intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ thông tin: Nhận dạng hành vi của người tham gia giao thông dựa trên cảm biến điện thoại

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của Luận án "Nhận dạng hành vi của người tham gia giao thông dựa trên cảm biến điện thoại" đó là tập trung vào phân tích dữ liệu cảm biến thu được từ điện thoại của người tham gia giao thông nhằm nhận dạng được các hành vi giao thông bất thường. Mời các bạn cùng tìm đọc toàn văn Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ thông tin: Nhận dạng hành vi của người tham gia giao thông dựa trên cảm biến điện thoại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> <br /> LỮ ĐĂNG NHẠC<br /> <br /> NHẬN DẠNG HÀNH VI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO<br /> THÔNG DỰA TRÊN CẢM BIẾN ĐIỆN THOẠI<br /> <br /> Chuyên ngành: Hệ thống Thông tin<br /> Mã số: 9480401.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br /> <br /> Hà Nội – 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà<br /> Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hà Nam<br /> PGS.TS. Phan Xuân Hiếu<br /> <br /> Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Quốc Cường<br /> Phản biện: PGS.TS. Bùi Thu Lâm<br /> Phản biện: PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến<br /> sĩ họp tại Phòng 212, Nhà E3, Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội<br /> vào hồi 14 giờ 00’ ngày 28 tháng 12 năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Tính cấp thiết của luận án<br /> <br /> Trong hệ thống giao thông đô thị, có nhiều yếu tố tác động đến vấn<br /> đề quản lý và an toàn giao thông. Trong đó, thái độ và hành vi của người<br /> tham gia giao thông có tác động trực tiếp hệ thống. Do đó, việc nhận dạng<br /> hành vi của người tham gia giao thông bao gồm cả nhận dạng các hành<br /> động và hành vi bất thường có một ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng giải<br /> pháp, ứng dụng hỗ trợ người tham gia giao thông. Vì vậy, chủ đề này đã và<br /> đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các<br /> phòng thí nghiệm trên thế giới. Hơn thế nữa, những thông tin về hành vi<br /> của người tham gia giao thông sẽ rất hữu ích cho những nhà quản lý trong<br /> việc quy hoạch hệ thống và xây dựng chính sách quản lý giao thông và các<br /> chính sách an sinh xã hội khác. Ngoài ra, mô hình nhận dạng hành vi<br /> người tham gia giao thông còn trợ giúp đánh giá mức độ rủi ro trong các<br /> lĩnh vực bảo hiểm cũng như có thể ước tính mức độ tiêu thụ năng lượng và<br /> ô nhiễm môi trường của hệ thống giao thông.<br /> Để xây dựng được mô hình nhận dạng hành vi của người tham gia<br /> giao thông các thông tin, dữ liệu của người tham gia được thu thập bằng<br /> nhiều cách khác nhau. Thí nghiệm ban đầu đã thu thập dữ liệu bằng các<br /> thiết bị cảm biến cố định trên đối tượng nghiên cứu. Nhờ sự phát triển của<br /> công nghệ phần cứng, nhiều loại cảm biến khác nhau được tích hợp đã cho<br /> phép điện thoại thông minh trở thành công cụ hữu ích trong việc thu thập<br /> dữ liệu từ người dùng. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, nhiều công<br /> trình nghiên cứu về nhận dạng hành vi người dùng bao gồm cả hành vi cử<br /> chỉ và hành vi trong giao thông dựa trên cảm biến điện thoại thông minh<br /> được công bố. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cao trong kết quả của<br /> mô hình nhận dạng thì hầu hết các nghiên cứu được thực hiện với vị trí<br /> điện thoại cố định trên phương tiện giao thông hoặc sử dụng tập thuộc tính<br /> đặc trưng có số lượng lớn nhằm trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn cảm biến<br /> khác nhau của điện thoại. Điều này làm cho mô hình xây dựng giảm tính<br /> tiện dụng cũng như giảm khả năng ứng dụng trong thực tế. Điều này dẫn<br /> 1<br /> <br /> đến hướng nghiên cứu về nhận dạng hành vi của người dùng khi vị trí điện<br /> thoại người dùng không cố định trong quá trình tham gia giao thông.<br /> Ngoài ra, những nghiên cứu đã công bố về nhận dạng hành vi giao<br /> thông được thực hiện trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Trong đó,<br /> có sự khác nhau về yếu tố khu vực địa lý, hạ tầng giao thông và văn hóa so<br /> với các điều kiện và môi trường giao thông tại Việt Nam. Do vậy, những<br /> mô hình nhận dạng đã được xây dựng gặp nhiều khó khăn khi phát triển và<br /> áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự khác biệt này xuất phát<br /> từ một số yếu tố quan trọng bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ<br /> quan. Thứ nhất, đó là các nghiên cứu về bài toán nhận dạng thường tập<br /> trung vào các phương tiện giao thông phổ biến tại các nước phát triển với<br /> đa số phương tiện sử dụng cho thực nghiệm là xe ô tô, xe buýt và tàu điện<br /> ngầm mà ít khi xét đến các phương tiện thô sơ. Trong khi đó, hệ thống<br /> giao thông đô thị tại các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, trong<br /> đó có Việt nam, các phương tiện giao thông được người dân sử dụng chủ<br /> yếu vẫn là xe máy và xe đạp cùng một số phương tiện công cộng khác.<br /> Hơn thế nữa, phần lớn các nghiên cứu trước đây thực hiện trong điều kiện<br /> hạ tầng giao thông ổn định hơn so với tính đa dạng điều kiện giao thông<br /> như ở Việt Nam. Thứ hai, về yếu tố chủ quan đó là văn hóa và thói quen di<br /> chuyển của người dân khi tham gia giao thông. Với những phương tiện<br /> như ô tô hay xe buýt trong các nghiên cứu, dữ liệu cảm biến được thu thập<br /> trong điều kiện phương tiện di chuyển trên các làn đường riêng, hoặc hay<br /> đường chạy xác định trước. Điều kiện này không thể thực hiện được với<br /> hiện trạng giao thông đô thị của Việt Nam. Tất cả những yếu tố cơ bản kể<br /> trên là những lý do giải thích tại sao cần có các nghiên cứu mô hình nhận<br /> dạng hành vi giao thông phù hợp với tính chất đặc thù tại Việt Nam.<br /> Để hỗ trợ được người tham gia giao thông, một trong những mục<br /> đích quan trọng, cấp thiết của mô hình phát hiện hành vi đó là khả năng<br /> phát hiện được các hành vi giao thông bất thường. Các nghiên cứu về vấn<br /> đề này thường tập trung vào phương tiện ô tô; các phương tiện có những<br /> thiết kế, đặc tính khác nhau nên rất khó có một mô hình phù hợp với tất cả<br /> các loại phương tiện khác nhau. Các nghiên cứu này cũng thường sử dụng<br /> 2<br /> <br /> hướng tiếp cận kết hợp nhiều loại cảm biến để thu thập, phân tích dữ liệu<br /> cho quá trình nhận dạng. Bên cạnh các cảm biến chuyển động thì các cảm<br /> biến khác như GPS, camera hình ảnh và cảm biến âm thanh cũng có thể<br /> được sử dụng nhằm nâng cao độ chính xác trong nhận dạng các hành vi<br /> bất thường khi lái xe. Việc sử dụng đồng thời nhiều dữ liệu cảm biến cùng<br /> một thời điểm dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng của điện thoại thông<br /> minh và khó có thể áp dụng trong thực tế. Hướng tiếp cận lựa chọn thu<br /> thập, phân tích dữ liệu cảm biến chuyển động như cảm biến gia tốc sẽ có<br /> mức tiêu tốn năng lượng thấp nhất nhưng cần phải xây dựng một mô hình<br /> phù hợp để đảm bảo độ chính xác nhận dạng trên các loại phương tiện giao<br /> thông khác nhau. Một trong những giải pháp căn cốt cho vấn đề này đó là<br /> cần xác định, lựa chọn được tập thuộc tính đặc trưng phù hợp cho các loại<br /> phương tiện, thể hiện rõ đặc trưng của hành vi sao cho nhận dạng, phát<br /> hiện không làm tăng độ phức tạp tính toán của mô hình mà vẫn đảm bảo<br /> kết quả phát hiện hành động, hành vi bất thường.<br /> Với mong muốn xây dựng mô hình phát hiện và đoán nhận hành vi<br /> bất thường sử dụng cảm biết gia tốc của điện thoại thông minh, chúng tôi<br /> chọn đề tài: “Nhận dạng hành vi của người tham gia giao thông dựa trên<br /> cảm biến điện thoại” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ<br /> chuyên ngành Hệ thống Thông tin nhằm giải quyết một số vấn đề đã đặt<br /> ra.<br /> Mục tiêu của luận án<br /> <br /> Mục tiêu chính của Luận án tập trung vào phân tích dữ liệu cảm biến<br /> thu được từ điện thoại của người tham gia giao thông nhằm nhận dạng<br /> được các hành vi giao thông bất thường.<br /> Để giải quyết được mục tiêu của Luận án, chúng tôi tập trung vào<br /> giải quyết các vấn đề chính sau:<br /> Khảo sát các kỹ thuật phân tích dữ liệu trong và ngoài nước. Tìm<br /> hiểu các kỹ thuật thu thập và biến đổi dữ liệu áp dụng cho các loại cảm<br /> biến khác nhau, trong đó tập trung vào cảm biến gia tốc có mức tiêu thụ<br /> năng lượng thấp nhằm tìm ra tập thuộc tính đặc trưng phù hợp cho hệ<br /> thống nhận dạng hành động và hành vi.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2