intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

84
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010 nhằm tổng kết thực tiễn và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị; góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học, có cơ sở lịch sử cho việc hoạch định chủ trương phát triển NNL cho nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của tỉnh Thái Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM LAN §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O §µO T¹O NGUåN NH¢N LùC CHO N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 ®Õn n¨m 2010 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
  2. HÀ NỘI ­ 2015 Công trình được hoàn thành tại  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG  PHÚC      2. PGS.TS VŨ QUANG VINH Phản biện 1:   Phản biện 2:  Phản biện 3:  Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Về khoa học Sự  lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực nói  chung và đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng và việc vận  dụng chủ trương của Trung ương Đảng đối với các địa phương rất phong  phú và đa dạng trên tất cả các phương diện từ lãnh đạo, chỉ  đạo đến tổ  chức triển khai thực hiện. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề  này tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về sự  lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với công tác đào tạo nguồn nhân  lực cho nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. 1.2. Về thực tiễn Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với công tác  đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn  định chính trị, xã hội của địa phương và góp phần thực hiện mục tiêu   công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để tiếp tục thực  hiện tốt công tác này, việc nghiên cứu, đánh giá, hệ  thống hóa kết quả,  hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo là cần thiết   và cấp bách. Nghiên   cứu,   tổng   kết   những   kinh   nghiệm   về   công   tác   đào   tạo  nguồn nhân lực cho nông nghiệp của Đảng bộ  tỉnh Thái Bình từ  năm  2001 đến năm 2010, có thể vận dụng phục vụ lãnh đạo đẩy mạnh công  tác này trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án  2.1. Mục đích Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo  NNL  cho nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm  2001   đến   năm   2010  nhằm   tổng   kết   thực   tiễn   và   đúc   kết   những   kinh  
  5. 2 nghiệm có giá trị; góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học, có cơ  sở  lịch sử cho việc hoạch định chủ  trương phát triển NNL cho nông nghiệp,  đáp  ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của tỉnh Thái  Bình. 2.2. Nhiệm vụ  ­ Làm rõ những yếu tố tác động đến đào tạo nguồn nhân lực cho nông   nghiệp tỉnh Thái Bình khi bước vào thế kỷ XXI;   ­  Hệ  thống  khái quát  các quan điểm, chủ  trương, chính sách của  Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về  đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong 10 năm (2001­2010); ­ Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện đào tạo nguồn nhân  lực cho nông nghiệp từ 2001 đến năm 2010; ­ Nhận xét những thành tựu, hạn chế  và đúc kết kinh nghiệm từ  sự  lãnh đạo của Đảng bộ  tỉnh Thái Bình trong đào tạo nguồn nhân lực cho  nông nghiệp (2001­2010). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự  lãnh đạo của Đảng bộ  tỉnh  Thái Bình về chủ trương, sự chỉ đạo và kết quả cụ thể về đào tạo nguồn  nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về nội dung: nguồn nhân lực cho nông nghiệp là khái niệm rộng bao  gồm nhiều đối tượng như: nông dân, cán bộ  khoa học kỹ  thuật nông   nghiệp, cán bộ quản lý nông nghiệp… Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên  cứu, làm rõ chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình  về  đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp chủ  yếu  ở  đối tượng nông  dân. ­ Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010. ­ Về không gian: Trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Bình.
  6. 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ  sở  các quan điểm của c hủ  nghĩa  Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL  nói chung, NNL cho nông nghiệp nói riêng; đặc biệt là những quan điểm  của Đảng trong công cuộc đổi mới. Dựa vào cơ sở lý luận trên, luận án khai thác các nguồn tư liệu:  văn  kiện của Đảng  và Nhà nước,  văn kiện của  Đảng bộ  tỉnh Thái Bình,  UBND tỉnh Thái Bình và các nguồn tư liệu của các cơ quan, ban, ngành  có liên quan.  Luận án còn kế  thừa tư  liệu từ  kết quả  nghiên cứu của các công  trình khoa học đề  cập đến những vấn đề  lý luận và thực tiễn đào tạo  NNL nói chung và đào tạo NNL cho nông nghiệp nói riêng. Đồng thời, luận án bổ sung thêm các tư liệu do cá nhân tự sưu tầm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ  yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng   hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhân  chứng lịch sử có liên quan tới công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp  để  minh chứng và luận giải quá trình Đảng bộ  tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào  tạo NNL cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010.   5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ­ Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò của lực lượng sản xuất trong   quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội trong đó vai trò cốt yếu là nguồn nhân  lực. ­  Từ  thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái  Bình, luận án khắc họa rõ nét về quá trình phát triển trong nhận thức cũng 
  7. 4 như trong thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp qua 2 giai  đoạn 2001­2005 và 2006­2010. ­ Từ  thành công và hạn chế  trong quá trình lãnh đạo đào tạo nguồn  nhân lực cho nông nghiệp của Đảng bộ  tỉnh Thái Bình, luận án đúc kết  một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn. ­ Luận án có thể  làm tư  liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của   tỉnh Thái Bình trong đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng và  nguồn nhân lực nói chung. 
  8. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong quá  trình   nghiên  cứu, có   thể  chia  thành  3  nhóm  công trình   nghiên cứu như sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về  nguồn nhân lực, đào tạo  nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực  cho nông nghiệp  nói  riêng Có thể kể đến những công trình sau: “Phát triển nguồn nhân lực kinh   nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của tác giả Trần Văn Tùng và Lê  Ái Lâm;   “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001­2010 ” của  nhóm tác giả  Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Kim Liệu;  “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất   nước” của Đoàn Văn Khái; “Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt   Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò   của công đoàn”, tác giả Lê Thanh Hà. Vấn đề nguồn nhân lực cho nông nghiệp cũng thu hút được sự quan  tâm của rất nhiều tác giả, có thể kể đến các công trình như: “Con đường   công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” của Ban  Tư tưởng ­ Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;  “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế, chính sách trong   quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” do GS,  TS Vũ Năng Dũng chủ  biên; “Con đường và bước đi công nghiệp hóa,   hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Nguyễn Kế Tuấn chủ  biên; Cuốn  “Tác  động của  hội nhập kinh  tế   đối  với phát  triển  nông   nghiệp Việt Nam”, do tác giả Nguyễn Từ chủ biên; “Cơ chế, chính sách   hỗ  trợ  nông dân yếu thế  trong quá trình chuyển sang nền kinh tế  thị  
  9. 6 trường” của tác giả  Vũ Dũng; Cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế   nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986­ 2011)” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà…  1.1.2.  Các công trình nghiên cứu  về  đào tạo, phát triển nguồn  nhân lực ở các vùng miền, các ngành và địa phương trong cả nước Các công trình điển hình như: “Phát triển nguồn nhân lực của Thanh   Hóa đến năm 2010”, của Bùi Tiến Lợi; “Việc làm của nông dân trong quá   trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm   2020”, của Trần Thị Minh Ngọc; “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng   lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn   trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Tố Uyên…. 1.1.3. Những công trình liên quan đến vấn đề nhân lực và đào tạo  nguồn nhân lực trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình Công trình “Đặc điểm khí hậu Thái Bình” của tác giả Vũ Anh; Công  trình “Người nông dân Thái Bình trong lịch sử”của Ban Nghiên cứu lịch sử  Đảng tỉnh Thái Bình  (1986);  Cuốn sách  “Nông nghiệp, nông thôn Thái   Bình, thực trạng và giải pháp”, tác giả Bùi Sỹ Trùy chủ biênviết về KT ­  XH trên quê lúa Thái Bình trong hơn 10 năm đầu đổi mới; Lịch sử Đảng   bộ tỉnh Thái Bình 1975 – 2000 của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Nhìn chung, những công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề  nhân  lực và đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình  còn rất hạn chế. Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu  quá trình Đảng bộ  tỉnh Thái Bình thực hiện đào tạo  nguồn nhân lực cho  nông nghiệp trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới góc độ  Lịch sử Đảng. 1.2. ĐÁNH GIÁ  KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA  HỌC ĐàCÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học  đã công bố liên quan đến đề tài luận án
  10. 7 Các công trình nghiên cứu đã thu được những kết quả sau: ­ Những vấn đề lý luận chung về  nguồn nhân lực và đào tạo nguồn  nhân lực trên phạm vi cả nước.  ­ Những vấn đề lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực cho nông  nghiệp, nông thôn.  ­ Những công trình nghiên cứu về tỉnh Thái Bình bước đầu làm rõ  một     số  đặc điểm điều kiện tự  nhiên, xã hội; một số  chủ  trương của   Đảng bộ tỉnh, của chính quyền các cấp, ban, ngành về đào tạo nguồn nhân  lực nói chung, nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng. Đây là những nguồn tư liệu và luận cứ khoa học quan trọng để luận  án kế thừa, luận giải mục đích và nhiệm vụ của luận án. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu  ­ Luận án tập trung làm rõ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nguồn  nhân lực  cho nông nghiệp trên tổng thể  cả  nước, từ  đó làm rõ cơ  sở  lý  luận và thực tiễn trong  các biện pháp  của Đảng bộ  Thái Bình đào tạo  nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. ­ Làm rõ tầm quan trọng và những yêu cầu khách quan đặt ra với đào  tạo  nguồn nhân lực  cho nông nghiệp nói chung,  đặc biệt là tỉnh thuần  nông như Thái Bình thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện. ­ Làm rõ quá trình hoạch định chủ trương và các biện pháp của Đảng  bộ  Thái Bình qua các nhiệm kỳ  Đại hội từ  khi đổi mới, đặc biệt các  nhiệm kỳ từ năm 2001 đến năm 2010 về đào tạo nguồn nhân lực cho nông  nghiệp. ­ Từ  khảo sát thực tiễn, luận án hệ  thống, phân tích, đánh giá quá  trình tổ  chức chỉ  đạo thực hiện chủ  trương đào tạo nguồn nhân lực cho  nông nghiệp qua các giai đoạn 2001 ­ 2005 và 2006 ­ 2010. ­ Trên cơ sở những thành công và những hạn chế, luận án nêu một  số kinh nghiệm chủ yếu của quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo 
  11. 8 thực hiện đào tạo  nguồn nhân lực  cho nông nghiệp của tỉnh Thái Bình  trong những năm tới. 
  12. 9 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH  VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP  TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 2.1.   NHỮNG  YẾU   TỐ   TÁC   ĐỘNG  ĐẾN   CÔNG  TÁC   ĐÀO  TẠO   NGUỒN   NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH Có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng nguồn nhân  lực quốc gia đều có chung những đặc điểm: nguồn nhân lực là nguồn lực  con người;  nguồn nhân lực  là bộ  phận lao động trong toàn thể  dân số;  nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xã hội. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp là nguồn nhân lực cho sự phát triển  kinh tế ­ xã hội nông thôn, đồng thời cung cấp nhân lực cho sự phát triển   kinh tế  ­ xã hội nói chung. nguồn nhân lực này thống nhất nhưng không  đồng nhất với nông dân.  nguồn nhân lực  nông nghiệp là toàn bộ  những  tiềm năng con người phục vụ  cho sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội  ở  nông  thôn.   Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp là quá trình làm cho nguồn  nhân lực biến đổi trên tất cả  các mặt: cơ  cấu, thể  lực, kỹ  năng, kiến  thức và tinh thần... cho công việc. Nhờ vậy mà phát triển được năng lực  của họ,  ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa vị  kinh tế ­ xã hội. Đào  tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa,  hiện đại hóa là hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực có số lượng hợp   lý và chất lượng đáp  ứng yêu cầu phát triển kinh tế  ­ xã hội của giai   đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Từ cách hiểu khái niệm nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực   cho nông nghiệp như trên, có thể  thấy những yêu cầu khách quan đặt ra  đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới của đất  nước:
  13. 10 2.1.1. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đẩy mạnh  công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng, phát triển  nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải đào tạo nguồn nhân lực ­  Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc   tế. ­  Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp   hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng, phát triển nền kinh tế tri thức 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của Thái Bình Điều kiện tự nhiên Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía Nam châu thổ  sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, một mặt   giáp biển và hệ thống các sông bao quanh, tạo ra cho Thái Bình vùng đồng  đất phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, yếu tố quan trọng   để góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.  Điều kiện kinh tế ­ xã hội Về  tình hình dân số:  Theo số  liệu thống kê ngày 1/10/2000, dân số  toàn tỉnh Thái Bình là 1.801.000 người. Trong đó nam: chiếm 47,9% dân  số; nữ  chiếm 52,1% dân số; dân số  thành thị  5,8% dân số; dân số  nông  thôn 94,2% dân số  trong tỉnh. Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp  hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà dân số tập trung chủ yếu ở  nông thôn là vấn đề phức tạp của chính sách phát triển kinh tế ­ xã hội   Thái Bình. Nguồn lực này cần được đào tạo chuyên môn để đáp ứng yêu   cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Về đất đai và tình hình sử dụng đất đai: Theo số liệu thống kê ngày  01 tháng 10 năm 2000 của Cục thống kê tỉnh Thái Bình, tổng diện tích  đất đai toàn tỉnh là 154.224 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là  96.567 ha chiếm 62,6%. Với quỹ đất dành cho nông nghiệp chiếm một   tỷ lệ lớn nhất, kinh tế Thái Bình chủ yếu vẫn coi sản xuất nông nghiệp   là ngành kinh tế chủ lực. 
  14. 11 Về cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: Thái Bình là   một trong những tỉnh có hệ thống điện, đường, trường, trạm, thông tin liên   lạc, nguồn nước sạch ở vùng nông thôn đứng đầu cả nước.  Về đầu tư  phát triển: Trong các năm 1997, 1998, Thái Bình mặc dù   phải tập trung giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp nhằm ổn định tình  hình, nhưng không vì thế mà đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp bị  xem nhẹ. Như  vậy, từ  đặc điểm tự  nhiên, kinh tế  ­ xã hội, có thể  nhận thấy   những thuận lợi cơ bản trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông  nghiệp tỉnh Thái Bình nhưng đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách  thức trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh công nghiệp  hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 2.1.3.  Thực   trạng   nguồn   nhân   lực   nông   nghiệp   Thái   Bình  trước năm 2001 Về  số  lượng NNL: Kết quả  thống kê năm 2000, nguồn lao động  trong độ  tuổi là 1,73 triệu người, lao động trong khu vực nông nghiệp  chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng 17%, thương mại 8,7% . Lao động  từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 7,07%, thấp hơn   so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH (7,55%). Tổng số  lao động từ  15   tuổi trở  lên không có việc làm thường xuyên trong khu vực nông thôn  chiếm  khoảng  4,4% tổng  số  người  lao   động  kinh  tế  (cả   nước   6,8%,  ĐBSH 7,8%). Trong đó, lực lượng lao động nữ không có việc làm thường  xuyên chiếm khoảng trên 17 ngàn người. Đây là vấn đề lớn đặt ra đối với  nông nghiệp và nông thôn Thái Bình khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh  công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, trước năm 2000, tình hình nông dân, nông thôn Thái  Bình diễn biến phức tạp, Đảng bộ tỉnh vừa phải ổn định tình hình kinh tế  ­ xã hội, vừa phải có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp  ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh và cả nước. 
  15. 12 Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có  thực hiện được hay không là phụ  thuộc vào chất lượng nguồn lực lao  động ở  tỉnh, trong đó, dạy nghề cho người nông dân giải quyết việc làm  lúc nông nhàn, đào tạo những người nông dân có nghề  để  chuyển đổi  nghề  và đào tạo nâng cao trình độ  của người lao động đáp  ứng yêu cầu   hiện đại hóa nông nghiệp là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình thực  công  nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh.  2.2. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ TRƯƠNG  CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ  ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC  NÓI   CHUNG   VÀ   NGUỒN   NHÂN   LỰC   CHO   NÔNG   NGHIỆP   NÓI  RIÊNG  2.2.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 xác định một trong những nhiệm  vụ trọng tâm trong 10 năm đầu thế kỷ XXI là: Phát triển mạnh nguồn lực  con người là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế  ­ xã hội.  Đối với nông nghiệp,  nông thôn, Đảng chủ  trương tiếp tục đẩy mạnh  công nghiệp hóa, hiện đại hóa  nông nghiệp,  nông thôn, coi đây là một  trọng điểm quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự  thành công của sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị  lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (tháng 2/2002) bàn  về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội  nghị  thông qua Nghị  quyết số  15­NQ/TW ngày 18/3/2002  Về  đẩy nhanh   công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001­2010  làm rõ nội hàm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Vì vậy, nếu không   đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp thì không thể thực hiện được cả  hai quá trình trên.
  16. 13 2.2.2.   Chủ   trương   của   Đảng   bộ   tỉnh   Thái   Bình  về  đào   tạo  nguồn nhân lực cho nông nghiệp những năm đầu thế kỷ XXI Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (tháng 03 năm  2001)  trên cơ  sở  vận dụng sáng tạo những chủ  trương của  Đảng về  nguồn nhân lực đã đề ra phương hướng đào tạo nguồn nhân lực cho nông  nghiệp của tỉnh nhằm từng bước đưa nông nghiệp Thái Bình theo hướng  hiện đại. Mục tiêu cụ thể với kinh tế nông nghiệp được Đại hội xác định  là: Phát triển toàn diện kinh tế  nông nghiệp, nông thôn theo hướng công  nghiệp   hóa,  hiện   đại   hóa  …Chuyển   đổi   cơ   cấu  lao   động   trong   nông  nghiệp, nông thôn; đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi  nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc nông  nhàn…  Sau Đại hội, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều nghị quyết  chuyên đề  nhằm cụ  thể  hóa chủ  trương và triển khai lãnh đạo, chỉ  đạo  thực hiện. trong đó đặc biệt là Nghị quyết 13/ NQ­TU Về phát triển, đào  tạo, dạy nghề giai đoạn 2004­2010. Nghị quyết thể hiện sự quyết tâm của  Đảng bộ  tỉnh Thái Bình trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp  ứng yêu  cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, đồng thời cũng mở ra một giai  đoạn mới cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt  ở lĩnh vực dạy nghề cho người nông dân, là cơ sở thực hiện chủ trương  xã hội hóa công tác dạy nghề cho nông dân.  2.3.  ĐẢNG  BỘ  TỈNH  THÁI  BÌNH  CHỈ   ĐẠO  THỰC HIỆN  ĐÀO  TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP (2001­2005)  2.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp  trên những lĩnh vực cụ  thể  như: Xây dựng các làng nghề;  Gắn đào tạo  nguồn nhân lực cho nông nghiệp với giải quyết việc làm;    Ủy ban nhân  dân đã bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các đề án về phát  triển đào tạo, dạy nghề; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh 
  17. 14 để thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, dạy nghề phát triển nhanh và bền vững;  Ủy ban nhân dân  tỉnh chỉ  đạo Sở  Lao động  Thương binh và Xã hội xây  dựng và phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh đến   năm 2010;  Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong ứng dụng tiến  bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Tạo nguồn và nâng cao  chất lượng cán bộ nông nghiệp… 2.3.2. Những kết quả đạt được Đến năm 2005, tỉnh Thái Bình đã đạt những kết quả cụ thể về đào   tạo nguồn nhân lực cho nông nghiêp. Nghề và làng nghề cũng được quan  tâm mở  rộng và có bước phát triển. 100% số xã có nghề, 173 làng nghề  đạt tiêu chuẩn, tăng 91 làng nghề so với năm 2000, giải quyết việc làm ổn   định, tăng thu nhập cho 15 vạn lao động hàng năm giải quyết thêm 7000­ 10000 lao động;  Số  cán bộ  làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm  nghiệp và thủy sản có trình độ liên tục được bổ sung hằng năm; Công tác  đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là đào tạo nghề ngắn hạn cho  người nông dân được quan tâm, nhất là từ  khi có nghị  quyết chuyên đề  của Tỉnh ủy về đào tạo nghề. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho trên   16 nghìn lao động, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 22,4 nghìn  người, tăng 12% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề  ra.  Tỷ  lệ  sử  dụng thời gian  ở  khu vực nông thôn tăng 1,1%/năm. Đến năm  2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thái Bình đạt 30%, trong đó qua đào  tạo nghề 18%  Tiểu kết chương 2 Thực hiện chủ  trương, quan điểm của Trung  ương Đảng về  phát  triển kinh tế ­ xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã  cụ  thể  hóa thành  các chủ  trương và phương thức lãnh đạo,  chỉ  đạo xây 
  18. 15 dựng kế hoạch thực hiện cụ thể đối với từng lĩnh vực trong đó đặc b iệt là  đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp.  Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp thời kỳ  này còn những hạn chế  về  quy mô, chất lượng, vấn đề  việc làm và thu  nhập của nguồn nhân lực cho nông nghiệp sau khi được đào tạo đào tạo  nghề. Nhận thức của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về tầm quan trọng của công  tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp giai đoạn này đã có sự  phát  triển hơn hẳn giai đoạn trước, nhưng thực tế  chỉ  đạo và quá trình thực   hiện chưa thực sự  ngang bằng với nhận thức. Công tác đào tạo nguồn   nhân lực cho nông nghiệp vẫn chủ  yếu được thực hiện lồng ghép với   chương trình đào tạo cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn của Sở Nông nghiệp   và Phát triển nông thôn, những khóa đào tạo chuyển giao khoa học kỹ  thuật cho nông dân chủ yếu được thực hiện theo các kế hoạch của kinh tế  nông nghiệp, vấn đề xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông  nghiệp giai đoạn này chưa được đẩy mạnh.   Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN  LỰC CHO NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP  HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (2006 ­2010) 3.1.  YÊU CẦU MỚI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ  ĐÀO TẠO  NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010  3.1.1. Yêu cầu mới về  đào tạo nguồn nhân lực và nguồn nhân  lực cho nông nghiệp Đến năm 2006, tình hình thế  giới và Việt Nam có những  thay đổi  nhanh chóng, đòi hỏi chủ trương, chính sách của Đảng phải phù hợp với  tình hình mới. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng trở nên cấp thiết hơn.  3.1.2. Quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực 
  19. 16 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng (2006) đã chủ  trương chú trọng đào tạo nguồn nhân lực mọi lĩnh vực cho đất nước, trong  đó có nguồn nhân lực cho nông nghiệp.  Vấn đề nguồn nhân lực cho nông nghiệp được Đảng giải quyết theo   hướng:  Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; Chú  trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn,  nhất là ở các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và   phát triển các cơ sở phi nông nghiệp.  Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp được  Hội nghị  lần thứ  7  Ban Chấp hành Trung ương Khóa X (7/2008) bàn cụ thể.  Mục tiêu cụ thể  đến năm 2020 là: giải quyết cơ bản việc làm nâng cao thu nhập của dân  cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn  khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên  50%, số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng trên 50%... Hội nghị khẳng định  việc làm cho nông dân  là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương  trình phát triển kinh tế ­ xã hội của cả nước . Để giải quyết vấn đề này  phải có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm   cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Đẩy  mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn, triển khai kế hoạch hợp tác nông  nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu. Thực hiện Nghị  quyết của Đảng, Chính phủ  đã ban hành Chương  trình hành động của Chính phủ “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7   Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông   thôn”.  Ngày 27/11/2009,  Thủ  tướng  Chính phủ  ban hành Quyết định số  1956/QĐ ­ TTg phê duyệt  Đề  án đào tạo nghề  cho lao động nông thôn   đến năm 2020. Quan điểm của Đề án đặt ra là: Đao tao ngh ̀ ̣ ề cho lao đông ̣   nông thôn là sự nghiêp c ̣ ủa Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã  hội nhăm nâng cao chât l ̀ ́ ượng lao đông nông thôn, đap  ̣ ́ ưng yêu câu công ́ ̀   nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn.  ̣
  20. 17 3.2.  ĐẢNG   BỘ   TỈNH   THÁI   BÌNH   VẬN   DỤNG   CHỦ   TRƯƠNG   CỦA ĐẢNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP  3.2.1.   Chủ   trương   của   Đảng   bộ   tỉnh   Thái   Bình   về   đào   tạo  nguồn nhân lực cho nông nghiệp Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII tháng 1 năm 2006 với  quan điểm: thực sự coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,  nông thôn, đã đề ra các các biện pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho  nông nghiệp: Khuyến khích phát triển nghề, sản xuất công nghiệp, dịch  vụ ở nông thôn; Quan tâm đào tạo nghề, tạo điều kiện cho lao động nông  thôn có việc làm tại chỗ và có khả năng tìm được việc làm; tập trung giải   quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới; Mở rộng  và phát triển các nghề, làng nghề  hiện có, thuận lợi về  thị  trường, đồng  thời phát triển các nghề  và làng nghề  mới theo hướng: tập trung đầu tư  chiều sâu để nâng cao chất lượng làng nghề. Ngày 15 tháng 5 năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông báo về  việc tiếp tục thực hiện Nghị  quyết số  13­NQ/TU của Ban Thường vụ  Tỉnh ủy (Khóa XVI) Về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2004­2010.  3.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và những kết quả đạt được * Quá trình tổ chức thực hiện: Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo các cơ quan ban, ngành tham gia trực tiếp   đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực như: Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề  ngắn hạn cho lao  động nông thôn,  Đẩy mạnh công tác khuyến nông,  khuyến ngư phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, Sở Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra các hình thức đào tạo: đào tạo ngắn  hạn, tập huấn theo chuyên ngành  ở  các trường đại học, các viện nghiên  cứu, cập nhật các thông tin khoa học; Hợp đồng với số  sinh viên đã tốt   nghiệp đại học từ loại khá trở lên đến làm việc ở các đơn vị sự nghiệp có  thu với số lượng từ 10­15% để bổ sung cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu; Có  cơ  chế, chính sách để  mỗi xã có ít nhất 1 kỹ  sư  nông nghiệp làm việc; 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2