BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
……..….***…………<br />
<br />
TRẦN THỊ HẰNG<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI<br />
NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN<br />
VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN<br />
<br />
Chuyên ngành: Địa lí Tài nguyên và Môi trường<br />
Mã số: 62 44 0219<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Khanh Vân<br />
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Lê Thị Thu Hiền<br />
<br />
Phản biện 1: ….......................................................................................<br />
Phản biện 2: ….......................................................................................<br />
Phản biện 3: ….......................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học<br />
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cùng với sự phát triển, con người không ngừng khai thác các dạng tài nguyên<br />
và tác động đến môi trường. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, nhiều hoạt động<br />
khai thác quá mức, không đáp ứng khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên,<br />
từ đó dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên và chất lượng môi trường sống. Sử dụng hợp<br />
lí tài nguyên thực sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lí, các nhà<br />
nghiên cứu và các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, để<br />
đưa ra các biện pháp khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả, phục vụ công tác phát<br />
triển kinh tế - xã hội (KT - XH) bền vững, thì việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp<br />
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một nội dung mang ý nghĩa khoa học to<br />
lớn và khả năng ứng dụng thiết thực.<br />
Trong nghiên cứu địa lí tổng hợp, cảnh quan học (CQH) là một khoa học nghiên<br />
cứu các quy luật phân hoá, các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên cứu cảnh quan<br />
(NCCQ), tìm ra quy luật của tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức<br />
không gian và bảo vệ môi trường. Hướng nghiên cứu này giúp phác họa bức tranh<br />
tổng thể về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đồng thời tìm ra<br />
các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên (ĐKTN), đem<br />
lại hiệu quả kinh tế cao.<br />
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc, tỉnh có vị trí chiến<br />
lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế. Điện Biên có thiên nhiên phân hoá đa dạng,<br />
văn hóa lịch sử mang những màu sắc riêng. Các di tích về chiến thắng Điện Biên<br />
Phủ, thành Tam Vạn, mãi là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ<br />
nước của dân tộc ta. Trong những năm qua, Điện Biên cũng như các tỉnh Tây Bắc nói<br />
chung đang đứng trước cơ hội đẩy mạnh phát triển những ngành sản xuất có lợi thế<br />
của mình. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch tại Điện<br />
Biên hiện còn tồn tại các vấn đề như chưa phát triển được những vùng chuyên canh<br />
cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị hàng hóa cao, thực trạng rừng bị tàn phá,<br />
diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra những<br />
tai biến thiên nhiên như lũ quét, trượt lở đất, gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản<br />
xuất. Mặt khác, Điện Biên lại mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ nên vấn đề điều tra cơ<br />
bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển sản xuất còn chưa đầy đủ, đồng<br />
bộ. Đến nay Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, phát triển<br />
KT - XH còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Vì vậy việc<br />
đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho<br />
định hướng phát triển sản xuất là hết sức cần thiết.<br />
<br />
2<br />
<br />
Xuất phát từ những lí do đó, việc nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài<br />
luận án tiến sĩ địa lí “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên<br />
nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên”<br />
là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có ích, giúp địa<br />
phương định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ<br />
môi trường.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu<br />
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần<br />
tự nhiên và cảnh quan tỉnh Điện Biên, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho định hướng<br />
phát triển bền vững sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN trên thế giới và Việt<br />
Nam liên quan đến nội dung luận án, tổng quan các tài liệu KT - XH về tỉnh Điện<br />
Biên.<br />
2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên tỉ<br />
lệ 1: 100.000, bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 làm cơ sở xác định<br />
rõ quy luật hình thành, phát triển, cấu trúc và sự phân hóa các đơn vị CQ.<br />
3. Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan cho phát triển một số ngành<br />
kinh tế: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Đánh giá thích<br />
nghi sinh thái của giống lúa - đặc sản “tám Điện Biên” ở huyện Điện Biên.<br />
4. Đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển bền vững sản xuất<br />
nông lâm nghiệp và du lịch trên quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi<br />
trường.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi không gian của luận án được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên,<br />
bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và trong hệ tọa độ địa lí: Từ 102o10' đến<br />
103o36' kinh độ Đông và từ 20o54' đến 22o33' vĩ độ Bắc; Phạm vi khoa học của luận<br />
án: Tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của các đơn vị CQ và quy luật<br />
phân hóa CQ, trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng CQ, thể hiện trên bản đồ phân<br />
loại CQ (tỉ lệ 1: 100.000 và 1: 50.000).<br />
4. Các luận điểm bảo vệ<br />
Luận điểm 1: CQ tỉnh Điện Biên phân hóa đa dạng, phức tạp dưới tác động của<br />
quy luật kiến tạo địa mạo và quy luật đai cao. Lãnh thổ nghiên cứu thuộc phụ hệ<br />
thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, với 2 lớp CQ thuộc 4 kiểu, 15<br />
hạng, được phân hóa thành 113 loại CQ khác nhau. Loại và vùng CQ chính là các thể<br />
<br />
3<br />
<br />
tổng hợp tự nhiên lãnh thổ - đơn vị cơ sở phục vụ đánh giá CQ cho PTBV các ngành<br />
sản xuất, kinh tế ở Điện Biên.<br />
Luận điểm 2: Tỉnh Điện Biên giàu tiềm năng phát triển tổng hợp nông, lâm<br />
nghiệp và du lịch. Kết quả phân tích cấu trúc, chức năng CQ, đánh giá CQ (theo<br />
hướng tiếp cận định lượng) có đối chiếu với hiện trạng phát triển KT - XH, quy<br />
hoạch sử dụng đất, là cơ sở khoa học tin cậy cho việc đề xuất không gian sử dụng<br />
hợp lí TNTN và BVMT trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên<br />
5. Những điểm mới của đề tài<br />
- Luận án làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa trong cấu trúc CQ tỉnh Điện Biên<br />
ở tỉ lệ 1: 100.000 và huyện Điện Biên ở tỉ lệ 1: 50.000, thông qua hệ thống phân loại,<br />
các chỉ số định lượng và phân vùng CQ lãnh thổ.<br />
- Luận án phân tích một số chỉ số cấu trúc CQ, nghiên cứu mô hình xói mòn đất,<br />
xác định mức độ thuận lợi CQ và thứ tự ưu tiên cho phát triển các hoạt động kinh tế.<br />
Kết quả này có vai trò quan trọng góp phần xác lập không gian phát triển sản xuất<br />
theo đai cao, nhằm lồng ghép bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp và<br />
du lịch tỉnh Điện Biên.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
6.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sự đa dạng và phức tạp của thiên<br />
nhiên nhiệt đới gió mùa ở một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Những vấn<br />
đề nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lí luận và xác định nội<br />
dung đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch<br />
theo hướng tiếp cận định lượng trong CQ.<br />
6.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành nông, lâm<br />
nghiệp và du lịch, định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường tỉnh<br />
Điện Biên. Đồng thời, đây còn là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu<br />
nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên, giúp các nhà quản lí định hướng các hoạt<br />
động sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.<br />
7. Cấu trúc luận án: Luận án được trình bày trong 150 trang A4 với 36 bảng số liệu,<br />
11 sơ đồ hình vẽ, 2 lát cắt, 22 bản đồ.<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN<br />
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG,<br />
LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN<br />
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo hƣớng của đề tài<br />
luận án.<br />
<br />