intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu thực hiện làm rõ thêm đặc điểm địa mạo, hệ sinh thái và mối quan hệ giữa địa mạo với các hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh, đánh giá sự biến động của địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> NGUYỄN VĂN THẢO<br /> <br /> NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH<br /> TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ<br /> SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH<br /> QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG<br /> CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS<br /> Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường<br /> Mã số: 62.85.01.01<br /> <br /> DỰ THẢO<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br /> <br /> Hà Nội – 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lý – Trường Đại học<br /> Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học :<br /> 1. PGS.TS. Đặng Văn Bào<br /> 2. TS. Trần Đình Lân<br /> <br /> Phản biện :<br /> Phản biện :<br /> Phản biện :<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> - ĐHQGHN vào hồi<br /> giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm<br /> 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Địa hình (ĐH) và hệ sinh thái (HST) có quan hệ chặt chẽ với nhau.<br /> Vùng ven biển (VVB) là nơi có sự đa dạng các dạng ĐH và HST<br /> nhạy cảm, nơi tập trung dân số và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Việc khai thác mạnh tài<br /> nguyên VVB đã làm biến động ĐH và tác động mạnh đến HST.<br /> VVB Quảng Ninh có một diện tích đất ngập nước rộng lớn với nhiều<br /> HST tiêu biển như rừng ngập mặn (RNM), cỏ biển, v.v. Trong nhiều<br /> năm qua, việc khai thác tài nguyên tại vùng này đã đóng góp khá lớn<br /> vào tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đi kèm với thành<br /> tựu kinh tế là rủi ro và hiểm họa: xâm nhập mặn, sa bồi, bão lũ, ô<br /> nhiễm môi trường, mất dần diện tích các HST, v.v. Làm rõ đặc điểm<br /> mối quan hệ giữa ĐH và HST cũng như đánh giá biến động của<br /> chúng sẽ góp phần xây dựng các kế hoạch, dự án làm giảm tác động<br /> tiêu cực khi khai thác tài nguyên VVB Quảng Ninh.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu<br /> 1) Làm rõ thêm đặc điểm địa mạo (ĐM), HST và mối quan hệ giữa<br /> ĐM với các HST VVB Quảng Ninh.<br /> 2) Đánh giá sự biến động của ĐH và các HST VVB Quảng Ninh.<br /> 3) Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên VVB Quảng Ninh.<br /> 2.2. Nhiệm vụ<br /> 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của biến động ĐH trong mối<br /> quan hệ với HST tại VVB.<br /> 2) Nghiên cứu đặc điểm ĐM, các HST và mối quan hệ của chúng tại<br /> VVB Quảng Ninh.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3) Nghiên cứu biến động ĐH và các HST trên cơ sở sử dụng công<br /> nghệ viễn thám và công cụ GIS.<br /> 4) Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên VVB<br /> Quảng Ninh.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Không gian nghiên cứu: từ cửa sông Ka Long đến cửa sông Bạch<br /> Đằng. Giới hạn phía lục địa là ranh giới các vùng đồng bằng ven<br /> biển và đến mực triều thấp nhất (0mHĐ), riêng hai thành phố Hạ<br /> Long và Cẩm Phả lấy hết ranh giới hành chính vì nơi có các hoạt<br /> động khai thác than tác động rất mạnh biến động ĐH. Vấn đề nghiên<br /> cứu: mối quan hệ giữa ĐM với HST, biến động ĐH và lớp phủ sinh<br /> vật của HST. Đối tượng nghiên cứu: các dạng ĐH, các HST và các<br /> nhân tố tác động đến ĐH và HST.<br /> 4. Ý nghĩa của nghiên cứu<br /> - Ý nghĩa khoa học: Làm rõ thêm đặc điểm mối quan hệ giữa ĐM với<br /> sinh vật tại VVB Quảng Ninh. Chỉ rõ các nguyên nhân và cơ chế<br /> biến động ĐH trong mối quan hệ với các HST VVB Quảng Ninh.<br /> - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ công tác quy hoạch<br /> các khu du lịch, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn HST và an ninh quốc<br /> phòng của tỉnh Quảng Ninh.<br /> 5. Những điểm mới của luận án<br /> - Bước đầu lượng hóa được mối quan hệ giữa ĐM và HST tại VVB<br /> Quảng Ninh.<br /> - Xác định được các đặc trưng, giai đoạn và phân vùng biến động<br /> ĐH trong mối quan hệ với các HST tại VVB Quảng.<br /> 6. Những luận điểm bảo vệ<br /> <br /> 2<br /> <br /> Luận điểm thứ nhất: Đa dạng ĐH tạo ra bởi quá trình địa mạo là cơ<br /> sở cho phát triển các HST VVB Quảng Ninh bao gồm HST rừng<br /> ngập mặn, cỏ biển, bãi triều và bãi cát biển.<br /> Luận điểm thứ hai: Trong giai đoạn hiện đại, hoạt động nhân sinh là<br /> yếu tố chủ yếu chi phối biến động ĐH làm ảnh hưởng mạnh đến các<br /> HST VVB Quảng Ninh.<br /> 7. Cơ sở tài liệu<br /> Ngoài những tài liệu nghiên cứu cơ bản liên quan đến cơ sở lý luận<br /> của luận án, nghiên cứu sinh còn dựa vào các tài liệu của các đề tài,<br /> dự án đã thực hiện, các kết quả khảo sát thực địa và dữ liệu viễn<br /> thám.<br /> 8. Cấu trúc luận án<br /> Luận án được trình bày trong 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận,<br /> khuyến nghị và tài liệu tham khảo<br /> Chương 1: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 2: Đặc điểm ĐM và các HST VVB Quảng Ninh.<br /> Chương 3: Đánh giá biến động ĐH và các HST VVB Quảng Ninh.<br /> Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Biến động ĐH trong mối quan hệ với HST<br /> 1.1.1. Vùng ven biển<br /> Hiện nay có nhiều quan điểm về phạm vi không gian VVB (Coastal<br /> land) của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước,<br /> trong các văn bản hành chính quản lý. Các quan điểm đều thống nhất<br /> VVB là vùng giao hội giữa đất liền và biển, phạm vi không gian của<br /> VVB phụ thuộc vào các mục đích nghiên cứu, quản lý và sử dụng tài<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2