Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]" được nghiên cứu với mục tiêu: Giám định tên khoa học, mô tả đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học cây Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]; Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ phần tên mặt đất của cây Muồng lùn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THANH BÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA LOÀI MUỒNG LÙN [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen] Chuyên ngành: Dược học cổ truyền Mã số: 62720406 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nô ̣i, năm 2024 Hà Nội, năm 2022
- Công trình đươ ̣c hoàn thành tại: - Trườ ng Đại học Dược Hà Nội. - Viê ̣n Hó a ho ̣c và Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển 2. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội. - Thư viện Trường ĐH Dược Hà Nội.
- ́ A. GIƠI THIỆU LUẬN AN ́ 1. Tính cấp thiết của luận án Muồng lùn có tên khoa học là Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen từ lâu đã được người dân sử dụng như một vị thuốc cổ truyền. Theo kinh nghiệm dân gian, phần trên mặt đất của cây Muồng lùn thường được đun nước uống giúp mát gan, giải độc trong một số bệnh như xơ gan, viêm gan và được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh về gan (ở Hòa Bình), bệnh đau cơ xương khớp (ở Quảng Ninh). Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong y học dân gian, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về loài này. Trên thế giới, cũng có rất ít nghiên cứu về loài Chamaecrista pumila. Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]” được thực hiện để tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cũng như góp phần phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ loài này. 2. Mục tiêu và nội dung của Luận án 2.1. Mục tiêu của Luận án 1. Giám định tên khoa học, mô tả đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học cây Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]. 2. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ phần tên mặt đất của cây Muồng lùn. 3. Đánh giá một số tác dụng sinh học của phần trên mặt đất mẫu nghiên cứu. 2.2. Nội dung của Luận án Về thực vật: - Mô tả đặc điểm hình thái và khẳng định tên khoa học của mẫu nghiên cứu. - Xác định đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột của thân và lá của cây Muồng lùn. 1
- Về hóa học: Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất được phân lập từ cây Muồng lùn. Về tác dụng sinh học: Đánh giá một số tác dụng sinh học của phần trên mặt đất Muồng lùn (tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao chiết toàn phần và các cao phân đoạn từ Muồng lùn; tác dụng chống viêm in vitro, ức chế enzym α-glucosidase và α-amylase của các hợp chất phân lập được). 3. Những đóng góp mới của Luận án 3.1. Về thực vật học Luận án là tài liệu đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu thân, lá và xác định được đặc điểm bột dược liệu thân, lá Muồng lùn (Chamaecrista pumila), họ Đậu (Fabaceae). 3.2. Về hóa học Luâ ̣n án là tà i liê ̣u đầ u tiên công bố về thà nh phầ n phầ n hó a ho ̣c củ a cây Muồng lùn C. pumila ở Viê ̣t Nam. Luâ ̣n án đã phân lập và xác định cấu trúc của 12 hợp chất tinh khiế t, trong đó có 03 hợp chất mới (bao gồm 4,7-dihydroxy-2-hydroxymethyl-5,6- dimethoxyanthraquinone; Chamaecristanol A; Chamaecristanol B), 9 hợp chất còn lại lần đầu tiên được phân lập từ loài này trong đó có 6 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Chamaecrista (bao gồm TB6.4, TB3.10, TB3.1, TB11.5, TB9.7, TB14.3). 3.3. Về tác dụng sinh học Luận án là công bố đầu tiên về : - Tá c du ̣ng chống oxy hóa in vitro củ a cao toàn phần và cá c cao phân đoa ̣n củ a phầ n trên mă ̣t đấ t Muồng lùn. Phân đoạn ethyl acetat chống oxy hóa in vitro tốt nhất thông qua đánh giá khả năng thu dọn gốc tự do DPPH và SOD. 2
- - Tá c du ̣ng chố ng viêm in vitro của cao toàn phần và các hợp chất phân lập được dựa trên hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide ; tác dụng chống viêm in vivo của cao toàn phần. - Tá c du ̣ng bảo vệ gan, chống oxy hóa in vivo của cao toàn phần và cao phân đoạn ethyl acetat trên mô hình gây độc bằng paracetamol. - Hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất phân lập được. ́ 4. Y nghia củ a luâ ̣n án ̃ Đây là lầ n đầ u tiên loà i Muồng lùn ở Viê ̣t Nam đươ ̣c nghiên cứ u đầ y đủ về thực vâ ̣t, thà nh phầ n hó a ho ̣c và tá c du ̣ng sinh ho ̣c. - Tên khoa ho ̣c của mẫu nghiên cứu đã được xác định giú p cho cá c kế t quả nghiên cứ u về hó a ho ̣c và tá c du ̣ng sinh ho ̣c đươ ̣c khẳ ng đinh rõ ̣ nguồ n gố c. - Đă ̣c điể m vi ho ̣c gó p phầ n nhâ ̣n biế t và tiêu chuẩ n hó a dươ ̣c liê ̣u. - Kế t quả nghiên cứ u về thà nh phầ n hó a ho ̣c: đã phân lập và xác định cấu trúc của 12 hợp chất tinh khiế t, trong đó có 03 hợp chất mới, 9 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ loài Muồng lùn trong đó có 6 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Chamaecrista. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học đã giúp bổ sung tư liệu cho hó a ho ̣c về chi Chamaecrista và loài C. pumila - Kế t quả nghiên cứ u về tá c du ̣ng sinh ho ̣c cho thấ y cao toàn phần của phần trên mặt đất có tác dụng chống viêm; cao toàn phần và cao chiết ethyl acetat củ a phầ n trên mă ̣t đấ t có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan. Trong các hợp chất phân lập được, hợp chất TB3.1 có tác dụng chống viêm in vitro mạnh nhất với IC50 đạt mức 4,07 ± 0,31 µM tương đương chất đối chứng Cardamonin (IC50 ở mức 2,53 ± 0,58 µM). Kết quả này cũng góp phần tạo cơ sở cho việc sử dụng Muồng lùn trong dân gian để trị các bệnh về gan. Từ đó gợi ý loài Muồng lùn là ứng viên tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm điều trị các bệnh lý liên quan đến bệnh về gan trong tương lai. Bên cạnh 3
- đó, hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của 12 hợp chất phân lập được cũng bước đầu được đánh giá. 5. Bố cu ̣c củ a luâ ̣n án Luâ ̣n án có 126 trang, gồ m 4 chương, 25 bả ng, 30 hình, 2 sơ đồ, 145 tà i liê ̣u tham khả o và 13 phu ̣ lu ̣c. Cá c phầ n chinh trong luâ ̣n án: Đă ̣t vấ n ́ đề (2 trang), Tổ ng quan (32 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứ u (19 trang), Kế t quả nghiên cứu (56 trang), Bà n luâ ̣n (15 trang), Kế t luâ ̣n và kiế n nghi (2 trang). ̣ 4
- B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TÔ ̉ NG QUAN Đã tổng hợp và trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về thực vâ ̣t, thà nh phầ n hó a ho ̣c và tá c du ̣ng sinh ho ̣c củ a chi Chamaecrista và loài Muồng lùn (Chamaecrista pumila) trên thế giớ i và ở Viê ̣t Nam. CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phần trên mặt đất loài Muồng lùn thu hái vào tháng 9/2016 tại Lạc Sơn, Hòa Bình. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thư c vât: Xá c đi nh tên khoa ho ̣c loà i nghiên cứ u trên cơ sở phân ̣ ̣ tích đă ̣c điể m hình thá i thư c vâ ̣t, so sá nh vớ i các tà i liê ̣u đã công ̣ bố củ a loà i và cá c khóa phân loa ̣i thực vâ ̣t; Xá c đi nh đă ̣c điể m vi ̣ phẫu phần trên mặt đất và đă ̣c điể m bô ̣t dươ c liê ̣u bằ ng phương ̣ phá p hiể n vi. - Hó a ho ̣c: Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên các thông số vật lý và các dữ liệu phổ bao gồm: Phổ khối lượng, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều, đồng thời so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất đã biết. - Tá c du ̣ng sinh ho ̣c: Đá nh giá khả năng thu dọn gốc tự do DPPH, khả năng thu dọn gốc tự do SOD; Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây độc bằng paracetamol ; Đá nh giá khả năng ứ c chế sả n sinh NO bằ ng phương phá p đo quang; Đánh giá tác dụng chống viêm cấp bằ ng mô hình gây viêm cấp bằng carrageenin; Đánh giá tác dụng chống viêm mạn bằ ng mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng ; Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α- glucosidase in vitro. 5
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật 3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học Cây thảo nằm sát đất, gốc hóa gỗ, cao 60 – 70 cm, ở phía gốc chia nhiều nhánh. Cành, cuống lá, trục lá kép, cuống hoa phủ nhiều lông cong về phía trên. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le; cuống lá dài khoảng 4 mm, trục lá kép dài 4 – 5 mm, cuối trục lá chét có một mũi nhọn dài khoảng 1 mm; trên cuống lá có một tuyến hình đĩa, có chân cao gần 1 cm; lá kèm 2, hình dải – tam giác, mũi nhọn, dài 7 – 8 mm, phiến lá kèm có 7 – 9 gân nổi rõ chạy dọc lá kèm, mép có lông thưa, cong; lá chét 14 – 17 cặp, không cuống, gốc lệch, hình dải với 2 mép lá gần như song song, kích thước khoảng 12 x 3 mm, gân chính nằm gần mép lá phía trên, gân phụ khoảng 8 – 10 đôi, đỉnh lá có mũi nhọn dài khoảng 0,5 mm. Cụm hoa đơn độc hoặc thành chùm rất ngắn với 2 – 3 hoa, mọc ở nách lá hoặc ngoài nách lá; lá bắc và hai lá bắc con giống như lá kèm nhưng ngắn hơn. Cuống hoa dài khoảng 4 – 5 mm. Đài 5, hình trứng – giáo, đỉnh nhọn, không đều nhau, dài 3 – 5 mm, mép đài dạng màng hơi trong, mặt ngoài có lông cong mọc ở giữa, mặt trong nhẵn. Tràng 5, màu vàng, nhẵn ở cả hai mặt, không đều nhau, hình trứng ngược – thìa, dài 3-5 mm, có 4 – 7 gân trong chạy dọc phiến, phần đỉnh tràng có răng cưa không đều nhau. Nhị 5, không bằng nhau; chỉ nhị nhẵn, dài từ 1 – 2 mm; bao phấn thuôn, đính gốc, mở bằng lỗ ở đỉnh rồi nứt dọc một phần theo bao phấn. Bầu dài khoảng 4 mm, rộng 1 mm, có lông tơ trắng sát bề mặt; vòi nhụy mọc cong lại như móc câu, nhẵn; núm nhụy hình đĩa, nhỏ. Quả phẳng, dẹt, bề mặt có lông, hai mép có lông dày hơn, 4 – 5 cm x 0,4 – 0,5 mm. Hạt 12 – 15. Qua quan sát các đặc điểm của loài nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về thực vật của Việt Nam và sự xác nhận của nghiên cứu viên Nguyễn Thế Cường (Phòng thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), thạc sỹ Nghiêm Đức Trọng (Giảng viên bộ môn Thực vật – trường Đại học Dược Hà Nội) cây muồng lùn được giám định tên khoa học là Chamaecrista pumila (Lam.) 6
- K.Larsen., họ Đậu (Fabaceae). Tên đồng nghĩa: Cassia pumila Lamk. Tên Việt Nam: Muồng lùn, Me đất, Muồng đất. 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu - Đặc điểm vi phẫu thân: Mặt cắt ngang thân hình tròn. Đặc điểm điển hình nhất của cấu tạo giải phẫu thân là có cả mô dày và mô cứng. Mô cứng phân bố ở mô mềm và gỗ. - Đặc điểm vi phẫu lá: Gân lá: Phần gân lá chỉ lồi lên ở mặt dưới. Đặc điểm đặc trưng của lá có mô cứng ở cả phía trên gỗ và libe và không có mô dày. Phiến lá: Gồm mô giậu, cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn nhau, có vách mỏng; Mô xốp, cấu tạo bởi các tế bào hình thù đa dạng có vách mỏng, để hở các khoảng gian bào lớn. 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu - Đặc điểm bột thân: Bột màu xanh nhạt, không mùi, không vị gồm các thành phần: Sợi dài có vách dày thấy rõ lõi bên trong. Mảnh mạch xoắn như lò xo. Mảnh mạch mạng. Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, thành tế bào dày. Hạt tinh bột đơn hoặc kép. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình tròn, vách tế bào mỏng, bên trong có chứa hạt tinh bột. - Đặc điểm bột lá: Bột mịn màu xanh lục, không mùi, không vị. Có các đặc điểm sau: Lông che chở đơn bào. Mảnh mạch mạng. Mảnh mạch xoắn như lò xo. Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu song bào. Sợi có thành dày và rõ lõi bên trong. 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học Phần trên mặt đất Muồng lùn Chamaecrista pumila sau khi thu về, rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ thu được 12 kg bột khô. Bột khô này được ngâm chiết với 100 L ethanol 90% thu được 1047,9 g cặn chiết ethanol. Cặn chiết ethanol được phân tán trong nước và tiến hành chiết phân lớp lần lượt với các dung môi n-hexan, dichloromethan, ethyl acetat và butanol thu được lần lượt các cặn chiết n-hexan (105,0 g), dichloromethan (150,0 g), cặn ethyl acetat (116,0 g), cặn n-butanol (125,5 g), và cặn nước (360,5 g). Tiến hành sắc ký phần cặn ethyl acetate trên cột silica gel với hệ dung môi rửa giải gradient dichloromethane (100%) đến methanol (100%) thu 7
- được 15 phân đoạn TB1 → TB15. Từ phân đoạn TB8 tiến hành sắc ký trên cột silica gel và rửa giải với hệ dung môi dichloromethane/methanol (25/1 v/v) thu được 11 phân đoạn (TB2.1 → TB2.11). Từ phân đoạn TB2.4 tiến hành sắc ký trên cột silica gel cùng với hệ dung môi sắc ký dichloromethane/acetone (10/1 v/v) thì thu được hợp chất sạch TB5.5 (3,4 mg). Hai hợp chất sạch TB6.4 (1,8 mg) và TB3.10 (3,8 mg) thu được khi sắc ký hai phân đoạn tương ứng TB2.5 và TB2.7. Từ phân đoạn TB2.9 cho sắc ký trên cột silicagel pha đảo với hệ dung môi rửa giải methanol/nước (1/1 v/v) thu được hợp chất sạch TB4.5 (5,0 mg). Tiếp tục từ phân đoạn TB2.11 cho sắc ký trên cột silicagel với hệ dung môi rửa giải dichloromethane/acetone/methanol (6/1/0,01 v/v) cũng thu được hai hợp chất sạch TB3.1 (25,0 mg) và TB3.5 (1,6 mg). Từ phân đoạn TB10 phân lập trên các cột sắc ký và hệ dung môi thích hợp thu được thêm 4 chất sạch TB11.5 (18,7 mg), TB11.8 (1,5 mg), TB12.10 (5,5 mg), TB12.8 (2,0 mg), TB8.13 (15,0 mg), và TB9.7 (10,3 mg). Và cuối cùng là hợp chất TB14.3 (11,1 mg) thu được khi sắc ký phân đoạn TB13 lần lượt trên cột silica gel pha thường và cột sephadex-LH20 với hệ dung môi thích hợp. Dựa vào các hằng số vật lý, phổ khối lượng (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều (NMR) và đối chiếu với các tài liệu tham khảo, đã xác định được cấu trúc của 12 hợp chất. a. TB5.5 (4,7-dihydroxy-2-hydroxymethyl-5,6- dimethoxyanthraquinone): Bột vô định hình màu vàng; ESI-MS m/z 331,0813 [M + H] +; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 3,97 (3H, s, 8-OCH3), 3,99 (3H, s, 7-OCH3), 4,60 (2H, s, 3- CH2), 7,24 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2), 7,51 (1H, s, H-5) và 7,66 (H, d, J = 2,5 Hz, H-4); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 163,7 (C-1), 122,1 (C-2), 152,2 (C-3), 117,5 (C-4), 112,7 (C-5), 158,5 (C-6), 148,5 (C-7), 157,0 (C-8), 188,7 (C-9), 183,2 (C-10), 134,2 (C-11), 120,1 (C-12), 116,9 (C-13), 132,5 (C-14), 64,1 (3-CH2), 61,5 (7- OCH3) và 61,9 (8-OCH3). 8
- b. TB6.4 (Liquiritigenin): Bột vô định hình màu vàng; ESI- MS m/z 255 [M-H]-; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 2,71 (1H, dd, J = 3,0, 17,0 Hz, H-3a), 3,06 (1H, dd, J = 13,0, 17,0 Hz, H-3b), 5,40 (1H, dd, J = 2,5, 13,0 Hz, H-2), 6,37 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,52 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz, H-6), 6,84 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, 5′), 7,34 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′, 6′) và 7,75 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-5); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): C 81,4 (C-2), 44.9 (C-3), 193,5 (C-4), 129,8 (C-5), 111,7 (C-6), 165,5 (C-7), 103,8 (C-8), 166,8 (C-9), 115,0 (C-10), 131,3 (C-1′), 129,0 (C-2′, 6′), 116,3 (C-3′, 5′) và 158,9 (C-4′). c. TB3.10 (1-Propanone, 3-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-(2,4, 6-trihydroxyphenyl): Bột màu vàng. Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 2,70 (1H, dd, J = 2,5, 17,0 Hz, Ha-β), 3,07 (1H, dd, J = 13,0, 17,0 Hz, Hb-β), 5,29 (1H, dd, J = 2,5, 13,0 Hz, H-α), 6,81 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-3′, 5′), 6,81 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 5,90 (1H, dd, J = 2,0, 8,0 Hz, H-6) và 6,83 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 131,8 (C-1), 114,7 (C-2), 146,5 (C-3), 146,8 (C-4), 116,2 (C-5), 119,2 (C-6), 80,4 (C-α), 44,0 (C-β), 197,6 (-C=O), 103,2 (C-1′), 165,4 (C-2′), 91,0 (C-3′), 164,8 (C-4′), 96,3 (C-5′) và 168,8 (C-6′). d. TB3.1 (Resveratrol): Bột vô định hình màu vàng cam; ESI-MS m/z: 453,1 [M+H] +, 475,2 [M+Na]+ ; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 6,19 (1H, t, J = 2,0 Hz, H-4), 6,47 (2H, dd, J = 2,0 Hz, H-2, 6), 6,77 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, 5′), 6,83 (1H, d, J = 16,5 Hz, H-β), 6,99 (1H, d, J = 16,5 Hz, H-α) và 7,37 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′, 6′); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 141,3 (C- 1), 105,8 (C-2, 6), 159,6 (C-3, 5), 102,6 (C-4), 129,4 (C-α), 127,0 (C-β), 130,4 (C-1′), 128,7 (C-2′, 6′), 116,4 (C-3′, 5′) và 158,3 (C- 4′). e. TB3.5 (Luteolin): Bột màu vàng; ESI-MS m/z 285 [M - H] ; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 6,11 (1H, t, J = 2,0 Hz, - H-6), 6,34 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,44 (1H, s, H-3), 6,80 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-5′), 7,28 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz, H-6′) và 7,29 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 166,1 9
- (C-2), 105,0 (C-3), 183,8 (C-4), 163,1 (C-5), 100,1 (C-6), 166,3 (C-7), 95,0 (C-8), 159,4 (C-9), 103,8 (C-10), 123,7 (C-1′), 114,1 (C-2′), 147,0 (C-3′), 151,0 (C-4′), 116,8 (C-5′) và 120,3 (C-6′). f. TB11.5 (Piceatannol): Bột màu trắng ngà; ESI-MS m/z: m/z 245 [M + H] +; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): H 6,19 (1H, t, J = 2,0 Hz, H-4), 6,46 (2H, d, J = 2,0 Hz, H-2, 6), 6,75 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5′), 6,76 (1H, d, J = 16,5 Hz, H-α), 6,85 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-6′), 6,90 (1H, d, J = 16,5 Hz, H-β) và 6,99 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 141,2 (C-1), 105,7 (C-2, 6), 159,6 (C-3, 5), 102,6 (C-4), 127,0 (C-α), 129,6 (C- β), 131,0 (C-1′), 113,8 (C-2′), 146,4 (C-3′), 146,5 (C-4′), 116,4 (C- 5′) và 120,1 (C-6′). g. TB11.8 (Chamaecristanol A): Bột màu vàng; ESI-MS m/z 405,1335 [M - H]- Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): H 3,06 (1H, ddd, J = 17,0, 8,5, 1,5 Hz, H-8′), 3,56 (1H, t, J = 8,5 Hz, Ha- 9′), 3,76 (3H, s, 3′-OCH3), 3,78 (1H, m, H-7), 4,15 (1H, br s, H-7′), 4,48 (1H, t, J = 8,5 Hz, Hb-9′), 4,72 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-8), 6,20 (1H, brd, J = 1,5 Hz, H-4), 6,24 (1H, brd, J = 1,5 Hz, H-6), 6,49 (1H, dd, J = 8,0, 2,0 Hz, H-6′), 6,64 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′), 6,67 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,82 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-11, 13) và 7,26 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-10, 14); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 148,4 (C-1), 123,2 (C-2), 156,2 (C-3), 102,8 (C-4), 160,0 (C-5), 103,1 (C-6), 59,8 (C-7), 89,3 (C-8), 134,4 (C-9), 128,8 (C-10, 14), 116,3 (C-11, 13), 158,2 (C-12), 138,6 (C-1′), 112,1 (C- 2′), 148,7 (C-3′), 145,5 (C-4′), 116,0 (C-5′), 120,5 (C-6′), 51,6 (C- 7′), 56,5 (C-8′), 75,0 (C-9′) và 56,2 (3′-OCH3). h. TB12.10 (Fisetinidol): Bột màu vàng; ESI-MS: m/z 309 [M + Cl]+; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): H 2,70 (1H, dd, J = 8,0, 16,0 Hz, H-4a), 2,89 (1H, dd, J = 4,5, 16,0 Hz, H-4b), 4,02 (1H, m, H-3), 4,66 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-2), 6,30 (1H, d, J = 2,5 Hz, H- 8), 6,36 (1H, dd, J = 2,5, 8,5 Hz, H-6), 6,73 (1H, dd, J = 2,0, 8,0 Hz, H-6′), 6,78 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,84 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′) và 6,87 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 82,9 (C-2), 68,8 (C-3), 33,1 (C-4), 131,2 (C-5), 109,4 10
- (C-6), 157,9 (C-7), 103,6 (C-8), 156,1 (C-9), 112,5 (C-10), 132,2 (C-1′), 115,1 (C-2′), 146,2 (C-3′), 146,2 (C-4′), 116,1 (C-5′) và 119,8 (C-6′). i. TB12.8 (Chamaecristanol B): Bột màu; ESI-MS m/z 437,1595 [M + H]+; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): H 3,06 (1H, m, H- 8′), 3,56 (1H, t, J = 8,5 Hz, Ha-9′), 3,75 (6H, s, 3′,5′-OCH3), 3,78 (1H, m, H-7), 4,15 (1H, br s, H-7′), 4,49 (1H, t, J = 8,5 Hz, Hb-9′), 4,72 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-8), 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-4), 6,24 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,34 (2H, s, H-2′, 6′), 6,82 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-11, 13) và 7,26 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-10, 14); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 148,5 (C-1), 122,9 (C-2), 156,3 (C-3), 102,8 (C-4), 160,1 (C-5), 103,2 (C-6), 59,7 (C-7), 89,3 (C-8), 134,4 (C-9), 128,8 (C-10, 14), 116,3 (C-11, 13), 158,2 (C-12), 137,9 (C- 1′), 105,4 (C-2′, 6′), 149,1(C-3′, 5′), 134,6 (C-4′), 52,1 (C-7′), 56,5 (C-8′), 75,0 (C-9′) và 56,6 (3′, 5′-OCH3). k. TB8.13 ((+)-artabotriol): Dạng dầu nhớt; ESI-MS m/z 141 [M+Na]+; Phổ 1H-NMR 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 3,54 (1H, dd, J = 11,0, 7,0 Hz, H a-1), 3,65 (1H, dd, J = 11,0, 7,0 Hz, Hb-1), 4,13 (2H, s, H-4), 4,22 (1H, m, H-2) và 5,19 (2H, s, H-5); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 66,6 (C-1), 74,6 (C-2), 150,2 (C-3), 63,5 (C-4) và 112,0 (C-5). l. TB9.7 (trans-scirpusin A): Chất rắn vô định hình màu nâu; ESI-MS: m/z 471 [M + H] +; Phổ 1H-NMR 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 4,36 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-8), 5,33 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-7), 6,19 (2H, d, J = 1,5 Hz, H-10, 14), 6,20 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-12), 6,27 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-12′), 6,60 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-8′), 6,65 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-14′), 6,66 (1H, dd, J = 8,0, 1,5 Hz, H-6), 6,68 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3′,5′), 6,76 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,78 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2), 6,84 (1H, d, J = 16,0 Hz, H- 7′) và 7,06 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2′,6′); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 134,7 (C-1), 113,7 (C-2), 146,3 (C-3), 146,4 (C-4), 116,2 (C-5), 118,5 (C-6), 94,8 (C-7), 58,2 (C-8), 147,5 (C-9), 107,4 (C-10, 14), 160,0 (C-11, 13), 102,2 (C-12), 130,3 (C-1′), 128,7 (C- 2′, 6′), 116,4 (C-3′, 5′), 158,3 (C-4′), 130,4 (C-7′), 123,7 (C-8′), 11
- 136,9 (C-9′), 120,0 (C-10′), 159,7 (C-11′), 96,8 (C-12′), 162,7 (C- 13′) và 104,4 (C-14′). m. TB14.3 (7,4'-dihydroxyflavan-(4α→8)- epiafzelechin): Chất rắn màu nâu đỏ, ESI-MS m/z: m/z 515 [M + H]+; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD): H 1,82 (1H, m, Ha-3), 2,48 (1H, dd, J = 16,0, 10,0 Hz, H a-4′), 2,57 (1H, m, H b-3), 2,94 (1H, dd, J = 16,0, 5,5 Hz, H b-4′), 3,53 (1H, m, H-3′), 4,42 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-2′), 4,74 (1H, m, H-4), 4,91 (1H, dd, J = 11,5, 1,5 Hz, H-2), 6,09 (1H, s, H-6′), 6,23 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,31 (1H, dd, J = 8,0, 2,0 Hz, H-6), 6,64 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,66 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-11, 13), 6,68 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-11′, 13′), 6,69 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-10′, 14′) và 6,99 (2H, d, J = 8,5 Hz, H- 10, 14); Phổ 13C NMR (125 MHz, CD3OD): C 80,1 (C-2), 36,4 (C-3), 32,8 (C-4), 120,1 (C-4a), 129,5 (C-5), 108,6 (C-6), 157,3 (C- 7), 104,0 (C-8), 155,7 (C-8a), 134,7 (C-9), 128,5 (C-10, 14), 115,9 (C-11, 13), 157,9 (C-12), 82,3 (C-2′), 69,6 (C-3′), 30,1 (C-4′), 102,1 (C-4′a), 155,2 (C-5′), 95,9 (C-6′), 155,3 (C-7′), 110,1 (C-8′), 156,7 (C-8′a), 131,4 (C-9′), 129,4 (C-10′, 14′), 115,5 (C-11′, 13′) và 157,7 (C-12′). 12
- Hình 3.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phân đoạn ethyl acetat phần trên mặt đất loài Muồng lùn 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học 3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa 3.3.1.1. Kết quả thử tác dụng dọn gốc tự do DPDH Cao chiế t phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính dọn gốc tự do DPPH cao nhất (IC 50= 9,98 μg/ml), cao chiết phân đoạn n-butanol có hoạt tính dọn gốc tự do DPPH thấp nhất (IC 50= 300 μg/ml). 13
- Bảng 3.13. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do DPDH của mẫu thử Muồng lùn Giá trị IC50 Khoảng tin cậy Mẫu thử (µg/ml) 95% của IC50 Quercetin 2,10 1,53 - 2,90 Cao ethanol 18,65 9,91 - 35,08 Cao phân đoạn n-hexan 81,94 49,65 - 135,2 Cao phân đoạn ethyl acetat 9,98 6,23 - 16,01 Cao phân đoạn dicloromethan 94,19 83,00 - 106,9 Cao phân đoạn n-Butanol > 300 Cao nước > 200 3.3.1.2. Kết quả thử tác dụng dọn gốc tự do SOD Cao chiết phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính dọn gốc tự do SOD cao nhất (IC50= 8,38 μg/ml), mạnh hơn cao ethanol (IC50= 12,33 μg/ml). Bảng 3.14. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do SOD của mẫu thử Muồng lùn Giá trị IC50 Khoảng tin cậy 95% của Mẫu thử (µg/ml) IC50 Quercetin 1,23 1,12 – 1,36 Cao ethanol 12,33 5,24 - 29,02 Cao phân đoạn 94,03 74,78 - 118,2 n-Hexan Cao phân đoạn 8,38 6,11 - 11,50 Ethyl acetat Cao phân đoạn 25,26 16,64 - 38,36 Dicloromethan Cao phân đoạn > 200 n-Butanol Cao nước > 200 14
- 3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan 3.3.2.1. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hoạt độ các enzym gan ALAT, ASAT huyết thanh chuột bị gây độc gan bằng paracetamol Cao toàn phần muồng lùn ở cả 2 mức liều thử 250 mg/kg và 500 mg/kg tuy không làm giảm hoạt độ ALAT nhưng có làm giảm hoạt độ ASAT lần lượt tương ứng là 37,3% và 31,4% ((p < 0,05). Cao phân đoạn ethyl acetat ở cả 2 mức liều thử đều thể hiện tác dụng rõ rệt trên cả 2 thông số nghiên cứu. Bảng 3.15. Tác dụng của các cao Muồng lùn đến hoạt độ ALAT, ASAT huyết thanh chuột bị gây độc gan bằng paracetamol Giảm Giảm ALAT ALAT so ASAT ASAT so Lô thí nghiệm (UI/L) với chứng (UI/L) với chứng bệnh bệnh Chứng sinh lý 61,6 ± 4,6 93,5 ± 9,71 Chứng bệnh lý 681,0 ± 585,5 ± 75,9## 67,5## SLM 100 448,0 ± 34,2% 332,9 ± 43,1% mg/kg 44,0* 59,8* MTP1 250 5,9% 367,2 ± 37,3% 641,1 ± 97,1 mg/kg 47,8* MTP2 500 11,4% 401,8 ± 31,4% 603,2 ± 47,1 mg/kg 47,2* MET1 250 281,5 ± 58,7% 180,9 ± 69,1% mg/kg 65,6** 72,8** MET2 500 49,6% 264,6 ± 54,8% 343,1±71,8* mg/kg 65,8** Số liệu biểu diễn dưới dạng M ± SE; ##: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p
- 3.3.2.2. Ảnh hưởng của các cao Muồng lùn đến hàm lượng MDA trong gan chuột bị gây độc bằng paracetamol Cao toàn phần muồng lùn ở cả 2 mức liều thử và phân đoạn ethyl acetat liều 250 mg/kg tuy có xu hướng làm giảm MDA gan so với chứng bệnh lý nhưng mức giảm này chưa có ý nghĩa thống kê. Hình 3.21. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hàm lượng MDA trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol. #: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,05); *: khác biệt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (p < 0,05); n=8. Ký hiệu mẫu: SLM: silymarin; MTP1: Cao toàn phần liều 1; MTP2: Cao toàn phần liều 2; MET1: Cao phân đoạn ethylacetat liều 1; MET2: Cao phân đoạn ethylacetat liều 2. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hàm lượng GSH trong gan chuột bị gây độc bằng paracetamol Sau khi gây độc gan bằng paracetamol, chuột dùng cao phân đoạn ethyl acetat muồng lùn liều 500 mg/kg có hàm lượng GSH tăng đáng kể 38,0% so với chứng bệnh lý (p < 0,01). Cao toàn phần muồng lùn ở cả 2 múc liều thử và phân đoạn ethyl acetat liều 250 mg/kg không thể hiện tác dụng này. 16
- Hình 3.22. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hàm lượng GSH trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol. #: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,05); **: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (p < 0,01); n=8 Ký hiệu mẫu: SLM: silymarin; MTP1: Cao toàn phần liều 1; MTP2: Cao toàn phần liều 2; MET1: Cao phân đoạn ethylacetat liều 1; MET2: Cao phân đoạn ethylacetat liều 2. 3.3.2.4. Ảnh hưởng của các cao Muồng lùn đến hàm lượng SOD trong gan chuột bị gây độc bằng paracetamol Cao phân đoạn ethyl acetat ở cả 2 mức liều thử 250 mg/kg và 500 mg/kg đều làm tăng đáng kể hoạt độ SOD trong gan so với lô chứng bệnh lý, mức tăng lần lượt tương ứng là 64,1,2% (p < 0,01) và 65,4% (p < 0,001). Cao toàn phần muồng lùn tuy có xu hướng làm tăng hoạt độ SOD gan nhưng sự tăng này không có ý nghĩa thống kê. 17
- Hình 3.23. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hoạt độ SOD trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol. ##: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p < 0,001); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (p < 0,05);**: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (p < 0,01); n=8. 3.3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm 3.3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm in vitro Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm in vitro của cao toàn phần Cao toàn phần của cây Muồng lùn có tác dụng có tác dụng ức chế sản sinh NO với IC 50 là 74,13 µg/ml. Bảng 3.16. Kết quả sàng lọc hoa ̣t tí nh ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW264.7 của cao Muồng lùn % Ức chế % Tế bào Tên mẫu Nồng độ Giá trị IC50 NO sống 10 29,36 99,65 Cao toàn 74,13 ± 1,23 25 39,08 98,53 phần Muồng (µg/mL) 50 44,59 95,23 lùn (µg/mL) 100 55,60 90,08 0,1 11,67 99,46 2,12 ± 0,58 Cardamonin 0,3 23,49 98,90 µM (µM) 1 35,78 96,54 (0,57 µg/mL) 3 84,04 81,80 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn