intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lí: Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm xác lập cơ sở khoa học và đề xuất mô hình hệ KTST theo hướng tiếp cận đánh giá sinh thái cảnh quan (STCQ), góp phần đa dạng sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân (chú trọng đến người dân TĐC) gắn với bảo vệ môi trường cho lưu vực hồ TĐSL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lí: Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 9.44.02.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh Phản biện 1: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải Viện Địa lí Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hiệu Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Trần Viết Khanh Trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trên vùng đất đầu nguồn lưu vực sông Đà (phần lãnh thổ Việt Nam), các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đều có lợi thế nổi trội về tiềm năng năng lượng. Để khai thác nguồn tiềm năng đó, ba bậc thang lớn trên dòng chính đã đi vào hoạt động cùng hàng loạt công trình thủy điện vừa và nhỏ trên các phụ lưu đã, đang và sẽ hoàn thành đã tác động đến các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) của lưu vực. Đồng thời, sẽ dẫn đến hàng loạt những ảnh hưởng về sinh kế, xáo trộn đời sống dân sinh, kinh tế của hàng nghìn hộ dân, gây nên hiệu ứng xã hội lâu dài đòi hỏi cần được xem xét, khắc phục một cách khoa học và hợp lý. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn các mô hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) phù hợp với điều kiện canh tác mới, trên vùng đất mới là một hướng đi hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Các mô hình được đề xuất phải phù hợp với lối sống, tập quán canh tác của các cộng đồng dân cư địa phương; được xác định theo hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa của địa phương. Dựa trên sự phát triển của Địa lí học hiện đại, để có thể đề xuất các mô hình hệ KTST phù hợp cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN theo hướng tiếp cận KTST nhằm đảm bảo hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, thích nghi sinh thái (TNST) và bảo vệ môi trường, xã hội. Trong đó, phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan được xem là cơ sở cho đánh giá NLTN của hoạt động sản xuất, nhất là các sinh kế truyền thống. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu như thế nào, khu vực nào, hiệu quả ra sao vẫn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đòi hỏi phải giải quyết một cách triệt để trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, tổng hợp mối quan hệ tương hỗ, hài hòa giữa các yếu tố hợp phần tự nhiên – kinh tế – nhân văn. Do đó, trong mỗi giai đoạn phát triển, công tác điều tra tốt, đánh giá thực chất các NLTN, kinh tế - xã hội (KT- XH) sẽ là chìa khóa, là khởi nguồn cho các phương án xây dựng các mô hình sản xuất có tính khả thi cao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đồng thời hướng tới một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là chương trình trọng điểm được nhấn mạnh: “huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng kết 1
  4. cấu hạ tầng KT-XH; phát triển kinh tế vùng... tạo thành các vùng kinh tế động lực dọc theo hệ thống quốc lộ; tập trung sản xuất lương thực, cây ăn quả, cây chè... nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch cộng đồng; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, sinh thái sông Đà... theo quy mô hộ gia đình (HGĐ) và trang trại, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ... phát triển các vùng có thế mạnh du lịch” [85] thì việc đề xuất các mô hình KTST theo các quy mô khác nhau là vấn đề cấp thiết, có tính thực tiễn, phù hợp với thực trạng của các tỉnh miền núi Tây Bắc, với chủ trương triển khai Chương trình Tây Bắc [181]. Đó là lý do để đề tài luận án hướng vào việc “Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La” nhằm phân tích tiềm năng, thực trạng các NLTN, điều kiện để hình thành các mô hình hệ KTST và đề xuất một số mô hình phù hợp đối với khu vực nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học và đề xuất mô hình hệ KTST theo hướng tiếp cận đánh giá sinh thái cảnh quan (STCQ), góp phần đa dạng sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân (chú trọng đến người dân TĐC) gắn với bảo vệ môi trường cho lưu vực hồ TĐSL. 2.2 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nội dung cụ thể sau: - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về hệ KTST, mô hình hệ KTST dựa vào các NLTN thông qua đánh giá cảnh quan. - Xây dựng bản đồ phân loại cảnh quan lưu vực hồ TĐSL dựa trên sự phân hóa đa dạng của các nhân tố thành tạo cảnh quan. - Đánh giá tính TNST của các nhóm cây nông, lâm nghiệp theo các đơn vị cảnh quan, từ đó xem xét tính hiệu quả về kinh tế và tính bền vững về môi trường và xã hội phục vụ định hướng xây dựng các mô hình hệ KTST phù hợp. - Nghiên cứu hiện trạng các mô hình hệ KTST hiện có gắn với tiềm năng các nguồn vốn sinh kế, phong tục tập quán, phương thức canh tác của người dân. - Đề xuất các mô hình hệ KTST quy mô HGĐ, HTX và trang trại theo định hướng chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 2
  5. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các ĐKTN, TNTN, điều kiện nhân văn cho các mô hình hệ KTST góp phần đa dạng sinh kế cho người dân vùng lòng hồ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi không gian: bao gồm cụm nhà máy thủy điện và một hồ chứa nước với diện tích 315.850ha. 3.2.2 Phạm vi khoa học: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu theo các nội dung trọng tâm sau: 1/ Xác lập cơ sở khoa học về các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài (hệ KTST, mô hình hệ KTST, đánh giá tổng hợp NLTN). 2/ Phân tích sự phân hóa đa dạng của cảnh quan lưu vực hồ TĐSL. 3/ Đánh giá TNST của các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với sinh kế và kinh nghiệm tri thức tộc người cho việc đề xuất các mô hình KTST hợp lý theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 4. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Lưu vực hồ TĐSL có sự phân hóa đa dạng đặc thù của cảnh quan miền núi, bao gồm 03 lớp, 04 phụ lớp, 01 kiểu, 05 phụ kiểu và 146 loại cảnh quan, chịu tác động sâu sắc bởi yếu tố kỹ thuật – công trình TĐSL, nhân tố làm thay đổi cấu trúc và sự phát triển của các mô hình hệ KTST. - Luận điểm 2: Đánh giá TNST các đơn vị cấp loại cảnh quan cho mục đích nông, lâm, thủy sản gắn với đặc điểm nguồn vốn sinh kế, kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng dân cư; đây là cơ sở để đề xuất các mô hình hệ KTST qui mô lớn. 5. Những điểm mới của luận án - Đánh giá tổng hợp các NLTN lưu vực hồ thủy điện TĐSL trên cơ sở đánh giá cảnh quan gắn với yếu tố nhân văn đã góp phần định hướng không gian các mô hình hệ KTST theo các cấp phân chia cảnh quan. - Đề xuất mô hình hệ KTST với quy mô HGĐ, trang trại dựa trên kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan lưu vực hồ TĐSL; hiện trạng các 3
  6. mô hình hiện có; định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của các địa phương và phù hợp với đặc thù nguồn lực nhân văn của khu vực. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện về lý luận và phương pháp đánh giá tổng hợp STCQ gắn với sinh thái nhân văn cho mục tiêu phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển mô hình hệ KTST tại lưu vực hồ thủy điện. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học có thể tham khảo để định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững với một số mô hình KTST phù hợp, với kết quả đánh giá cảnh quan, đảm bảo sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư dân tộc ít người TĐC trên lưu vực hồ TĐSL. 7. Cơ sở tài liệu của luận án - Tài liệu khoa học: gồm các báo cáo, bài báo nghiên cứu, tạp chí khoa học, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan đến luận án và khu vực nghiên cứu. - Tài liệu bản đồ: Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 do Phan Sơn (chủ biên), Đào Đình Thục, Nguyễn Viết Thắng, Trần Văn Tỵ thực hiện. Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sinh khí hậu tỉ lệ 1:100.000. - Các công trình nghiên cứu, bài báo của tác giả có liên quan đến luận án, kết quả khảo sát, điều tra thực địa. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện. Chương 2: Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La. Chương 3: Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên và định hướng phát triển mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La. 4
  7. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1 Các nghiên cứu về hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái KTST xuất hiện vào những năm 80 của thế kỉ XX với các mô hình hệ KTST được khởi nguồn từ Liên Xô. Ở Việt Nam, Tác giả Phạm Quang Anh (1995) là người khởi xướng hướng tiếp cận KTST trong nghiên cứu STCQ, đã đưa ra cơ sở lí luận và mô hình về hệ KTST với 3 phân hệ chính (tự nhiên, kinh tế, xã hội và mối quan hệ tương tác giữa chúng dưới sự điều khiển và quản lý của con người. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới ứng dụng xây dựng các mô hình hệ KTST như Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Pháp, Đặng Văn Bào... Tuy vậy, việc nghiên cứu mô hình hệ KTST chưa có sự thống nhất về quan điểm nghiên cứu đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn. 1.1.2 Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên Trên thế giới, vào những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu thiên về kiểm kê tài nguyên theo từng hợp phần tự nhiên, sau đó là tích hợp trong đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên cho từng đơn vị cảnh quan được lựa chọn. Về sau, khi định hướng ứng dụng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp thì V.V. Docusaev là người đầu tiên đã chứng minh sự cần thiết phải tính toán tổng hợp các ĐKTN trong hoạt động nông nghiệp ở mọi trình độ [61]. Ở Việt Nam, ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN với mục tiêu PTBV cho các vùng lãnh thổ. Các công trình đó đã bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học theo hướng đánh giá tổng hợp hay tích hợp các nguồn lực có sự gắn kết với các mục tiêu phát triển KT-XH phù hợp với tình hình của đất nước. 1.1.3 Các nghiên cứu về cảnh quan và đánh giá cảnh quan Cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được xem là cơ sở địa lý học cho việc nghiên cứu các hệ KTST. Từ những năm 20 – 30 của thế kỉ XX học thuyết 5
  8. về cảnh quan đã tập trung nghiên cứu sự phân hóa trong cấu trúc và chức năng của cảnh quan và bắt đầu thâm nhập sâu vào thực tế nghiên cứu lãnh thổ [60]. Sau những năm 1980, sự kết hợp giữa cảnh quan và sinh thái học đã tạo xu hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) được đề cập trong các nghiên cứu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ với nhiều điểm tiến bộ trong việc ứng dụng các phương pháp định lượng như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống kê không gian [11]. Ở Việt Nam, sau những năm 80 thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng đã tiến hành theo hướng phân loại cảnh quan với hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập, Phạm Quang Anh, Nguyễn Thành Long, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh... Theo xu hướng mới các nhà địa lí Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng STCQ, ứng dụng tiếp cận CQ trong nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt chú trọng tới việc phân tích cấu trúc cảnh quan, gắn kết các yếu tố tự nhiên – KT-XH và nhân văn. Các tác giả tiêu biểu như Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập, Nguyễn Đức Chính, Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh... 1.1.4 Các nghiên cứu về vùng Tây Bắc, lưu vực hồ thủy điện Sơn La Nhìn chung các công trình nghiên cứu về vùng Tây Bắc tập trung chủ yếu vào việc đánh giá thế mạnh, tiềm năng và lợi thế của vùng; nghiên cứu về các hiện tượng tai biến thiên nhiên, đề xuất biện pháp phòng tránh. Đối với lãnh thổ hồ TĐSL, các công trình tập trung đánh giá chất lượng môi trường, vấn đề di dân TĐC. Mỗi công trình đều có hướng tiếp cận và giải quyết các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên việc tiếp cận theo hướng nghiên cứu ĐLTN tổng hợp và đề xuất các mô hình hiện còn thiếu. 1.2 Cơ sở lí luận xây dựng mô hình hệ KTST áp dụng cho khu vực nghiên cứu 1.2.1 Hệ kinh tế sinh thái Hệ KTST bao gồm 3 phân hệ: tự nhiên, xã hội, sản xuất; việc nghiên cứu hệ KTST phải dựa trên nguyên tắc kinh tế - sinh thái, đảm bảo tính kinh tế, TNST và gìn giữ môi trường. Mặt khác, tính tất yếu của hệ KTST là yêu cầu giải quyết cân đối và hợp lí hoạt động giữa 2 hệ thành phần KTXH, HST-môi trường. 1.2.2 Mô hình hệ kinh tế sinh thái: phân loại, nguyên lý, nguyên tắc đề xuất, hướng xác lập mô hình Mô hình hệ KTST được phân loại căn cứ vào cơ cấu sản xuất, quy mô và mức thu nhập. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đề xuất các mô hình thực hiện theo 2 6
  9. nguyên lí và 4 nguyên tắc. Quy trình đánh giá mô hình hệ KTST tiến hành theo các bước nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Huần (2005) bao gồm việc đánh giá mức độ TNST, bền vững môi trường, hiệu quả kinh tế và bền vững xã hội. 1.2.3 Nguồn lực tự nhiên và đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên NLTN là những nguồn vật chất tự nhiên vừa phục vụ trực tiếp cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế, trong đó, đối với đồng bào miền núi trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế hàng hóa thường được gọi là sinh kế dân cư. Đánh giá NLTN là sự ước lượng vai trò hay giá trị của các đối tượng nghiên cứu, hoặc xác định mức độ thuận lợi (tốt, xấu, trung bình) của NLTN cho một yêu cầu KT-XH nhất định. Bản chất của các nghiên cứu đánh giá trong lĩnh vực địa lí là tập trung vào việc xác định mức độ thuận lợi của các ĐKTN đối với các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch... hay xã hội như bố trí dân cư, tổ chức hành chính,... Do đó, việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN là tiền đề hết sức cần thiết để con người có thể đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình lựa chọn, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên trong tự nhiên phù hợp với giới hạn sinh thái của hệ. 1.2.4 Cảnh quan và đánh giá cảnh quan phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái Cảnh quan học là hướng nghiên cứu tổng hợp địa lý khá phổ biến trên thế giới với khả năng ứng dụng cao trong việc giải quyết các yêu cầu của thực tiễn phát triển, được sử dụng như một công cụ đắc lực cho việc sử dụng hợp lí lãnh thổ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và mối quan hệ giữa quá trình sử dụng lãnh thổ, con người và môi trường. Đánh giá NLTN dựa trên cơ sở đánh giá TNST CQ, trong đó, nhấn mạnh tới việc phân tích cấu trúc cảnh quan (đứng, ngang, thời gian) và định lượng các chỉ số của cấu trúc – đây là cơ sở cho việc đề xuất, định hướng quản lí, quy hoạch phát triển kinh tế. Luận án đã vận dụng quan điểm KTST và hướng tiếp cận cảnh quan trong mối quan hệ chặt chẽ của các phân hệ tự nhiên – kinh tế - nhân văn để tiến hành phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan, coi đây là cơ sở để đánh giá NLTN nhằm các mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đồng thời, luận án đã phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường, đặc điểm các nguồn vốn sinh 7
  10. kế, kinh nghiệm của cộng đồng dân cư… nhằm định hướng các mô hình hệ KTST phù hợp với lưu vực hồ TĐSL. 1.3 Quan điểm, hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Quan điểm nghiên cứu: Luận án được thực hiện dựa trên các quan điểm như quan điểm hệ thống, tổng hợp, hệ KTST 1.3.2 Hướng nghiên cứu Sự kết hợp của hai hướng nghiên cứu cảnh quan và sinh thái là cơ sở khoa học để đề xuất định hướng phát triển mô hình hệ KTST tại lưu vực hồ TĐSL đảm bảo nguyên tắc, quy trình xác lập mô hình. Tựu chung lại, hướng tiếp cận chung của đề tài là Xác lập cơ sở địa lí học trên cơ sở đánh giá tổng hợp các NLTN nhằm mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và du lịch. Từ cơ sở đó, tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xem xét tính bền vững môi trường và xã hội đối với từng cảnh quan phục vụ việc đề xuất được các mô hình hệ KTST phù hợp với đặc điểm phân hóa cảnh quan lưu vực hồ TĐSL và phương thức canh tác của các nhóm dân tộc cư trú trong lưu vực. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng các phương pháp Địa lí truyền thống và hiện đại như thu thập, phân tích, xử lí số liệu; bản đồ, biểu đồ; tiếp cận hệ thống; thực địa, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, phương pháp phân tích thứ bậc; phương pháp xây dựng lát cắt và phân tích chi phí – lợi ích. 1.3.3 Một số mô hình sử dụng trong luận án: luận án sử dụng mô hình phân tích SWOT và mô hình sinh kế bền vững của DFID. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CẢNH QUAN LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA 2.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên thành tạo cảnh quan 2.1.1 Nhóm nhân tố vị trí địa lí: Lưu vực hồ TĐSL kéo dài từ 21028’28’’B đến 22028’44’’B, từ 103016’38’’Đ đến 10400’34’’Đ, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tổng chiều dài khoảng 134,8km, chiều rộng khoảng 25km. Lưu vực hồ bao gồm cụm nhà máy thủy điện, hồ chứa và các phụ lưu trực tiếp đổ vào hồ với diện 8
  11. tích 315.850ha thuộc phạm vi của 3 tỉnh, 6 huyện và 48 xã. Vị trí này quyết định sự phân hóa đa dạng của NLTN; là 1 trong những yếu tố thành tạo CQ; có ý nghĩa địa chính trị quan trọng. 2.1.2 Nhóm nhân tố nền vật chất rắn của cảnh quan - Đặc điểm địa chất – kiến tạo: Lưu vực TĐSL nằm trong miền uốn nếp Tây Bắc Việt Nam, gồm 32 hệ tầng, 10 thành tạo magma xâm nhập không phân tầng và nhiều mạch magma xâm nhập. Trong khu vực nghiên cứu, đứt gãy sông Đà, Nậm Pìa chạy dài theo sông Đà là hệ thống đứt gãy lớn nhất, là đới phá huỷ kiến tạo lớn nhất, góp phần tạo ra cấu trúc kiến tạo của khu vực. Địa chất và các hoạt động kiến tạo có vai trò quan trọng trong quá trình thành tạo địa hình lưu vực, tạo nền tảng cho sự hình thành, phát sinh, phát triển cảnh quan lưu vực hồ TĐSL. - Đặc điểm địa hình: đặc trưng là núi thấp, núi trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, chia cắt mạnh theo chiều thẳng đứng, tập trung ở rìa Đông Bắc, Tây Bắc, một phần nhỏ phía Đông Nam. Địa hình lưu vực được phân chia thành 3 kiểu, sự phân hóa tự nhiên theo độ cao của địa hình là cơ sở phân chia các lớp, phụ lớp trong hệ thống phân loại CQ. 2.1.3 Nhóm nhân tố nền nhiệt ẩm - Đặc điểm khí hậu: Lưu vực hồ TĐSL thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh với nhiều nét dị thường nhất so với khí hậu chung của toàn miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,50 – 23,30C; lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.000mm. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt và có sự xuất hiện của nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt, được chia thành 5 kiểu SKH. Khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhân tố thành tạo tự nhiên khác. Nền tảng nhiệt - ẩm đã tạo cho khu vực nhiều nét đặc sắc của kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô. Sự phân hóa khí hậu, đa dạng về các kiểu SKH là tiền đề tạo tính đa dạng trong TTV, đa dạng loại cảnh quan. - Đặc điểm thủy văn: Lưu vực hồ bao gồm toàn bộ diện tích cung cấp nước tính đến phụ lưu cấp 3 cung cấp nước cho hồ. Mạng lưới sông suối trong hồ kém phát triển, trung bình 0,5km/km2, phân bố không đều, các phụ lưu đổ vào sông Đà và hồ chính tập trung chủ yếu ở bờ tả của sông, các khu vực núi đá vôi (phía Bắc huyện Sìn Hồ, huyện Tủa Chùa, phía Tây huyện Quỳnh Nhai, 9
  12. Thuận Châu) mạng lưới sông suối thưa thớt. Trong lưu vực hồ có 34 phụ lưu cấp 1, trong đó có 16 phụ lưu trực tiếp đổ vào hồ. Chế độ dòng chảy của sông trong lưu vực phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa: mùa lũ tương đối trùng với mùa mưa (VI – X); mùa cạn kéo dài từ tháng XI – V năm sau. 2.1.4 Nhóm nhân tố nền vật chất hữu cơ - Đặc điểm thổ nhưỡng: gồm 4 nhóm đất, 16 loại đất chính, tổng diện tích 273.673 ha, chiếm 86,64% diện tích tự nhiên. Chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp. - Đặc điểm thảm thực vật: hệ TTV của khu vực nghiên cứu được chia thành ba nhóm: TTV tự nhiên, TTV nhân tác và nhóm TTV trên núi đá vôi với 6 loại TTV cơ bản là rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng năm và lúa. Các loại TTV phân bố rải rác trên các dạng địa hình khác nhau, tùy đặc điểm địa hình, SKH, thổ nhưỡng mà loại thảm nào chiếm ưu thế. Mối quan hệ giữa TTV và thổ nhưỡng là cơ sở để phân chia loại CQ. 2.2 Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của khu vực nghiên cứu Lưu vực có nguồn TNTN khá đa dạng, song phân bố rải rác và gặp nhiều khó khăn trong quá trình khai thác. Nhiều nguồn tài nguyên trong tình trạng bị cạn kiệt, giá trị suy giảm (tài nguyên rừng, sinh vật). Do đó, đòi hỏi công tác quy hoạch cần có chiến lược lâu dài, tiếp tục duy trì các phương thức sản xuất bản địa còn phù hợp, thiết lập các mô hình hệ KTST tương ứng với lợi thế tự nhiên từng khu vực mà không được phép vượt ngưỡng giới hạn của tự nhiên. 2.3 Nhóm nhân tố kinh tế xã hội - Đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số là 233.291 người (2015); phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã Chiềng Lao, Ít Ong, Pi Toong, Chiềng Khay, Chiềng Khoang, Mường Giôn, Mường Giàng, Bó Mười. Dân cư gồm 10 dân tộc chính, chủ yếu là người Thái, H’Mông, Kinh, Dao… Mỗi dân tộc hiện vẫn duy trì kinh nghiệm trong canh tác sản xuất và sử dụng các nguồn TNTN sẵn có. - Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; khai thác thủy điện và du lịch: các hoạt động kinh tế chính hiện nay của người dân lưu vực hồ TĐSL chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ, cũng đang có xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu của từng ngành song chưa rõ nét. Bên cạnh đó, 10
  13. có thế thấy rõ ngành kinh tế mũi nhọn hiện là thế mạnh trong tương lai của vùng tập trung vào việc khai thác tiềm năng thủy điện và du lịch. Theo đó, cần được định hướng, quy hoạch chi tiết, cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu: từng bước chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa với các vùng chuyên canh quy mô lớn; khai thác tốt tiềm năng vùng lòng hồ đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và luôn chú ý giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái. 2.4 Đặc điểm cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.4.1 Hệ thống phân loại cảnh quan: Luận án lựa chọn hệ thống phân loại gồm 7 cấp: hệ - phụ hệ – lớp – phụ lớp - kiểu – phụ kiểu - loại. 2.4.2 Bản đồ cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000: Kết quả phân loại CQ gồm 1 hệ CQ – 1 phụ hệ CQ – 3 lớp CQ – 4 phụ lớp CQ – 1 kiểu CQ – 5 phụ kiểu CQ – 146 loại CQ. Luận án đã xây dựng được 2 lát cắt CQ A – B, C – D. 2.4.3 Cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.4.3.1 Đặc điểm cấu trúc ngang: a. Hệ và phụ hệ CQ: Lưu vực hồ TĐSL nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 22,50C – 23,30C, lượng mưa từ 1.500 – 2.000mm. Do ảnh hưởng của địa hình nên lưu vực hồ không chịu tác động trực tiếp của khối khí cực đới, tuy vậy, vào mùa đông nhiệt độ ở một số khu vực núi trung bình xuống dưới 180C, độ dài mùa lạnh 1.000m, phần lớn là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi song do độ dốc tương đối nên tầng đất mỏng, rửa trôi mạnh, TTV chủ yếu là rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi. Ở độ cao 500 – 1.000m, các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế, TTV rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm xuất hiện với vai trò của con người ngày càng trở nên rõ ràng hơn. 11
  14. - Lớp CQ thung lũng: diện tích 62.302,26ha (chiếm 19,73%). Độ cao tuyệt đối dưới 200m, độ phân cắt sâu dưới 250m/km2, quá trình xói mòn, rửa trôi được thay thế bằng quá trình tích tụ vật chất từ sườn. Lớp CQ này bao gồm 27 loại CQ (từ CQ số 109 – 135). - Lớp CQ đồi: Diện tích 20.396,27ha (chiếm 6,46%), được phân chia thành 9 loại CQ. c. Phụ lớp CQ: gồm 4 phụ lớp CQ là phụ lớp CQ núi thấp, phụ lớp CQ núi trung bình, phụ lớp CQ thung lũng, phụ lớp CQ đồi. Bảng 2.1: Thống kê diện tích các phụ lớp cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La STT Phụ lớp CQ Độ cao (m) Chia cắt sâu Diện tích (m/km2) ha % 1 PL CQ núi trung bình 1.000 – >2.000 Trên 400 69.973,45 22,15 2 PL CQ núi thấp 500 – 1.000 250 – 400 163.178,02 51,66 3 PL CQ đồi 200 – 500 40 – 250 20.396,27 6,46 4 PL CQ thung lũng Dưới 200 Dưới 250 62.302,26 19,73 Tổng 315.850 100 d. Kiểu cảnh quan: hệ số tương quan nhiệt ẩm tại lưu vực là 2,6 (thuộc khoảng 2,01-3: ẩm) nên đã hình thành kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa. e. Phụ kiểu cảnh quan gồm 5 phụ kiểu: Phụ kiểu CQ có mùa lạnh dài, mùa khô ngắn (IVA4a), Phụ kiểu CQ có mùa lạnh hơi dài, mùa khô trung bình (IIIB3b), Phụ kiểu CQ có mùa lạnh trung bình, mùa khô ngắn (IIA2a), Phụ kiểu CQ có mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình (IIB2b), Phụ kiểu CQ có mùa lạnh ngắn, mùa khô trung bình (IB1b). f. Loại cảnh quan: cấp phân vị thấp nhất, gồm 146 loại CQ – đây là cơ sở đánh giá thích nghi sinh thái các loại cây nông, lâm nghiệp. 2.3.3.2. Tính nhịp điệu mùa, chức năng cảnh quan - Tính nhịp điệu mùa: biểu hiện rõ nét ở các yếu tố tự nhiên nhạy cảm như TTV, thủy văn, thổ nhưỡng đặc biệt là khi hồ chứa được hình thành. 12
  15. - Chức năng cảnh quan: chức năng phòng hộ và BVMT (Chủ yếu là các loại CQ hình thành trên PL núi trung bình và núi thấp như CQ số 1, 4, 6, 11, 16, 19, 21, 26, 31, 36, 40, 43, 45, 49, 52, 58, 68), chức năng khai thác kinh tế tập trung vào chức năng sản xuất lâm nghiệp, nông – lâm kết hợp, chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư, chức năng dịch vụ ((CQ số 37, 38, 39, 41, 42, 44, 46, 47, 51, 53, 54, 59, 60, 62, 69, 70, 109, 110, 111, 115, 117, 119). 2.3.3.3. Định lượng cấu trúc cảnh quan theo đơn vị hành chính (cấp huyện): Luận án đã tính toán các chỉ số đo độ phong phú, độ đa dạng của CQ, theo đó giá trị trung bình kích thước của các mảnh CQ dao động từ 4 – 12ha, các huyện Sìn Hồ, Quỳnh Nhai có mức độ đồng nhất về kích thước cao nhất. Quỳnh Nhai là huyện có mức độ đa dạng CQ cao nhất. Chương 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA 3.1 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp lưu vực hồ thuỷ điện Sơn La - Luận án tập trung đánh giá thích nghi CQ cho các cây trồng nông nghiệp (nhóm cây lương thực, thực phẩm); cây công nghiệp dài ngày; cây ăn quả; cây lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng sản xuất); thuỷ sản trên cơ sở đơn vị loại CQ. - Quy trình đánh giá được thực hiện theo các bước của tác giả Nguyễn Cao Huần (2005), kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để tính trọng số. 3.1.1 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho các nhóm cây nông nghiệp Trên cơ sở phân tích mục tiêu, đặc điểm sinh thái và lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá, luận án đã đánh giá mức độ thích nghi của các cây công nghiệp (thảo quả, mắc ca), cây ăn quả, cây hằng năm. 13
  16. Bảng 3.1: Kết quả phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho một số cây, nhóm cây trồng Mức độ thích hợp Mục Rất Kém đích Các chỉ Trọng Thích thích thích Không thích nghi sử tiêu số nghi nghi nghi (0đ) dụng (2đ) (3đ) (1đ) Hv, Hj, 1. Loại đất 0,04 A Đất còn lại Fa 2. Nhiệt độ 18-20, trung bình 0,15 20-22 >22 100 50-100 2.000 Thảo mưa (mm) 2.000 quả 5. Số tháng 0,07 ≤2 3-4 khô 6. Số tháng 6-7, 0,05 3-4 4-5 lạnh 100 50-100 22 trung bình
  17. Mức độ thích hợp Mục Rất Kém đích Các chỉ Trọng Thích thích thích Không thích nghi sử tiêu số nghi nghi nghi (0đ) dụng (2đ) (3đ) (1đ) năm (0C) 5. Lượng 1.500- 0,272 >2.000 - mưa (mm) 2.000 Fv, Fq, Fa, Fk, Hq, 1. Loại đất 0.3856 Fn, Hs Fs, Hj Hv, Fl 2. Độ dốc Cây 0.1567 15-25 25 (độ) ăn 3. Tầng 50 – quả 0.0610 >100 2.000 - mưa (mm) 2.000 [74] Thung Núi 6. Địa hình 0.2568 lũng, - thấp đồi Fs, Fl, Fa, Fq, Hs, 1. Loại đất 0.1439 Đất còn lại Cây Fv Py, Fk Hv hàng 15 – 2. Độ dốc 0.0392 25 năm 25 (ngô, 3. Nhiệt độ 0.0770 20-22 >22 2.0000 - [66], mưa 2.000 [109] 5. Số tháng 0,2828 2 3-4 - khô 15
  18. Kết quả đánh giá: - Cây thảo quả: 16 loại CQ được đánh giá ở mức rất thích hợp tập trung ở Sìn Hồ, Tủa Chùa, Thuận Châu; 32 loại CQ ở mức thích hợp, 57 loại CQ ở mức kém thích hợp. - Mắc ca: Diện tích rất thích hợp chiếm 8,83% (91.082,35ha) phân bố chủ yếu ở các xã Ma Quai, Nậm Tăm, Tả Ngảo, Nậm Cha, Nậm Cuổi, Huổi Só, Tủa Thàng, Mường Sại, Chiềng Bằng. Diện tích thích nghi TB cũng chiếm tới 24,79% trong đó tập trung ở các loại CQ 45, 46, 55, 58, 60, 64, 87… thuộc huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu. Cây mắc ca kém thích nghi ĐKTN của các loại CQ 62, 87, 90, 91, 92, 105… và đây chủ yếu là các khu vực hiện đang là rừng thứ sinh, các khu vực trảng cỏ cây bụi cần được cải tạo. - Cây ăn quả: diện tích rất thích hợp là 29.253,61ha (9,26%), thích hợp thuộc các xã của huyện Quỳnh Nhai, Mường La chiếm tới 28%, diện tích ít thích hợp chiếm tỉ lệ thấp (4,29%). - Cây hằng năm: 39 loại CQ rất thích nghi để trồng cây hằng năm, chiếm 37,64%, diện tích thích nghi chiếm 10,19% phân bố ở 30 loại CQ, chỉ có 2,18% diện tích thuộc mức độ ít thích nghi (14 loại CQ). 3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích lâm nghiệp Luận án tập trung đánh giá mức độ ưu tiên cho việc phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Bảng 3.2: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá mức độ ưu tiên cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn Trọng Ưu tiên cao Ưu tiên TB Ít ưu tiên Mức độ ưu tiên số (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) Dạng địa hình 0.3421 Núi trung bình Núi thấp Đồi Độ dốc (độ) 0.1532 >25 20 – 25 15 – 20 Loại đất 0.0575 Hs, Hq, A, Fq Fs, Fa, Fv, Fk Fl, Py Tầng dày (cm) 0.0398 100 0 Nhiệt độ TB năm ( C) 0.0275 >22 20 – 22 2.000 1.500 – 2.000 (mm) Trảng cỏ cây Rừng trồng, Thảm thực vật 0.2689 Rừng thứ sinh bụi, cây hằng cây lâu năm năm 16
  19. - Kết quả đánh giá: + Rừng phòng hộ: Diện tích các loại CQ thuộc mức ưu tiên cao phân bố chủ yếu ở khu vực núi thấp và trung bình thuộc các huyện như Sìn Hồ, Quỳnh Nhai, Mường La, Tủa Chùa chiếm 18,28%. Các loại CQ có mức ưu tiên TB chiếm 12,68%. Còn lại diện tích CQ ít ưu tiên chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ (2,2%) trong đó các xã thuộc huyện Sìn Hồ chiếm diện tích lớn nhất – 2.696,49ha. + Rừng sản xuất: Các loại CQ ở mức ưu tiên cao phân bố ở huyện Sìn Hồ: 2,31%, Quỳnh Nhai: 2,63%, Mường La và Tủa Chùa. Diện tích loại CQ ưu tiên ở mức TB tập trung ở Quỳnh Nhai, Sìn Hồ và Mường La; còn loại CQ ít ưu tiên phân bố ở các huyện như Sìn Hồ (3.705,18ha), Tủa Chùa (6.299,27ha), Thuận Châu. 3.2 Hiện trạng và hiệu quả kinh tế của các mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La 3.2.1 Cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái các mô hình thường có tối thiểu 2 hợp phần, tối đa là 5 hợp phần và nhiều mô hình được lặp lại ở các bản được khảo sát như mô hình NR-V-C-TS, NR-V-C, NR-Rg-V-C, NR-Rg-V-C-TS 3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện có thuộc lưu vực 3.2.2.1 Hiệu quả kinh tế của các mô hình hệ kinh tế sinh thái Căn cứ vào kết quả điều tra, thực địa, luận án lựa chọn đánh giá 12 mô hình hệ KTST tại 5 xã về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của các mô hình (2016 – 2017) Stt Tên mô Số Tỉ lệ Phân bố (bản) Thu nhập hình hộ (%) (triệu đồng/n) 1 NR-V-C-TS 19 5,43 Co Trặm, Co Hả, Bó Ban, Bỉa 55 - 75 2 NR-V-C 56 16,0 Co Trặm, Co Hả, Tà Sài, Hốc, Pa Tần 20 – 50 3, Nậm Tần Mông, Nậm Tần Xá 3 NR-Rg-V-C 53 15,14 Co Trặm, Co Hả, Bó Ban, Bỉa, Nà 20 – 100 Nong, Pá Sóng, Hốc, Dê Dàng 2 4 NR-Rg-V- 31 8,86 Co Trặm, Co Hả, Bó Ban, Bỉa 30 – 150 C-TS 5 V-C 8 2,29 Bó Ban, Tà Sài 15 – 20 17
  20. 6 DL-TS 1 0,29 Bó Ban 210 7 NR-Rg-C 82 23,43 Tà Là Cáo, Thôn 2, Pá Sóng, Nhạp, 33 – 40 Huổi Hậu, Xe Ngoài, Nậm Uôn, Kéo Pịa, Pa Sáng 8 NR-Rg 14 4,0 Nhạp 20 – 25 9 V-C-TS 5 1,43 Tà Sài 25 – 30 10 NR-C 26 7,43 Kéo Pịa, Hát Lay 12 – 17 11 Rg-V-C 37 10,57 Hốc, Piệng, An Tần, Dê Dàng 2 50 – 250 12 NR-Rg-V- 18 5,14 Huổi Sói, Co Hả 50 – 80 C-A Tổng số 350 100 Theo bảng 3.10, giá trị thu nhập của một số mô hình có sự dao động khá lớn hoặc một số mô hình đem lại thu nhập không cao cho các HGĐ. Do việc lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của từng HGĐ, từng khu vực là khác nhau và tính chất hàng hóa của các sản phẩm mà mô hình đó tạo ra. 3.2.2.2 Hiệu quả xã hội và môi trường của các mô hình hệ KTST: - Về mặt xã hội: tạo việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, duy trì, phát huy và bảo tồn các giá trị TTBĐ, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân. - Về môi trường sinh thái: nâng cao chất lượng vốn rừng, đảm bảo cân bằng HST, chống xói mòn, giữ đất, giữ nước, hạn chế tình trạng bồi đắp lòng hồ. 3.2.2.3 Đánh giá chi phí lợi ích cho các loại cây trồng giá trị cao - Cây mắc ca: là cây đa mục đích, hiện đang được trồng theo dự án chống biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp. Hiện tại các hộ chưa phải đầu tư, chỉ bỏ công chăm sóc và được trả tiền từ dự án. - Cây thảo quả: trồng ở các khu vực có độ cao lớn, chi phí khoảng 7 – 10.000.000đ/ha, nguồn thu tương đối lớn; cần có định hướng mở rộng đi đôi với việc bảo vệ rừng. - Sắn, ngô: chi phí đầu tư khoảng 1.000.000đ/n, nguồn thu khá ổn định, phù hợp với trình độ canh tác từng dân tộc. - Nuôi cá lồng: có xu hướng mở rộng, nguồn vốn đầu tư ban đầu 2.000.000 tiền cá giống, 5.000.000đ/lồng cá, chi phí thức ăn khoảng 800.000đ… thu lợi nhuận khá cao. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0