intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An" nhằm tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo, phân tích và đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An dưới góc độ Địa lí học, từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện giảm nghèo cho khu vực trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯƠNG THỊ NHƯ NGUYỆT NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội - 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Thông và PGS.TS Nguyễn Thị Trang Thanh Phản biện 1: PGS.TS Vũ Đình Hòa – Trường Đại học Phenikaa Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Phan Hải Yến – Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Nguyễn Tường Huy – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp: Trường họp tại Phòng bảo vệ Luận án, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi……giờ…… ngày….. tháng……năm 2024 Có thể tìn hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trương Thị Như Nguyệt (2016), “Nghiên cứu nghèo ở Việt Nam – Khái niệm và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn. 2. Trương Thị Như Nguyệt (2018), “Sự phân hóa nghèo theo không gian ở tỉnh Nghệ An năm 2016”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X. 3. Trương Thị Như Nguyệt (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI. 4. Trương Thị Như Nguyệt (2022), “Một số giải pháp nhằm thực hiện giảm nghèo đa chiều (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Nghệ An)”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn. 5. Trương Thị Như Nguyệt (2023), “Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Trương Thị Như Nguyệt (2023), “Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lí Nhân văn. 7. Nguyen Thi Trang Thanh, Tran Thi Tuyen, Truong Thi Nhu Nguyet, Pham Vu Chung (2023), “Estimating the differences of poverty by geographic area according to the multi-dimensinal poverty approach: a case study in Nghe An province, Vietnam”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến với mọi quốc gia, mọi dân tộc, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo càng gay gắt. Giảm nghèo luôn là nhiệm vụ hàng đầu của cả nhân loại cũng như của từng quốc gia trên thế giới, đồng thời là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của cả xã hội cũng như từng cộng đồng dân cư Việt Nam. Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích 16.490km2, dân số 3.409,8 nghìn người (năm 2021). Với diện tích và dân số lớn Nghệ An có sự phân hóa rõ rệt về đặc điểm về tự nhiên cũng như trình độ phát triển KTXH, đặc biệt là hiện trạng nghèo giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi phía Tây. Vùng miền núi phía Tây (gồm 11 đơn vị hành chính tương đương cấp huyện) với tổng số hộ chỉ bằng gần 3/5 tổng số hộ của vùng đồng bằng (gồm 10 đơn vị hành chính) nhưng số hộ nghèo của vùng miền núi phía Tây lại gấp 5,3 lần so với số hộ nghèo của vùng đồng bằng. Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An (KVMNTBNA) là một phận thuộc miền Tây Nghệ An, với tổng diện tích là 5.363,9km 2 (chiếm 32,54% diện tích toàn tỉnh) và dân số năm 2021 là 635.438 (chiếm 18,63%). Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của khu vực đạt 6,56%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn ước đạt 19,1%. Vị trí địa lí của khu vực khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận và nước bạn Lào, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Cùng với lợi thế nổi bật là tài nguyên đất đỏ bazan, khoáng sản, lâm sản, nông sản, thương mại và du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay đây vẫn là vùng chậm phát triển về kinh tế, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Tổng giá trị sản xuất (GTSX) của vùng Tây Bắc còn khá nhỏ bé so với toàn tỉnh (chỉ đóng góp khoảng 12% vào GTSX toàn tỉnh, trong khi tỉ trọng dân số là 18,7% toàn tỉnh). Tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực cũng chậm hơn so với toàn tỉnh. Tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh, đặc biệt có sự phân hóa rõ rệt giữa các địa phương trong vùng. Điều đáng quan tâm là nguyên nhân nghèo cơ bản nhất vẫn là do thiếu vốn, thiếu đất (tài nguyên nổi bật của vùng) và thiếu các tư liệu sản xuất khác. Vì vậy, nghiên cứu về cơ sở lí luận, các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng nghèo và giảm nghèo dưới góc độ Địa lí học là nền tảng để đưa ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp cho khu vực. Là một người con của khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, tác giả thực sự mong muốn có đóng góp nhỏ bé trong quá trình cải thiện đời sống cho người dân nghèo của quê hương, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An” cho luận án tiến sĩ của mình. Luận án nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Vấn đề nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? 1
  5. - Hiện trạng nghèo và giảm nghèo của khu vực trong giai đoạn đầu áp dụng chuẩn nghèo đa chiều như thế nào? - Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm giảm nghèo cho KVMNTBNA? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo, luận án tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo, thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA và từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện giảm nghèo cho khu vực trong tương lai. Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan, kế thừa và cập nhật cơ sở lí luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo, xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo cho khu vực nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA để thấy được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (KTXH) tác động đến vấn đề nghèo và giảm nghèo của khu vực. - Phân tích thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA và đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện giảm nghèo của khu vực. - Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho KVMNTBNA trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hộ nghèo tại KVMNTBNA, cụ thể tại các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và thị xã Thái Hòa. Để thấy được mối tương quan giữa hộ nghèo và các hộ khác ở khu vực, trong phiếu điều tra chúng tôi có mở rộng điều tra thêm các hộ thuộc nhóm không nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính là nghèo và giảm nghèo dưới góc độ Địa lí học. Cụ thể: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo (bao gồm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KTXH), phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBN trong đó đi sâu vào những tiêu chí đánh giá nghèo và giảm nghèo của khu vực; đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho khu vực trong tương lai. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng nghèo ở KVMNTBNA bao gồm: số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo; thu nhập và chi tiêu; sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; nguyên nhân nghèo; chỉ số nghèo đa chiều MPI. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng giảm nghèo ở KVMNTBNA bao gồm: số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo; số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo; huy 2
  6. động và sử dụng nguồn vốn trong giảm nghèo; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong vấn đề giảm nghèo. - Về không gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu KVMNTBNA được xác định gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện (5 huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và thị xã Thái Hòa). Ngoài ra, đề tài cũng đặt khu vực nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh với một số khu vực lân cận và toàn tỉnh Nghệ An. Để làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu, luận án đã tập trung khảo sảt một số hộ thuộc ba xã và một thị trấn: xã Nghĩa Lạc và thị trấn Nghĩa Đàn thuộc huyện Nghĩa Đàn (là huyện gần trung tâm của khu vực); xã Tri Lễ và Tiền Phong thuộc huyện Quế Phong (khu vực vùng sâu, giáp biên giới) nhằm kiểm chứng, đối sánh và bổ sung những thông tin chưa đầy đủ của nguồn số liệu thứ cấp và có cơ sở rút ra nhận xét khách quan, đáng tin cậy. - Về thời gian nghiên cứu Các phân tích về tình hình KTXH tập trung vào giai đoạn 2016 - 2021 và định hướng đến năm 2030. Các số liệu thống kê về nghèo chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2016 – 2021, là giai đoạn đầu áp dụng đánh giá nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Riêng đối với số liệu về lao động, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc do tất cả các số liệu thống kê cấp tỉnh đều không có số liệu chi tiết đến các địa phương (cấp huyện/thị xã) nên các dữ liệu sử dụng trong luận án dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở do Cục Thống kê tỉnh Nghệ An tiến hành năm 2019. 4. Quan điểm tiếp cận và phương phương nghiên cứu 4.1. Quan điểm tiếp cận Bao gồm: Quan điểm lãnh thổ - tổng hợp; quan điểm hệ thống; quan điểm lịch sử – viễn cảnh; quan điểm phát triển bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp khảo sát; phương pháp chuyên gia; phương pháp bản đồ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án đã kế thừa, bổ sung, cập nhật cơ sở lí luận về nghèo và giảm nghèo dưới góc độ Địa lí học để vận dụng vào nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo của KVMNTBNA. - Xác định được tiêu chí đánh giá hiện trạng nghèo và giảm nghèo phù hợp với lãnh thổ ở cấp khu vực (bao gồm một số huyện và thị xã). 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA. - Phân tích và đánh giá được hiện trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA giai đoạn 2016 - 2021 dưới góc độ Địa lí học và theo các chỉ tiêu đã lựa chọn. 3
  7. - Đưa ra được định hướng và đề xuất các giải pháp giảm nghèo cho KVMNTBNA đến năm 2030. - Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo của tỉnh Nghệ An nói riêng và các địa phương, khu vực miền núi trên cả nước nói chung. Đồng thời, có thể là nguồn thông tin để chính quyền các địa phương trong khu vực và tỉnh Nghệ An tham khảo trong quá trình thực hiện giảm nghèo cho địa phương mình. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương với 150 trang, 28 bảng số liệu, 18 biểu đồ, 7 bản đồ, 130 tài liệu tham khảo và 23 phụ lục. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nghèo và giảm nghèo trên thế giới - Các nghiên cứu cơ sở lí luận về nghèo và giảm nghèo Góc nhìn nghèo đơn chiều được thể hiện trong khái niệm người nghèo tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995. Góc nhìn nghèo đa chiều lần đầu tiên được nhắn đến năm 1993, tại Hội nghị bàn về vấn đề giảm nghèo do Ủy ban kinh tế - xã hội. khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan), được bổ sung và làm rõ hơn bởi Ngân hàng Thế giới, Prakash Longani (IMF), Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu cách đo lường mới nghèo đa chiều (MPI), được sử dụng đầu tiên vào năm 2010 và đề xuất áp dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2015. Năm 2021 Alkire, Usha Kanagaratnam và Nicolai Suppa đã khảo sát chỉ MPI trên 109 quốc gia. Mauricio Gallardo năm 2019 cũng đã đề xuất một chỉ số đo lường nghèo mới là chỉ số tính năng nghèo đói đa chiều (VMPI). Một số lí thuyết giảm nghèo điển hình: Lí thuyết Keynesian, lí thuyết "Loại trừ xã hội", lí thuyết phát triển con người, lí thuyết phát triển bền vững đã được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu John Maynard Keynes, Amartya Sen. - Các nghiên cứu thực tiễn về nghèo và giảm nghèo Nghiên cứu nghèo đa chiều theo hướng tiếp cận từ các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo để đề xuất các chính sách, giải pháp giảm nghèo. + Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nghèo và giảm nghèo được thể hiện trong nghiên cứu của Hafiz A.Pasha T.Palanivel, Nanak Kakwani và Ernesto M.Pernia, Alain de Janvry và Alisabeth Saudoulet. + Nghèo và giảm nghèo do tác động của yếu tố tự nhiên, đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp, sở hữu đất đai là hướng nghiên cứu của các tác giả Tamil Nudu, Keijiro Otsuka; Judy L.Baker. 4
  8. + Một yếu tố đặc biệt liên quan đến nghèo và giảm nghèo được nghiên cứu đó là quyền lực và trao quyền, điển hình là tác giả Ruth Alsop, tổ chức OECD. + Một cách tiếp cận mới về nghèo dựa trên nhu cầu được nghiên cứu bởi được Abhijit V.Banerjee và Esther Duflo hay đánh giá toàn cầu hóa đối với nghèo, giảm nghèo của Subhash C.Jain. + Về kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới trong những năm gần đây cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Ở Hoa kỳ, để khắc phục tác động của “bẫy nghèo”, các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ đã triển khai các chương trình yêu cầu những người có khả năng làm việc tìm kiếm việc làm để nhận trợ cấp. Tại Mexico, Chính phủ cho người nghèo vay vốn nhưng chuyển tiền có điều kiện. Ở Phi-lip-pin, Chính phủ cũng đã thực hiện một số giải pháp giảm nghèo tập trung vào hướng tạo ra nhiều việc làm hơn và cải thiện chất lượng công việc. Trung Quốc đã thực hiện giảm nghèo dựa trên hai trụ cột: chuyển đổi kinh tế trên diện rộng để mở ra các cơ hội kinh tế mới và nâng cao thu nhập trung bình; các chiến lược giảm nghèo theo khu vực kết hợp với các chính sách bảo trợ xã hội. Ở Ma-lai-xi-a, mô hình “làng thông minh” đã được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói ở nông thôn, đồng thời thúc đẩy tính cộng đồng và tính bền vững. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam - Các nghiên cứu cơ sở lí luận về nghèo Ở Việt Nam cho đến nay những nghiên cứu về cơ sở lí luận về nghèo và giảm nghèo chủ yếu dựa trên những khái niệm, tiêu chí đánh giá nghèo do các tổ chức trong nước và quốc tế, cơ quan Trung ương đưa ra. Bao gồm: Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Kinh tế Quốc tế, Canberra và Sydney thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc, Ngân hàng Thế giới, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê. - Các nghiên cứu thực tiễn về nghèo và giảm nghèo Vấn đề nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam cũng được các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều chiến lược nhằm thực hiện giảm nghèo. Là một nước đi lên từ nông nghiệp, lại trải qua chiến tranh, thường xuyên xảy ra thiên tai nên nghèo và giảm nghèo luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam mang tính tổng thể chủ yếu là các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (UNDP, WB), các Chương trình Quốc gia và một số nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại đi sâu vào một lĩnh vực hay một địa phương cụ thể điển hình là các tác giả: Nguyễn Thị Hoa, Lê Hà, Lê Thị Thanh Loan, Phan Văn Phúc, Ngô Quốc Dũng, Nguyễn Thị Hằng, Nicholas Minot, Daniel Muller, Phạm Quang, Trần Đình Đàn, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Thị Vinh, Nguyễn Thị Nhung, Trần Thị Hồng Nhung,… 5
  9. 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về tỉnh Nghệ An Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã có một số luận án tiến sĩ trong lĩnh vực Địa lí từ những năm 2000 trở lại đây nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiêu biểu là các tác giả: Lương Thành Vinh, Nguyễn Thị Trang Thanh, Nguyễn Thị Hoài, Trần Thị Tuyến. Bên cạnh các tác giả nghiên cứu về tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo trên địa bàn, như: Đậu Quang Vinh, Lê Thị Xuân, Hoàng Phan Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hiếu, Hoàng Văn Hùng cùng một số đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Đặc biệt hàng năm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kết hợp với Cục Thống kê tỉnh Nghệ An điều tra và thống kê số liệu điều tra về hộ nghèo. Cứ định kì 5 năm Ủy ban nhân dân cấp huyện và tỉnh lại tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và phương hướng giảm nghèo trong giai đoạn tới. Các nghiên cứu trên được triển khai trên bình diện toàn tỉnh. 1.2. Cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo 1.2.1. Nghèo - Khái niệm nghèo và các khái niệm liên quan Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu. Bên cạnh khái niệm nghèo còn có các khái niệm liên quan như: chuẩn nghèo, người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỉ lệ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo. - Chuẩn nghèo + Chuẩn nghèo quốc tế Trên thế giới hiện đã và đang áp dụng hai chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo đơn chiều (dựa vào thu nhập hay chi tiêu) và chuẩn nghèo đa chiều. + Chuẩn nghèo ở Việt Nam Chuẩn nghèo ở Việt Nam bao gồm: Chuẩn nghèo theo Ngân hàng Thế giới – Tổng cục Thống kê và chuẩn nghèo theo Chương trình Xóa đói giảm nghèo quốc gia (gồm chuẩn nghèo đơn chiều – áp dụng từ năm 2015 trở về trước và chuẩn nghèo đa chiều – áp dụng từ năm 2016). 1.2.2. Giảm nghèo Giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện tiếp cận các dịch vụ kinh tế, xã hội sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. Liên quan đến giảm nghèo có một số khái niệm: sinh kế, việc làm, bất bình đẳng. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 6
  10. - Các nhân tố tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản. - Các nhân tố kinh tế - xã hội: bao gồm dân số và đặc điểm dân cư, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, tác động của các chính sách vĩ mô. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá nghèo và giảm nghèo áp dụng cho khu vực nghiên cứu - Tiêu chí đánh giá nghèo + Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo; + Thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo và cận nghèo; + Sự thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo; + Nguyên nhân nghèo; + Chỉ số nghèo đa chiều MPI. - Tiêu chí đánh giá giảm nghèo + Số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo; + Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo; + Huy động và sử dụng nguồn vốn giảm nghèo; + Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong công tác giảm nghèo; Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN 2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Nằm ở vĩ độ khoảng từ 18o58’B đến 20o00’B và kinh độ khoảng từ 104o30’ đến 105o30’Đ, KVMNTBNA vừa có ranh giới huyện, tỉnh, vừa có đường biên giới với CHDCND Lào. Tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa; huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương và tỉnh Hủa Phan nước bạn Lào. Tổng diện tích của khu vực là 5.363,9km2, chiếm 32,54% diện tích toàn tỉnh Nghệ An. Vị trí địa lí của khu vực khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng TN, giảm tỉ lệ hộ nghèo và tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, một số địa phương trong khu vực huyện có vị trí địa lí không thuận lợi, xa hệ thống đường giao thông, đặc biệt là các quốc lộ trọng điểm. 2.2. Các nhân tố tự nhiên 2.2.1. Địa hình Về mặt địa hình, địa hình khu vực Tây Bắc phần lớn là đồi và núi thấp, với độ cao trung bình 200 - 500 đến 1.000m. Đây là khu vực thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Trong quá trình thực hiện các đề án giảm nghèo, lợi thế này cần được chú ý và phát huy. Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu lại có sự phân hóa địa hình khá rõ rệt, gây 7
  11. khó khăn trong quá trình đi lại và canh tác nông nghiệp, gây cản trở quá trình giảm nghèo. 2.2.2. Khí hậu Về cơ bản, khí hậu của khu vực có tính chất gió mùa nhiệt đới, á đới có mùa đông lạnh tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển nông nghiệp, cụ thể: đa dạng sản phẩm nông nghiệp; cho phép tăng vụ, xen canh, gối vụ. Bên cạnh những lợi thế nêu trên, khí hậu khu vực còn có nhiều khó khăn đối với sản xuất và đời sống, như: lượng mưa phân bố không đều gây khó khăn cho quá trình khai thác tài nguyên nhiệt, một số hiện tượng thời tiết cực đoan như gió Lào, sương muối xảy ra ở các huyện trung du và sương giá xảy ra ở các huyện vùng cao, tác động của bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại lớn cho mùa màng và đời sống. Yếu tố bất thường của thời tiết và thiên tai làm cho hộ nghèo càng nghèo thêm hoặc đẩy nhiều hộ nông dân rơi vào tình cảnh tái nghèo. 2.2.3. Tài nguyên nước Hệ thống sông ngòi của khu vực thuộc lưu vực sông Cả (sông Hiếu) với mật độ trung bình khoảng 0,6km/km2, thủy chế sông ngòi chia thành hai mùa rõ rệt. Nguồn nước ngầm, nước khoáng, nước nóng của khu vực khá phong phú, riêng vùng đất bazan Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp nước ngầm khá sâu nên khó khai thác. Về cơ bản, khả năng nước ngầm ở các nơi còn lại đều đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, hoạt động công nghiệp và cũng là nguồn nước bổ sung cho nông nghiệp vào mùa khô hạn. Nguồn nước khoáng, nước nóng có thể khai thác phục vụ du lịch và là hướng đi mới trong việc tạo việc làm cho người dân địa phương. 2.2.4. Tài nguyên đất Đất ở khu vực khá đa dạng nhưng chủ yếu là nhóm đất địa thành. Một số thung lũng sông, suối có đất phù sa, thuận lợi để phát triển cây lương thực và một số cây công nghiệp ngắn ngày. Về hiện trạng sử dụng đất, tỉ lệ đất lâm nghiệp chiếm tới 72,7%, đây chính là lợi thế, gắn với đặc trưng của địa hình khu vực. 2.2.5. Tài nguyên sinh vật Rừng ở đây thuộc các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng hỗn giao, rừng kín lá rộng thường xanh và nửa rụng lá, trong đó chiếm ưu thế là kiểu rừng kín lá rộng. Trong rừng có các loại gỗ quý: lim, gụ, táu, chò chỉ, lát hoa,… Sinh kế của nhiều hộ nghèo gắn liền với rừng. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều cánh rừng nguyên sinh trước đây đã bị biến thành các cánh rừng nghèo kiệt với các trảng cỏ và cây bụi. 2.2.6. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoảng sản của khu vực khá đa dạng nhưng nhìn chung có trữ lượng nhỏ, chất lượng không cao. Với các khoáng sản điển hình: đá vôi và đá xây dựng, thiếc, đá quý (rubi, safia, sponer), vàng. Khai thác khoáng sản đem lại sự thay đổi về kinh tế, cơ sở hạ tầng của một số địa phương nhưng cũng có tác động xấu đến môi trường, tài nguyên đất và các vấn đề xã hội của các hộ nghèo trong vùng. 8
  12. 2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.3.1. Dân cư và lao động KVMNTBNA có dân số là 635.438 người, chiếm 18,63% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số của khu vực khá thấp chỉ khoảng 118 người/km 2 (toàn tỉnh là 207 người/km2) nhưng giữa các địa phương trong khu vực có sự cách biệt lớn. Ngoài người Kinh chiếm đa số (gần 60% dân số toàn khu vực), trên địa bàn còn có một số DTTS như: Thái, Thổ, H’Mông, Khơ-mú, Chứt đã tạo nên sự độc đáo, đa dạng trong đặc điểm văn hóa và phương thức sản xuất cho khu vực. Năm 2019, số lao động của khu vực là 367,53 nghìn người, đóng góp trong lực lượng lao động toàn tỉnh là 19,47%. Chất lượng nguồn lao động từng bước được nâng lên, đã tiếp cận được với thị trường lao động trong tỉnh, ngoại tỉnh và ngoài nước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá rõ về chất lượng lao động giữa các địa phương trong khu vực (năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã Thái Hòa là 73% trong khi tại huyện Quế Phong chỉ đạt 37%). Cùng với quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu lao động của KVMNTBNA đang có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm (năm 2019, lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm hơn 50%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 25 – 30%; ngành dịch vụ chỉ chiếm khoảng 20%). Hiện tượng di cư lao động đến địa phương khác khá nhiều, khiến cho tỉ suất di cư âm nhiều. Di cư giúp tạo việc làm phù hợp và tăng thu nhập cho người lao động nhưng cũng dẫn đến tình trạng “chảy máu” chất xám, đặt ra bài toán khó cho địa phương xuất cư về hiện trạng thiếu hụt nguồn lao động lành nghề. 2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,56%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn ước đạt 19,1%. TN bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 31,5 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng GTSX của KVMNTBNA còn khá nhỏ bé so với toàn tỉnh (chỉ đóng góp khoảng 12% vào GTSX toàn tỉnh). Tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực cũng chậm hơn so với toàn tỉnh. Năm 2021, GTSX của khu vực chỉ tăng 10,94% so với năm 2020 và gấp 1,77 lần so với năm 2016. Về cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo xu hướng hiện đại hóa với sự giảm dần của khu vực sản xuất nông nghiệp (từ 41% năm 2016 xuống chỉ còn gần 28% vào năm 2021) và sự tăng dần của khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp tăng từ 34,3% lên 44,5%; dịch vụ tăng chậm từ 24,7% lên 27,8%). 2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật Hệ thống giao thông vận tải của KVMNTBNA cơ bản được đầu tư xây dựng trong những năm đầu Đổi mới. Với các tuyến lớn: quốc lộ 48, đường Hồ Chí Minh quốc lộ 46, quốc lộ 36. Cùng với hệ thống đường quốc lộ là hệ thống thống đường tỉnh lộ và hệ thống đường liên xã cũng được nâng cấp và cải tạo. Nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, mạng lưới vận tải của khu vực nhìn chung vẫn thiếu và yếu, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn có nhiều thôn, bản chưa có đường ô tô đến trung tâm. 9
  13. Năm 2021 Nghệ An đã hoàn thành Chương trình đưa điện lưới quốc gia về các xã chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn KVMNTBNA; 41,7% xã có đủ công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%; 100% số xã có đủ trường, lớp học cho các cấp mầm non, tiểu học, THCS được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Về mạng lưới y tế: 100% số xã trên địa bàn khu vực có trạm y tế, các huyện đều có bệnh viện với 01 bệnh viện khu vực, 6 trung tâm y tế huyện thị và 104 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp và phòng khám, tổng số giường bệnh đạt 1.225 giường bệnh; tổng số nhân lực trong ngành y là 1.884 người và ngành dược là 500 người. Tuy nhiên, nếu so sánh tỉ lệ nhân lực ngành y, dược của KVMNTBNA so với toàn tỉnh thì tỉ lệ này còn rất thấp. Hệ thống thủy lợi những năm gần đây đã được cải tạo và xây dựng mới, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích khoảng 31.480ha, 83,6% số xã có các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu. 2.3.4. Vốn đầu tư Trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, với mức bình quân 11%/năm. Năm 2021, thu hút vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả khá đáng kể, có khoảng 40 dự án với 14.100 tỉ đồng vốn đầu tư đăng ký đầu tư (chiếm khoảng 12% số vốn đầu tư toàn tỉnh). 2.3.5. Các chính sách giảm nghèo Giai đoạn 2016-2021, cùng với những chính sách của UBND tỉnh, chính sách giảm nghèo của Trung ương, UBND các huyện, thị trong khu vực cũng đã đưa ra những chính sách riêng cho địa phương, đồng thời cụ thể hóa chính sách thành những hành động cụ thể, góp phần mang lại nhiều thành tựu giảm nghèo cho khu vực. 2.3.6. Bối cảnh nghèo và giảm nghèo tỉnh Nghệ An Nhờ những thành tựu của tăng trưởng kinh tế và chính sách giảm nghèo tích cực, trong những năm qua, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An giảm với tốc độ tương đối khá. Năm 2016, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh là 9,55% đến năm 2021 giảm xuống chỉ còn 2,74, giai đoạn 2016 - 2021 tỉ lệ hộ nghèo giảm với tốc độ trung bình 1,6%/năm. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao hơn mức trung bình cả nước, tỉ lệ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản còn khá lớn lại có sự phân hóa rõ rệt giữa đồng bằng và miền núi. CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN 3.1. Hiện trạng nghèo 3.1.1. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo Trong suốt giai đoạn 2016 – 2021, số hộ nghèo của KVMNTBNA luôn chiếm khoảng từ 32,7 đến 36,2% tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Nghệ An (trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 18%). Tỉ lệ hộ nghèo của KVMNTBNA cao gấp 1,67 đến 2,28 lần tỉ lệ hộ nghèo của cả tỉnh. 10
  14. Hình 3.1. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo KVMNTBNA và tỉnh Nghệ An (Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An các năm 2016-2021) Hiện trạng nghèo có sự phân hóa giữa các huyện/thị xã trong khu vực, phản ánh tình hình phát triển KTXH cũng như những nỗ lực trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Huyện tập trung nhiều hộ nghèo nhất KVMNTBNA là huyện Quế Phong, đứng thứ hai là huyện Quỳ Châu, thứ ba là huyện Quỳ Hợp, các huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn có số lượng hộ nghèo thấp và thị xã Thái Hòa, trung tâm của KVMNTBNA là địa phương có tỉ trọng hộ nghèo thấp nhất. Hiện trạng nghèo cũng có sự phân hóa rõ rệt theo thành phần dân tộc. Nhìn chung, các DTTS có tình trạng nghèo nghiêm trọng hơn so với người Kinh, thể hiện ở cả tỉ lệ nghèo và tỉ trọng hộ nghèo DTTS trong tổng số hộ nghèo. Bảng 3.1. Một số tiêu chí về nghèo DTTS ở KVMNTBNA (%) Thái Quỳ Quỳ Tân Nghĩa Quế KVMNT Năm Tiêu chí Hòa Hợp Châu Kì Đàn Phong BNA Tỉ lệ hộ nghèo chung 2,60 18,01 44,59 13,19 9,60 45,95 17,99 Tỉ lệ hộ nghèo DTTS 4,31 28,47 53,16 29,25 22,64 46,13 34,58 Tỉ trọng hộ DTTS 2016 6,72 52,06 75,51 19,98 29,51 88,98 40,09 trong tổng số hộ Tỉ trọng hộ nghèo DTTS 11,19 82,30 91,01 44,32 69,36 79,65 74,43 trong tổng số hộ nghèo Tỉ lệ hộ nghèo chung 0,87 8,31 17,62 1,84 1,56 18,54 6,30 Tỉ lệ hộ nghèo DTTS 1,46 15,35 21,67 3,83 2,90 20,28 13,82 Tỉ trọng hộ DTTS 2021 7,98 51,83 76,51 21,05 29,16 89,66 40,46 trong tổng số hộ Tỉ trọng hộ nghèo DTTS 13,61 95,80 94,13 43,83 54,26 98,07 88,75 trong tổng số hộ nghèo (Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2016, 2021) 11
  15. 3.1.2. Thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo và cận nghèo Thu nhập (TN) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thực trạng nghèo. Qua khảo sát 160 hộ thuộc hai nhóm, tác giả thu được kết quả sau. Hộ nghèo và cận nghèo Hộ không nghèo Hình 3.2. Cơ cấu các hộ gia đình theo mức TN bình quân tháng (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Trong các hộ nghèo và cận nghèo, có tới 82,64% số hộ có TN dưới 1 triệu đồng/người/tháng và 9,92% số hộ có TN ở mức 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng. Số hộ có mức TN cao hơn chuẩn hộ trung bình rất ít (chỉ có 7,44%) và phần lớn các hộ này đều trong hoàn cảnh đặc biệt (hộ có TN từ các nguồn trợ cấp hoặc hộ có TN khá nhưng có người ốm đau…). Đặc biệt việc có tới 33,88% số hộ có mức TN dưới 700.000 đồng/người/tháng là một hiện tượng đáng báo động của khu vực. Bởi với mức TN này, sẽ rất khó khăn cho các hộ gia đình có đủ nguồn lực để thay đổi sinh kế, cải thiện TN và thay đổi kinh tế gia đình. Trong khi đó với hộ không nghèo, chỉ có 1,3% số hộ có TN dưới mức cận nghèo nông thôn, 33,77% số hộ có mức TN thuộc chuẩn hộ trung bình, và có tới gần 65% số hộ có mức TN cao hơn chuẩn hộ trung bình. Sinh kế là nhân tố tác động chủ yếu đến TN của các hộ gia đình. Sinh kế quanh quẩn trong các lĩnh vực làm thuê và nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hạn chế về TN của các hộ nghèo và cận nghèo. Hộ nghèo và cận nghèo Hộ không nghèo Hình 3.3. Cơ cấu nguồn TN chính của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) 12
  16. Nguồn TN chính của các hộ nghèo hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt (68,6% số hộ) và làm thuê (17,35% số hộ). Tỉ lệ hộ nghèo có nguồn TN chính từ các hoạt động phi nông nghiệp (lương công nhân và buôn bán) là rất thấp, chỉ có khoảng 1-2%. Mức TN cũng ảnh hưởng tới mức độ và cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình. Do TN thấp, các hộ gia đình nghèo và cận nghèo phải thu hẹp chi tiêu của gia đình. Bảng 3.2. TN và chi tiêu của các hộ gia đình tại khu vực điều tra Tổng TN của hộ (đồng) Từ Dưới Từ 1 triệu Từ 1,5 triệu 700.000 700.000 đến 1,5 triệu đến 2 triệu đến 1 triệu Tổng Dưới 700.000 81,4% 21,7% 3,8% 8,9% chi Từ 700.000 đến 1 14,0% 65,0% 34,6% 37,8% tiêu triệu của Từ 1 triệu đến 1,5 2,3% 10,0% 50,0% 18,9% hộ triệu (đồng) Trên 1,5 triệu 2,3% 3,4% 11,5% 59,8% (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) 3.1.3. Sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo của KVMNTBNA giai đoạn 2016 - 2021 giảm xuống nhưng tỉ lệ hộ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản còn cao. Bảng 3.3. Mức độ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 2016 2021 KVMNTB Toàn tỉnh KVMNTB Toàn tỉnh Tổng số hộ nghèo 27.757 80.168 9.704 27.324 Tiếp cận dịch vụ y 3,29 5,27 2,35 4,94 Y tế tế Tỉ lệ BHYT 3,63 13,27 6,23 16,85 hộ Trình độ giáo dục 17,50 13,53 11,40 10,05 nghè Giáo người lớn o dục Tình trạng đi học 2,21 2,90 2,11 3,26 thiếu của trẻ em hụt Nhà ở Chất lượng nhà ở 58,94 40,18 50,33 46,11 các Diện tích nhà ở 51,65 33,57 43,70 40,68 chỉ số Nước Nguồn nước sinh 45,13 29,17 50,92 28,82 về: sạch hoạt và vệ Hố xí/nhà tiêu hợp 57,72 47,36 72,44 54,84 sinh vệ sinh 13
  17. Sử dụng dịch vụ 13,60 14,85 16,93 13,50 Thông viễn thông tin Tài sản phục vụ 15,49 12,95 15,66 13,79 tiếp cận thông tin (Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2016, 2021) Các mức độ thiếu hụt không chỉ có sự khác biệt lớn các chỉ số mà còn có sự phân hóa giữa các địa phương trong khu vực. Bảng 3.4. Thứ tự các địa phương ở KVMNTBNA về tỉ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2021 Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Thái Tân Nghĩa Quỳ Quỳ Quế Hòa Kỳ Đàn Hợp Châu Phong Tiếp cận các Y tế dịch vụ y tế 2 1 4 3 5 6 BHYT 1 3 2 4 5 6 Trình độ giáo dục của Giáo người lớn 4 1 6 3 5 2 dục Tình trạng đi học của trẻ em 2 1 6 3 4 5 Chất lượng nhà ở 6 2 5 3 4 1 Diện tích Nhà ở nhà ở bình quân đầu người 6 3 5 1 4 2 Nguồn nước Nước sinh hoạt 6 4 5 3 2 1 sạch Hố xí/nhà và vệ tiêu hợp vệ sinh sinh 6 4 3 5 2 1 Sử dụng dịch vụ viễn thông 3 2 4 5 6 1 Thông Tài sản phục tin vụ tiếp cận thông tin 3 2 6 4 5 1 (Nguồn: sắp xếp từ Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2021) 14
  18. 3.1.4. Nguyên nhân nghèo Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình tại KVMNTBNA và các nguyên nhân này cũng có sự phân hóa giữa các địa phương trong khu vực. Bảng 3.5. Cơ cấu nguyên nhân dẫn đến nghèo ở KVMNTBNA năm 2021 (%) Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện KV Tỉnh Thái Tân Nghĩa Quỳ Quỳ Quế MNTB Nghệ Hòa Kỳ Đàn Hợp Châu Phong NA An Thiếu vốn sản xuất 8,28 39,31 22,71 52,21 48,31 57,25 48,82 40,68 Thiếu đất sản xuất 5,33 19,85 20,90 46,16 40,77 30,42 35,48 21,18 Thiếu tư liệu sản xuất 4,14 18,88 8,32 32,71 20,59 23,97 23,82 18,43 Thiếu lao động 44,97 33,72 40,62 21,13 11,99 18,99 21,23 20,77 Có lao động nhưng không có việc làm 13,02 10,89 6,40 30,55 25,81 22,38 23,24 17,41 Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 9,47 19,08 15,57 25,06 32,31 43,74 30,87 27,58 Đông người ăn theo 18,34 15,51 12,58 12,92 10,54 15,14 13,28 14,03 Ốm đau nặng 46,15 30,92 29,10 12,86 7,39 8,40 13,48 17,00 Mắc tệ nạn xã hội 5,33 1,25 0,96 1,46 6,12 2,56 2,88 2,78 Chây lười lao động 1,78 2,50 1,17 1,46 2,66 4,49 2,71 4,68 Nguyên nhân khác 0,00 11,95 9,81 11,41 3,63 3,00 6,84 12,14 (Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2021) 3.1.5. Chỉ số nghèo đa chiều MPI Chỉ số MPI của khu vực nhìn chung ở mức thấp giảm (theo cách phân loại của Alkire and Santos năm 2013) và có xu hướng giảm, cơ bản có sự đồng nhất với tỉ lệ hộ nghèo ở các địa phương. Tuy nhiên, chỉ số này lại có sự khác biệt giữa các địa phương trong khu vực. Bảng 3.6. Chỉ số MPI các địa phương và KVMNTBNA giai đoạn 2016 - 2020 Địa phương 2016 2017 2018 2019 2020 Thái Hòa 0,0048 0,0031 0,0055 0,0026 0,0013 Quỳ Hợp 0,0355 0,0389 0,0382 0,0355 0,0268 Quỳ Châu 0,1219 0,0886 0,0598 0,0607 0,0444 Tân Kì 0,0275 0,0266 0,0165 0,0062 0,0089 Nghĩa Đàn 0,0185 0,0132 0,0121 0,0086 0,0049 Quế Phong 0,1601 0,1331 0,1113 0,0724 0,0785 KVMNTB 0,0459 0,0402 0,0326 0,0247 0,0217 (Nguồn: Tính toán dựa trên Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020) 15
  19. 3.2. Hiện trạng giảm nghèo 3.2.1. Số hộ thoát nghèo, tỉ lệ hộ thoát nghèo KVMNTBNA luôn là “điểm nóng” của tỉnh Nghệ An về hiện trạng nghèo nhưng trong những năm gần đây, việc giảm nghèo trong khu vực được thực hiện khá tích cực với nhiều chính sách đồng bộ từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Nhờ vậy, số hộ thoát nghèo của các địa phương trong khu vực khá lớn. Bảng 3.7. Số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo ở KVMNTBNA Số hộ thoát nghèo so Tỉ lệ hộ thoát nghèo so với hộ Năm với năm trước (hộ) nghèo năm trước (%) 2017 7.803 28,11 2018 7.799 32,93 2019 4.174 23,66 2020 3.112 21,29 2021 3.727 30,45 (Nguồn: Thống kê và tính toán từ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2021) Trong giai đoạn 2017 – 2021, đã có hơn 26.600 hộ tại khu vực đã thoát tình trạng nghèo. Trong đó, những năm đầu giai đoạn, tốc độ thoát nghèo khá nhanh: năm 2017 và 2018 có khoảng 7.800 hộ thoát nghèo/năm (với tỉ lệ hộ thoát nghèo lên tới sấp xỉ 30% so với tổng số hộ nghèo). Sau đó tỉ lệ hộ thoát nghèo giảm xuống (chỉ còn gần 20% trong hai năm 2019 và 2020, với lần lượt là 4.174 và 3.112 hộ). Đến năm 2021, nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương, của cộng đồng và bản thân các hộ nghèo, số hộ thoát nghèo đã tăng lên, đạt 3.727 hộ (tương đương với 30,45% tổng số hộ nghèo năm 2020), giúp cho số hộ nghèo của toàn khu vực giảm xuống, còn dưới 10.000 hộ vào đầu năm 2021. Số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo cũng có sự phân hóa khá rõ giữa các địa phương trong khu vực. Các huyện Quỳ Châu, Tân Kỳ có số hộ thoát nghèo cao nhất (gần 6.000 hộ/huyện trong giai đoạn 2017 – 2021), sau đó là các huyện Quỳ Hợp và Quế Phong (hơn 5.000 hộ/huyện). Về tỉ lệ hộ thoát nghèo, huyện Tân Kỳ là huyện dẫn đầu khu vực về tỉ lệ hộ thoát nghèo. Còn các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp và Quỳ Châu tuy có số hộ thoát nghèo lớn nhưng lại có tỉ lệ hộ thoát nghèo thấp hơn so với các địa phương khác trong khu vực và 2/3 huyện thấp hơn mức bình quân của toàn khu vực. Năm 2016, tỉ lệ hộ thoát nghèo của ba địa phương trên lần lượt là 16,16%; 26,23% và 30,31%; đến năm 2021 tỉ lệ này đã tăng lên 25,87%; 23,91% và 31,93%. Huyện Nghĩa Đàn có số hộ thoát nghèo đứng thứ 5/6 đơn vị hành chính trong khu vực (gần 3.700 hộ trong giai đoạn 2017 - 2021) nhưng lại có tỉ lệ hộ thoát nghèo đứng thứ 2 trong khu vực. Thị xã Thái Hòa số hộ thoát nghèo cũng không nhiều chỉ vài trăm hộ nhưng lại là địa phương có tỉ lệ hộ thoát nghèo khá. 3.2.2. Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo Hiện tượng tái nghèo chính là thách thức đối với các địa phương trong quá trình giảm nghèo. 16
  20. Bảng 3.8. Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo ở KVMNTBNA giai đoạn 2016 - 2021 Số hộ tái nghèo Tỉ lệ hộ tái nghèo Năm so với năm trước (hộ) so với năm trước (%) 2017 719 2,59 2018 444 1,87 2019 322 1,83 2020 183 1,25 2021 285 2,33 (Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2021) Có tới 1.953 hộ đã thoát nghèo trong giai đoạn 2017 - 2021 lại tiếp tục rơi vào tình trạng nghèo. Trong đó nhiều nhất là năm 2017 với 719 hộ tái nghèo (chiếm tới 13,44% tổng số hộ nghèo năm 2016), sau đó con số này giảm dần xuống trong các năm 2018 - 2020 (đến năm 2020 chỉ có 183 hộ tái nghèo) nhưng lại có xu hướng tăng lên vào năm 2021 (có 285 hộ). Nguyên nhân của tình trạng tái nghèo là do hộ nghèo hiện nay vẫn tập trung nhiều ở các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Trong khi đó, hàng năm nguồn lực đầu tư từ ngân sách địa phương cho công tác giảm nghèo còn ít, nên những hỗ trợ chỉ tập trung ở các hộ nghèo và cận nghèo. Trong khi đó, các hộ mới thoát nghèo, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng không còn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, nên nguy cơ tái nghèo còn rất lớn. Do nguy cơ bị tổn thương luôn hiện hữu nên chỉ cần một biến động nhỏ của tự nhiên (thiên tai), KTXH (tiếp cận thị trường, sản phẩm mất giá…) hay ốm đau, bệnh tật cũng đủ đẩy các hộ này trở lại tình trạng nghèo. Giữa các huyện, thị trong khu vực lại có sự phân hóa về số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo. Huyện Quỳ Hợp là địa phương có số hộ tái nghèo nhiều nhất (690 hộ trong giai đoạn 2017 – 2021) đồng thời cũng là địa phương có tỉ lệ hộ tái nghèo ở mức cao so với các địa phương khác trong khu vực và so với mức chung của khu vực (năm 2021 là 2,55%, toàn khu vực là 2,33%). Đứng thứ hai là huyện Tân Kỳ có số hộ tái nghèo trong toàn giai đoạn là 470 hộ và tỉ lệ hộ tái nghèo cũng ở mức cao so với khu vực (năm 2021 tỉ lệ hộ tái nghèo của địa phương lên tới 8,96%, gấp gần 4 lần so với tỉ lệ hộ tái nghèo của toàn khu vực). Đứng thứ ba trong khu vực là huyện Nghĩa Đàn với 407 hộ nhưng đây lại là địa phương có sự cải thiện đáng kể về tỉ lệ hộ tái nghèo. Nếu năm 2017, tỉ lệ hộ tái nghèo của huyện lên tới 9,58% thì các năm sau đó tỉ lệ hộ tái nghèo của địa phương chỉ dao động ở mức 1 - 2% và cơ bản thấp hơn mức bình quân của khu vực. Hai địa phương có số hộ tái nghèo thấp nhất là thị xã Thái Hòa (53 hộ) và huyện Quế Phong (65 hộ), trong đó huyện Quế Phong đồng thời là huyện có tỉ lệ hộ tái nghèo thấp nhất trong khu vực và chỉ bằng khoảng 1/10 mức trung bình của toàn khu vực. Tuy nhiên, có một điều có thể nhận thấy số hộ và tỉ lệ hộ tái nghèo biến động thất thường. Thực trạng trên cho thấy tính bền vững trong giảm nghèo ở 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2