Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ Điện tử, Viễn thông: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin có nhận thức dựa trên OFDM
lượt xem 5
download
Luận văn đề xuất áp dụng cửa sổ Turkey cho CRS đơn người dùngdựa trên OFDM; đề xuất giải thuật Full-filling cho phân bổ công suất sóng mang con nhằm làm giảm độ phức tạp tính toán; đề xuất áp dụng cửa sổ Turkey cho CRS đa người dùng dựa trên OFDM; đề xuất giải thuật phân bổ sóng mang con Q-IIA cho CRS đa người dùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ Điện tử, Viễn thông: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin có nhận thức dựa trên OFDM
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ VĂN TUẤN NÂNG CAO DUNG LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN CÓ NHẬN THỨC DỰA TRÊN OFDM Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông Mã số: 62.52.70.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG Hà Nội – 2017
- - Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH HIẾU PGS. TS. NGUYỄN VIẾT KÍNH Phản biện 1: ................................................................................... Phản biện 2: ................................................................................... Phản biện 3: ................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại .......................................................... vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỞ ĐẦU Tổng quan Vô tuyến có nhận thức (CR) được xem là một hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số thông qua việc tận dụng các phần băng tần đã cấp cho hệ thống chính (PU) nhưng ít được sử dụng.Kỹ thuật OFDM được thừa nhận rộng rãi để dùng cho hệ thống vô tuyến có nhận thức (CRS). Bài toán đặt ra Do sử dụng băng tần của PU nên CRS không được phép gây ra mức nhiễucho PU cao hơn ngưỡng Ith. Vậy làm thế nào để nâng cao dung lượng truyền của CRS trong điều kiện này, trong khi giữ độ phức tạp tính toán thấp để phù hợp với CRS? Hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh Giải pháp sử dụng kỹ thuật cửa sổ (windowing) được xem xét để hạn chế mức phát xạ ngoài băng (mức nhiễu sang PU) của các sóng mang con OFDM, từ đó tăng công suất phát để tăng dung lượng truyền cho CRS. Bên cạnh đó, giải pháp phân bổ công suất cho sóng mang con cũng được nghiên cứu để làm giảm độ phức tạp tính toán. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kết hợp giải tích với mô phỏng Monte-Carlo sử dụng máy tính được sử dụng phục vụ nghiên cứu trong luận án. Các đóng góp Các kết quả nghiên cứu trong luận án (nằm trong các chương 2,3 và 4) đã đạt mục đích đề ra, bao gồm: (i) Đề xuất áp dụng cửa sổ Turkey cho CRS đơn người dùng dựa trên OFDM; (ii) Đề xuất giải thuật Full-filling cho phân bổ công suất sóng mang con nhằm làm giảm độ phức tạp tính toán; (iii) Đề xuất áp dụng cửa sổ Turkey cho 1
- CRS đa người dùng dựa trên OFDM; (iv) Đề xuất giải thuật phân bổ sóng mang con Q-IIA cho CRS đa người dùng. Bố cục luận án Bố cục luận án gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. Chương 1 là tổng quan về vô tuyến có nhận thức và giới thiệu bài toán nâng cao dung lượng trong điều kiện có giới hạn về nhiễu cho PU. Chương 2 đề xuất áp dụng kỹ thuật cửa sổ Turkey, vốn đang được sử dụng phổ biến cho WLAN 802.11, cho CRS. Chương 3 đề xuất giải thuật Full-filling trong phân bổ công suất sóng mang con của CRS nhằm làm giảm độ phức tạp tính toán. Chương 4 cải tiến giải pháp phân chia nghịch đảo theo nhiễu (IIA) và đề xuất giải pháp phân bổ sóng mang con Q-IIA cho mỗi người dùng CRS. 2
- Chương 1: Tổng quan về vô tuyến có nhận thức và bài toán nâng cao dung lượng Tổng quan về hệ thống thông tin có nhận thức Hệ thống thông tin có nhận thức (CRS) được hình thành dựa trên nhu cầu khai thác, tận dụng các khoảng trống tần số - phần phổ tần được ấn định cho một người sử dụng chính (PU) nhưng không được sử dụng tại một địađiểm và trong khoảng thời gian xác định. Các đặc tính cơ bản của CRS bao gồm khả năng có nhận thức (nhận biết được môi trường vô tuyến xung quanh để phát hiện ra các khoảng trống tần số và để xác lập được các tham số hoạt động tốt nhất), khả năng cấu hình lại (tự lập trình lại một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện môi trường xung quanh). Ngoài ra, CRS khi hoạt động phải đảm bảo không được gây ra mức nhiễu cao quá ngưỡng cho phép đối với người sử dụng chính. Về ứng dụng, vô tuyến có nhận thức (CR) dự báo sẽ được ứng dụng trong nhiều hệ thống vô tuyến trong tương lai. Hiện IEEE đã xây dựng hai bộ tiêu chuẩn 802.22,802.11afcó sử dụng CR. Chuẩn 802.22 cho mạng WRAN, được thông qua vào tháng 7 năm 2011. Chuẩn 802.11af(“White-Fi”, “Super-Fi”) là một tiêu chuẩn trong họ 802.11 về WLAN, được thông qua vào tháng 2 năm 2014. Khác với chuẩn 802.22 sử dụng OFDMA, chuẩn 802.11af sử dụng OFDM. 1.2. Một số hướng nghiên cứu chính về vô tuyến có nhận thức Vô tuyến có nhận thức là công nghệ mới đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện nêncòn có hàng loạt thách thức, bài toán đặt ra để nghiên cứu. Trong đó, kỹ thuật nhận dạng phổ tần, giải pháp nhằm giảm nhiễu giữa các sóng mang con và nhiễu từ CRS sang PU 3
- là chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Bên cạnh đó, bài toán nâng cao dung lượng của CRS là chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Luận án đã tổng hợp, tóm tắt một số nghiên cứu về nhận dạng phổ tần (nhận dạng dựa trên phát hiện năng lượng tín hiệu, nhận dạng qua đặc tính dừng vòng của tín hiệu, dựa trên dạng sóng, nhận dạng qua lọc hòa hợp, nhận dạng phân tán, nhận dạng ngoài); Quản trị phổ tần; Phân chia và chia sẻ phổ tần. 1.3. Bài toán nâng cao dung lượng CRS 1.3.1. Tổng quan Với bài toán dung lượng CRS, luận án nghiên cứu trường hợp tổng quát, trong đó có một hệ thống PU sử dụng L đoạn phổ tần số có độ rộng B1, B2, …BL (Hz) và có L đoạn băng tần nằm xen kẽ chưa được sử dụng nên CRS tìm thấychiếm dụng và chia thành N sóng mang con OFDM, mỗi sóng mang con có độ rộng ∆Hz. Hình 1.1: Nhiễu hai chiều qua lại giữa CR và PU Về khía cạnh nhiễu, tín hiệu phát OFDM của CRS là một nguồn nhiễu đối với máy thu PU và ngược lại như biểu diễn ở hình 1.2, trong đó hệ số suy hao giữa máy phát CRS và máy thu PU viết 4
- tắt là hsp, giữa máy phát PU và máy thu CR viết tắt là hps, giữa máy phát CR và máy thu CR là hss. Trong CRS hoạt động với sự hiện diện của các PU, tốc độ truyền dẫn tối đa của CRS như sau: 2 N hiss Pi C max f log 2 1 (1.1) L Pi i 1 2 l Jl 1 i với điều kiện: L N Iil dil , Pi I th (1.2) l 1 i 1 và Pi 0 i 1, 2,..., N (1.3) Trong đó, C là dung lượng của CRS, N là tổng số các sóng mang con OFDM của CRS, Ith là mức nhiễu tối đa mà PU có thể chấp nhận được từ CRS, là nhiễu Gauss, ∆f là độ rộng phổ tần của một sóng mang con, là hệ số suy hao của kênh giữa các người dùng CR, là nhiễu từ băng thứ l của PU vào sóng mang con OFDM thứ i của CRS, là nhiễu từ sóng mang con thứ i vào băng l của PU, Pi là công suất phát của sóng mang con thứ i. Công thức (1.1) cho thấy, tốc độ truyền phụ thuộc không chỉ vào công suất phát Pi mà còn vào cả mức nhiễu do máy phát PU gây ra tại phía thu của CRS. 1.3.2. Các nghiên cứu về nâng cao dung lượng CRS Trong bài toán nâng cao dung lượng CRS, một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra phương án phân bổ công suất tối ưu, một số phương án phân bổ công suất cận tối ưu. Với phân bổ công suất tối ưu, CRS dùng OFDM đạt được tốc độ truyền dẫn cao nhất, trong khi vẫn đảm bảo tổng mức công suất 5
- nhiễu gây ra cho PU ≤ Ith, khi công suất phân bổ cho từng sóng mang con được xác định theo công thức sau: 2 L l * 1 J l 1 i Pi max 0, L ss 2 (1.4) l Kl 1 i h | i Nhược điểm của phân bổ công suất tối ưu là độ phức tạp tính toán cao, khó khả thi cho hệ thống bị giới hạn về công suất hay về độ phức tạp như CRS. Một số giải pháp cận tối ưu đã được đề xuất: - Phân bổ đều công suất, các sóng mang con đều được phân bổ một mức công suất P như nhau: Ith (1.5) PiU N L i 1 l K l Pi 1 i - Phân bổ công suất theo hình bậc thang với hai giải pháp Scheme A và Scheme B, dựa trên ý tưởng phân bổ công suất tỷ lệ nghịch với mức nhiễu do sóng mang con CRS gây ra cho PU. Đối với Scheme A, sóng mang con của CRS nằm kề PU được phân bổ mức công suất P, thì các sóng mang con nằm cách xa dần PU sẽ được phân bổ mức công suất tăng đồng biến 2P, 3P,... Trong Scheme B bước nhảy công suất giữa 2 bậc thang liền kề được xác lập theo hướng càng nằm cách xa PU, bước nhảy càng lớn. Mức công suất phân bổ cho sóng mang con thứ i của CRS trong phương án này được xác định như sau: I th Pi B L (1.6) N l Kl 1 i Giải pháp phân bố công suất theo hàm mũ (Scheme C và D), phát triển từ Scheme A và Scheme B. Trong Scheme C, công suất 6
- nhiễu Ith được phân chia đều cho từng sóng mang con CRS, công suất tối đa mà sóng mang con thứ ith được phân bổ là PCi = p x i1.5 với i= 1,2,..,N (N là số sóng mang con). Trong Scheme D, việc phân bổ cũng tương tự, nhưng chỉ số hàm mũ có thay đổi, PCi = p x i3. Hình 1.2: Phân bổ công suất theo hình bậc thang Một số nghiên cứu ảnh hưởng của tắt (nulling) sóng mang con để giảm nhiễu cho thấy khi CRS tắt các sóng mang con nằm kề ngay các băng của PU,hiệu quả giảm nhiễu tốt. Cũng có thể dùnggiải thuật Max-Min để phân bổ bit cho từng cặp sóng mang con/trạm gốc CRS để đạt hiệu quả về dung lượng. Kết quả mô phỏng, CRS đạt được tốc độ dữ liệu gần mức giới hạn trên của trường hợp tối ưu (sự khác biệt nhỏ hơn 5%). Giải thuật phân bổ phổ tần số cho người dùng CRS dựa trên kết quả giám sát nền nhiễu tạp âm và mức nhiễu do PU tạo ra, từ đó tính mức công suất tối đa có thể phân bổ trên kênh truyền được đề xuất gần đây. Bằng cách đó hệ thống sẽ xác định tất cả các đường truyền tiềm năng giữa các người dùng CRS để tối ưu hóa dung lượng của hệ thống trong khi vẫn đảm bảo ngưỡng bảo vệ Ith cho PU. 7
- Chương 2: Giải pháp nâng cao dung lượng CR bằng kỹ thuật windowing 2.1. Đặt vấn đề Theo (1.1), dung lượng C của CRS tăng tỷ lệ thuận với công suất sóng mang con Pi nhưng Pităng thì nhiễu từ CRS sang PU sẽ tăng do công suất búp phụ (sidelobe) của sóng mang con sẽ tăng. Vì vậy, cần giải pháp giảm búp phụ từ CRS sang PU, để có thể tăng Pi qua đó tăng C. Một trong các kỹ thuật để làm giảm công suất búp phụ là kỹ thuật cửa sổ lọc(windowing). Kỹ thuật này hiện được dùng phổ biến trong WLAN chuẩn 802.11 cũng dựa trên OFDM. Vì lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn kỹ thuật windowing trong nghiên cứu, đề xuất cho bài toán nâng cao dung lượng của CRS dựa trên OFDM. 2.2. Hiện tượng dò phổ tín hiệu trong quá trình FFT, DFT Tín hiệu OFDM có mức phát xạ ngoài băng cao là do búp phụ cao được tạo ra trong quá trình xử lý lấy mẫu tín hiệu trong miền thời gian làm cho tín hiệu không liên tục và khác so với ban đầu, qua biến đổi DFT sang miền tần số sẽ tạo một dải tần số rộng, làm cho phổ của tín hiệu sau FFT bị kéo rộng, tạo ra hiệu tượng dò phổ tần làm giảm SNR, đồng thời tăng gây nhiễu cho các băng tần liền kề. Hình 2.1 mô tả sự khác biệt giữa tín hiệu gốc (tín hiệu sin) và tín hiệu mà DFT sử dụng cho phép biến đổi của mình. Phổ của tín hiệu sin chuẩn này là 1 vạch tần số trong miền tần số. Tuy nhiên, khi qua biến đổi DFT, do tính không liên tục của tín hiệu trong miền thời gian nên biến đổi qua miền tần số sẽ tạo ra một phổ gồm 1 chuỗi các tần số (hiện tượng dò phổ tần). 8
- 2.3. Sử dụng kỹ thuật windowing cho hệ thống dựa trên OFDM Để giảm hiện tượng dò phổ của tín hiệu, cần làm giảm độ không liên tục của tín hiệu tại mỗi cuối chu kỳ đo lấy mẫu. Việc này có thể thực hiện bằng cách nhân tín hiệu trong khoảng thời gian đo lấy mẫu với một hàm làm cho tín hiệu từ từ tiến về giá trị 0 tại cuối thời gian đo lấy mẫu. Quá trình nhân với hàm này được gọi là lấy cửa sổ (windowing), còn hàm nhân được gọi là hàm “cửa sổ”. Phổ tín hiệu sau khi windowing là tích chập của phổ tần số của hàm window với phổ của tín hiệu đầu vào. Hình 2.1: sự khác biệt của tín Hình 2.2: Sử dụng window cosin hiệu qua FF nâng để ghép nối ký tự Kỹ thuật windowing từ rất lâu đã được các tác giả đề xuất áp dụngcho các hệ thống OFDM. Hình 2.2 mô tả tác dụng của windowing trong việc “làm trơn” tín hiệu trong hệ thống WLAN 802.11 để giảm hiện tượng dò tần số. 2.2. Một số kỹ thuật windowing sử dụng cho OFDM 9
- Luận án trình bày một số cửa sổ phổ biến như cửa sổ chữ nhật, Hanning.Trong WLAN 802.11, cửa sổ được sử dụng là Tukey. Vì lẽ đó, Tukey cũng là cửa sổ được lựa chọn để nghiên cứu trong luận án. 2.3. Đề xuất sử dụng kỹ thuật windowing cho bài toán nâng cao dung lượng CRS 2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của windowing tới bài toán phân bổ công suất Để đánh giá ảnh hưởng, mô phỏng được thực hiện với PU là truyền hình số DVB-T, CRS có 20 sóng mang con ∆f = 0,3125;Ts = 4 μs, σ2 = 10-3 mW, công suất tín hiệu PU: PPu = 10 mW. Kết quả mô phỏng cho phân bố công suất sóng mang con của CRS như hình 2.3 (trường hợp phân bổ công suất tối ưu), hình 2.4 (có windowing), hình 2.5 (windowing với Ith khác nhau) và tốc độ của CRS như hình 2.6 (window có độ số uốn = 0,3 và = 0,6). Hình 2.3: phân bổ công suất sóng Hình 2.4: phân bổ công suất mang con CRS khi chưa áp dụng sóng mang con CRS khi áp windowing dụng windowing 10
- (b) (a) Hình 2.5: Phân bổ công suất sóng mang con CRS với trường hợp Ith = σ2 (hình a) và = 5σ2 ( hình b) (a) (b) Hình 2.6: tốc độ CRS khi có và không có window, hệ số uốn = 0,3 (hình a) và = 0,6 (hình b) 2.3.2. Nhận xét Về tốc độ truyền của CRS: Tốc độ truyền của CRS tăng lên đáng kể, từ 28 Mbps lên 40 Mbps(với α=0.3, Ith =σ2), khi áp dụng windowing. Điều này là do cửa sổ giúp làm giảm phát xạ không mong muốn của các sóng mang con CRS, tức làm giảm nhiễu từ CRS sang PU, qua đó giúp CR tăng được công suất phát và tăng được tốc độ truyền dẫn của mình. Từ hình 2.5, 2.6, khi điều kiện về nhiễu được nới lỏng (Ith cao hơn), CRS sẽ đạt tốc độ truyền cao hơn và ngược lại. Điều này có thể giải thích khi Ith tăng, tức là PU chấp nhận được mức nhiễu cao hơn, 11
- nên công suất phân bổ cho các sóng mang con của CRS có thể tăng lên, qua đó làm tăng tốc độ truyền của CRS. Từ hình 2.6, khi hệ số uốn lớn hơn thì tốc độ truyền CRS cao hơn và ngược lại. Khi hệ số uốn càng cao thì mức phát xạ không mong muốn càng giảm, tức là mức gây nhiễu cho PU càng thấp, CRS có thể phát công suất lớn hơn,làm cho tốc độ truyền cao hơn. Ngược lại khi hệ số uốn bằng 0, tương đương với trường hợp không áp dụng kỹ thuật windowing, thì mức nhiễu là lớn nhất. Tuy nhiên, khi hệ số uốn tăng, thì sẽ kéo theo kéo dài ký tự trong miền thời gian. Trong thực tế, giá trị của hệ số uốn nằm trong khoảng 0-0,3. Về phân bố mức công suất cho các sóng mang con của CRS: Các sóng mang con có tần số nằm càng nằm gần tần số của PU thì có mức công suất càng thấp, có khoảng cách tần số càng xa PU thì càng được phân bổ công suất cao, nhiều sóng mang con còn được phân bổ mức công suất tối đa. Kỹ thuật windowing có tác động rõ rệt lên mức công suất phân bổ cho từng sóng mang con, công suất phát của các sóng mang con tăng lên đáng kể so với khi không sử dụng windowing (hình 2.3), các sóng mang con nằm xa PU (≥ 7 ∆f) đều được phân bổ mức công suất tối đa mà CRS có thể phân bổ. Khi Ith tăng lên (hình 2.5), mức công suất của các sóng mang con của CRS cũng tăng lên.Khi sử dụng windowing, với Ith= 5σ2và Ith= σ2 thì 8 sóng mang con có vị trí số 7-14 đều có mức công suất phân bổ tối đa. Điều này có nghĩa là mức nhiễu mà 8 sóng mang con này gây ra là không đáng kể với PU. Như vậy, với Ith và băng thông B xác định, chúng ta có thể xác định trước được các sóng mang có có 12
- thể được phân bổ mức công suất tối đa mà không cần phải dùng phép toán tối ưu hóa công suất để tính toán, giảm độ phức tạp tính toán. Trường hợp sử dụng windowing, một số lượng đáng kể sóng mang con được phân bổ mức công suất tối đa (mức công suất đã biết trước),chỉ một số ít các sóng mang con nằm gần PU có mức công suất nhỏ hơn công suất tối đa.Điều này dẫn đến logic là khi áp dụng kỹ thuật windowing, chúng ta có thể không cần phải tính toán mức công suất cần phân bổ cho các sóng mang con của CRS nằm xa PU mà có thể phân bổ ngay mức công suất tối đa cho chúng. Như vậy, kỹ thuật windowing không chỉ giúp làm tăng tốc độ truyền của CRS mà còn mở ra cơ hội làm cho bài toán phân bổ công suất sóng mang con trở nên đơn giản hơn, độ phức tạp tính toán giảm xuống. Cụ thể là 8/20 ( tương đương 40%) số sóng mang con như trong mô phỏng có thể phân bổ công suất tối đa ngay mà không cần phải thực hiện phép tính tối ưu. 13
- Chương 3. Nâng cao dung lượng bằng giải thuật Full-Filling 3.1. Giải thuật Full-filling Trên cơ sở nhận xét từ chương 2, nghiên cứu sinh đề xuất hai giải thuật cận tối ưu với tên gọi chung là Full-Filling. Nội dung của giải thuật là tìm số lượng lớn nhất các sóng mang con đểphân bổ ngay mức công suất tối đa trong khi vẫn đảm bảo tổng mức nhiễu do các sóng mang con CRS gây ra ≤ Ith. Mục đích của giải thuật này là làm giảm số lượng các sóng mang con cần tính toán phân bổ tối ưu công suất(vốn là phép tính phức tạp), qua đó làm giảm độ phức tạp tính toán, trong khi CRS vẫn đạt dung lượng truyền tốt. Hai giải thuật riêng rẽ được đề xuất trong Full-Filling (FF) là Max Filling Range (MFR) và Pre-set Filling Range (PFR). 3.1.1. Giải thuật Max Filling Range Trong MFR, có hai cách để xác định số sóng mang con có thể phân bổ mức công suất tối đa: - Cách 1: tắt hết các sóng mang con (đặt Pi= 0), sau đó bật sóng mang con có khoảng cách tần số lớn nhất tới PU bằng cách phân bổ mức công suất tối đa Pi = Pmax. Nếu mức nhiễu do các sóng mang con này gây ra cho PU vẫn ≤Ith thì tiếp tục bật sóng mang con nằm kế tiếp bằng cách phân bổ mức công suất Pmax cho chúng, lại kiểm tra mức nhiễu gây cho PU. Quá trình này được tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi mức nhiễu do các sóng mang con gây ra vượt qua mức ngưỡng Ith của PU thì ngừng lại. - Cách 2: thay vì tắt hết các sóng mang con như cách 1 thì chúng ta lại phân bổ mức công suất tối đa ngay cho toàn bộ sóng mang con của CRS. Bước 2 thực hiện kiểm tra điều kiện về tổng mức nhiễu các sóng mang con gây cho PU, tổng nhiễu lớn hơn Ith thì 14
- ta lại tắt bớt đi một sóng mang con có khoảng cách tần số so với PU là nhỏ nhất và lại quay lại kiểm tra tổng mức nhiễu. Chu trình được lặp lại đến khi điều kiện về nhiễu thoả mãn thì ta thu được tổng số sóng mang con được phân bổ mức công suất tối đa. Nếu tổng nhiễu
- 3.1.1. Phân bổ mức công suất cho các sóng mang con Hình 3.2, hình 3.3 là công suất trung bình của các sóng mang con CRS cho 10.000 lần truyền đối với thuật toán MFR, PFR. Phân bố này có dáng tương tự như trường hợp phân bổ tối ưu (hình 3.1). Từ hình 3.2, hình 3.3 có thể thấy, như đã phân tích ở Chương 2, số lượng sóng mang con được phân bổ công suất cực đại trong cả 2 trường hợp áp dụng PFR và MFR đều là 8 trên tổng số 20 và vị trí của chúng là nằm giữa của CRS. Vì vậy, đối với một số trường hợp đặc biệt khi băng thông CRS chiếm dụng là cố định (ví dụ 8 MHz), Ith đã biết thì chúng ta có thể sử dụng PFR. Tuy nhiên, so với PFR, MFR có ưu điểm là có thể áp dụng tổng quát cho mọi trường hợp. 3.2.2. Dung lượng truyền của CRS Dung lượng CRS khi áp dụng Full-Filling được so sánh với các trường hợp phân bổ tối ưu, phân bổ đều công suất, phân bổ tỷ lệ nghịch với nhiễu, có hoặc không có windowing (hình 3.4). Từ kết quả mô phỏng này chúng ta có thể thấy: Khi không áp dụng windowing, tốc độ truyền của CRS là thấp nhất. Windowing đã giúp nâng cao đáng kể tốc độ truyền của CRS. Ví dụ, với Scheme B thì tốc độ truyền của CRS chỉ đạt 1,2 x 107 bps tại Ith= 2 nhưng khi áp dụng windowing, tốc độ truyền của CRS được nâng lên tới 4,7 x107 bps. Khi áp dụng kỹ thuật Full-filling thì sự chênh lệch đối với phân bổ tối ưu gần như không còn với Ith ≥ 0,6 2. Khi ngưỡng chịu nhiễu Ith của PU nhỏ đi, dung lượng của CRS giảm nhẹ, khoảng 0,1 x 107 bit/s (2%) so với trường hợp tối ưu (hình 3.5). Đối với các trường hợp có áp dụng windowing (hình 3.4), thì kỹ thuật phân bổ công suất đều (uniform) là cho kết quả thấp nhất. 16
- Scheme B của Basal cho kết quả tốt hơn nhưng vẫn kém so với giải pháp full-filling. Hình 3.1: Phân bổ Hình 3.2:Phân bổ Hình 3.3: phân bổ công suất trong công suất trung công suất đối với trường hợp tối ưu bình theo thuật trường hợp PFR (Ith= 5 2) toán MFR, Ith= 2 (Ith=5 2) Hình 3.4: Tốc độ Hình 3.5: Tốc độ Hình 3.6: Tốc độ truyền của CRS khi truyền CR khi truyền của CRS ngưỡng chịu nhiễu ngưỡng chịu nhiễu Ith (α= 0.2, 0.35, 0.5, của PU cao của PU thấp 0.7) Như đã trình bày ở chương 2, hệ số uốn α có tác động quan trọng đến mức nhiễu ngoài băng mà sóng mang gây ra cho PU. Hình 3.5, cũng đã chứng minh điều này.Tuy nhiên, khi α tăng thì sẽ kéo dài chu kỳ ký tự trong miền thời gian. Do vậy, hệ số uốn thực tế được lựa chọn với giá trị trong khoảng 0-0,3. 17
- 3.2.3. Độ phức tạp tính toán khi áp dụng Full-filling Hình 3.7 là số lượng các sóng mang con cần phải phân bổ công suất khi dùng Full-filling khikhông và có áp dụng windowing.Ta thấy, nếu không áp dụng windowing thì thuật toán Full-filling không được hiệu quả. Số lượng biến giảm từ 20 xuống 19 và 18 sóng mang con khi Ith= 5,3 2 và 8,4 2.Khi áp dụng windowing thì số lượng biến và độ phức tạp tính toán giảm một cách nhanh chóng. Ví dụ, với Ith= 0,1 2 thì khi kết hợp full-filling với windowing có hệ số uốn a = 0,2 thì số lượng biến giảm từ 20 xuống chỉ còn 11, độ phức tạp tính toán giảm từ 26 xuống còn 11,5. Khi ngưỡng chịu nhiễu Ith của PU tăng lên, Ith ≥ 1,1 2, nếu kết hợp giữa full-filling và windowing, thì số lượng biến chỉ còn là 4, độ phức tạp tính toán tương ứng là 2,4 với các hệ số uốn được khảo sát, giảm tới 80% so với số biến ban đầu. Hình 3.7: Số lượng biến trong các kỹ thuật phân bổ công suất Nếu nhiễu do các sóng mang con được phân bổ công suất tối đa tạo ra chiếm tỷ lệ lớn, xấp xỉ Ith, thì có thể bỏ qua việc tính toán công suất tối ưu cho các sóng mang còn lại. Khi đó, bài toán trở về như phân bổ công suất đều, chỉ có khác là chúng ta chỉ phân bổ đều 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn