![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án "Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm thực trạng PTTC cho sinh viên tại trường ĐH Hùng Vương; đánh giá thực trạng thể chất của SV trường ĐH Hùng Vương; Đánh giá diễn biến phát triển thể chất của SV K15 trường Đại học Hùng Vương
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN TOÀN CHUNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG - TỈNH PHÚ THỌ Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt Hướng dẫn 2: TS Đào Trọng Kiên Phản biện 1: PGS.TS Ngô Trang Hưng, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Phản biện 2: PGS.TS Phạm Đông Đức, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Duy Quyết, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi ..…..giờ…… ngày … tháng ….năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao
- 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. PHẦN MỞ ĐẦU Chương trình giảng dạy GDTC của trường Đại học Hùng Vương luôn được đảm bảo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc theo dõi đánh giá sự phát triển thể chất (PTTC) của sinh viên là một phần của công tác GDTC trong mỗi nhà trường. Tiến hành theo dõi đánh giá được quá trình PTTC của sinh viên sẽ giúp đánh giá được mức độ tác động của GDTC tới sinh viên, từ đó xác định được hiệu qủa công tác GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên, đến nay việc theo dõi sự phát triển thể chất của SV trường Đại học Hùng Vương chưa được tiến hành kiểm tra đánh giá một cách cụ thể và đầy đủ. Nên nhiều SV chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò tác dụng của GDTC tới thể chất, sức khỏe. Các hoạt động TDTT trong nhà trường dù đã được tổ chức nhưng không duy trì được lâu dài, nhiều SV tham gia mang tính chất đối phó. Do vậy, việc tiến hành theo dõi đánh giá sự PTTC của sinh viên trường Đại học Hùng Vương có tính cần thiết và cấp thiết hiện nay, để thấy rõ hơn hiệu quả của công tác GDTC mang lại đối với sinh viên. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề. Căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ ”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Thực trạng PTTC cho sinh viên tại trường ĐH Hùng Vương Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng thể chất của SV trường ĐH Hùng Vương. Mục tiêu 3: Đánh giá diễn biến phát triển thể chất của SV K15 trường Đại học Hùng Vương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Thực trạng phát triển thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Hùng Vương đã xác định: đội ngũ giảng viên còn thiếu, tỷ lệ giảng viên với số lượng sinh viên chiếm cao (01 giảng viên /833 SV); Còn một bộ phận sinh viên có cảm giác bị áp lực, sợ học môn giáo dục thể chất; Chương trình đào tạo giáo dục thể chất đảm
- 2 bảo quy định chung, nhưng nên tăng thêm số tín chỉ cho giờ học tự chọn thay vì số tín chỉ bắt buộc như hiện nay; Hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên chiếm tỷ lệ tương đối cao, tuy nhiên mức độ tập luyện thường xuyên lại không cao (nam 5.3%, nữ 3.1%). - Luận án đã lựa chọn được 14 chỉ số, test đánh giá PTTC cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương và tiêu chuẩn đánh giá kèm theo. Khi áp dụng 14 chỉ số, test vào đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương và so sánh với tiêu chuẩn thể lực của học sinh, sinh viên và tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi cho thấy, thực trạng thể chất sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương về thể lực và hình thái có kết quả tương ứng mức trung bình, nhưng chỉ số chức năng, đặc biệt ở nữ thì chủ yếu kém hơn mức trung bình. Khi so sánh kết quả kiểm tra thể chất theo tiêu chuẩn phân loại do luận án xây dựng cho thấy cả nam và nữ thành tích cũng tập trung chủ yếu ở mức trung bình và yếu, cá biệt còn có một số sinh viên ở mức kém, chủ yếu là nữ sinh viên. - Luận án cũng đã xác định được sự phát triển thể chất của sinh viên Đại học Hùng Vương theo chiều hướng tốt lên sau mỗi giai đoạn trong 04 học kỳ, cụ thể: Sau 01 học kỳ: đối với nam có 2/14 chỉ số, test và nữ có 1/14 chỉ số, test có sự phát triển có ý nghĩa thống kê P
- 3 B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GDTC VÀ THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG Văn bản, văn kiện của Đảng và Nhà nước chỉ đạo phát triển TDTT nói chung và GDTC và thể thao trong nhà trường nói riêng. Khẳng định Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và quan tâm tới phát triển nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, SV. Từ quan tâm, chỉ đạo này tạo nền tảng và định hướng tại các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện từ các cấp và phối hợp giữa các ngành, giúp nâng cao chất lượng môn học GDTC nhằm góp phần PTTC học sinh, SV đáp ứng phát triển toàn diện và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 1.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ GDTC VÀ PTTC Các khái niệm về Sức khoẻ, phát triển thể chất, thể chất, hoàn thiện thể chất, giáo dục thể chất, thể lực, sinh viên, những quan điểm về sự phát triển thể chất 1.3. VAI TRÒ CỦA PTTC ĐỐI VỚI SINH VIÊN Bao gồm: Vị trí, vai trò của phát triển thể chất đến hình thái cơ thể, phát triển thể lực (Sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động); Phát triển hoàn thiện nhân cách, lối sống sinh viên 1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN Sự hoàn thiện các cơ quan chức năng sinh lý của lứa tuổi 18 – 22 đặt nền tảng cho việc tập TDTT, ngược lại tập luyện TDTT nâng cao hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Trong giai đoạn này sự PTTC của SV không chỉ có sự biến đổi về lượng mà còn là sự biến đổi về chất. Là giai đoạn các em đang dần hoàn thiện nhân cách và xây dựng các định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Do vậy, việc tập luyện TDTT, rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe là góp phần hoàn thiện nhân cách và cũng là yếu tố hỗ trợ quan trọng đảm bảo SV thực hiện tốt định hướng phát triển tương lai [69]. Đối với SV trường ĐHHV, đây chính là thời kỳ chính của việc học tập để hình thành nên nhân cách, đạo đức của một người có ích trong tương lai.
- 4 1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTTC CỦA SINH VIÊN Các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến Phát triển thể chất của sinh viên như: Yếu tố bẩm sinh (di truyền, môi trường tự nhiên); môi trường sống và sinh hoạt; Điều kiện hoạt động vận động tích cực; Chương trình môn học GDTC; Hoạt động TDTT Ngoại khoá của sinh viên. 1.6. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Các công trình của các tác giả nước ngoài có liên quan như: Kimiko Fujita (2005), Amy M.Tenhouse (2008), các tác giả Webster, Brigitte S , Assessment & evalaution physical education (2014)... Một số tác giả có các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến như: Huỳnh Trọng Khải (2001), Ân Xuân Đôn (2001), Hoàng Công Dân (2005), Bùi Quang Hải (2007), Trần Đức Dũng (2010), Nguyễn Ngọc Việt (2011), Lương Thị Ánh Ngọc (2011), Nguyễn Bá Điệp (2016), Nguyễn Hữu Vũ (2015)....... Các công trình của các tác giả nước ngoài có liên quan như: M.Z. Abd- Razaka, N.K.F Mustafab*, A.I. Che-Ania, N.A.G. Abdullaha, M.F.I Mohd-Nora (2011) Theo nhóm tác giả John Cairney, Dean Dudley, Matthew Kwan, Rheanna Bulten, Dean Kriellaars (2019)......... 1.7. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Trường được thành lập theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 19/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ [57]. Với sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận, là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Nhà trường có 9 khoa; 6 phòng; 6 trung tâm; 01 viện nghiên cứu; 01 trạm y tế. Đang đào tạo 46 ngành (sau đại học 8 ngành; đại học 38 ngành) với quy mô gần 9000 học viên (sau đại học 374 học viên; đại học chính quy 4863 sinh viên; các hệ đào tạo khác 3729 sinh viên).
- 5 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là đối tượng phỏng vấn, trưng cầu ý kiến: Phỏng vấn 28 giảng viên, cán bộ nhà trường về mức độ quan tâm đến PTTC cho SV và công tác GDTC của trường Đại học Hùng Vương. Phỏng vấn 500 SV (nam 150, nữ 350) K15 về môn học GDTC và về hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của trường Đại học Hùng Vương. Phỏng vấn 23 chuyên gia về GDTC gồm: 5 phó giáo sư và 18 tiến sĩ về đánh giá chương trình đào tạo GDTC cho SV trường Đại học Hùng Vương; Phỏng vấn 20 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên gồm: 5 chuyên gia về y học thể thao; 7 chuyên gia về GDTC và 8 giảng viên GDTC tại các trường đại học về các nhóm yếu tố đặc trưng của PTTC cho SV trường ĐH Hùng Vương. Đối tượng sinh viên theo dõi sự phát triển thể chất gồm 40 SV nam nữ: Khoa Khoa học tự nhiên có 8 SV, gồm: nam 4 SV và nữ 4 SV. Khoa KHXH và Văn hóa du lịch 10 SV, gồm: nam 6 SV và nữ 4 SV. Khoa Ngoại ngữ 7 SV, gồm: nam 3 SV và nữ 4 SV. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 7 SV, gồm: nam 3 SV và nữ 4 SV. Khoa Kỹ thuật công nghệ: 3 SV nam. Khoa Giáo dục tiểu học và mầm non: 4SV nữ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y học: 2.3. Tổ chức nghiên cứu
- 6 2.3.1. Phạm vi nghiêm cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện từ tháng 12/2017 đến 12/2022. 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học TDTT. Địa điểm khảo sát, điều tra xã hội học tại Trường Đại học Hùng Vương, Viện Khoa học TDTT. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển thể chất cho sinh viên tại trường ĐH Hùng Vương 3.1.1. Thực trạng về công tác chỉ đạo, tổ chức quản lýcủa cấp Ủy, Ban giám hiệu nhà trường đối với sự phát triển thể chất sinh viên của trường Kết quả được phỏng vấn ở bảng 3.1, Qua đánh giá nhà trường vẫn luôn quan tâm và rất coi trường việc PTTC và công tác GDTC cho SV trong nhà trường, tuy có một số nội dung chưa được đánh giá đồng thuận cao từ các thầy cô chỉ ở mức Có, nhưng chưa thường xuyên, hoặc mức không nhưng đây đều là những nội dung vẫn đặt trong định hướng thực hiện của nhà trường trong những năm tới. 3.1.2. Thực trạng chương trình GDTC nội khoá và hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên Đại học Hùng Vương * Đối với Chương trình môn học GDTC cho khối ngành đào tạo Đại học không chuyên GDTC của trường Đại học Hùng Vương: Qua bảng 3.2 cho thấy, chương trình môn học GDTC cho SV khối ngành đào tạo Đại học không chuyên GDTC của trường Đại học Hùng Vương có 4 mã học phần với 9 tín chỉ học phần, thời gian học trong 4HK tương đương là 2 năm học. Tổng số tiết học môn GDTC cho SV khối ngành không chuyên là 135 tiết nội khóa và 240 tiết ngoại khóa. Để có đánh giá cụ thể hơn về chương trình GDTC cho SV Đại học không chuyên GDTC của trường ĐHHV, chúng tôi tiến hành so sánh với chương trình đào tạo môn GDTC cho SV khối không chuyên của một số trường đại học. Kết quả trình bày tại bảng 3.3
- 7 * Phỏng vấn đánh giá chương trình đào tạo GDTC cho sinh viên Qua bảng 3.4 cho thấy, 100% các chuyên gia đều đánh giá chương trình đào tạo môn GDTC cho SV trường Đại học Hùng Vương là phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia (17.4%) cho rằng cần điều chỉnh thời gian đào tạo để phù hợp hơn với nội dung môn học. Một số chuyên gia cho rằng có thể giảm số tiết học bắt buộc và tăng số tiết học tự chọn. * Đánh giá hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5. 3.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC trường Đại học Hùng Vương * Thực trạng đội ngũ giảng viên khoa Nghệ thuật và TDTT Qua bảng 3.6 cho thấy, đội ngũ giảng viên GDTC của trường Đại học Hùng Vương có số lượng còn hạn chế so với tổng số SV đang theo học tại trường hiện nay. Số lượng giảng viên GDTC của trường tính đến năm 2018 là 13 người, Với số lượng giảng viên GDTC hiện tại phải phân chia giảng dạy số lượng lớn như hiện nay phần nào có sự ảnh hưởng đến sự PTTC của sinh viên nhà trường. * Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDTC Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.7. Tóm lại, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập, tập luyện TDTT của nhà trường cần bổ sung tăng cường để có thể tạo được môi trường tốt hơn cho SV tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa, đồng thời cũng giúp SV tăng hứng thú, tăng tính tự giác tập luyện TDTT. 3.1.4. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐH Hùng Vương về GDTC và sự phát triển thể chất * Phỏng vấn sinh viên về môn học GDTC tại trường Đại học Hùng Vương Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.8. * Nhận thức của SV về tập luyện TDTT phát triển thể chất Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.
- Bảng 3.2. Chương trình môn học GDTC cho khối ngành đào tạo Đại học không chuyên GDTC của trường ĐHHV Số tiết nội khóa Số Số Học Mã học tiết Số SV/ Môn tín Lý Thực Kiểm kỳ phần Tổng ngoại lớp chỉ thuyết hành tra khóa Giáo dục thể chất 101: - Đội hình đội ngũ. 1 TC1001 - Thể dục với vòng, 02 - 28 2 30 60 40-50 gậy. - Rèn luyện các tố chất thể lực Giáo dục thể chất 102: 2 TC1002 - Bài TD 80 nhịp 02 - 28 2 30 60 40-50 - Chạy cự ly ngắn, trung bình Giáo dục thể chất 201: - Nhảy xa kiểu 3 TC1003 02 - 28 2 30 60 40-50 ngồi - Nhảy cao nằm nghiêng Giáo dục thể chất 202 4 TC1004 03 - 42 3 45 60 40-50 - Cầu lông - Bóng chuyền Tổng cộng 09 126 9 135 240
- Bảng 3.3. So sánh chương trình đào tạo môn GDTC cho SV khối không chuyên ngành GDTC của trường ĐHHV với một số trường đại học khác. Quy Tổng Tên Tín TT đổi số Nội dung chương trình trường chỉ (Tiết) tiết Bắt buộc (90 tiết): Đội hình đội ngũ; Thể dục với vòng, gậy; Rèn luyện các tố chất thể lực; 9 15 135 1 ĐHHV Bài TD 80 nhịp; Chạy cự ly ngắn, trung bình; Nhảy xa kiểu ngồi và Nhảy cao nằm nghiêng Tự chọn (45 tiết): cầu lông, bóng chuyền Bắt buộc (60 tiết): Lý luận chung về TDTT, Bơi ĐH Bách 2 5 30 150 Tự chọn (90 tiết): Bóng đá, Bóng chuyền, Điền Khoa kinh, Bơi lội, Cầu lông, Bóng bàn, Bắt buộc (30 tiết): Bơi ĐH Thủy Tự chọn – Năng khiếu (120 tiết): Bóng đá, 3 5 30 150 Lợi Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Cầu lông, Khiêu vũ, Tennis, Võ… ĐH Giao Bắt buộc (90 tiết): Lý luận chung về TDTT 4 thông 5 30 150 Tự chọn (60 tiết): Điền kinh 1, Điền kinh 2, Vận tải Bóng chuyền cơ bản, Bóng chuyền nâng cao. Bắt buộc (30 tiết): Thể dục ĐH Kinh Tự chọn (90 tiết): Bóng rổ, Bóng chuyền, Cầu 5 tế Quốc 4 30 120 lông, Tennis, Bóng đá, Bơi lội, Taekondo, dân Karate, Bắt buộc (25 tiết): Thể dục cơ bản ĐH Tự chọn (75 tiết): Bóng đá, Bóng rổ, Bóng 6 Thăng 4 25 100 chuyền, Bóng Bàn, Bơi, Thể dục cổ truyền, Long khiêu vũ thể thao. ĐH Bắt buộc (90 tiết): Aerobic, Khiêu vũ TT. 7 Ngoại 5 30 150 Tự chọn (60 tiết): Cầu lông, Bơi. thương Bắt buộc (30 tiết):Thể dục (Bơi) 8 ĐH Luật 3 30 90 Tự chọn (60 tiết): Bóng chuyền, Bóng rổ, Aerobic, Cầu lông, Võ, Yoga, Khiêu vũ. Bắt buộc (30 tiết): Chạy bền ĐH Hà 9 3 30 90 Tự chọn (60 tiết): Bóng bàn, Bóng rổ, Bóng đá, Nội Bóng chuyền, Aerobic 10 Bắt buộc (0 tiết): Không ĐH Quốc 4 30 120 Tự chọn (120 tiết): Bóng đá, Bóng chuyền, Gia Điền kinh, Bơi lội, Cầu lông, Bóng bàn (Nguồn: tác giả tổng hợp)
- Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của SV K15 trường Đại học Hùng Vương. Nam (n=150) Nữ (n=350) TT Nội dung phỏng vấn n % n % I Mức độ tham gia tập luyện hoạt động TDTT ngoại khóa: Có tập ngoại khóa 133 88.7 276 78.9 Không tập ngoại khóa 17 11.3 74 21.1 II Mức độ tập luyện Thường xuyên hàng ngày 8 5.3 11 3.1 Thường xuyên 2-3 buổi/tuần 19 12.7 23 6.6 Thỉnh thoảng tập 106 70.7 242 69.1 III Hình thức tập luyện Tập vào thời gian cô định hàng ngày 12 8.0 43 12.3 Tập vào thời gian rảnh 48 32.0 135 38.6 Cá nhân tự tập 54 36.0 134 38.3 Tập theo nhóm tập, theo câu lạc bộ 36 24.0 231 66.0 IV Các môn thể thao thường tập ngoại khóa: Bóng đá 23 15.3 0 0.0 Bóng chuyền 16 10.7 22 6.3 Bóng rổ 15 10.0 0 0.0 Cầu lông 23 15.3 26 7.4 Đi bộ 13 8.7 43 12.3 Chạy 33 22.0 22 6.3 Võ thuật 22 14.7 19 5.4 Bơi 68 45.3 11 3.1 Cử tạ 20 13.3 0 0.0 Aerobic 16 10.7 36 10.3 Dance sport 26 17.3 41 11.7 Yoga 16 10.7 23 6.6 Môn khác 26 17.3 33 9.4
- Bảng 3.8. Kết quả đánh giá của SV về môn học GDTC tại trường ĐHHV. Kết quả phỏng vấn (n=500) TT Nội dung phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý n % n % I Đánh giá về môn GDTC trong giờ học nội khoá: 1 Đánh giá về giờ học GDTC nội khoá: Giờ học thoải mái, nhẹ nhàng 156 31.2 344 68.8 Giờ học hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hoàn thành bài tập 236 47.2 264 52.8 Giờ học áp lực, nặng nề, sợ học môn GDTC 298 59.6 202 40.4 Giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, không hấp dẫn 51 10.2 449 89.8 Giờ học gây mệt mỏi, ức chế 42 8.4 458 91.6 2 Đánh giá về giáo viên giảng dạy môn GDTC: Giáo viên thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ 480 96.0 20 4.0 SV Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy hợp 463 92.6 37 7.4 lý, truyền đạt các kỹ năng, kiến thức môn học Giáo viên không quan tâm, thờ ơ trong giờ học 14 2.8 486 97.2 Giáo viên không nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ trong giờ 6 1.2 494 98.8 học 3 Về điều kiện cơ sở vật chất Chất lượng nhà tập, sân tập tốt 23 4.6 477 95.4 Thiết bị dụng cụ tập luyện đầy đủ 56 11.2 444 88.8 Thiếu nhà tập, sân tập 500 100.0 0 0.0 Thiếu thiết bị dụng cụ. 465 93.0 35 7.0 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giờ học nội khoá: Do cơ sở vật chất hạn chế 500 100.0 0 0.0 Do thiếu thiết bị dụng cụ tập luyện. 500 100.0 0 0.0 Do không có đủ giầy, quần áo. 26 5.2 474 94.8 Do trình độ giáo viên. 16 3.2 484 96.8 Do chương trình môn GDTC nặng, quá tải 36 7.2 464 92.8 Đánh giá các yếu tố ảnh hướng đến môn học II GDTC giờ học ngoại khóa Không có giáo viên hướng dẫn. 473 94.6 27 5.4 Không có thời gian. 141 28.2 359 71.8 Không có đủ sân bãi dụng cụ tập luyện. 465 93.0 35 7.0 Không có sự ủng hộ bạn bè. 47 9.4 453 90.6 Không ham thích, hứng thú với thể thao 34 6.8 466 93.2
- Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn nhận thức của SV về tập luyện TDTT phát triển thể chất Nam Nữ TT Nội dung phỏng vấn (n=150) (n=350) n % n % 1 Mục đích tập luyện TDTT Đáp ứng nhu cầu học tập. 23 15.3 69 19.7 Để hoàn thành bài kiểm tra của môn GDTC 23 15.3 69 19.7 Tăng sức khoẻ bản thân và phòng chống bệnh 36 24.0 61 17.4 Tăng sức mạnh cơ bắp 16 10.7 10 2.9 Giảm cân, làm đẹp 3 2.0 64 18.3 Nâng cao năng lực vận động. 74 49.3 28 8.0 Thói quen vận động 14 9.3 5 1.4 Ham thích của bản thân 14 9.3 5 1.4 Nhận thức về hoạt động tập luyện TDTT ngoại 2 khóa Giúp tăng cường sức khỏe, hoàn thiện bản thân 147 98.0 341 97.4 Giúp giải trí, thư giãn, tinh thần sảng khoái 138 92.0 254 72.6 Tập luyện TDTT giúp rèn luyện ý chí 139 92.7 264 75.4 Tập luyện TDTT giúp tăng kết nối giao tiếp 106 70.7 241 68.9 Tập luyện TDTT giúp tránh các tệ nạn xấu của xã 136 90.7 324 92.6 hội Tập luyện TDTT không mang lại sức khỏe 0 0.0 0 0.0 Tập luyện TDTT mất thời gian 0 0.0 13 3.7 Tập luyện TDTT gây tốn kém kinh tế 12 8.0 13 3.7 Tập luyện TDTT gây mệt mỏi thân thể 0 0.0 0 0.0 Làm ảnh hưởng xấu tới các môn học khác 0 0.0 0 0.0 Không mang lại tác dụng, lợi ích gì 0 0.0 0 0.0
- 8 3.1.5. Bàn luận về thực trạng PTTC cho SV tại trường ĐH Hùng Vương 3.1.5.1. Bàn về công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý của cấp Ủy, Ban giám hiệu nhà trường đối với sự PTTC sinh viên của trường. Trường Đại học Hùng Vương luôn thực hiện sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành về vai trò của sự PTTC đối với học sinh, SV, nên trong quy trình đào tạo của nhà trường ngay từ giai đoạn tuyển sinh ban đầu đều có thống kê đánh giá về thể chất SV như chiều cao, cân nặng, bệnh (nếu có), dị tật bẩm sinh của SV khi bắt đầu tham gia học tập tại nhà trường. 3.1.5.2. Bàn về các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến sự PTTC của SV trường Đại học Hùng Vương Nội dung đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến sự PTTC của SV nhà trường phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu khác. Các tác giả đều xác định đội ngũ giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo SV ngành GDTC hay những nhận định của SV về môn học GDTC là những điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC cũng như sự PTTC của SV. 3.1.5.3. Bàn về chương trình GDTC của SV trường ĐH Hùng Vương. Đối với chương trình đào tạo cho đối tượng không chuyên ngành GDTC, luận án đã so sánh với chương trình đào tạo giữa trường Đại học Hùng Vương và 10 trường đại học khác (bảng 3.6). Các trường cũng có số lượng tín chỉ học phần khác nhau, nội dung chương trình cũng có phần khác bởi số tiết bắt buộc và số tiết tự chọn có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường. Tuy nhiên, theo nhiều quan điểm của các chuyên gia và ý kiến của SV thường mong muốn tăng số tiết học tự chọn và tăng số môn thể thao tự chọn để SV có thể có nhiều lựa chọn tham gia những môn thể thao ưa thích. 3.1.5.4. Bàn về hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của SV trường Đại học Hùng Vương
- 9 Theo khung chương trình chung của Bộ GD&ĐT quy định các giờ học TDTT ngoại khóa trong chương trình GDTC trình độ đào tạo đại học là 320 tiết ngoại khóa. Quyết định 72/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 23/12/2008 về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá cho HS, SV cũng đã chỉ đạo: “Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường nhằm động viên, khuyến khích học sinh, SV tự giác tham gia tập luyện thể thao; hình thành thói quen RLTT thường xuyên cho học sinh, SV”. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá việc tổ chức hoạt động TDTT tại trường học các cấp còn nhiều thiếu sót, chưa phát huy hết được ý nghĩa của giờ học, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh, SV [9]. 3.2. Đánh giá thực trạng thể chất của SV trường ĐH Hùng Vương. 3.2.1. Lựa chọn các chỉ số, test phù hợp đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương 3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn các chỉ số, test Trong quá trình lựa chọn các chỉ số, test chúng tôi đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc để bảo đảm phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án [36] 3.2.1.2. Xác định các chỉ số, test đánh giá PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương thông qua kết quả phỏng vấn Để đảm bảo tính khoa học, luận án tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên lâu năm về 02 nhóm yếu tố đặc trưng đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương. Cách thức phỏng vấn theo hình thức liker 5 mức độ. Kết quả trình bày tại bảng 3.10. Từ kết quả phỏng vấn trên, luận án tiến hành tổng hợp các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương theo các yếu tố thành phần của 2 nhóm yếu tố sư phạm và yếu tố y học. Kết quả tổng hợp trình bày tại bảng 3.11. Đồng thời, tiến hành kiểm định đánh giá độ tin cậy giữa 2 lần phỏng vấn bằng phương pháp kiểm định Wilcoxon. Kết quả trình bày tại bảng 3.12.
- 10 Kết quả bảng 3.12 cho thấy có 02 chỉ số, test: Chạy 60m XPC (s) và Chạy tùy sức 5 phút (m) không đạt yêu cầu phỏng vấn ở cả 2 lần phỏng vấn đều thấp hơn 75% (lần lượt, lần 1: 61.67%, 63.33% ; lần 2: 68.33%, 70.0%) tỷ lệ quy định. Còn lại 14 chỉ số, test đều có tỷ lệ phỏng vấn đạt trên 75% quy định (đạt từ 85.0-96.67%). Đồng thời kết quả kiểm định Wilcoxon có tính trùng hợp và ổn định giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương có giá trị Sig. > 0.05. * Kiểm định độ tin cậy nội tại của các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương Kết quả trình bày tại bảng 3.13, bảng 3.14. Tiến hành loại 02 biến quan sát SN2 và SB1 và kiểm nghiệm lại hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại biến. Kết quả được trình bày tại bảng 3.15. Qua bảng 3.14. cho thấy, kết quả kiểm định mức độ tin cậy các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng không phù hợp, có 02 biến quan sát là SN2 và SB1 có mối tương quan với biến tổng 0.8 và hệ số tương quan biến tổng đạt từ .501 đến .585 > 0.3 và nhỏ hơn hệ số Conback’s Alpha sau loại. Như vậy, kết quả kiểm định nội tại đều phù hợp với kết quả phỏng vấn về lựa chọn chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương. Từ kết quả này, luận án sẽ sử dụng 14 chỉ số test này vào quá trình đánh giá sự PTTC cho SV trường ĐHHV, gồm: SM1, SM2, SN1, SB2, MD, PHVĐ, HT1, HT2, HT3, CN1, CN2, CN3, CN4, CN5.
- Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn xác định nhóm yếu tố đặc trưng đánh giá sự PTTC cho SV trường ĐHHV (n=20) Nhóm TT Yếu tố thành phần Max Min x S2 yếu tố 1 Sức nhanh 5 4 4.85 0.134 2 Sức mạnh 5 4 4.85 0.134 Yếu tố 3 Sức bền 5 3 4.85 0.239 sư phạm 4 Mềm dẻo 5 4 4.90 0.095 5 Khả năng phối hợp vận 5 3 4.80 0.274 động 6 Yếu tố y Hình thái 5 4 4.90 0.095 7 học Chức năng 5 4 4.95 0.050 Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường ĐHHV TT Nhóm yếu tố Yếu tố thành phần Chỉ số, test Yếu tố sư Lực bóp tay thuận (kg) 1 Sức mạnh phạm 2 Bật xa tại chỗ (cm) 3 Chạy 30m XPC (s) Sức nhanh 4 Chạy 60m XPC (s) 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) Sức bền 6 Chạy Cooper 12 phút (m) 7 Mềm dẻo Dẻo gập thân (cm) 8 Khả năng phối hợp VĐ Chạy con thoi 4 x 10m (s) 9 Yếu tố y học Chiều cao đứng (cm) 10 Hình thái Cân nặng (kg) 11 Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) 12 Công năng tim 13 Dung tích sống (ml) 14 Chức năng Phản xạ đơn (ms) 15 Phản xạ phức (ms) 16 V02max (ml/kg/ph)
- Bảng 3.12. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương Lần 1 Lần 2 Test (n=20) (n=20) Statisticsa Asym Yếu tố p. TT thành Chỉ số, test điểm Tỷ lệ điểm Tỷ lệ Sig. phần Z ưu (%) ưu (%) (2- tiên tiên tailed ) 1 Lực bóp tay thuận (kg) 56 93.33 56 93.33 .000b 1.000 Sức mạnh 2 Bật xa tại chỗ (cm) 55 91.67 55 91.67 .000b 1.000 3 Chạy 30m XPC (s) 58 96.67 58 96.67 .000b 1.000 Sức nhanh Chạy 60m XPC (s) - .0230 4 37 61.67 41 68.33 .3801b Chạy tùy sức 5 phút (m) - .0410 5 38 63.33 42 70.00 Sức bền 2.000b 6 Chạy Cooper 12 phút (m) 57 95.00 57 95.00 .000b 1.000 7 Mềm dẻo Dẻo gập thân (cm) 54 90.00 54 90.00 .000b 1.000 Khả năng 8 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 51 85.00 51 85.00 .000b 1.000 PHVĐ 9 Chiều cao đứng (cm) 56 93.33 56 93.33 .000b 1.000 10 Cân nặng (kg) 56 93.33 56 93.33 .000b 1.000 Hình thái Chỉ số khối cơ thể BMI .000b 1.000 11 56 93.33 56 93.33 (kg/m2) 12 Công năng tim 58 96.67 58 96.67 .000b 1.000 13 Dung tích sống (ml) 57 95.00 57 95.00 .000b 1.000 14 Chức năg Phản xạ đơn (ms) 54 90.00 54 90.00 .000b 1.000 15 Phản xạ phức (ms) 51 85.00 51 85.00 .000b 1.000 16 V02max (ml/kg/ph) 54 90.00 54 90.00 .000b 1.000
- Bảng 3.13. Quy ước mã các các chỉ số, test đánh giá sự PTTC cho SV trường Đại học Hùng Vương Nhóm Mã Chỉ số, test SM1 Lực bóp tay thuận (kg) Sức mạnh SM2 Bật xa tại chỗ (cm) SN1 Chạy 30m XPC (s) Sức nhanh SN2 Chạy 60m XPC (s) SB1 Chạy tùy sức 5 phút (m) Sức bền SB2 Chạy Cooper 12 phút (m) Mềm dẻo MD Dẻo gập thân (cm) Khả năng PHVĐ PHVĐ Chạy con thoi 4 x 10m (s) HT1 Chiều cao đứng (cm) Hình thái HT2 Cân nặng (kg) HT3 Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) CN1 Công năng tim CN2 Dung tích sống (ml) Chức năng CN3 Phản xạ đơn (ms) CN4 Phản xạ phức (ms) CN5 V02max (ml/kg/ph)
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p |
403 |
51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
323 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
368 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
424 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
428 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
291 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
359 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
317 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
233 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
285 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
351 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
311 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
266 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
147 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
262 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
138 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
162 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
304 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)