MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện,<br />
tự giác, với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại vào tất<br />
cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất<br />
kinh doanh (SXKD)<br />
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất<br />
sớm. Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như làm ăn phải có<br />
chữ tín, một lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực... như là các quy tắc đạo<br />
đức mà mỗi người kinh doanh cần phải tuân thủ..<br />
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD được quan tâm xây<br />
dựng và được chú trọng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. Bởi ĐĐKD<br />
không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi nhuận, mà còn giúp Việt Nam<br />
giải quyết được một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, phát triển con<br />
người, chất lượng cuộc sống,v.v....Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất khi<br />
Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật,<br />
đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích<br />
trước mắt và lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được bàn thảo. Mọi<br />
nền kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng rất nhiều cơ hội cho sự phát triển,<br />
song cũng chứa đựng những hiểm hoạ do đạo đức suy thoái, do lợi ích<br />
trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều<br />
kiện pháp luật chưa thật định hình và chưa đủ mạnh.<br />
1.2. Qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có những<br />
bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là những tác động tiêu cực của<br />
mặt trái kinh tế thị trường, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống<br />
của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi<br />
phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng<br />
tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo… trong SXKD ngày càng có đà sinh sôi,<br />
nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá<br />
nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất độc ra môi trường, buôn lậu,<br />
trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đe dọa sức khỏe, tính<br />
mạng người tiêu dùng. Điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết là phải tăng cường<br />
giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh (CMĐĐKD) XHCN cho những<br />
người tham gia vào quá trình SXKD ở Việt Nam hiện nay.<br />
1.3. Giai cấp nông dân (ND) Việt Nam có vị trí, vai trò, có bề dầy<br />
truyền thống, có đóng góp xứng đáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước,<br />
trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng<br />
như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội<br />
1<br />
<br />
chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng<br />
(khoá X) khẳng định:“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến<br />
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), xây dựng<br />
và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền<br />
vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát<br />
huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…”.<br />
Trong nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết cũng đã nêu: “Chăm lo xây dựng<br />
giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí<br />
thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.<br />
Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, là thành<br />
phố công nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay cùng với giai cấp công<br />
nhân và trí thức, ND Hà Nội là lực lượng xã hội quan trọng góp phần phát huy<br />
vị thế của thủ đô trên nhiều mặt, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Họ<br />
không ngừng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), đẩy mạnh<br />
quá trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ<br />
mặt nông thôn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động vi phạm<br />
CMĐĐKD của người ND Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng và đến mức<br />
báo động.<br />
Do đó để nâng cao ĐĐKD cho người ND, giúp họ hình thành những<br />
chuẩn mực cơ bản của ĐĐKD thì việc giáo dục CMĐĐKD cho ND là một<br />
vấn đề quan trọng. Đó là một cơ sở quan trọng để xây dựng nền ĐĐKD<br />
XHCN ở nước ta giai đoạn hiện nay.<br />
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục chuẩn mực<br />
đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài<br />
luận án tiến sĩ chuyên ngành công tác tư tưởng.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích<br />
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục<br />
CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm<br />
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.<br />
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục CMĐĐKD cho<br />
ND thành phố Hà Nội .<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục<br />
CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà nội hiện nay, thông qua việc khảo sát các<br />
hộ ND và hợp tác xã ngoại thành Hà Nội.<br />
- Qua việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề<br />
xuất và luận giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp nhằm<br />
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội hiện nay.<br />
2<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà Nội hiện nay.<br />
- Thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND được nghiên cứu từ năm<br />
2008- là năm sáp nhập tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội. Những quan<br />
điểm, giải pháp được đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025.<br />
- Địa bàn khảo sát: Luận án chọn 6 huyện, trong đó 3 huyện thuộc địa<br />
bàn Hà Nội cũ, 3 huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, đặc trưng cho vùng<br />
nông thôn ngoại thành Hà Nội, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú<br />
Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận<br />
Dựa trên những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức<br />
trong SXKD; về vị trí, vai trò của giai cấp ND trong công cuộc xây dựng<br />
CNXH.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ<br />
nghĩa duy vật lịch sử, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên<br />
cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử;<br />
phương pháp so sánh; các phương pháp của khoa học công tác tư tưởng, xã<br />
hội học như: khảo sát, thống kê, phân tích tài liệu, phỏng vấn chuyên gia,<br />
xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng phần mềm SPSS.<br />
5. Đóng góp mới của luận án<br />
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề giáo dục<br />
CMĐĐKD XHCN cho ND. Những vấn đề lý luận về ĐĐKD, CMĐĐKD,<br />
các yếu tố cấu thành và sự cần thiết phải giáo dục CMĐĐKD cho ND được<br />
luận bàn một cách tường minh và sâu sắc, đặc biệt luận án đã nhìn nhận,<br />
phân tích ĐĐKD như là một điều kiện để nền kinh tế thị trường nước ta phát<br />
triển theo đúng định hướng XHCN và là một nội dung của quá trình xây<br />
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng những nghiên cứu<br />
thực tiễn, luận án đã phân tích những thành tựu và hạn chế của giáo dục<br />
CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế<br />
thị trường định hướng XHCN, qua đó phát hiện và khái quát, phân tích các<br />
mâu thuẫn của quá trình giáo dục CMĐĐKD cho ND; phân tích những luận<br />
cứ khoa học của các quan điểm, giải pháp tăng cường giáo dục CMĐĐKD<br />
cho ND Hà Nội hiện nay.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ<br />
chức chính quyền, các cấp ủy Đảng của thành phố Hà Nội quan tâm, chăm<br />
lo hơn nữa tới hoạt động giáo dục CMĐĐKD cho ND. Thông qua một số<br />
3<br />
<br />
giải pháp được đề xuất luận án góp phần định hướng những giá trị, chuẩn<br />
mực đạo đức trong SXKD đối với ND Hà Nội nói riêng và ND Việt Nam<br />
nói chung.<br />
7. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu,<br />
3 chương, với 8 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1. Những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức<br />
kinh doanh<br />
1.1. Về đạo đức kinh doanh<br />
- Các công trình của tác giả nước ngoài: Tom Beauchamp và<br />
Norman Bowie (1979), Lý thuyết Đạo đức và Kinh doanh của; Richard De<br />
George (1982),Đạo đức Kinh doanh; Manuel G. Velasquez (1982), Đạo<br />
đức Kinh doanh: Khái niệm và Các Trường hợp Khảo sát của, Phillip<br />
V.Lewis (1985), Defining Business Ethics: Like Nailing Jello to a<br />
Wall , John R. Boatright (2000), Ethics and Conduct of Business; Thomas<br />
Donaldson, Patricia H. Werhane và Margaret Cording (2002), Ethical Issues<br />
in Business- A Philosophical Approach, Nxb Prentice Hall.<br />
- Công trình nghiên cứu trong nước: Nguyễn Thị Doan và Đỗ Minh<br />
Cương (1999), Triết lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị<br />
quốc gia; Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh<br />
doanh, Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Luận án tiến sỹ<br />
kinh tế, Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề được xây dựng<br />
văn hóa kinh doanh ở Việt Nam; Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh<br />
doanh và văn hóa công ty, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội; Bùi<br />
Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb<br />
Văn hóa thông tin; Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa kinh doanh”, Nxb Đại<br />
học Kinh tế quốc dân<br />
1.2. Về giáo dục đạo đức kinh doanh<br />
“Phát huy những nhân tố truyền thống của dân tộc trong kinh doanh<br />
dịch vụ ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền,<br />
Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999. Tác giả Nguyễn Thị Lan xem xét vấn đề<br />
dưới góc độ “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ<br />
doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (2006). “Đạo đức và giáo<br />
dục đạo đức”, Hà Nhật Thăng (chủ biên), Đại học Sư phạm Hà Nội, năm<br />
2007.<br />
2. Những nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và giáo<br />
dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh<br />
2.1. Về chuẩn mực đạo đức kinh doanh<br />
4<br />
<br />
- Công trình nghiên cứu nước ngoài: Verne E.Henderson (1996),<br />
What’ s ethical in business” , Nxb Văn hóa; Arthur A. Thompson, John E.<br />
Gamble (2006), Strategy : Winning in the marketplace : core concepts,<br />
analytical tools, cases, Nxb. Boston,… McGraw-Hill.<br />
- Công trình nghiên cứu trong nước:<br />
Các bài viết: “Cơ chế thị trường và những điều cần báo động”, Tạp chí<br />
Cộng sản số 10-1990 của tác giả Vũ Hiền; “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự<br />
biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp<br />
chí Triết học số 1- 1995 của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Một số chuẩn<br />
mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí<br />
Triết học số 1-1995 của Lê Đức Phúc; “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức<br />
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản<br />
lý ở nước ta hiện nay” do tác giả Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nxb. Chính trị<br />
quốc gia, Hà Nội, năm 1999; Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết “Kinh tế thị<br />
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh<br />
vực đạo đức”, đăng trong Tạp chí Triết học số 9- 2001. Công trình “Những<br />
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tập<br />
thể tác giả do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên),<br />
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003.. Công trình nghiên cứu “Văn hóa đạo đức<br />
ở nước ta hiện nay- vấn đề và giải pháp” của hai tác giả Lê Quý Đức và<br />
Hoàng Chí Bảo do Nxb Văn hóa- Thông tin và Viện Văn hóa ấn hành năm<br />
2007. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả<br />
Phạm Quốc Toản, Nxb Lao động- xã hội, năm 2007 “Văn hóa kinh doanh”<br />
của tác giả Dương Thị Liễu, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm<br />
2011.. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh” do Ngô<br />
Đình Giao (chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 1997. Hội thảo “Đạo đức trong<br />
kinh doanh”, tháng 12 năm 2012, do Viện Triết học Việt Nam và Viện Triết<br />
học Trung Quốc phối hợp tổ chức<br />
2.2. Về giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh<br />
Đề cập tới nội dung giáo dục CMĐĐKD phải kể tới những công<br />
trình: Giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng, do Lương Khắc Hiếu (chủ<br />
biên), Nxb Chính trị quốc gia (2008), Tham luận “Đạo đức kinh doanh ở<br />
Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Hữu Đễ, Phạm<br />
Văn Đức với tham luận “Đạo đức kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn của Việt Nam” đề cập tới trong Hội thảo “Đạo đức trong kinh<br />
doanh” do Viện triết học, Viện KHXH Việt Nam phối hợp với Viện Triết học,<br />
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (12 / 2012).<br />
Những nghiên cứu về giáo dục CMĐĐKD hầu như chưa nhiều. Các<br />
nghiên cứu mới chỉ tiếp cận nhỏ lẻ và bước đầu nhấn mạnh tới công tác<br />
giáo dục.<br />
5<br />
<br />