLCT diễn ra còn chậm và thiếu hiệu quả. Về đối tượng giáo dục LLCT: Phương pháp tiếp thu LLCT của một bộ phận  sinh viên vẫn mang tính thụ động, ỷ lại, lười tư duy nên kém hiệu quả. Nhiều sinh  viên chậm đổi mới phương pháp học tập nên chưa hình thành được phương pháp  tự học, tự nghiên cứu hiệu quả. Thực tế hiện nay, ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc   đa số  chủ thể  và đối tượng giáo dục LLCT đang tiến hành đổi mới phương pháp  trên cơ  sở  đổi mới từng phần các phương pháp hiện có. Trong đó, sinh viên, chủ  yếu sử  dụng các phương pháp truyền thống và chậm đổi mới hơn so với sự  đổi  mới phương pháp của giảng viên. Theo số liệu khảo sát, còn 77,5% sinh viên chưa 
  20. 18 có ý thức đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT , 80,83% sinh viên chưa có phương  pháp tự học, tự nghiên cứu hiệu quả, 67,5% sinh viên còn học tập thụ  động, lười  suy nghĩ. Ba là,  hạn chế  của việc  đổi mới trên cơ  sở  đa dạng hóa, tích hợp các   phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Đối với chủ  thể  giáo dục LLCT:  Việc sử  dụng đa đạng hóa các phương  pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên còn hạn chế, đổi mới phương pháp mới  dừng lại  ở  sử  dụng các phương pháp truyền thống kết hợp với các phương tiện   giáo dục hiện đại. Việc tích hợp các phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh  viên còn tỏ  ra lúng túng, các phương pháp được tích hợp sử  dụng chưa nhuần  nhuyễn, chưa thật phù hợp với nội dung. Về đối tượng giáo dục LLCT: Trong quá trình học tập LLCT nhiều sinh viên  chủ   yếu   sử   dụng   các   phương   pháp   truyền   thống,   chưa   biết   kết   hợp   với   các  phương pháp mới, hiện đại một cách thành thạo, hiệu quả. Việc tích hợp các  phương pháp trong quá trình học tập LLCT của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn.  Nhiều sinh viên chưa có khả năng đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT gắn với sử  dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục hiện đại. Như vậy, đổi mới phương pháp trên cơ sở đa dạng hóa, tích hợp các phương  pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên là một xu hướng chủ  yếu  ở  các trường  đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, từ  phía chủ  thể  và đối   tượng giáo dục LLCT, quá trình đổi mới phương pháp còn một số hạn chế. Trong  đó, sinh viên đổi mới phương pháp theo hướng đa dạng hóa, tích hợp các phương  pháp còn chậm hơn so với quá trình đổi mới phương pháp của các chủ  thể  giáo  dục LLCT, nhất là ở khả năng sử dụng linh hoạt các phương pháp mới gắn với sử  dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục mới, hiện đại.  2.2.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế ­ Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về  vấn đề  đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên   của cả chủ thể và đối tượng còn hạn chế. Sự  phối hợp giữa các chủ  thể  trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT   cho sinh viên chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.  Chất lượng đội ngũ giảng viên còn chưa đáp  ứng được yêu cầu đổi mới   phương pháp giáo dục LLCT hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2