intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cận

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cận" với mục tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ đặc điểm biến dạng và trường ứng suất kiến tạo hiện đại khu vực Biển Đông Việt Nam và đánh giá nguy cơ động đất-sóng thần các đới sinh chấn KV nội mảng thuộc Biển Đông từ góc độ biến dạng-ứng suất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cận

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> VIỆN ĐỊA CHẤT<br /> ----------- -----------<br /> <br /> Nguyễn Văn Hướng<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM BIẾN DẠNG, TRƯỜNG ỨNG SUẤT<br /> KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA<br /> CHÚNG VỚI CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT KHU VỰC<br /> BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN<br /> <br /> Chuyên ngành: Địa Kiến tạo<br /> Mã số: 62.44.55.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> Hµ Néi - 2012<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và<br /> Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Phan Trọng Trịnh<br /> Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> 2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Tín<br /> Viện Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí QGVN<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Bùi Công Quế<br /> Viện Vật lý Địa cầu – Viện KH & CN Việt Nam<br /> ………………………………………………………<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Trọng Thắng<br /> ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN<br /> ………………………………………………………<br /> Phản biện 3: TS. Vũ Văn Chinh<br /> Viện Địa chất - Viện KH & CN Việt Nam<br /> ………………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện họp<br /> tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào<br /> hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2012.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam,<br /> <br /> -<br /> <br /> Thư viện Viện Địa chất.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Sau khi xảy ra động đất–sóng thần (ĐĐ-ST) Sumatra năm 2004,<br /> nhiều câu hỏi đặt ra về nguy cơ ĐĐ-ST ở vùng biển VN. Thực tiễn<br /> đòi hỏi phải đánh giá các vùng nguồn ĐĐ-ST trên Biển Đông phục<br /> vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình quan<br /> trọng ở ven biển.<br /> Trong các công bố về biến dạng vỏ trái đất ở Đông Nam Á từ số<br /> liệu GPS, KV Biển Đông là vùng trống số liệu. Các nghiên cứu về<br /> trường ứng suất kiến tạo hiện đại mới dừng lại ở phương nén ngang<br /> cực đại và độ lớn ứng suất tương đối. Tai biến địa chất mới được<br /> đánh giá riêng rẽ, phần lớn dựa trên biến dạng đứt gãy hiện đại.<br /> Việc liên kết yếu tố biến dạng với ứng suất kiến tạo hiện đại và<br /> đánh giá mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất KVBĐVN<br /> và các vùng lân cận là vấn đề rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và<br /> thực tiễn. Các vấn đề nêu trên là lý do để Nghiên cứu sinh chọn đề<br /> tài: “Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và<br /> mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển<br /> Đông Việt Nam và các vùng lân cận”.<br /> 2. Mục tiêu của luận án: Làm sáng tỏ đặc điểm biến dạng và trường<br /> ứng suất kiến tạo hiện đại KVBĐVN và đánh giá nguy cơ ĐĐ-ST<br /> các đới sinh chấn KV nội mảng thuộc Biển Đông từ góc độ biến<br /> dạng-ứng suất.<br /> 3. Nhiệm vụ của luận án: (1) Xác định đặc điểm biến dạng kiến tạo<br /> hiện đại trên Biển Đông và lân cận theo vận tốc chuyển dịch GPS;<br /> (2) Xác định Trường ứng suất kiến tạo hiện đại trên Biển Đông và<br /> lân cận theo tài liệu địa chất-địa vật lý; (3) Phân tích nguy cơ ĐĐ-ST<br /> <br /> 1<br /> <br /> dựa trên các đặc trưng của trường biến dạng - ứng suất đối với các<br /> đới sinh chấn nội mảng.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu: các đặc trưng địa chấn, trầm tích và trường<br /> vận tốc chuyển dịch trong giai đoạn hiện tại của lớp vỏ trái đất.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: trong thời gian lịch sử có<br /> con người (hiện tại). Phạm vi không gian: từ 0 đến 26oB và 100 đến<br /> 126oĐ. KVNC trọng tâm là từ 0 đến 25 oB và 105 đến 118 oĐ.<br /> 5. Những điểm mới:<br /> - Biến dạng Kiến tạo hiện đại KV BĐVN xác định theo số liệu<br /> GPS có vận tốc nhỏ hơn 10 nano-strain/năm, nằm trong khoảng<br /> trung gian giữa giá trị biến dạng đặc trưng cho các KV hoạt động về<br /> mặt kiến tạo và KV lục địa ổn định. Vận tốc biến dạng chứng tỏ<br /> KVNC có biểu hiện hoạt động kiến tạo trong giai đoạn hiên tại<br /> nhưng ở mức độ yếu.<br /> - Đặc điểm biến dạng và Trường ứng suất kiến tạo hiện đại KV<br /> BĐVN tuân theo chế độ trượt bằng và tách giãn, chủ yếu thuận lợi<br /> cho hoạt động đứt gãy trượt bằng và đứt gãy thuận.<br /> - Với việc phát hiện xu thế biến dạng tách giãn chủ đạo ở phía nam<br /> Biển Đông có thể suy diễn: không tồn tại hoạt động hút chìm ở tây<br /> bắc đảo Palawan-Borneo trong giai đoạn hiện tại.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏ<br /> đặc điểm biến dạng-ứng suất KT hiện đại và sự khống chế của chúng<br /> đối với hoạt động đứt gãy hiện đại trong KV BĐVN.<br /> Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng trong công tác định hướng giếng khoan<br /> thăm dò dầu khí nhằm tránh các sự cố gặp phải, thiết kế công trình ở<br /> ven biển; đánh giá chu kỳ lặp lại của các trận động đất mạnh, nhận<br /> dạng các KV có nguy cơ động đất cao.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7. Cơ sở tài liệu: Luận án được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tài liệu<br /> của chính bản thân Ncs thu thập tại Viện Địa Chất và các đơn vị khác<br /> nhau thuộc Tập đoàn Dầu khí QGVN, thực hiện trong quá trình tham<br /> gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhà nước từ 2006 đến nay.<br /> 8. Cấu trúc của luận án: luận án gồm 5 chương, được trình bày<br /> trong 108 trang đánh máy, gồm 11 bảng và 33 hình vẽ minh họa.<br /> Chương 1 mô tả bối cảnh địa chất-kiến tạo trong Kainozoi và<br /> hoạt động kiến tạo trẻ trên KV BĐ. Phần sau của Chương 1 giới<br /> thiệu lịch sử nghiên cứu biến dạng, Trường ứng suất kiến tạo hiện<br /> đại và tai biến địa chất.<br /> Chương 2 trình bày về “Phương pháp luận và phương pháp<br /> nghiên cứu”. Trong đó mô tả chi tiết các PP sử dụng để xác định vận<br /> tốc biến dạng và ứng suấtKiến tạo hiện đại.<br /> Chương 3 thể hiện kết quả nghiên cứu về vận tốc biến dạng KV<br /> Biển Đông xác định từ số liệu chuyển dịch GPS. Kết hợp số liệu<br /> chuyển dịch GPS khai thác được trong khu vực, sử dụng phần mềm<br /> QOCA, đã xác định được vận tốc biến dạng với độ chi tiết cao.<br /> Chương 4 trình bày về phương ứng suất ngang cực đại và độ lớn<br /> của ba thành phần ứng suất trong các bể trầm tích lớn trên thềm lục<br /> địa VN được xác định chủ yếu từ tài liệu giếng khoan dầu khí.<br /> Trong Chương 5, các kết quả xác định vận tốc biến dạng trong<br /> Chương 3 và ứng suất kiến tạo hiện đại trong Chương 4 được so sánh<br /> nhằm chứng minh sự phù hợp ứng suất-biến dạng. Vận tốc biến dạng<br /> và ứng suất được sử dụng để đánh giá một số tham số có ý nghĩa vật<br /> lý đối với đánh giá động đất, đó là vận tốc biến đổi của mật độ năng<br /> lượng biến dạng và vận tốc tích lũy moment địa chấn.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2