intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

66
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội tại một vùng lãnh thổ của Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tích cực thu hút FDI nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN NGHĨA HÒA THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 31 04 10 HÀ NỘI - 2016
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Châu Phản biện 1: ………………………………….. Phản biện 2: ………………………………….. Phản biện 3: ………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, mặc dù việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, đã thu hút được 272 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 25 tỷ USD, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, nhưng việc thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, đã bộc lộ những hạn chế như: tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, FDI chỉ tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ cần vốn lớn, mức độ lan toả công nghệ thấp, cơ cấu đầu tư chưa cân đối; Việc chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... Còn tồn tại hoạt động chuyển giá, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền công, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công, vi phạm pháp luật về môi trường vẫn còn khá phổ biến... Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư này trong thời gian tới. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội tại một vùng lãnh thổ của Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tích cực thu hút FDI nhiều hơn nữa trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa có bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về thu hút FDI vào phát triển vùng lãnh thổ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước và một số vùng trong nước, rút ra bài học cho vùng Bắc Trung Bộ.
  4. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng Bắc Trung giai đoạn 2007-2015, chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút nguồn vốn đầu tư này để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút FDI đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp vùng và các chương trình hành động của chính quyền cấp tỉnh trong việc thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Vùng Bắc Trung Bộ theo phân vùng lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam bao gồm 6 tỉnh: Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giới hạn năm 2007-2015; phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận chủ yếu từ góc độ hành động của chính quyền các tỉnh nhằm thu hút FDI vào tỉnh mình. Khung phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế về chi phí để thu hút FDI vào vùng. Các nghiên cứu, khảo luận dựa trên các giả định là sẵn có các nhà ĐTNN mong muốn ĐT trực tiếp vào vùng Bắc Trung Bộ. Do ở Việt Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ mạnh, nên hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò hạt nhân của chính quyền cấp tỉnh, đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét. Ngoài các phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích logic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp. Còn có phương pháp phân tích dựa trên các khung phân tích đã được ứng dụng thành công trong nghiên cứu FDI; Phương pháp tổng kết thực tiễn dựa trên số liệu thống kê; Phương pháp phân tích - so sánh dựa trên dữ
  5. 3 liệu; Phương pháp nhân - quả để đánh giá định tính tác động của FDI ; Phương pháp dự báo, ngoại suy… 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận thu hút FDI vào vùng kinh tế từ phương diện địa phương nhận ĐT gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của vùng kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án sẽ được trình bày trong 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 1.1. NHỮNG THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Những nghiên cứu xác định nguyên nhân dịch chuyển tư bản ra nước ngoài Phần nghiên cứu này tác giả tập trung vào các nội dung: - Các nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty lớn với các tác giả A. L. Calvet, Pan Long Tsai, Elhanan Helpman và Richard Eckaus, … - Lý thuyết giải thích FDI từ chu kỳ sản phẩm với các nghiên cứu của Akamatsu Kaname, Raymond Vernon. - Bên cạnh hai hướng nghiên cứu trên, còn có những giải thích nguồn gốc của FDI tiếp cận từ lợi thế của công ty đa quốc của Stephen H. Hymes, John H. Dunning, RE Lipsey, RC Feenstra, R Morck, B Yeung, M Zhao…
  6. 4 1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của FDI đối với sự phát triển của nước tiếp nhận Phần này, tác giả luận án tập trung vào: - Hướng nghiên cứu về vai trò của FDI đối với việc làm và thu nhập ở nước tiếp nhận của UNCTAD, Fenstra và Hanson, Berthelemy và Demurger, Hans-Rimbert Hemmer, Prof. Martin Paldam, Liu et al, Zhang... - Vai trò của chính sách và chính quyền địa phương đối với việc tiếp nhận FDI trong công bố của C.Chunlai và E. Malesky. - Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI ở các nước đang phát triển của K.Akamatsu, E.Asiedu, M Blomström, A Kokko, JL Mucchielli… 1.1.3. Những nghiên cứu về xu hướng dịch chuyển của dòng FDI Theo hướng này, tác giả luận án tập trung tổng quan các nghiên cứu về xu hướng dòng chảy FDI từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, với các công trình của D Sethi, S E Guisinger, S E Phelan and D M Berg, T.D.Richard Bruton, Gordon G. Chang, James K. Jackson… 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Những nghiên cứu về thu hút FDI vào Việt Nam Có các công trình chủ yếu của các tác giả Nguyễn Huy Thám, GS.TS Nguyễn Bích Đạt, PGS, TS Phùng Xuân Nhạ, Trần Quang Tiến, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương… 1.2.2. Những nghiên cứu về thu hút FDI vào vùng kinh tế của Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ - Nghiên cứu về thu hút FDI vào vùng kinh tế của Việt Nam - Nghiên cứu thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CẦN PHẢI TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố Các công trình KH đã công bố đề cập và làm rõ được những vấn đề lý luận chủ yếu về thu hút FDI, một số tác giả bàn đến tác động và chính sách thu hút FDI đối với một nước hay một tỉnh cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực tiễn thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trên giác độ quản lý kinh tế.
  7. 5 1.3.2. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài sẽ nhằm vào lý luận về thu hút FDI tiếp cận từ khoa học quản lý kinh tế; lợi thế và bất lợi thế của vùng Bắc Trung bộ trong thu hút FDI; thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ và giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào địa bàn thời gian tới. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong luận án này đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ từ nước ĐT sang nước tiếp nhận ĐT để thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và lợi ích khác. 2.1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đầu tư thành lập DN liên doanh với nhà ĐT trong nước nhận ĐT; - Thành lập DN 100% vốn nước ngoài; - Thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của nhà ĐT trong nước; - Thành lập chi nhánh của DN nước ngoài; - Hợp tác đầu tư; - Mua DN của nước sở tại. 2.1.1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước tiếp nhận đầu tư - Tác động có lợi cho nước nhận ĐT: Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quý đối với nước nhận ĐT; Thứ hai, FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiến bộ hơn công nghệ sẵn có trong nước sở tại; Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và đào tạo tay nghề cho người địa phương; Thứ tư, FDI tạo điều kiện cho nước sở tại giao lưu kinh tế với nước ngoài;
  8. 6 Thứ năm, tổng hợp lại FDI đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho nước sở tại; - Tác động không có lợi cho nước nhận ĐT: Thứ nhất, DN FDI cạnh tranh với DN trong nước, khiến nhiều DN trong nước phá sản, có thể gây nên tình trạng phụ thuộc của nước nhận ĐT vào ĐT nước ngoài, nhất là ở các nước chậm phát triển; Thứ hai, DN FDI tận dụng thị trường trong nước bằng cách gia công, lắp ráp và khai thác tài nguyên của nước nhận ĐT khiến nước nhận ĐT không thu được nhiều giá trị gia tăng, trong khi đó lại phải gánh chịu những hậu quả của ĐT như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên; Thứ ba, Các DN FDI có thể trốn thuế bằng chuyển giá giữa công ty con ở nước nhận ĐT và CT mẹ ở nước ĐT; Thứ tư, thông qua các công ty con, chi nhánh ở nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có thể lũng đoạn thị trường trong nước. 2.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm vùng kinh tế Vùng kinh tế là một phần lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân gắn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chung và được ghi nhận trong quy hoạch phân bố không gian phát triển của quốc gia. 2.1.2.2. Khái niệm thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các chính sách và biện pháp mà nước tiếp nhận ĐT thực hiện nhằm khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN ở nước mình dưới hình thức trực tiếp SXKD. 2.1.2.3. Đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế - Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI vào một quốc gia. - Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI một tỉnh: Thứ nhất, khác với thu hút FDI vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, thu hút FDI vào vùng không có cơ chế hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách và hành động chung cho vùng.
  9. 7 Thứ hai, hợp tác giữa các đơn vị hành chính trong vùng để thu hút FDI thường bị phá vỡ bởi hành vi chạy theo lợi ích cục bộ và cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, thu hút FDI theo vùng còn gặp khó khăn do tập trung lao động và di chuyển dân cư theo ngành chuyên môn hóa gây áp lực vào hệ thống kết cấu hạ tầng chung như nhà ở, trường học, bệnh viện, đường giao thông… 2.1.3. Lợi ích của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế - Tạo điều kiện để các tỉnh tham gia vào phân công chuyên môn hóa, qua đó thu được lợi ích tổng thể lớn hơn cho dân cư trong vùng kinh tế, cho quốc gia. - Tạo điều kiện tập trung nguồn lực kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng, phân công trách nhiệm của mỗi tỉnh trong vùng nhằm tạo môi trường có tổ chức, có sức cạnh tranh. - Tập trung nguồn lực, sức mạnh và cơ chế giải quyết các vấn đề liên tỉnh. 2.2. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.2.1. Điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 2.2.1.1. Tạo lập môi trường chung nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vì lợi ích của cả vùng kinh tế - Bảo đảm bảo an toàn tài sản của nhà đầu tư. - Bảo đảm bảo môi trường trao đổi thuận lợi, bình đẳng giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc cạnh tranh. - Các thể chế, chính sách, môi trường chính trị, xã hội ổn định; môi trường văn hóa thân thiện, cởi mở, dễ hòa nhập có tác động tích cực trong thu hút FDI. 2.2.1.2. Phối hợp giữa các tỉnh trong thực thi chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài - Phối hợp chính sách cho phép người nước ngoài làm việc trong vùng kinh tế.
  10. 8 - Phối hợp cùng bảo đảm về quyền sở hữu sáng chế, nhãn hiệu thương mại. - Thống nhất các ưu đãi đối với nhà ĐTNN. - Thống nhất chính sách miễn, giảm thuế cho nhà ĐTNN. - Thống nhất những khoản hỗ trợ cho nhà ĐTNN, như có thể cho phép tính các chi phí tổ chức và tiền vận hành vào chi phí của dự án trong một thời gian nhất định nhằm giảm thuế thu nhập DN; - Thống nhất các khuyến khích đặc biệt: Đối với các công ty đa quốc gia, do vị thế và ảnh hưởng đặc biệt của nó, nên nước tiếp nhận ĐT thường có những khuyến khích đặc biệt. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài bằng cách miễn, giảm các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính nhằm khuyến khích các DN nước ngoài ĐT vào nước sở tại. 2.2.1.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối trong vùng kinh tế thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. - Quy hoạch hợp lý các KCN. Trong các KCN tạo mặt bằng “sạch” giao cho dự án ĐT. - Các tỉnh trong vùng phối hợp kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi, chi phí dịch vụ thấp. 2.2.1.4. Xúc tiến đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trong vùng kinh tế Thiết lập các kênh thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư để cộng đồng và các nhà ĐT trên thế giới thấy được tiềm năng, lợi thế, danh mục các lĩnh vực ưu đãi ĐT của vùng kinh tế, tránh cạnh tranh với nhau dẫn đến tổn hại lợi ích chung cả vùng. 2.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng: Một là, quy mô, cơ cấu các dự án FDI. Hai là, tỷ trọng của FDI trong giá trị sản xuất theo vùng, theo ngành, trong cung cấp thu nhập, việc làm của dân cư, trong XK, NK, trong tổng vốn ĐT xã hội, trong thu NSNN.
  11. 9 Ba là, đối tác ĐT vào vùng kinh tế. Bốn là, lợi ích nhận được từ FDI đến vùng. Năm là, các tác động không mong muốn của FDI. 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Việc thu hút FDI vào vùng kinh tế chịu tác động bởi nhiều yếu tố, có thể phân chia thành các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong vùng. 2.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế - Tình hình kinh tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết khu vực. Nếu xu thế hội nhập và liên kết khu vực gia tăng thì vùng tiếp nhận ĐT sẽ có cơ hội để thu hút thêm FDI và ngược lại, nó sẽ gây ra bất lợi và giảm sút nguồn vốn ĐT này. - Sự sẵn có vốn và động cơ của các nhà ĐTNN. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới khả năng ký kết, thực hiện và triển khai dự án FDI, qua đó ảnh hưởng tới tiến độ thu hút FDI của vùng tiếp nhận. - Sự cạnh tranh của các vùng khác trong nước. Mỗi quốc gia được cấu thành bởi các vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng có lợi thế nhất định. - Quy hoạch phát triển và chính sách phát triển vùng của quốc gia. Chính phủ ở các nước có quy hoạch và chương trình phát triển các vùng kinh tế trong dài hạn. 2.2.4.2. Các yếu tố bên trong vùng kinh tế - Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế. Đây là yếu tố quy định các ngành mà vùng kinh tế có thể thu hút FDI. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng mà có thể tác động vào động cơ của nhà ĐTNN trong thu hút FDI. - Trình độ phát triển kinh tế, xã hội nội vùng kinh tế. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến đến quy mô, cơ cấu, số lượng dự án FDI có thể thu hút vào vùng kinh tế. - Tính năng động của chính quyền trong vùng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút FDI. Nhà ĐTNN thường phải xin giấy phép ĐT từ các cơ quan chính quyền, phải quan hệ với cơ quan thuế, cơ quan quản lý môi trường, tài nguyên, lao động…
  12. 10 - Năng lực và mức độ hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng sẵn có trong vùng kinh tế. Nếu năng lực sử dụng của hệ thống này yếu kém thì khó có thể thu hút được FDI, nhất là những dự án có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đòi hỏi nguồn cung cấp đầu vào đa dạng, khối lượng lớn. - Dân số và lực lượng lao động sẵn có trong vùng kinh tế. Đội ngũ nhân lực có trình độ cao, chi phí nhân công rẻ là điều kiện hàng đầu hấp dẫn các nhà ĐTNN. 2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ VÙNG VÀ BÀI HỌC CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển vùng kinh tế của Trung Quốc Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã có trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Từ năm 1993 đến 2005, khối lượng thu hút vốn FDI của Trung Quốc đứng thứ 2, sau Hoa Kỳ. Sau khi đã chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc công bố một số bản danh sách mới về các dự án kêu gọi ĐTNN bao gồm 371 lĩnh vực, chỉ còn 34 lĩnh vực không cho phép ĐTNN. 2.3.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển vùng Đông Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong thu hút FDI và là địa phương đầu tiên chuyển sang chú trọng chất lượng dự án ĐTNN. Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nằm trong nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn FDI cao của cả nước. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính đến năm 2010, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt trên 1,5 tỷ USD; vốn giải ngân đạt 800 triệu USD. Bình Dương cũng là tỉnh nổi bật trong thu hút FDI, với quy mô đạt gần 1 tỷ USD vào năm 2010, trong đó có 104 dự án ĐT mới với tổng vốn đăng ký 413 triệu USD và 135 dự án bổ sung với số vốn tăng thêm 536 triệu USD. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 2.006 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 13,7 tỷ USD. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho vùng Bắc Trung Bộ Một là, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của FDI để có chính sách thu hút hiệu quả.
  13. 11 Hai là, coi trọng công tác quy hoạch phát triển, xây dựng chính sách ưu đãi ĐT chung. Ba là, chính quyền trung ương và địa phương phải chú ý tạo môi trường ĐT và có hệ thống chính sách ĐT, nhất là chính sách miễn, giảm thuế, tiếp cận đất đai, lao động, tài nguyên phù hợp, coi đó là công cụ làm tăng thêm tính hấp dẫn và sự ổn định môi trường ĐT, tăng lợi nhuận kỳ vọng của nhà ĐT. Bốn là, cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức ĐTNN, các chủ thể ĐTNN để tận dụng thế mạnh của đối tượng này. Năm là, ngoài chính sách ưu đãi chung của cả nước, sự năng động, dám nghĩ, dám làm của chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong thành công về thu hút FDI. Sáu là, sự lơ là về bảo vệ môi trường đã khiến cả Trung Quốc và Vùng Đông Nam bộ phải trả giá. Bảy là, cả Trung Quốc và vùng Đông Nam bộ còn chưa có chính sách phối hợp nội vùng chặt chẽ. Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.1. LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3.1.1. Lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Lợi thế về vị trí địa lý: Vùng Bắc Trung Bộ hội đủ các địa hình, thổ nhưỡng của Việt Nam, gồm đồi núi, rừng xanh, đồng bằng, đất ven biển, đảo. - Lợi thế về khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn sso với cả nước như quặng sắt (60%), thiếc (80%), thiếc (chiếm 80), đá vôi (40%). Đặc biệt vùng Bắc Trung Bộ là nơi duy nhất có quặng cromit ở Việt Nam. Lợi thế về lâm nghiệp: Hiện vùng Bắc Trung Bộ quản lý 3.436 ngàn ha đất đồi núi, trong đó đất rừng là 1.633 ngàn ha, đất không rừng gần 1.600 ngàn ha.
  14. 12 Lợi thế về kinh tế biển: Vùng Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670 km với thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên, 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng bến cảng phục vụ vận tải, đánh bắt cá. Lợi thế về giao thông: Vùng Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông Bắc Nam có cả đường sắt, đường bộ với nhiều đường ô tô chạy theo hướng Đông Tây (quốc lộ 7, 8, 9 và 29) nối Lào với Biển Đông. Trên địa bàn Vùng có hệ thống ba sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), nhiều bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) Lợi thế về du lịch: Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô,.... 3.1.2. Bất lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài của vùng Bắc Trung Bộ - Bất lợi về điều kiện tự nhiên: Do nằm khá xa hai hai thị trường lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nên vùng Bắc Trung Bộ chưa nhận được hiệu ứng lan tỏa của các vùng này. - Bất lợi về điều kiện kinh tế và xã hội: Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế kém phát triển, nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế còn thiếu thốn, thu nhập của dân cư thấp. Năm 2013, GTSX bình quân đầu người trong Vùng chỉ đạt 20,8 triệu đồng/người/năm, tính theo tỷ giá thực tế là 988 USD, bằng 52% mức trung bình của cả nước. - Bất lợi về năng lực công nghệ sản xuất: Tuy có tiềm năng và lợi thế, nhưng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại của các tỉnh trong Vùng còn có quy mô nhỏ, phân tán. - Bất lợi về cơ cấu kinh tế: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị nông sản còn thấp, trung bình đạt 15-17 triệu đồng/ha. Lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. - Bất lợi trong phát triển du lịch: Tuy có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và các tài nguyên du lịch khác nhưng do thiếu vốn, nên kết quả hoạt động du lịch của các tỉnh trong Vùng chưa tương xứng. Chưa thu hút được nhiều dự án xây dựng hạ tầng cho du lịch nên sức hút khách thấp.
  15. 13 3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường đầu tư chung cho nhà đầu tư nước ngoài 3.2.1.1. Thực trạng xây dựng môi trường pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài Về cơ bản, Luật Đầu tư tuyên bố quyền tự do của nhà ĐTNN trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điểm mới nữa trong thu hút FDI của Luật Đầu tư năm 2005 là phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (gọi chung là Ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận ĐT cũng như quản lý hoạt động ĐT, giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Nhằm chuẩn hóa môi trường đầu tư theo các định chế quốc tế, ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư 2014 với một số thay đổi so với Luật Đầu tư 2005, như: bỏ một số hình thức ĐT hợp đồng BOT, BTO, BT; ĐT phát triển kinh doanh, ĐT thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN, bổ sung hình thức ĐT theo hợp đồng đối tác công tư (PPP). 3.2.1.2. Thực trạng xây dựng môi trường ưu đãi đầu tư chung cho nhà đầu tư nước ngoài - Chính sách ưu đãi thuế - Chính sách ưu đãi tiếp cận đất đai - Ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Chính sách tài chính ưu đãi khác - Quy định rõ hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư - Mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi ĐT 3.2.2. Thực trạng chính sách ưu đãi nhằm thu hút dầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung Bộ 3.2.2.1. Thực trạng chính sách ưu đãi đầu tư cho vùng Bắc Trung Bộ Để hỗ trợ thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ, các cấp quản lý Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị về các ưu đãi đầu tư cho các dự án ở khu kinh tế này
  16. 14 3.2.2.2. Chính sách tạo điều kiện thu hút FDI của cấp tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Trên cơ sở Luật pháp và chính sách của Nhà nước, nhất là từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 2005, Trung ương đã phân cấp cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế quyền quyết định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn ĐTNN. Trên cơ sở đó, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã ban hành nhiều chính sách chủ động thu hút FDI. 3.2.3. Thực trạng xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng Bắc Trung Bộ Được sự hỗ trợ của Trung ương, mà trực tiếp là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Bưu chính viễn thông, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã từng bước tiến hành nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong Vùng. 3.2.4. Thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án ĐTNN trên các phương diện: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, Hỗ trợ đào tạo, Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư, Ưu đãi thị thực xuất cảnh, nhập cảnh, Hoạt động xúc tiến ĐT. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.3.1. Những kết quả đạt được trong thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ 3.3.1.1. Số lượng các dự án FDI tăng lên, cơ cấu ngành được cải thiện, xuất hiện nhiều dự án lớn - Số dự án và tổng vốn FDI tăng nhanh Tính đến hết tháng 12/2014, toàn vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút được 272 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn ĐT đăng ký đạt gần 25 tỷ USD. Trong các dự án còn hiệu lực, số vốn đã giải ngân và đang hoạt động đạt gần 7,6 tỷ USD, chiếm 30,4% vốn đăng ký. Bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy, số DN FDI hoạt động tại Bắc Trung Bộ sau 7 năm đã tăng lên gấp gần 7 lần, số vốn đã đi vào hoạt động tăng gấp 23,6 lần.
  17. 15 Nguồn vốn FDI đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn ĐT, nâng cao năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng. Hiện nay đã có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ. Dẫn đầu là Đài Loan với 41 dự án, tổng vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn ĐT đăng ký. Đứng thứ 2 là Nhật Bản và Singapore đứng thứ ba. FDI đã ĐT vào 14 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với 87 dự án ĐT đăng ký mới và 32 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm gần 4,2 tỷ USD, chiếm 54,7%. 3.3.1.2. Các dự án FDI bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ Do tác động của FDI mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong Vùng được nâng lên. Khu vực FDI đã tạo ra 48,2% GTSX công nghiệp của toàn Vùng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của các tỉnh cao hơn so với dự kiến. 3.3.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng - Tác động cải thiện chất lượng công nghệ các ngành sản xuất trong vùng - Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khu vực FDI đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch XK hàng hóa. 3.3.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo việc làm, thu nhập, tăng thu cho ngân sách nhà nước - FDI tạo nhiều việc làm, góp phần đào tạo nghề cho dân cư trong vùng Đến nay, tại vùng Bắc Trung Bộ, khu vực FDI tạo ra trên 300 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 450-500 nghìn lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
  18. 16 - Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Đóng góp của khu vực FDI vùng Bắc Trung Bộ vào NSNN ngày càng tăng, các DN FDI vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014: đạt mức thu từ 780,6 tỷ đồng năm 2007 lên 2.815,9 tỷ đồng năm 2014, gấp hơn 3,6 lần. 3.3.1.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng cung cấp chủng loại hàng hóa phong phú cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Các DN FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, chủ lực, tạo thương hiệu cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, góp phần quan trọng vào thay thế sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài. Sản phẩm của DN FDI còn góp phần quan trọng vào thúc đẩy XK, nhiều sản phẩm XK của vùng Bắc Trung Bộ có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên các thị trường thế giới, kể cả thị trường "khó tính" như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 3.3.1.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực cải thiện môi trường kinh doanh Bằng nhiều chính sách, biện pháp, hoạt động thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua đã góp phần quan trọng vào các yếu tố tạo yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như bổ sung nguồn vốn ĐT, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh XK, tạo việc làm và phát triển nhân lực, góp phần thúc đẩy các tỉnh trong vùng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. 3.3.2. Hạn chế của thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua 3.3.2.1 Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút chưa xứng với tiềm năng của vùng Bắc Trung Bộ đã có 21 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới đến ĐT, phần lớn số vốn và dự án của vùng lại đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng khu vực, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, tiếp đến là Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Hàn Quốc. 3.3.2.2. Tiến độ giải ngân vốn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khá chậm Cho đến cuối năm 2014, số vốn FDI giải ngân đi vào hoạt động ở Vùng Bắc Trung Bộ mới chỉ đạt 30,4% vốn đăng ký còn hiệu lực, tương
  19. 17 đương mức trung bình của cả vùng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (30,1%), thấp hơn mức trung bình của cả nước là 33,5%. 3.3.2.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng Tác động lan tỏa của DN FDI đối với sự phát triển DN ở vùng Bắc Trung Bộ, nhất là về chuyển giao công nghệ và tạo mạng lưới liên kết, còn khá hạn chế so với nhiều vùng khác. 3.3.2.4. Đã xuất hiện dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế Một số DN FDI có biểu hiện chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn… gây nên tình trạng thất thu NSNN. 3.3.2.5. Chính quyền địa phương chưa kiểm soát tốt lao động người nước ngoài vào làm việc trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc kiểm soát chính xác số lượng lao động của các nhà thầu rất khó khăn, bởi số lượng lao động đông, biến động xuất - nhập cảnh liên tục, tạm trú tại nhiều nơi, nhiều địa bàn khác nhau, thậm chí nhà ĐT không khai báo với chính quyền. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung bộ 3.3.3.1. Nguyên nhân do đường hướng và chính sách phát triển vùng chưa rõ ràng Đường hướng CNH, HĐH tuy đã được triển khai nhiều năm trong Vùng nhưng chưa xác định rõ các ngành chuyên môn hóa. 3.3.3.2. Thiếu cơ chế phối hợp liên tỉnh trong thu hút FDI vào mục tiêu chung là phát triển vùng lãnh thổ một cách hiệu quả Do thiếu chính sách, biện pháp phối hợp vùng cụ thể nên trong quá trình thu hút FDI, nhà ĐTNN đã dường như coi trọng ĐT để hướng vào khai thác lợi thế về nguồn lực và thị trường tỉnh, khai thác những ưu đãi
  20. 18 khác biệt của từng tỉnh, hơn là vào các ngành, lĩnh vực phát triển huy sức mạnh tổng thể cả vùng. 3.3.3.3. Vai trò liên kết phát triển vùng của các ngành thuộc Chính phủ chưa được phát huy Chức năng quy hoạch phát triển kinh tế vùng và phân cấp phối hợp giữa các tỉnh của các Bộ ngành chưa thực sự rõ ràng. Phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng với các cấp chính quyền tỉnh trên quan điểm phát triển vùng cũng có nhiều lúng túng. 3.3.3.4. Sự chuẩn bị của cơ quan nhà nước, của dân cư, của doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập đối với nhà đầu tư nước ngoài Các thể chế hành chính và tài chính công ở 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn quá nhiều bất cập do còn tồn tại tính hai mặt vừa tập trung vừa phân tán của cơ chế quản lý. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ 4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ 4.1.1. Dự báo bối cảnh mới liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ 4.1.1.1. Dự báo bối cảnh mới liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ *Bối cảnh quốc tế: Trong giai đoạn trong 5 năm tới, nền kinh tế thế giới vẫn phát triển theo hai xu hướng bao trùm: sự phát triển của kinh tế tri thức dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. * Bối cảnh trong nước: Nước ta đang trong công cuộc đổi mới để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào các quan hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1