intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn, đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> PHẠM ANH TUẤN<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI<br /> VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br /> BỀN VỮNG HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br /> MÃ SỐ: 62.85.01.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> Ngƣ i hƣ ng d n : PGS.TS. NGUY N CH T N<br /> TS. NGUY N QUANG HỌC<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. NGUY N THỊ VÒNG<br /> Trƣ ng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. CHU VĂN THỈNH<br /> Hội Khoa học đất<br /> <br /> Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ<br /> Tổng cục Quản lý đất đai<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣ ng họp tại:<br /> Trƣ ng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> gi , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Trƣ ng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu<br /> Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt<br /> của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, dưới sức ép về sự gia tăng dân số, kinh tế xã hội phát triển<br /> mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm và đời sống văn hoá tinh thần tăng<br /> lên không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu<br /> lương thực, thực phẩm, ngành sản xuất nông nghiệp phải đi theo hướng thâm canh, tăng<br /> vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và phải duy trì được độ phì nhiêu đất. Do đó<br /> việc đánh giá số lượng và chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ việc sử dụng<br /> hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.<br /> Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng<br /> thuộc tỉnh Nam Định. Trong phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong ngành sản<br /> xuất nông nghiệp, Hải Hậu cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sản xuất<br /> nông nghiệp, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, nông nghiệp chủ đạo<br /> hiện nay vẫn là sản xuất lương thực lúa gạo và chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất<br /> nông nghiệp của huyện (UBND huyện Hải Hậu, 2011). Một số vùng đất ven biển người<br /> dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất làm muối, đất mặt nước, đất bằng chưa sử<br /> dụng sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mặn – lợ và bước đầu đã thu được hiệu quả<br /> nhất định (UBND huyện Hải Hậu, 2010). Tuy nhiên, để góp phần nâng cao giá trị trong<br /> sử dụng đất, từng bước cải thiện đời sống người dân thì việc đánh giá đúng tiềm năng<br /> và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn huyện là rất cần thiết nhằm xác định được<br /> hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao<br /> và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá<br /> tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện<br /> Hải Hậu, tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện Hải<br /> Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp,<br /> đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn, đề xuất định hướng và giải pháp sử<br /> dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu<br /> Xác định được bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên<br /> cơ sở phương pháp đánh giá đất của FAO) làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp<br /> bền vững huyện Hải Hậu.<br /> 1<br /> <br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và điều<br /> hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu trong việc chuyển đổi cơ cấu<br /> cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.<br /> - Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất<br /> nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát<br /> triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn<br /> huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu; Các<br /> loại đất sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp; Các loại hình sử<br /> dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình;<br /> Nông dân và người sử dụng đất.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Hải<br /> Hậu, tỉnh Nam Định.<br /> - Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu<br /> trong giai đoạn 1980 – 2013, tập trung chủ yếu trong 3 năm 2009 - 2011.<br /> 5. Những đóng góp m i của đề tài<br /> - Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về tính chất đất, xác định được bộ dữ liệu<br /> cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phương pháp đánh giá đất<br /> của FAO) phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp huyện ven biển vùng đồng bằng<br /> Bắc Bộ.<br /> - Luận án đã lựa chọn và xác định được một số chỉ tiêu định tính và định<br /> lượng để đánh giá tính bền vững của các LUT trong sử dụng đất nông nghiệp của<br /> huyện Hải Hậu.<br /> - Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất<br /> nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam<br /> Định đến năm 2020.<br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Tổng quan về đánh giá đất đai<br /> 1.1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai<br /> Khái niệm về đánh giá đất đai (Land Evaluation - LE): FAO đã định nghĩa về đánh<br /> giá đất đai như sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn<br /> 2<br /> <br /> có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng<br /> đất cần phải có (FAO, 1976).<br /> 1.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai<br /> Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất, liên quan<br /> đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các<br /> nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, độ dày tầng<br /> đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hoá, v.v… Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những<br /> loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs. , 2005).<br /> 1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới<br /> * Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)<br /> Đánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến những<br /> năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến<br /> hành trên cả nước Liên Xô cũ. Theo quan điểm đánh giá đất của Docutraep (1846 1903) bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo<br /> tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp<br /> với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình); Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng<br /> sản xuất hiện tại của đất).<br /> * Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ:<br /> Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã được Bộ Nông<br /> nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra vào những năm 1961, phương pháp đánh giá phân hạng đất<br /> đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai dựa<br /> vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất chúng được phân ra thành 2 nhóm:<br /> - Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi<br /> và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất , lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt, v.v…<br /> - Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằng các biện<br /> pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì ,thành phần dinh dưỡng và những trở ngại<br /> về tưới tiêu, v.v…<br /> 1.1.3. Đánh giá đất theo FAO<br /> Năm 1970, tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên<br /> gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất<br /> đai”. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho ra<br /> đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman và<br /> Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2