intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho học sinh THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo

Chia sẻ: Yumimi Yumimi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho học sinh THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo" được thực hiện nghiên cứu với mong muốn góp phần để thực hiện tư tưởng quan trọng, lớn lao : thông qua dạy học TPVC khơi dậy và nuôi dưỡng năng lực độc lập sáng tạo của người công dân mới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho học sinh THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> ----------<br /> <br /> HOÀNG VĂN VĨNH<br /> <br /> DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945 - 1975 CHO HỌC SINH THPT<br /> THEO HƢỚNG HOẠT ĐỘNG HỌC SÁNG TẠO<br /> <br /> Chuyên ngành : Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt<br /> Mã số<br /> : 62.14.01.11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Viết Chữ<br /> <br /> Phản biện 1: GS. TS. Lê A – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Tôn Thảo Miên – Viện Văn học<br /> Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Trí – Bộ Giáo dục và Đào tạo<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Vào hồi…..giờ…….ngày……..tháng……năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> 2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> DANH MỤC<br /> CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br /> 1. Hoàng Văn Vĩnh - Lỗ Bá Đại (2012), Giá trị biểu tượng “cây xà nu”<br /> trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Ngữ văn 12 nâng cao), Tạp chí Giáo<br /> dục (288) trang 52-54.<br /> 2. Hoàng Văn Vĩnh - Lỗ Bá Đại (2013), Định hướng thiết kế giáo án dạy<br /> học tác phẩm văn chương theo hướng hoạt động học sáng tạo, Tạp chí<br /> Giáo dục (313) trang 40-41.<br /> 3. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng (2013), Định hướng học tập sáng tạo<br /> trong dạy học văn, Tạp chí Thế giới trong ta (426) trang 22-26.<br /> 4. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng (2013), Định hướng học tập sáng tạo<br /> cho học sinh THPT trong dạy học văn, Tạp chí Giáo dục (318) trang 30-32.<br /> 5. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng - Lỗ Bá Đại (2014), Dạy học tác<br /> phẩm "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" theo hướng<br /> tiếp cận văn hóa, Tạp chí Giáo dục (327) trang 39-42.<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 1.1. Quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng và<br /> Nhà nước ta nhận thức sâu sắc, toàn diện, tạo phương hướng có tính chiến lược,<br /> là động lực cho những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học. Trong những<br /> yêu cầu thay đổi cấp bách đó, yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của<br /> người học được đặt ra như là một vấn đề nổi bật hàng đầu.<br /> Luật Giáo dục của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc<br /> hội thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vẫn<br /> giữ nguyên quan điểm về yêu cầu đối với phương pháp giáo dục : "Phương<br /> pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo<br /> của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,<br /> lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".<br /> Trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường<br /> trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ<br /> GD&ĐT ban hành m theo Thông tư số 13 2 12 TT- DĐT ngày<br /> th ng 4<br /> năm 2 12 chương II, điều 7, mục 2c có quy định : “Hướng dẫn học sinh học<br /> tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện”. Điều đó có ý nghĩa là học tập<br /> tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện được chính thức coi như một tiêu chí<br /> đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.<br /> 1.2. Dạy học theo “Phương pháp tích cực” làm cho “học” là quá trình<br /> kiến tạo : HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông<br /> tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất ; "dạy" là quá trình tổ chức<br /> các hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy cho học sinh cách tìm ra chân lí,<br /> trong đó GV phải chú trọng việc hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp<br /> tác), dạy phương pháp và ĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học cho HS.<br /> 1.3. Nằm trong xu thế đổi mới PPDH, luận điểm “Dạy học theo phương<br /> pháp tích cực” được xem như một yêu cầu then chốt của đổi mới PPDH văn ở<br /> nhà trường phổ thông. Không phải là đối tượng - khách thể thụ động tiếp thu<br /> những tri thức đã được GV sắp đặt sẵn, HS theo quan niệm dạy học văn mới<br /> giữ vai trò chủ thể sáng tạo trong khám phá, chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Việc<br /> dạy học TPVC trong nhà trường phổ thông đang nằm trong quỹ đạo chung của<br /> đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Về lí<br /> <br /> 1<br /> <br /> thuyết phương pháp thì hông có vấn đề gì đáng lo ngại, nhưng thực tế ứng<br /> dụng thì việc đổi mới phương pháp dạy học TPVC theo hướng lấy học sinh làm<br /> trung tâm đang đặt GV trước nhiều băn hoăn cả về lí luận lẫn biện pháp thực<br /> hiện. Thực chất thì quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn học của HS là một quá<br /> trình vận động bên trong của bản thân chủ thể HS để tự nhận thức, tự phát triển,<br /> để các em tự vận động từ đối tượng, từ khách thể của quá trình lĩnh hội kiến<br /> thức của GV thành chủ thể tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo và các em tự<br /> giác tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với tác giả thông qua tác phẩm.<br /> Đối chiếu với thực trạng đổi mới phương pháp dạy học TPVC trong nhà<br /> trường hiện nay, chứng kiến những hó hăn lúng túng mà nhiều GV đang<br /> vướng phải, chúng tôi thực sự băn hoăn và thấy cần thiết phải có những cách để<br /> tháo gỡ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp một phần rất nhỏ giải quyết<br /> thực trạng nêu trên của dạy học TPVC trong nhà trường phổ thông hiện nay.<br /> 1.4. Sáng tạo là thuộc tính, là đặc trưng bản chất của con người. Nhờ có<br /> hoạt động sáng tạo, con người tạo ra các điều kiện để duy trì sự tồn tại và tạo ra<br /> chính bản thân con người với tính cách một thực thể tự nhiên - xã hội. Sự phát<br /> triển bền vững của xã hội, sự phát triển toàn diện của mỗi con người phụ thuộc<br /> vào tài năng sáng tạo và các điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo của con<br /> người. Hiện nay, thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ sang nền "kinh tế tri thức" một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò<br /> quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng<br /> cuộc sống. Trong bối cảnh đó, vấn đề phát huy năng lực sáng tạo của con người<br /> đang là vấn đề thu hút sự quan tâm về mặt lý luận và thực tiễn của nhiều ngành<br /> khoa học, trong đó có hoa học giáo dục. Việc chăm lo tạo dựng và phát huy năng<br /> lực sáng tạo của con người không chỉ đơn giản là công việc của từng cá nhân mà<br /> là vấn đề chiến lược của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển.<br /> Chọn và giải quyết vấn đề “Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho HS<br /> THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo”, chúng tôi muốn góp phần để thực<br /> hiện tư tưởng quan trọng, lớn lao : thông qua dạy học TPVC hơi dậy và nuôi<br /> dưỡng năng lực độc lập sáng tạo của người công dân mới.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Luận án hướng tới các mục đích cơ bản sau:<br /> - Tiếp thu lí luận DH theo hướng hoạt động học sáng tạo, từ đó tìm ra<br /> một số biện pháp dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 nhằm<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2