intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa (ĐTH), đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tạo việc làm cho khu vực này; Đánh giá thực trạng tạo việc làm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm đến tạo việc làm cho lao động nông thôn của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG<br /> <br /> GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : Kinh tế phát triển<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 01 05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2015<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Người hướng dẫn:<br /> 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền<br /> 2. TS. Nguyễn Quốc Chỉnh<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong<br /> Hội Cựu giáo chức Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm<br /> Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết nghiên cứu<br /> Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại<br /> nhanh nhất so với các địa phương trong cả nước. Từ 01/8/2008, do mở rộng<br /> địa giới hành chính thủ đô Hà Nội dân số Hà Nội tăng từ 3,5 triệu người lên<br /> 6,4 triệu người, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,2 lên 4,3 triệu người,<br /> giai đoạn 2011 - 2015, bình quân hàng năm Hà Nội có khoảng 180 - 220 nghìn<br /> lao động không có việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mục đích sử dụng<br /> đất. Vấn đề lao động - việc làm được đặt ra đối với một bộ phận lớn người<br /> dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất.<br /> Diện tích đất nông nghiệp của nông thôn Hà Nội ngày càng bị thu hẹp, cơ<br /> cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp dẫn đến việc<br /> chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân, tác động đến thu nhập<br /> và đời sống của họ. Mỗi người “Hà Nội mới” đều có một điểm chung: đầy<br /> lo lắng về tương lai khi không còn đất sản xuất, hành trình chuyển đổi nghề<br /> nghiệp và tìm kiếm việc làm rất khó khăn bởi trình độ tay nghề không có, lạ<br /> lẫm với kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp. Xuất phát từ những<br /> lý do trên luận án được tác giả thực hiện nhằm phân tích, đánh giá khái quát<br /> thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội<br /> trong bối cảnh đô thị hóa và đánh giá và đo tác động của các yếu tố tác động<br /> đến tạo việc làm khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất những giải pháp tăng<br /> cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho lao động nông<br /> thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, đề xuất các giải pháp tăng cường khả<br /> năng tạo việc làm cho khu vực này.<br /> - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về việc làm, tạo việc làm và<br /> kinh nghiệm thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn.<br /> - Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội<br /> trong bối cảnh ĐTH.<br /> - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông<br /> thôn của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH.<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông<br /> thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh ĐTH.<br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả định nghiên cứu<br /> Đề tài tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:<br /> Thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn TP Hà<br /> Nội trong bối cảnh ĐTH diễn ra như thế nào?<br /> Những chính sách, quy định hiện nay đã được thực hiện như thế nào để<br /> có thể hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả của các chính sách?<br /> Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn<br /> Hà Nội, mức độ ảnh hưởng ra sao?<br /> Với bối cảnh ĐTH cần có những giải pháp gì để tăng cường tạo việc<br /> làm cho lao động nông thôn Hà Nội?<br /> Giả định nghiên cứu:<br /> - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công<br /> nghiệp và dịch vụ sẽ kéo theo xu hướng này đối với việc làm.<br /> - Đầu tư, tăng trưởng, một số chương trình tạo việc làm sẽ đem lại hiệu<br /> quả đến tạo việc làm cho lao động nông thôn.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> a, Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng của luận án được xác định là lý luận và thực tiễn tạo việc<br /> làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa.<br /> b, Phạm vi nghiên cứu<br />  Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội. Địa<br /> bàn được chọn để khảo sát là các huyện, thị xã phía Tây TP Hà Nội nơi có<br /> tốc độ ĐTH diễn ra mạnh mẽ.<br />  Phạm vi nội dung:<br /> - Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo việc<br /> làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH.<br /> - Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng<br /> và các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội.<br />  Giới hạn: Các vấn đề nghiên cứu của luận án này chỉ xét trong bối<br /> cảnh ĐTH mà không coi ĐTH như một nhân tố chính để phân tích về tạo<br /> việc làm;<br /> <br /> 2<br /> <br />  Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu và phân tích dữ liệu<br /> về dân số, lao động - việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014,<br /> kết hợp các số liệu điều tra thực địa do tác giả thực hiện: Các đề xuất cho<br /> giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> a, Đóng góp về lý luận<br /> - Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tạo việc làm nói<br /> chung, tạo việc làm cho lao động nông thôn nơi có tốc độ ĐTH diễn ra rất<br /> nhanh và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm từ đó đưa ra giải pháp tạo<br /> việc làm cho LĐNT trong bối cảnh ĐTH.<br /> - Tăng cường nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý<br /> trong việc vận dụng cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nông<br /> thôn trong bối cảnh ĐTH.<br /> - Về mặt phương pháp phân tích, luận án áp dụng các mô hình định<br /> lượng phân tích khả năng có việc làm và phân tích cầu lao động cho khu<br /> vực nông thôn Hà Nội, ngoài việc sử dụng các biến truyền thống như lao<br /> động, vốn, giá trị gia tăng hay tiền lương,… luận án cũng sử dụng một<br /> số biến đại diện cho quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, chính sách tạo<br /> việc làm,… nhờ đó phản ánh được phần nào vai trò của các yếu tố tác<br /> động đến tạo việc làm cho khu vực nông thôn.<br /> b, Đóng góp về thực tiễn<br /> - Cung cấp thông tin về thực trạng lực lượng lao động, việc làm, tạo<br /> việc làm cho khu vực nông thôn Hà Nội và các chính sách tạo việc làm của<br /> Hà Nội giai đoạn 2010-2014.<br /> - Làm rõ những vấn đề tồn tại trong tạo việc làm cho người lao động<br /> nông thôn của thành phố Hà Nội.<br /> - Đánh giá phân tích định lượng và định tính các yếu tố tác động đến<br /> tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Nêu rõ vai trò của<br /> giáo dục, đào tạo đối với khả năng có được việc làm của người lao động.<br /> Khả năng tạo việc làm từ chính sách, từ đầu tư, tăng trưởng hay những cơ<br /> hội và thách thức đối với người lao động để tìm việc làm trong bối cảnh<br /> đô thị hóa.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2