Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc" là làm rõ những nhân tố tác động đến cảnh quan, các quy luật tự nhiên thành tạo cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc qua phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan. Phân loại cảnh quan, phân vùng cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh theo hướng phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- DOÃN THẾ ANH NGHI£N CøU C¶NH QUAN PHôC Vô MôC §ÝCH Sö DôNG HîP Lý NGUåN TµI NGUY£N THI£N NHI£N Vµ PH¸T TRIÓN KINH TÕ X· HéI TØNH VÜNH PHóC CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mà SỐ: 9 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại: Trường đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI 2. PGS. TS. ĐẶNG DUY LỢI Phản biện 1: PGS. TS. Trần Viết Khanh Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh Viện khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu Phản biện 3: TS. Đỗ Văn Thanh Trường ĐHSP Hà Nội Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Cơ sở tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường đại học Sư phạm Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc miền tự nhiên Miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ, mang đặc điểm của vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 khu vực: đồng bằng, đồi, vùng núi (núi thấp và núi trung bình). Vĩnh Phúc có tiềm năng để phát triển kinh tế một cách toàn diện gồm công nghiệp, nông, lâm nghiệp và du lịch. Để có một cách nhìn nhận tổng thể, đầy đủ về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề cần thiết được đặt ra là cần có các nghiên cứu mang tính tổng hợp, đánh giá lại thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên để qua đó đề xuất định hướng và các giải pháp SDHL các nguồn TNTN, các nguồn lực KTXH vào mục đích phát triển KTXH của địa phương một cách bền vững. Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã chọn vấn đề: “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ” làm đề tài nghiên cứu của luận án, với mong muốn có được những đóng góp về phương pháp luận cho hướng NCCQ ứng dụng với một lãnh thổ cụ thể đồng thời cho sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những nhân tố tác động đến cảnh quan, các quy luật tự nhiên thành tạo cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc qua phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan. Phân loại cảnh quan, phân vùng cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh theo hướng phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu, áp dụng những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan cho mục đích định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Phân tích đặc điểm, vai trò của các nhân tố và các quy luật thành tạo cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc 3. Thành lập bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:100.000 và phân tích đa dạng cảnh quan Vĩnh Phúc và phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đánh giá cảnh quan nhằm xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Lãnh thổ nghiên cứu Lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc được giới hạn theo lãnh thổ hành chính hiện hành có diện tích tự nhiên 1.235,13 km2 (2015). Ranh giới của lãnh thổ phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Đảo; phía Tây giáp Phú Thọ, đường ranh giới tự nhiên là sông Lô, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. 3.2. Phạm vi khoa học Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan, quy luật phân hóa cảnh quan từ đó xác định được các đơn vị cảnh quan, xây dựng bản đồ phân loại cảnh quan và phân vùng cảnh quan của tỉnh Vĩnh Phúc với tỉ lệ 1:100.000. Phân tích đánh giá tổng hợp mức độ phù hợp của từng đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp và du lịch, so sánh với hiện trạng sử dụng tài nguyên của khu vực nghiên cứu, đề xuất các định hướng tổ chức sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo hướng sử dụng hợp lý cảnh quan. 4. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Vĩnh Phúc có sự đa dạng về tự nhiên thể hiện thông qua hệ thống phân loại CQ gồm kiểu CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, hạng CQ và loại CQ. Tiếp cận CQ học, phân tích đa dạng CQ, đánh giá cảnh quan không chỉ làm rõ những đặc điểm khác biệt của tự nhiên mà còn là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định hướng các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Luận điểm 2: Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Đánh giá mức độ thích hợp của các loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở cơ sở khoa học và thực tiễn tin cậy phục vụ việc đề xuất các định hướng tổ chức không gian, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững. 5. Những điểm mới của đề tài Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan Vĩnh Phúc. Luận án đã phân tích, đánh giá cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan của tỉnh Vĩnh Phúc tỉ lệ 1: 100.000. Các kết quả này có vai trò quan trọng để góp phần đánh giá chính xác hơn tiềm năng sinh thái cảnh quan nhằm nâng cao chất lượng của các kiến nghị SDHL và bền vững cảnh quan. Bước đầu phân tích cấu trúc chức năng và động lực CQ tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học
- 3 Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển KTXH của một lãnh thổ cụ thể. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học có giá trị, là tài liệu tham khảo trong định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững đồng thời cũng là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phương. 7. Cơ sở tài liệu Hệ thống bản đồ,các tài liệu lý luận về cảnh quan, phân tích và nghiên cứu, đánh giá cảnh quan. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dân cư, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm. Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, điều tra thực địa, các ảnh chụp của tác giả. 8. Cấu trúc của luận án Chương 1. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Chương 2. Phân tích nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan của tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CAC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Tổng quan các công trình có liên quan 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH trên thế giới 1.1.1.1.Hướng nghiên cứu phân vùng cảnh quan, phân loại cảnh quan phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ (nghiên cứu theo hướng cá thể hoặc kiểu loại cảnh quan) Phân vùng cảnh quan và phân loại cảnh quan là hai cách tiếp cận để thể hiện sự phân hóa không gian của lãnh thổ: A.G.Isachenko; N.A.Xoltsev, A.A.Grigoriev, X.V.Kalexnik. 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan nghiên cứu cấu trúc, chức năng cảnh quan nhằm làm nổi bật các đặc điểm của cảnh quan, tính quy luật phân hóa của cảnh quan, phản ánh mối quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan và các quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan.
- 4 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH ở Việt Nam và Vĩnh Phúc 1.1.2.1. Việt Nam * Hướng nghiên cứu phân vùng cảnh quan, phân loại cảnh quan phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ Các công trình nghiên cứu phân vùng của Việt Nam: T.N.Sêglova (1957), V.M.Fridland, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963), Tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước (1970), Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn (1988). Các nghiên cứu về phân loại CQ, phân kiểu CQ trên lãnh thổ Việt Nam: Trương Quang Hải (1991); Tập thể tác giả thuộc Trung tâm Địa lý tự nhiên (1993), Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải (1996), Phạm Hoàng Hải (2000), Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2000). * Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan Trong thời gian gần đây hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan được quan tâm nghiên cứu: Nguyễn Thế Thôn (1993, 1995), Nguyễn Trần Cầu (1992), Phạm Thế Vĩnh (2002); Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2004). 1.1.2.2. Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc được nghiên cứu theo các hướng: nghiên cứu các hợp phần tự nhiên của tỉnh, theo phân vùng lãnh thổ. 1.2. Những vấn đề lý luận về cảnh quan trong luận án 1.2.1. Khái niệm về cảnh quan Quan điểm coi CQ là khái niệm chung: F.N. Milkov, D.L.Armand, P.V.Prokaev. Quan điểm coi CQ là những cá thể địa lý: L.X. Berg, X.V. Kalexnik,A.G. Ixasenko, N.A. Xolxev, Vũ Tự Lập. Quan điểm coi CQ mang tính kiểu loại: Đại diện cho quan điểm này là B.B. Polưnov, A.I. Perelman, N.A. Gvozdetxki. 1.2.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan Nhân tố thành tạo cảnh quan là những nhân tố không gian, thời gian trong nội tại và bên ngoài cảnh quan có vai trò hình thành cấu trúc, chức năng và chế độ động lực trong cảnh quan. Các nhân tố thành tạo cảnh quan tương tác với nhau, có vai trò trực tiếp và gián tiếp hình các đơn vị cảnh quan. 1.2.3. Hệ thống phân loại cảnh quan Các hệ thống phân loại cảnh quan đã được xây dựng bởi: A.G. Ixatsenko (1961), N.A. Gvozdetxky (1961), V.A. Nhikolaiev (1966). Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam: Vũ Tự Lập (1976), Phòng địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý Tài nguyên - Viện Khoa học Việt Nam (1983), Trương Quang Hải (1991), Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) , Nguyễn Cao Huần (2003).
- 5 1.2.4. Hệ thống phân vùng cảnh quan Các hệ thống phân vùng cảnh quan: I.A. Xontxev, 1958, 1960; G. D. Rikhter, 1964), F.N. Minkov (1956, 1959), A.A. Grigoriep, V.B. Xotsava, A.G. Ixatrenko là cấp cảnh, D.L. Arman, V.I. Prokaep. Hệ thống phân vùng tự nhiên lãnh thổ Việt Nam: Tổ phân vùng Ủy ban khoa học kĩ thuật Nhà nước (1970), Vũ Tự Lập (1976), Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). 1.2.5. Đánh giá cảnh quan 1.2.5.1. Bản chất của đánh giá cảnh quan Đánh giá cảnh quan trong luận án là đánh giá tổng hợp xác định mức độ thuận lợi của các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.5.2. Đối tượng, mục tiêu của đánh giá cảnh quan Đối tượng đánh giá trong luận án là đơn vị loại CQ với bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 cho phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch. Loại hình phát triển lâm nghiệp được lựa chọn đánh giá gồm: mục đích phòng hộ, mục đích bảo tồn. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp được lựa chọn là: loại hình phát triển cây hàng năm với các nhóm cây lương thực và cây hoa màu. Mục tiêu đánh giá của luận án là xác định mức độ thích nghi của từng đơn vị loại CQ của tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch nhằm sử dụng hợp lý TNTN, và bảo vệ môi trường. 1.2.5.2. Nguyên tắc đánh giá cảnh quan Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan là thông qua đặc điểm, tính chất, sự biến đổi của các CQ để xác định mức độ thích nghi, mức độ phù hợp cho việc dự định bố trí từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt trên từng đơn vị cảnh quan. 1.2.5.3. Quy trình đánh giá cảnh quan: Theo 5 bước 1.2.5.4. Phương pháp đánh giá cảnh quan Phương pháp đánh giá cảnh quan được sử dụng trong luận án là phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích phát triển các ngành sản xuất) với các nội dung. Trong luận án thực hiện nhiệm vụ đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc và lựa chọn thang 3 cấp để tiến hành phân bậc các chỉ tiêu: rất thích nghi (3 điểm), thích nghi (2 điểm), kém thích nghi (1 điểm). 1.3. Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, TNTN là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên: nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà con người có thể sử dụng trong sản xuất và đời sống; là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.
- 6 1.3.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Sử dụng hợp lý TNTN là sử dụng hợp quy luật tự nhiên, sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Sử dụng hợp lý TNTN luôn gắn với bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý TNTN theo các đơn vị CQ trong luận án chính là việc bố trí không gian sản xuất nông lâm nghiệp trên các đơn vị CQ một cách hợp lý nhất để phát huy các thế mạnh về tài nguyên một cách hiệu quả và ít làm tổn hại đến môi trường. 1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên các quan điểm: Quan điểm hệ thống; Quan điểm tổng hợp; quan điểm lãnh thổ; quan điểm cảnh quan sinh thái và quan điểm phát triển bền vững. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ của luận án, trong quá trình nghiên cứu NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu; Phương pháp Bản đồ và GIS; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan; CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan của lãnh thổ Vĩnh Phúc 2.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ từ 21 19 - 21035 vĩ độ Bắc; từ 105047- 1050109 kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên 0 1.235,15 km2 (2017), gồm 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên (2018), các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã. Vĩnh Phúc là một tỉnh nhỏ nhưng lại có đặc điểm tự nhiên hết sức đặc biệt của một vùng thuộc ranh giới chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, vị trí này đã tạo cho Vĩnh Phúc có những nét đặc sắc, đa dạng về các nhân tố thành tạo cảnh quan. 2.1.2. Địa chất – kiến tạo và tài nguyên khoáng sản Địa chất, kiến tạo gồm các hệ tầng (Thái Ninh, Nà Khuất, Phan Lương, Tam Đảo, các trầm tích Đệ tứ,… ) 2 hệ thống đứt gãy (Sông Lô, sông Chảy) và các đặc điểm magma Sự đa dạng về đặc điểm của các loại đá (nguồn gốc, tuổi, tính chất,...)
- 7 cùng với sự phân bố đan xen của các hệ tầng cũng như sự xuất hiện của magma là nguyên nhân để hình thành các loại đất khác nhau và có ý nghĩa quyết định đến tính chất vật lý, hóa học của từng loại đất từ đó dẫn tới sự khác biệt về nền tảng rắn và dinh dưỡng trong việc thành tạo cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.3. Địa hình Nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, Vĩnh Phúc được chia thành 4 kiểu địa hình: núi, đồi, thung lũng và vùng trũng giữa núi và đồng bằng. Tác động tổng hợp của các quá trình nội sinh, ngoại sinh trên nền địa hình đã thành tạo nhiều loại đất khác nhau, tương tác với hiện trạng lớp phủ, phân hoá thành các loại CQ. 2.1.4. Khí hậu Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc, mang tính chuyển tiếp từ đồng bằng đến miền núi. Khí hậu của tỉnh chịu sự tác động của yếu tố địa hình đặc biệt là dãy núi Tam Đảo, có sự phân hóa theo đai cao, sự khác biệt giữa đồng bằng, đồi và vùng núi. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 230C - 250C, tổng số giờ nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ, độ ẩm không khí trung bình 78 - 90%, lượng mưa trung bình 1400- 1600 mm/năm và có sự phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, có hai loại gió chính là gió đông nam và gió đông bắc, lượng bốc hơi bình quân 1.040 mm. Khí hậu Vĩnh Phúc chia làm hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Ngoài ra Vĩnh Phúc hàng năm còn chịu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. 2.1.5. Thủy văn Mạng lưới thủy văn phát triển khá đa dạng. Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Sông trên địa bàn mang tính chất sông đồng bằng. Thủy chế mang đặc tính điển hình của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Ngoài các sông ngòi, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn. Toàn tỉnh có 184 hồ chứa nước với tổng dung tích 144,12 triệu m3. 2.1.6. Thổ nhưỡng Trên lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc có 16 loại đất trong đó các nhóm chiếm tỷ lệ lớn là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng. Như vậy, Vĩnh Phúc có sự đa dạng, phong phú về các loại thổ nhưỡng. Sự đa dạng, phức tạp của thổ nhưỡng là một trong những yếu tố tạo nên tính đa dạng và sự phân hóa của CQ tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.7. Thảm thực vật Các hệ sinh thái với đặc trưng của thảm thực vật có vai trò là nhân tố chỉ thị cảnh quan. Sự đa dạng, phong phú về các loại đất và các hệ sinh thái đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của các loại CQ sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc.
- 8 2.1.7.1 . Thảm thực vật tự nhiên gồm: Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, trảng cây bụi, trảng cỏ: 2.1.7.2 . Thảm thực vật nhân tác: Rừng trồng, cây hàng năm, cây lâu năm. Sự đa dạng, phong phú về các loại đất và các hệ sinh thái đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của các loại CQ sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.8. Các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến cảnh quan 2.1.8.1. Các nhân tố kinh tế xã hội: Vĩnh Phúc là tỉnh có quy mô dân số trung bình 1.054.492 người (2017) . Mật độ dân số trung bình: 874 người/km² (2017), phân bố không đều. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với bình quân chung cả nước; Hiện trạng sử dụng đất: Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 123,587 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50,15% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp chiếm 15,73% . Đất phi nông nghiệp chiếm 24,42 % Đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhỏ chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, đồi núi không thể cải tạo và đất bãi bồi dọc theo ven sông không thể đưa vào canh tác. 2.1.8.2. Tác động của các nhân tố kinh tế xã hội đến cảnh quan Con người và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội vừa là nhân tố thành tạo cảnh quan vừa là nhân tố tác động làm biến đổi cảnh quan lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc. Các đặc điểm dân cư, dân tộc và các hoạt động kinh tế xã hội đã tác động đến việc hình thành và biến đổi cảnh quan của Vĩnh Phúc theo hai hướng tích cực và tiêu cực. 2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan Vĩnh Phúc 2.2.1. Chỉ tiêu các cấp phân vị và hệ thống phân loại cảnh quan Bản đồ CQ tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng gồm 7 cấp: hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, hạng cảnh quan và loại cảnh quan. Bảng 2.13. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc Cấp phân Kết quả phân loại CQ TT Dấu hiệu đặc trưng loại tỉnh Vĩnh Phúc Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt Hệ thống Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm 1 ẩm quyết định cường độ lớn cảnh quan gió mùa của chu trình vật chất và năng lượng. Tương quan giữa địa hình Phụ hệ Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, gió 2 thống cảnh ẩm gió mùa có mùa đông mùa Tây Nam quyết định sự quan lạnh phân bố lại nhiệt ẩm.
- 9 Cấp phân Kết quả phân loại CQ TT Dấu hiệu đặc trưng loại tỉnh Vĩnh Phúc Đặc điểm sinh khí hậu chung quy định kiểu thảm thực vật phát sinh và tính Kiểu CQ rừng kín thường Kiểu cảnh 3 thích ứng của các quần thể xanh nhiệt đới ẩm gió mùa quan thực vật do biến động của có mùa đông lạnh cân bằng nhiệt ẩm. Đặc trưng hình thái phát 1. Đồng bằng sinh của đại địa hình, quy 2. Đồi Lớp cảnh 4 định tính đồng nhất của hai 3. Thung lũng và vùng trũng quan quá trình lớn trong chu trìnhgiữa núi vật chất bóc mòn và tích tụ. 4. Núi Đặc trưng về trắc lượng 1. Đồng bằng thấp hình thái địa hình phân tầng 2. Đồng bằng cao bên trong của lớp cảnh 3. Đồi thấp Phụ lớp quan. Thể hiện cân bằng vật 4. Đồi cao 5 cảnh quan chất giữa các đặc trưng trắc 5. Thung lũng và trũng lượng hình thái địa hình, giữa núi các đặc điểm khí hậu và đặc 6. Núi thấp trưng của quần thể thực vật. 7. Núi trung bình 1. Đồng bằng tích tụ aluvi, bằng phẳng dạng bãi bồi và bờ cát ven lòng bị biến đổi do quá trình tích tụ, xâm thực. 2. Đồng bằng thấp (hoặc đồng bằng cao) xâm thực, xâm thực-tích tụ, lượn sóng, nghiêng thoải bị biến Các kiểu địa hình phát sinh Hạng cảnh đổi chủ yếu do rửa trôi bề 6 với quá trình động lực hiện quan mặt và laterit hóa, đại 3. Đồi bóc mòn dạng bát úp với sườn dốc lồi cấu tạo bởi các đá khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi bề mặt 4. Thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo-xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi,
- 10 Cấp phân Kết quả phân loại CQ TT Dấu hiệu đặc trưng loại tỉnh Vĩnh Phúc tạo bởi đá trước Kainozoi và các dải trầm tích Neogen-Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi. 4. Thung lũng xâm thực – tích tụ với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích hỗn hợp với quá trình xâm thực, rửa trôi. 5. Trũng kiến tạo tích tu trầm tích hỗn hợp. 6. Khối núi sót bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, bị chia cắt trung bình yếu, sườn dốc thoải với quá trình bóc mòn tổng hợp. 7. Dãy và khối núi cấu trúc-bóc mòn dạng vòm khối tảng, tạo chủ yếu bởi đá phun trào và trầm tích phun trào, chia cắt mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở. Sự kết hợp của các (nhóm) Loại cảnh quần xã thực vật với các 7 quan (nhóm 56 loại CQ (nhóm) loại đất qua các tác loại) động của con người. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu đã xác định được 56 đơn vị cảnh quan thuộc cấp loại cảnh quan. Căn cứ để phân chia thành các loại cảnh quan là loại đất và kiểu thảm thực vật. Đây là đơn vị cơ sở của bản đồ cảnh quan Vĩnh Phúc, thể hiện kết quả tương tác giữa nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng rắn đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá mức độ thích nghi và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. 2.2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.2.1.Cấp hệ thống cảnh quan: Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc Bán cầu, Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng thuộc Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.
- 11 2.2.2.2. Cấp phụ hệ thống cảnh quan: Cấp phụ hệ thống cảnh quan được xác định bởi tương quan giữa địa hình và gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam. Vĩnh Phúc có một mùa đông lạnh. Độ dài mùa lạnh 250. Diện tích 1.605 ha, chiếm 1,3 % ở huyện Tam Đảo và Bình Xuyên. Đất đặc trưng là đất mùn vàng nhạt trên núi (FH), tầng thảm mục khá dày. Lượng mưa trên 2000mm. Thảm thực vật là rừng kín thường xanh ít bị tác động và rừng kín thứ sinh. - Phụ lớp cảnh quan núi thấp: có độ cao tương đối từ 500-1000 m. Diện tích
- 12 5.017 ha, chiếm 4,1 % ở huyện Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch và Bình Xuyên. Đất đặc trưng là đất mùn vàng nhạt trên núi (FH). Thảm thực vật là rừng kín thường xanh ít bị tác động chủ yếu ở độ cao từ 800 m trở lên. Ở độ cao 500-800 m rừng kín thứ sinh, kiểu rừng này đang bị tác động mạnh do có nhiều loài có giá trị kinh tế. - Phụ lớp thung lũng và trũng giữa núi: Diện tích 2.973 ha chiếm 2,4% diện tích tự nhiên, tập trung ở Tam Đảo và một diện tích nhỏ ở Lập Thạch. Các loại đất của phụ lớp là đất feralit vàng xám phát triển trên đá macma axít, đất feralit vàng nhạt trên đá cát, đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ thung lũng, bạc màu. Hệ sinh thái đặc trưng là rừng trồng và hệ sinh thái nông nghiệp với các cây lương thực và hoa màu. - Phụ lớp cảnh quan đồi cao: gồm các đồi có độ cao 300-500m, là các đồi bóc mòn. Diện tích là 4.639 ha chiếm 3,8% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Tam Đảo, Sông Lô, Bình Xuyên. Thổ nhưỡng đặc trưng là đất feralit vàng đỏ trên đá sét (Fs), đất feralit vàng xám phát triển trên đá macma axít (Fa). Lớp phủ thực vật là rừng kín thường xanh ít bị tác động và rừng trồng. - Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: địa hình chủ yếu là đồi thấp bóc mòn. Phân bố ở độ cao 100 -300m, thổ nhưỡng gồm đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ thung lũng, bạc màu (D), các loại đất feralit hình thành trên các loại đá khác nhau. Đây là vùng có sự tác động lớn của con người nên có sự đa dạng về các hệ sinh thái. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: là đồng bằng xâm thực, xâm thực- tích tụ, lượn sóng, nghiêng thoải bị biến đổi chủ yếu do rửa trôi bề mặt và laterit hóa. Thổ nhưỡng gồm nhiều loại đất phù sa và đất feralit trên các đá khác nhau. Diện tích lớp cảnh quan này chiếm 9.110 ha (7,4 % diện tích tự nhiên). Thực vật chủ yếu là các cây nông nghiệp, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp: Độ cao địa hình
- 13 trung nhiều nhất ở Vĩnh Tường (39,51%) và Yên Lạc (36,56%). Trong hạng cảnh quan này có 4 loại CQ từ CQ số 1 đến 4 được hình thành trên đất phù sa mới bồi trung tính kiềm yếu, đất phù sa không bồi trung tính ít chua và đất phù sa cũ có nền sét loang lổ đỏ vàng bạc màu với hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng. - Đồng bằng xâm thực, xâm thực-tích tụ, lượn sóng, nghiêng thoải bị biến đổi chủ yếu do rửa trôi bề mặt và laterit hóa Với diện tích 91.066 ha (73,69% diện tích tự nhiên) với 13 loại CQ từ CQ số 5 đến CQ số 17. Loại cảnh quan này có ở tất cả các địa phương, tập trung nhiều nhất ở Lập Thạch (16.111 ha), Sông Lô (12.586 ha), Bình Xuyên (11.977 ha). Do phân bố rộng, diện tích lớn, hạng cảnh quan này có 14 loại đất khác nhau với hệ sinh thái nông nghiệp là chủ yếu với các loại cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Đồi bóc mòn dạng bát úp với sườn dốc lồi cấu tạo bởi các đá khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi bề mặt Hạng cảnh quan này có 16 loại CQ từ CQ số 24 đến CQ số 39. Loại cảnh quan này, tập trung nhiều nhất ở Tam Dương. Các loại đất là đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất Gơnai và phiến sét, đất feralit vàng nhạt trên đá cát, đất feralit vàng đỏ trên đá sét với các hệ sinh thái rừng trồng, trảng cỏ cây bụi và hệ sinh thái nông nghiệp. - Thung lũng xâm thực – tích tụ với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích hỗn hợp với quá trình xâm thực, rửa trôi (H4) Hạng cảnh quan chỉ có ở hai huyện Tam Đảo với diện tích 2.145 ha với 5 loại CQ từ CQ 40 đến CQ 44. Các loại đất của loại cảnh quan là đất feralit. Hệ sinh thái chủ yếu là rừng trồng và nông nghiệp, ở các thung lũng có độ cao lớn thuộc Tam Đảo có hệ sinh thái rừng HST rừng kín thứ sinh. - Trũng kiến tạo tích tụ trầm tích hỗn hợp Hạng cảnh quan này chỉ có ở Tam Đảo với diện tích 828,5 ha với 3 loại cảnh quan 46,47,48. Có hai loại đất là đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ thung lũng, bạc màu và đất feralit vàng xám phát triển trên đá macma axít với hệ sinh thái với hệ sinh thái chủ yếu là nông nghiệp và rừng trồng. - Khối núi sót bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, bị chia cắt trung bình yếu, sườn dốc thoải với quá trình bóc mòn tổng hợp Là cảnh quan chiếm 2,89 % DTTN. Hạng cảnh quan này gồm 2 loại cảnh quan là CQ số 50 và 51. tập trung ở hai huyện Sông Lô và Lập Thạch với đặc điểm là các khối núi sót bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, bị chia cắt trung bình yếu, sườn dốc thoải với quá trình bóc mòn tổng hợp. Là khu vực chịu tác động của sản xuất và sinh hoạt nên hệ sinh thái là rừng kín thứ sinh và trảng cỏ
- 14 cây bụi phát triển trên nền thổ nhưỡng là đất feralit mùn vàng nhạt trên núi. - Dãy và khối núi cấu trúc-bóc mòn dạng vòm khối tảng, tạo chủ yếu bởi đá phun trào và trầm tích phun trào, chia cắt mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở Chiếm diện tích 17.858 ha (14,45% DTTN) ở Bình Xuyên, Tam Đảo, Phúc Yên gồm 2 loại cảnh quan 52,53 với đặc điểm là khối núi cấu trúc-bóc mòn dạng vòm khối tảng, tạo chủ yếu bởi đá phun trào và trầm tích phun trào, chia cắt mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở. Hệ sinh thái rừng kín thứ sinh và đất feralit mùn vàng nhạt trên núi là đặc trưng của cảnh quan này. 2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Hệ thống phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 2.12. Hệ thống phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc T Cấp phân Các chỉ tiêu phân vùng T vị Tập hợp các vùng cảnh quan tương đồng về mặt phát sinh, Miền cảnh 1 cấu trúc địa chất - địa mạo, lịch sử phát triển, tương đồng về quan điều kiện khí hậu và cấu trúc của các quần hệ thực vật. Đồng nhất về mặt phát sinh, phát triển của các quá trình tự Vùng cảnh 2 nhiên, khá đồng nhất về chế độ nhiệt - ẩm, nhịp điệu tuần hoàn, quan đồng nhất về mức độ khai thác và hướng sử dụng lãnh thổ. Có cùng nguồn gốc phát sinh và đồng nhất tương đối về tập Tiểu vùng 3 hợp các đơn vị loại cảnh quan, phân bố có quy luật và đặc cảnh quan trưng cho một sự liên kết các biện pháp sử dụng. Căn cứ vào đặc điểm của các đơn vị loại cảnh quan, tập hợp các loại cảnh quan đồng nhất và có cùng nguồn gốc phát sinh, hình thái địa hình, có vị trí liền kề nhau, tác giả đã chia CQ tỉnh Vĩnh Phúc thành 6 tiểu vùng: 1. Tiểu vùng CQ đồi, núi thấp Sông Lô- Lập Thạch 2. Tiểu vùng CQ núi trung bình và núi thấp Tam Đảo 3. Tiểu vùng CQ thung lũng và vũng trũng giữa núi Tam Đảo 4. Tiểu vùng CQ đồi Tam Đảo- Bình Xuyên- Phúc Yên 5. Tiểu vùng đồng bằng xâm thực trung tâm 6. Tiểu vùng đồng bằng tích tụ Vĩnh Tường-Yên Lạc 2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.2.1.Tiểu vùng CQ đồi, núi thấp Sông Lô- Lập Thạch TV gồm 20 loại CQ phân bố trên diện tích 9.222 ha chiếm 7,46% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến ở 22-240C. Lớp thổ
- 15 nhưỡng chủ yếu là đất feralit phát triển trên các lại đá khác nhau. Thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng. 2.3.2.2. Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo Đây là tiểu vùng có độ cao địa hình lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Tiểu vùng gồm 8 loại CQ (34,35,36,38,39,51,52,53) với diện tích 11.218 ha (9,08% DTTN của tỉnh). Địa hình chủ yếu là núi trung bình với độ cao trên 1000m, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh. Khí hậu của TV có sự phân hóa theo đai cao là TV có mùa đông kéo dài nhất khoảng 5 tháng. Loại đất chủ yếu của TV là đất feralit mùn vàng nhạt trên núi. Thảm thực vật là rừng kín thường xanh ít bị tác động và rừng thứ sinh. 2.3.2.3. Tiểu vùng thung lũng và vùng trũng núi Tam Đảo Tiểu vùng thung lũng và vùng trũng núi Tam Đảo chủ yếu tại xã Đạo Trù, một phần xã Đại Đình, Yên Dương (Tam Đảo) với diện tích 2.976 ha (2,41% DTTN của tỉnh). Nhiệt độ trung bình năm phổ biến ở 22-240C. Tiểu vùng có các loại đất là đất feralit phát triển trên các lại đá macma axit, đá cát và đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ thung lũng, bạc màu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng và các cây nông nghiệp. 2.3.2.4. Tiểu vùng đồi Tam Đảo- Bình Xuyên- Phúc Yên Diện tích của TV là 13.721 chiếm 11,10% DTTN của tỉnh gồm 33 loại CQ, trong đó CQ chiếm vai trò chủ yếu là CQ đồi thấp bóc mòn cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích phun trào, sườn thoải, chia cắt sâu trung bình và CQ đồi cao bóc mòn cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích phun trào, sườn thoải, chia cắt sâu trung bình. Đất chủ yếu là đất ferarlit đỏ vàng phát triển trên các đá gnai, phiến sét. Thảm thực vật khá đa dạng, có kiểu rừng kín thường xanh ít bị tác động ở một số núi thấp của xã Trung Mỹ (Bình Xuyên), xã Ngọc Thanh (Phúc Yên), rừng kín thứ sinh, rừng trồng và thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp, là tiểu vùng có điều kiện để xây dựng mô hình nông, lâm kết hợp. 2.3.2.5. Tiểu vùng đồng bằng trung tâm Đây là tiểu vùng lớn nhất của tỉnh với diện tích là 78.385 ha, chiếm 63,43 % phân bố ở tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh với 25 loại CQ. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao ≤50m. Là đồng bằng xâm thực, xâm thực-tích tụ, lượn sóng, nghiêng thoải bị biến đổi chủ yếu do rửa trôi bề mặt và laterit hóa. Nhiệt độ trung bình năm từ 24-280C, tương đối đồng nhất trong toàn TV. Lượng mưa trung bình năm từ 1400-1800mm. Thổ nhưỡng đa dạng bao gồm các nhóm đất phù sa, nhóm đất feralit, đất glây. Thực vật chủ yếu là các loại cây trồng, trong đó cây lương thực, thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn, ngoài ra còn trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương,... là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống có vai trò cung cấp nguồn lương thực chính cho tỉnh.
- 16 2.3.2.6. Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường-Yên Lạc Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường –Yên Lạc nằm ở phía nam của tỉnh. Đồng bằng là loại đồng bằng thấp với đặc điểm tích tụ aluvi, bằng phẳng dạng bãi bồi và bờ cát ven lòng bị biến đổi do quá trình tích tụ, xâm thực. Có hai loại đất là đất phù sa mới bồi trung tính kiềm yếu và đất phù sa không bồi trung tính ít chua, tầng đất dày, độ dốc nhỏ. Thảm thực vật là cây trồng hằng năm, lúa, ngô, lạc, đậu tương. 2.4. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc 2.4.1. Động lực cảnh quan Lãnh thổ Vĩnh Phúc mang đặc điểm động lực chung của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này bao trùm toàn bộ tự nhiên của lãnh thổ, với các đặc trưng rõ rệt, quyết định sự hình thành, phát triển và sự biến đổi của các yếu tố thành tạo cảnh quan. Các đặc điểm này đã tạo nên tính chất mùa của khí hậu và các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ vùng nghiên cứu . Nhịp điệu mùa của CQ còn thể hiện trong quá trình hình thành và phát triển 2 hệ đất chính là đất feralít ở đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng với 15 loại đất khác nhau từ đất mùn vàng nhạt trên núi trung bình, các loại đất đỏ vàng, vàng xám trên núi thấp, đồi cao đến các loại đất phù sa ở vùng đồng bằng. Chế độ thủy văn cũng có sự phân hóa theo mùa với hai mùa (mùa lũ và mùa cạn). Sự hoạt động của dòng chảy mặt trong mùa mưa vừa các tác dụng vận chuyển vật chất bồi tụ ở vùng thấp, cung cấp lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng đồng thời tăng cường độ bóc mòn lớp gây xói mòn, rửa trôi và làm thoái hóa đất đặc biệt là ở vùng địa hình dốc, không có lớp phủ thực vật. Động lực cảnh quan của Vĩnh Phúc còn phản ánh qua sự sinh trưởng, tăng trưởng của các quần thể sinh vật với các kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa và các các loại cây nông nghiệp, công nghiệp nhiệt đới . Cùng với các tác động của tự nhiên, hoạt động của con người có vai trò trong việc làm thay đổi cảnh quan, đây cũng là một yếu tố động lực, có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan theo hướng làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng cảnh quan. 2.4.2. Chức năng cảnh quan 2.4.2.1. Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường Trên lãnh thổ nghiên cứu, các cảnh quan có chức năng này phân bố chủ yếu trên địa hình núi thấp và núi trung bình, có độ dốc lớn >300 , xói mòn, rửa trôi mạnh, khả năng tích tụ vật chất và năng lượng cao phân bố tại các xã của huyện Tam Đảo. Ở phụ lớp đồi cao có loại CQ số 38; phụ lớp núi thấp có các loại CQ số 51; phụ lớp núi trung bình gồm có các loại CQ số 52. Nhịp điệu mùa của CQ còn thể hiện trong quá trình hình thành và phát triển 2 hệ đất chính là đất feralít ở đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng với 15 loại
- 17 đất khác nhau từ đất mùn vàng nhạt trên núi trung bình, các loại đất đỏ vàng, vàng xám trên núi thấp, đồi cao đến các loại đất phù sa ở vùng đồng bằng. Chế độ thủy văn cũng có sự phân hóa theo mùa với hai mùa (mùa lũ và mùa cạn. Sự hoạt động của dòng chảy mặt trong mùa mưa vừa các tác dụng vận chuyển vật chất bồi tụ ở vùng thấp, cung cấp lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng đồng thời tăng cường độ bóc mòn lớp gây xói mòn, rửa trôi và làm thoái hóa đất đặc biệt là ở vùng địa hình dốc, không có lớp phủ thực vật. Động lực cảnh quan của Vĩnh Phúc còn phản ánh qua sự sinh trưởng, tăng trưởng của các quần thể sinh vật với các kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa và các các loại cây nông nghiệp, công nghiệp nhiệt đới . Cùng với các tác động của tự nhiên, hoạt động của con người có vai trò trong việc làm thay đổi cảnh quan, đây cũng là một yếu tố động lực, có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan theo hướng làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng cảnh quan. Các hoạt động khai thác TNTN phục vụ cho nhu cầu phát triển KT-XH đã làm biến đổi các thành phần và cấu trúc cảnh quan tự nhiên thể hiện rõ nhất ở địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật. 2.4.2.2. Chức năng phục hồi, bảo tồn Các cảnh quan có chức năng phục hồi là các cảnh quan phân bố chủ yếu ở độ cao 500-1000m, độ dốc
- 18 macma axít, thuộc phụ lớp cảnh quan thung lũng và vùng trũng giữa núi bao gồm các đơn vị loại cảnh quan: 41,44,45,46,48. Cảnh quan khu vực thuận lợi thuận lợi phát triển cây hoa màu các loại hoặc trồng lúa. Nhóm loại cảnh quan hệ sinh thái nông nghiệp trên các loại đất: phù sa mới bồi trung tính kiềm yếu, đất phù sa không bồi trung tính ít chua, đất Đất phù sa cũ có nền sét loang lổ đỏ vàng không bạc màu, đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa cũ có nền sét loang lổ đỏ vàng bạc màu, đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ, đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước bạc màu, ở các cảnh quan số 1,5-22. Chức năng phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa, cây hàng năm và là các điểm phân bố tập trung dân cư và phát triển các công trình văn hóa, xã hội phục vụ cuộc sống của con người. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp 3.1.1. Đánh giá cho mục đích phòng hộ 3.1.1.1. Tiêu chí đánh giá 3.1.1.2. Kết quả đánh giá Loại cảnh quan được xếp vào hạng rất thích nghi với diện tích 6.385 ha, chiếm 5,17% DTTN toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình và núi thấp ở hai huyện Tam Đảo và Bình Xuyên, địa hình có độ dốc lớn >25 0, lượng mưa lớn tập trung từ 2000mm trở lên. Hiện trạng lớp phủ là rừng kín thường xanh tự nhiên ít bị tác động, rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao, có khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy khá tốt. 3.1.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất 3.1.2.1. Tiêu chí đánh giá 3.1.2.2. Kết quả đánh giá Mức rất thích nghi với 8.809 ha, chiếm 7,13% DTTN tỉnh. Đây là những cảnh quan phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi thấp, chân đồi cao có độ dốc thích hợp 8-150, thuận tiện cho việc khai thác, đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất Gơnai và phiến sét phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất. 3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp 3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 3.2.2. Đánh giá cho mục đích trồng cây hằng năm 3.2.2.1. Tiêu chí đánh giá 3.2.2.2. Kết quả đánh giá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 265 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn