intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa Xã hội khoa học: Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Kloi Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bản tóm tắt trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay, thực trạng và những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay và một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa Xã hội khoa học: Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN LỆ THU<br /> <br /> BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG<br /> GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI<br /> PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC<br /> Mã số: 62 22 03 08<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân<br /> 2. TS. Nguyễn Thị Phương Thủy<br /> <br /> Phản biện 1: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 2: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 3: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân loại<br /> đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Ngày nay, bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề có<br /> tính quốc tế, là mối quan tâm của toàn nhân loại, là một trong tám mục tiêu<br /> phát triển thiên niên kỷ (MDG). Ở nước ta, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã<br /> được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ buổi đầu cách mạng. Khẩu hiệu “nam<br /> nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân<br /> chủ cộng hòa (1946). Cho đến nay, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn quan tâm<br /> thúc đẩy thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao động gia đình nói riêng.<br /> Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể về nội dung này như: Hiến<br /> pháp, Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới. Như điều 18<br /> Luật BĐG đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và<br /> các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình,... các thành viên nam nữ<br /> trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.<br /> Những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với<br /> thành tựu của 30 năm đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình<br /> Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu, kết cấu,<br /> mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ<br /> hội tham gia và khẳng định vai trò to lớn của mình trong các hoạt động kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Bên cạnh đó, xuất hiện xu<br /> hướng ngày càng có nhiều đàn ông đảm nhiệm những công việc trước đây vốn<br /> được coi là của phụ nữ. Với sự thay đổi chức năng của các cá nhân trong gia<br /> đình, khoảng cách của bất BĐG trong lao động gia đình đang dần dần được thu<br /> hẹp. BĐG trong lao động gia đình đã trở thành xu hướng tất yếu, là thước đo<br /> mức độ tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình.<br /> Tuy nhiên, dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng<br /> với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng<br /> chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế<br /> thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới. Trong<br /> gia đình nam giới vẫn được coi là trụ cột, có quyền quyết định các vấn đề lớn<br /> và là người đại diện ngoài cộng đồng, còn các công việc nội trợ, chăm sóc các<br /> thành viên trong gia đình vẫn được coi là “thiên chức” của phụ nữ, được coi là<br /> việc vặt, không tên, không có giá trị.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Vậy là ngoài giờ đi làm, tham gia hoạt động sản xuất như nam giới, phụ<br /> nữ còn phải gánh trách nhiệm chính trong hoạt động tái sản xuất của gia đình,<br /> điều này đã hạn chế cơ hội được tiếp cận và khả năng tìm được chỗ đứng trong<br /> thị trường lao động, ảnh hưởng tới việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn,<br /> sức khỏe, tâm lý và thời gian nghỉ ngơi, giải trí để đảm bảo tái sản xuất, tham<br /> gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Ngoài ra, một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an<br /> phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới tồn tại trong xã hội. Đặc biệt ở<br /> vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số(DTTS), bất BĐG trong lao động gia<br /> đình vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình còn<br /> thấp kém.<br /> Miền núi phía Bắc (MNPB) là địa bàn chiến lược của đất nước, nơi tụ cư<br /> của nhiều DTTS, với sự đa dạng về bản sắc văn hóa tộc người. Do trình độ<br /> phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa còn thấp kém, bất BĐG trong gia đình<br /> DTTS MNPB còn khá phổ biến và nặng nề hơn so với nhiều vùng khác trong<br /> cả nước. Tính chất bảo thủ của phân công lao động truyền thống theo giới, vẫn<br /> đang thể hiện rõ nét trong gia đình DTTS. Vì điều kiện sản xuất và thu nhập<br /> thấp, nên phụ nữ tham gia hầu hết các công việc sản xuất. Hơn nữa việc sử<br /> dụng dịch vụ xã hội, phương tiện giúp giảm nhẹ gánh nặng của công việc nội<br /> trợ của gia đình DTTS còn rất ít, chưa đủ sức giải phóng người phụ nữ ra khỏi<br /> những lo toan vất vả của đời sống gia đình hiện nay. Do vậy, phụ nữ DTTS<br /> MNPB thường phải lao động với cường độ lớn, thời gian làm việc kéo dài,<br /> điều kiện nghỉ ngơi dường như không có, ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực<br /> để phát triển, nâng cao năng lực của bản thân, khả năng ra quyết định và<br /> hưởng thụ lợi ích của họ nhìn chung thấp hơn nhiều so với nam giới.<br /> Mặc dù chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình nhằm giúp đỡ các<br /> DTTS MNPB, song có lẽ một bộ phận không nhỏ phụ nữ DTTS MNPB vẫn<br /> còn đứng bên lề của sự phát triển. Nghèo đói, rào cản của luật tục, hạn chế về<br /> kiến thức, không chỉ làm gia tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ trong lao động<br /> sản xuất, tái sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình, mà còn làm cho những cơ<br /> hội để họ tham gia hòa nhập với dòng chảy của xã hội ít hơn so với nam giới.<br /> Vì vậy, phụ nữ DTTS chính là nhóm xã hội cực khổ nhất, chịu nhiều sự bất<br /> bình đẳng nhất ở MNPB, giải quyết bất BĐG trong gia đình DTTS MNPB để<br /> không ai bị bỏ lại phía sau, chính là góp phần thực hiện mục tiêu phát triển<br /> bền vững hiện nay ở MNPB.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Bình đẳng giới trong lao động gia đình không phải là chủ đề nghiên cứu<br /> mới, nhưng luôn mang tính thời sự, luôn nhận được sự quan tâm của các nhà<br /> khoa học không chỉ trong nước mà cả quốc tế và ngày càng được quan tâm<br /> nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa<br /> có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về BĐG trong lao động gia đình<br /> DTTS MNPB.<br /> Từ những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia<br /> đình DTTS MNPB hiện nay, để đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện BĐG<br /> trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay được đặt ra cấp thiết. Do vậy,<br /> tác giả chọn vấn đề “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số<br /> miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Triết học,<br /> chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề đặt ra của việc<br /> thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, luận án đề xuất một số<br /> quan điểm, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS<br /> MNPB Việt Nam hiện nay.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.<br /> - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu BĐG trong lao động<br /> gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.<br /> - Phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện<br /> BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.<br /> - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy BĐG trong<br /> lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia đình<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nội dung: Trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu BĐG<br /> trong lao động gia đình giữa vợ và chồng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0