intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên (hệ đào tạo) tại Học viện An ninh Nhân dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu xác định yếu tố ảnh hưởng tới công tác giảng dạy võ thuật, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó luận án lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. Qua đó giúp sinh viên nâng cao khả năng vận dụng môn võ thuật CAND.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên (hệ đào tạo) tại Học viện An ninh Nhân dân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGÔ HẢI HÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN VÕ THUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN CHO SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục Thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS Nguyễn Đương Bắc Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thy Ngọc Phản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Dũng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 2: PGS.TS Lưu Thiên Sương Trường Đại học TDTT Tp HCM Phản biện 3: PGS.TS Trần Tuấn Hiếu Viện Khoa học Thể dục Thể thao Luận án được bảo vệ trước Hội đồng luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thể dục Thể thao vào hồi giờ…ngày…..tháng…..năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục Thể thao
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Quyết định số 1546/QĐ-T31 của Giám đốc Học viện ANND về việc ban hành chương trình môn học hệ chính quy đã chỉ rõ [20]: "Võ thuật CAND là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành trong chương trình khung giáo dục Đại học khoa học An ninh...". Võ thuật CAND là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt chiếm thời lượng học tập lớn, là một môn võ tổng hợp được lực lượng CAND nghiên cứu, tập luyện và sử dụng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu hàng đầu của công tác giảng dạy là ứng dụng hiệu quả các kỹ chiến thuật vào công tác thực tế chiến đấu với các loại hình tội phạm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ những yêu cầu của thực tế chiến đấu, đòi hỏi các chuyên gia, giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên phải nghiên cứu, lựa chọn những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng, đặc biệt cho sinh viên hệ đào tạo Học viện ANND. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một số ít các công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới vấn đề này như: Bùi Trọng Phương (2019) [30], Hà Mười Anh (2019) [1], Lê Mạnh Cường (2020) [10], Nguyễn Thanh Hải [18]... Trong thực tế, sinh viên Học viện ANND tập luyện môn võ thuật CAND còn có bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu hụt mà chưa được khắc phục như: Khả năng thực hiện các kỹ chiến thuật chưa tốt, khả năng phối hợp các kỹ chiến thuật chưa linh hoạt hay khả năng ứng dụng, vận dụng võ thuật chưa hiệu quả cao trong các tình huống khác nhau. Do vậy, việc phải nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy để từ đó góp phần nâng cao năng lực thực hành và khả năng vận dụng võ thuật CAND trong điều kiện thực tiễn cho sinh viên tại Học viện ANND là nhiệm vụ cấp thiết cần làm. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên (hệ đào tạo) tại Học viện An ninh Nhân dân. Hiện nay Học viện ANND tồn tại 02 hệ đào tạo: Hệ đào tạo đại học chính quy và đại học liên thông, trong luận án sử dụng cụm từ “sinh viên hệ
  4. 2 đào tạo” nhằm chỉ những sinh viên thuộc hệ đào tạo đại học chính quy, để đảm bảo sự tập trung theo quyết định của hội đồng đánh giá đề cương luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên đại học chính quy. Mục đích nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND, luận án nghiên cứu xác định yếu tố ảnh hưởng tới công tác giảng dạy võ thuật, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó luận án lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. Qua đó giúp sinh viên nâng cao khả năng vận dụng môn võ thuật CAND. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đề tài giải quyết ba mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. Mục tiêu 2: Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. Mục tiêu 3: Lựa chọn và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Giảng viên võ thuật có năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, chưa thực sự kích thích được sự chủ động của người học; Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn võ thuật CAND tại Học viện ANND còn mang nặng tính truyền thống chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức, kỹ năng, mà chưa đánh giá hết được hết năng lực của sinh viên; Kết quả học tập môn võ thuật của sinh viên Học viện ANND chưa cao, chủ yếu đạt ở mức trung bình khá, vẫn còn tỷ lệ nhỏ ở mức yếu. 2. Qua nghiên cứu, luận án xác định được 13 nhân tố thuộc 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND gồm: Nhóm yếu tố thuộc về giảng viên (3 nhân tố); Nhóm yếu tố thuộc về sinh viên (3 nhân tố); Nhóm yếu tố yếu tố về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học (3 nhân tố); Nhóm yếu tố yếu tố về nội dung giảng dạy (3 nhân tố);
  5. 3 Nhóm yếu tố yếu tố khách quan (1 nhân tố). Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá được thực trạng các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND như: Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy võ thuật chưa đa dạng, chất lượng ở mức bình thường; Nguồn học liệu kém phong phú; Nội dung kiến thức trong giáo trình cũ, chưa bắt kịp với xu hướng phát triển võ thuật hiện đại, nhiều nội dung giảng dạy còn trùng lặp với nội dung của giáo trình môn võ hiện đại khác, khối lượng kiến thức về kỹ thuật cơ bản nhiều, chuyên biệt võ thuật CAND còn ít. 3. Qua phân tích những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong công tác giảng dạy võ thuật tại Học viện ANND hiện nay, luận án đã xác định, đề xuất và xây dựng được 9 giải pháp cơ bản mang tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND, các giải pháp bao gồm: Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của võ thuật CAND. Giải pháp 2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học tập môn võ thuật CAND. Giải pháp 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên võ thuật Học viện ANND. Giải pháp 4. Cải tiến phương pháp giảng dạy môn võ thuật CAND. Giải pháp 5. Cải tiến nội dung giảng dạy võ thuật CAND theo hướng chuyên sâu hơn, bài tập mang tính chuyên biệt. Giải pháp 6. Đa dạng hóa các phương tiện dạy học trong giờ học môn võ CAND. Giải pháp 7. Cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá sinh viên. Giải pháp 8. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động CLB võ thuật ngoại khóa. Giải pháp 9. Tăng cường các giải thi đấu võ thuật nội bộ, giao hữu với các trường trong lực lượng ANND, khối trường chuyên nghiệp TDTT. Với 09 giải pháp lựa chọn bước đầu đã được sự thừa nhận của các nhà quản lý và chuyên môn. Đồng thời qua thời gian 1 năm kiểm chứng trên đối tượng khách thể nghiên cứu đã khẳng định được hiệu quả rõ rệt của các giải
  6. 4 pháp thông qua bộ tiêu chí đánh giá chất lượng. Kết quả đó đã góp phần làm nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 1. Ý nghĩa về lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND; Hệ thống hóa tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy võ thuật CAND; Hệ thống hóa những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật nói chung, võ thuật CAND nói riêng. 2. Ý nghĩa về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND; Lựa chọn được các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy võ thuật CAND đồng thời xác định được 13 nhân tố thuộc 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND. Trên cơ ở đó đề xuất và xây dựng được 9 giải pháp cơ bản mang tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Phần mở đầu 4 trang Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 49 trang Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 11 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 81 trang Chương 4: Kết luận và kiến nghị 3 trang Danh mục tài liệu tham khảo Luận án trình bày trong 148 trang A4, trong đó có sử dụng 32 bảng và 07 biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu. Luận án sử dụng 43 tài liệu tham khảo tiếng Việt, 8 tiếng Anh và 16 tiếng Trung và 08 phụ lục. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và võ thuật CAND trong thời kỳ đổi mới 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng giảng dạy 1.4. Khái quát về võ thuật CAND 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật trong lực lượng CAND. 1.6. Những nghiên cứu có liên quan
  7. 5 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.1.4.Phương pháp phân tích SWOT 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê Các phương pháp được trình bày cụ thể trong luận án 2.2. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện ANND. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm: 35 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và giảng viên võ thuật CAND; và 300 sinh viên của Học viện ANND thuộc 3 chuyên ngành đang học năm thứ 2 và năm thứ 3 Và 160 sinh viên tham gia thực nghiệm ứng dụng các giải pháp luận án đã lựa chọn. Đây cũng là nhóm sinh viên học năm thứ 2 và 3 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT và Học viên An ninh nhân dân. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 12 năm năm 2022 và được chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu (Trình bày trong luận án). CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.1.1. Thực trạng về đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND
  8. 6 3.1.1.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND. Kết quả trình bày tại bảng 3.1 (Xem trong luận án): Về số lượng giảng viên võ thuật giảm dần theo từng năm học, năm học 2017-2018 có 12 giảng viên thì đến năn học 2019-2020 chỉ còn 7 giảng viên. Về trình độ giảng viên: Các giảng viên võ thuật CAND đều có trình độ Đại học chuyên ngành võ thuật trở lên, hiện nay có một số giảng viên đang theo học trình độ tiến sĩ. Về chức danh nghề nghiệp: Hơn một nửa giảng viên hiện đang giữ chức danh giảng viên hạng II, và phần còn lại là giảng viên giữ chức danh giảng viên chính. Về độ tuổi của giảng viên: Có thế thấy rằng giảng viên võ thuật chiếm hơn 50% ở độ tuổi 30-40, số còn lại là từ 40-50 và số ít trên 50. 3.1.1.2. Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên võ thuật CAND tại Học viên ANND Luận án tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên dưới góc độ của người học về năng lực của giảng viên trên cơ sở 5 tiêu chí. Kết quả thu được thể thiện tại bảng 3.2 (Bảng xem trong luận án) Qua bảng 3.2 cho thấy: Khi được hỏi ý kiến đánh giá dưới góc độ của người học về 5 năng lực của giảng viên, nhìn chung sinh viên lựa chọn phương án trả lời tốt và rất tốt. Xét giá trị trung bình các phương án trả lời của sinh viên đối với các tiêu chí nhằm đánh giá năng lực của giảng viên ta thấy, với giá trị trung bình từ 4,01 đến 4,13 chứng tỏ sinh viên tham gia khảo sát đánh giá giảng viên có năng lực tốt, theo thang đo Likert (3.40-4.20 điểm), tất cả đều cận kề mức “Rất tốt”. 3.1.2. Thực trạng về phương pháp giảng dạy và hoạt động kiểm tra đánh giá học môn võ thuật CAND tại Học viện ANND 3.1.2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên võ thuật CAND tại học viên ANND Qua bảng 3.3 nhận thấy: Nhóm các phương pháp giảng dạy đặc thù trong võ thuật được các giảng viên nắm rất chắc và thuần thục như: Phương pháp dùng lời nói; Phương pháp trực quan; Phương pháp đối đãi cá biệt; Phương pháp bài tập. Những phương pháp này được sinh viên đánh giá là tốt, quy ra giá trị trung bình dao động từ 3.75-3.90.
  9. 7 Nhóm phương pháp giảng dạy thiên về lý thuyết, sinh viên đánh giá ở mức trung bình, không linh hoạt và thuyết phục như phương pháp giảng dạy thực hành. Xử lý bằng chỉ số 2 chứng tỏ, ngoại trừ 3 phương án 1, 2, 3 thì ý kiến không đồng thuận chiếm ưu thế, còn 4 phương án còn lại ý kiến đồng thuận chiếm ưu thế cao (P
  10. 8 Kết quả kiểm tra, đánh giá mang tính % 10.0 34.3 34.0 17.0 4.7 chủ quan của người dạy Kết quả kiểm tra, SL 4 13 91 138 54 đánh giá khách quan 2. 3.75 23.52 theo đúng năng lực % 1.3 4.3 30.3 46.0 18.0 của người học Đánh giá công bằng, SL 3 18 85 134 60 3. 3.77 25.81 không thiên vị % 1.0 6.0 28.3 44.7 20.0 Đánh giá được chính SL 3 13 96 134 54 4. xác năng lực của 3.74 19.25 % 1.0 4.3 32.0 44.7 18.0 người học Qua bảng 3.4 nhận thấy: Trong 4 phương án đưa ra trưng cầu ý kiến sinh viên, có 3 phương án được sinh viên đánh giá ở mức 3.74-3.77, nghĩa là “Đồng ý” theo thang đo Likert (3.41-4.20). Còn lại tiêu chí Kết quả kiểm tra, đánh giá mang tính chủ quan của người dạy thì được sinh viên đánh giá ở mức “Bình thường”, phân vân với số điểm là 2.72. Xử lý bằng chỉ số 2 chứng tỏ, ngoại trừ phương án 1 thì ý kiến đồng thuận chiếm ưu thế, còn 3 phương án còn lại, ý kiến đồng thuận lại chiếm ưu thế tuyệt đối (P
  11. 9 Luận án tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên dưới góc độ của người học về các hành vi của giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND trên 9 mặt. Kết quả thể hiện tại bảng 3.6. 3.1.3.3. Thực trạng mối quan hệ giữa giảng viên võ thuật CAND và sinh viên tại Học viện ANND Kết quả được trình bày tại bảng 3.7. Qua bảng 3.7 cho thấy: Đánh giá về mối quan hệ giữa giảng viên giảng dạy môn võ thuật CAND và sinh viên, tuy rằng sinh viên có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn cho là mối quan hệ giữa họ là “Tốt” và “Rất tốt”, ý kiến cho là “Kém” và “Rất kém” hết sức hãn hữu, tối đa chỉ chiếm 5.6% (Mối quan hệ thứ 5). Ý kiến sinh viên cho rằng mối quan hệ thầy trò là “Tốt” và “Rất tốt” có điểm trung bình đạt từ 3.99 đến 4.17, theo thang đo Likert là thuộc loại “Tốt”, thật ra là cận “Rất tốt” (4.21 điểm). Ý kiến đánh giá này hoàn toàn hơn hẳn các ý kiến còn lại với 2 giao động từ 49 đến 105, nghĩa là có ý nghĩa thống kê (P
  12. 10 Trung bình 68 42.50 58 41.73 10 47.62 Yếu 15 9.38 13 9.35 2 9.52 Kém 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Đánh giá kết quả học tập môn võ thuật CAND của sinh viên trong năm học 2019-2020 đã cho thấy tỷ lệ đạt mức giỏi chiếm 16.25%, Khá chiếm 31.88%, Trung bình chiếm 42.5%, tuy nhiên vẫn còn 9.38% sinh viên đạt ở mức yếu. 3.1.5. Bàn luận kết qua mục tiêu 1 Bàn luận kết quả đánh giá thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND Về đội ngũ giảng viên võ thuật CAND:Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [12], Bùi Trọng Phương (2019) [35], Nguyễn Thanh Hải (2010) [23], chỉ khác ở điểm số lượng giảng viên võ thuật trong 3 năm học 2017-2020 có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là do cán bộ ở bộ môn võ thuật được điều chuyển sang giảng dạy bộ môn quốc phòng. Về khả năng áp dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên: Kết quả nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của giảng viên CAND tại Học viện ANND của tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [12, tr68-71], và tác giả Hoàng Văn Sơn [36] đã không chỉ ra được điểm hạn chế trong phương pháp giảng dạy của giảng viên võ thuật CAND đó là sử dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Điểm tương đồng trong kết quả nghiên cứu của luận án với hai nghiên cứu nói trên đó là giảng viên võ thuật CAND sử dụng “phương pháp giảng giải, phương pháp trực quan thị phạm động tác trực tiếp, phương pháp tập luyện phân chia và hoàn chỉnh được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả”. Về hoạt động kiểm tra đánh giá môn võ thuật CAND: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn võ thuật CAND của sinh viên tại Học viện ANND từ trước tới nay vẫn mang nặng tính truyền thống. Nghĩa là giáo án đầu tiên giảng viên sẽ phổ biến yêu cầu quy định, nội dung tập luyện và thi kết thúc học phần, đồng thời phổ biến phương pháp kiểm tra đánh giá kết thúc học phần. Theo đó, hoạt động kiểm tra đánh giá kết thúc học phần môn võ thuật CAND tại Học viện ANND chỉ dừng lại ở kiểm tra thực hành, nghĩa là sinh viên được học gì thì trình diễn y nguyên nội dung
  13. 11 học đó khi thi kết thúc học phần. Theo xu hướng cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp kiểm tra đánh giá môn võ thuật CAND tại Học viện đang áp dụng tương đối lạc hậu, không đánh giá hết được năng lực của sinh viên. Về thời lượng học tập môn võ thuật CAND: Kết quả khảo sát 300 sinh viên hiện đang theo học võ thuật CAND cho thấy, thời lượng trung bình ngoài giờ lên lớp mỗi sinh viên dành ra trong một tuần để tập luyện môn võ thuật CAND là 4,14 giờ/tuần. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [10, tr82], so với sinh viên trường ngoài lực lượng vũ trang thì thời gian tập luyện trung bình của sinh viên CAND nhiều hơn hơn 1 giờ/tuần so với kết quả nghiên cứu về giờ học ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội của tác giả Nguyễn Đình Đoàn (2019) ,.... Thời lượng tập luyện trong tuần của sinh viên CAND như vậy là vừa đủ với cường độ vận động trên trung bình (mức khuyến cáo 2.5 giờ/tuần với cường độ cao), nếu cường độ vận động từ mức trung bình trở xuống thì chưa đạt (mức khuyến cáo 5 giờ/tuần với cường độ trung bình). Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là có sự chênh lệch khá lớn về thời lượng luyện tập giữa các sinh viên. Mặc dù mức thời gian luyện tập ngoài giờ lên lớp của mỗi sinh viên trung bình là 4,14 giờ nhưng có đến 50% tức là 150 sinh viên có thời lượng luyện tập 2 giờ/tuần. 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.2.1. Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.2.1.1. Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND Chúng tôi quy ước chỉ lựa chọn những phương án có số phiếu trả lời đạt 70% trở lên ở mức đồng ý để tiếp tục đưa vào nghiên cứu ở những bước tiếp theo. Đó là mức mà ý kiến đồng ý so với ý kiến còn lại hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (2 = 51 với P < 0.001). Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.9 (xem trong luận án) Qua bảng 3.9 cho thấy: Trên cơ sở nguyên tắc lựa chọn được đặt ra trước khi phỏng vấn, luận án đã lựa chọn được 13 nhân tố thuộc 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND.
  14. 12 3.2.1.2. Xác định mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.2.1. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.2.1.1.Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viên ANND Qua bảng 3.11 đánh giá về số lượng cơ sở vật chất cho thấy: mức “Đầy đủ”chỉ thể hiện ở mặt Võ phục và Dụng cụ thi đấu mà thôi (P
  15. 13 Qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.3 chứng tỏ: Nhìn chung, ở câu hỏi về số lượng giáo trình, với giá trị trung bình của các phương án thu được bằng 3,50 cho thấy sinh viên đánh giá giáo trình của môn võ thuật CAND là đầy đủ, những cũng chỉ ở mức tương đối mà thôi (P >0.05). 3.2.1.3. Thực trạng nội dung giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.2.1.4. Thực trạng ý kiến của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên võ thuật CAND tại Học viện ANND Kết quả qua phỏng vấn 5 mức được trình bày tại bảng 3.16 và giá trị trung bình minh họa tại biểu đồ 3.6. Theo thang đo Likert, 12 nội dung kể trên đều được sinh viên đánh giá cao ở mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” lấn át trước những ý kiến còn lại, 2 giao động từ 8.3 đến 77 với P
  16. 14 tác giả Bùi Trọng Phương (2019) [30], và tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [10] không hề nghiên cứu đến. Các yếu tố thuộc về sinh viên Kết quả thi tuyển đầu vào của Học viện ANND hàng năm đều đứng top đầu trong toàn quốc về tỷ lệ chọi, điểm số cao. Với mức điểm tuyển sinh cao mà số tuyển không quá nhiều sẽ là cơ hội để nhà trường tuyển được những sinh viên rất ưu tú, có tri thức. Đây là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật CAND nói riêng, các môn học khác nói chung. Các yếu tố về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Thông qua khảo sát đã cho thấy cơ sở vật chất hiện nay không đa dạng chỉ đáp ứng được một phần tập luyện cơ bản, chất lượng chỉ ở mức bình thường. Cụ thể: Về thảm tập 48% ý kiến đánh giá là đầy đủ, 26% ý kiến cho rằng còn thiếu và rất thiếu. Về địa điểm tập luyện 47.4% ý kiến đánh giá tốt, 20.7% cho rằng không tốt. Về dụng cụ tập luyện (Đích đá, đích đấm, găng, giáp, dụng cụ bảo hộ, dây nhảy...) 54% ý kiến đánh giá đầy đủ, nhưng 19% ý kiến lại cho rằng là không đầy đủ...Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu về Học viện CSND của tác giả Hà Mười Anh (2019) [1, tr63] và không có sai khác với nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [12, tr83]. Về nguồn học liệu: Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học môn võ thuật CAND là đầy đủ lần lượt chiếm 53.7% và 48%, tỷ lệ cho rằng nguồn học liệu không đầy đủ cho việc học môn võ CAND còn tương đối nhiều, giáo trình chiếm 12.7%, tài liệu tham khảo chiếm 28%. Trên thực tế tìm hiểu cho thấy nội dung kiến thức trong giáo trình giảng dạy võ thuật CAND không mới, chưa bắt kịp với xu hướng phát triển võ thuật hiện đại, nhiều nội dung cóp nhặt của các môn Karate và Taewondo...So với kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Mười Anh (2019) [1, tr84] về Học viện CSND thì nguồn học liệu, chương trình cũ hơn, ít phong phú hơn thể hiện ở chỗ “...trang bị cho các chiến sĩ CAND kỹ thuật cơ bản trong võ thuật công an ngay từ đầu, đồng thời vẫn phải đảm bảo tính thực dụng chiến đấu, các nội dung huấn luyện kỹ thuật tấn công được quan tâm, coi trọng...” [1, tr84]. Các yếu tố về nội dung giảng dạy
  17. 15 Nội dung trong chương trình giảng dạy môn võ thuật CAND được hầu hết sinh viên đánh giá là vừa sức đối với sinh viên chiếm 50,8%; môn học thiết thực, hữu ích chiếm 63.7%; trong từng buổi lên lớp bài giảng được thiết kế hợp lý, logic chiếm 60.7%. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến của sinh viên cho rằng Nội dung môn học chỉ mang tính căn bản, chưa chuyên sâu chiếm 33.7% và khả năng vận dụng vào tình huống thực tế không cao chiếm 28.4%; Nội dung chưa kích thích được tư duy vận động của người học chiếm 18%...Kết quả nghiên cứu này tương đối trái ngược với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Cường (2020) [10, tr83]. Đây là những ý kiến hoàn toàn khách quan, điều này đòi hỏi Khoa Quân sự, Võ thuật, TDTT lưu tâm để điều chỉnh hợp lý chương trình và nội dung giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND. 3.3. Lựa chọn và đánh giá giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.3.1. Lựa chọn và xây dựng nội dung giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.3.1.1.Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng 3.17 Qua bảng 3.17 cho thấy: Luận án đã lựa chọn 9/11 giải pháp có số phiếu tán đồng ở mức Rất cần thiết và Cần thiết ở cả hai lần phỏng vấn đạt từ 71.4% đến 91.4%%. Cụ thể là các giải pháp: GP1, GP3, GP4, GP6, GP7, GP8, GP9, GP10, GP11. 3.3.1.2. Xây dựng nội dung chi tiết các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND (Xem trong luận án) 3.3.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND Luận án xây dựng 2 phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy võ thuật CAND của Học viện ANND. Phiếu thứ nhất: Dành cho sinh viên đánh giá gồm 20 câu hỏi. Phiếu thứ 2: Dành cho giảng viên tự đánh giá gồm 20 câu hỏi. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.19 và 3.20. Qua bảng 3.19 cho thấy: Luận án đã lựa chọn 20 tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viên ANND có số phiếu tán đồng ở mức Rất cần thiết và Cần thiết ở cả hai lần phỏng vấn đạt từ 71.43%
  18. 16 - 88.57%. Kết quả phỏng vấn đối với sinh viên cũng thu được 20 tiêu chí có tỷ lệ từ 71.6% đến 84.4% được trình bày tại bảng 3.20. (Nội dung bảng 3.19 và 3.20 xem trong luận án)
  19. Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại HV ANND Kết quả phỏng vấn (n=35) So sánh Lần 1 Lần 2 TT Giải pháp Rất Rất Rất Không Rất Không Cần Bình không Cần Bình không 2 P cần cần cần cần thiết thường cần thiết thường cần thiết thiết thiết thiết thiết thiết GP1. Nâng cao nhận thức của sinh SL 13 12 7 2 1 14 12 6 2 1 viên về vai trò, tầm quan trọng của võ 1. 1.31 >0.05 thuật CAND đối với công việc sau % 37.1 34.3 20 5.7 2.86 40 34.3 17.1 5.7 2.9 này GP 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ SL 9 12 9 3 2 10 12 9 2 2 2. sở vật chất phục vụ công tác giảng 1.16 >0.05 % 25.7 34.3 25.7 8.6 5.7 28.6 34.3 25.7 5.7 5.7 dạy võ thuật CAND GP 3. Tăng cường cơ sở vật chất phục SL 17 12 6 0 0 17 12 5 1 0 3. 0.85 >0.05 vụ học tập môn võ thuật CAND % 48.6 34.3 17.1 0 0 48.6 34.3 14.3 2.9 0 GP 4. Tăng cường công tác bồi SL 19 13 3 0 0 18 13 3 1 0 dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ 4. 0.98 >0.05 chuyên môn cho giảng viên võ thuật % 54.3 37.1 8.6 0 0 51.4 37.1 8.6 2.9 0 Học viện ANND GP 5. Nâng cao chất lượng tuyển SL 10 9 10 3 3 9 11 8 4 3 5. 1.87 >0.05 sinh đầu vào % 28.6 25.7 28.6 8.6 8.6 25.7 31.4 22.9 11.4 8.6 GP 6. Cải tiến phương pháp giảng dạy SL 14 12 6 1 2 13 13 5 2 2 6. 1.65 >0.05 môn võ thuật CAND % 40 34.3 17.1 2.9 5.7 37.1 37.1 14.3 5.7 5.7 GP7. Cải tiến nội dung giảng dạy võ SL 10 16 5 3 1 12 14 6 2 1 7. thuật CAND theo hướng chuyên sâu 2.16 >0.05 % 28.6 45.7 14.3 8.6 2.9 34.3 40 17.1 5.7 2.9 hơn, bài tập mang tính chuyên biệt GP 8. Đa dạng hóa các phương tiện SL 11 14 7 2 1 12 13 8 1 1 8. 1.89 >0.05 dạy học trong giờ học môn võ CAND % 31.4 40 20 5.7 2.9 34.3 37.1 22.9 2.9 2.9 GP 9. Cải tiến phương thức kiểm tra, SL 13 14 6 1 1 13 14 6 2 0 9. 0.66 >0.05 đánh giá sinh viên % 37.1 40 17.1 2.9 2.9 37.1 40 17.1 5.7 0 GP 10. Đa dạng hóa các hình thức SL 12 13 6 2 2 13 12 7 1 2 10. 0.98 >0.05 hoạt động CLB võ thuật ngoại khóa. % 34.2 37.1 17.1 5.7 5.7 37.1 34.3 20.0 2.9 5.7 GP 11. Tăng cường các giải thi đấu võ SL 15 12 5 1 2 15 11 6 1 2 thuật nội bộ, giao hữu với các trường 11. 1.68 >0.05 trong lực lượng ANND, khối trường % 42.86 34.29 14.3 2.9 5.7 42.9 31.4 17.1 2.9 5.7 chuyên nghiệp TDTT
  20. 17 3.3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND 3.3.3.1.Tổ chức thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm tự đối chiếu. Đối tượng thực nghiệm trình bày bảng 3.21. Bảng 3.21. Đặc điểm đối tượng thực nghiệm ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND Năm thứ 2 Năm thứ 3 TT Chuyên ngành Nữ Nam Nữ Nam 1. Trinh sát bảo vệ an ninh xã hội 22 3 24 3 2. Trinh sát bảo vệ an ninh nội bộ 24 2 22 2 3. An ninh điều tra 31 5 16 6 Tổng 160 Thời gian thực nghiệm 1 năm (năm học 2020-2021): Từ tháng 9/2020 đến 7/2021. Được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021; Giai đoạn 2: Từ tháng 3/2021 đến tháng 7/2021 3.3.3.2. Đánh giá thông qua kết quả thực hiện các giải pháp 3.3.3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp Trước thực nghiệm: Thời điểm trước thực nghiệm (tháng 9/2020), luận án tiến hành kiểm tra chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND thông qua sự đánh giá của sinh viên và giảng viên tự đánh giá bằng các tiêu chí mà luận án đã lựa chọn. Mỗi một câu hỏi là một nhận định đòi hỏi giảng viên, sinh viên phải cân nhắc và xác định mực độ đồng ý với nhận định đó theo thanh đo Likert 5 mức độ. Kết quả kiểm tra được trình bày tại bảng 3.22 và bảng 3.23. Qua bảng 3.22 cho thấy: Trong 20 tiêu chí khảo sát giảng viên có 7 tiêu chí được đánh giá ở mức “Tốt” và 13 tiêu chí ở mức “Bình thường”. Qua bảng 3.23 cho thấy: Trong 20 tiêu chí khảo sát SV có 5 tiêu chí được đánh giá ở mức “Tốt” và 15 tiêu chí ở mức “Bình thường”. Nếu ta đem so sánh kết quả đánh giá trước thực nghiệm của giảng viên và sinh viên bằng chỉ số 2 về số tiêu chí ở mức “Tốt” và “Bình thường” (Bảng 3.24) thì về cơ bản là thầy trò có sự đánh giá tương đương 2=0.54 với P>0.05.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2