intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP.HCM một cách khoa học, qua đó góp phần cải thiện thể lực và nâng cao thành tích thi đấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng rổ là một trong những môn thể thao hấp dẫn có đông đảo người tham gia tập luyện và xem thi đấu. Nó là môn thể thao được thi đấu chính thức trong Olympic, Asian Games, Sea Games. Vận động viên bóng rổ cấp cao ngày nay phải có kỹ chiến thuật toàn diện tâm lý vững vàng và đặc biệt phải có trình độ thể lực sung mãn. Thật vậy bóng rổ là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân. Hoạt động bóng rổ đa dạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng. Trên sân đấu, mỗi cú nhảy, mỗi đường chuyền, và mỗi nỗ lực phòng ngự đều đòi hỏi một cơ thể mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với áp lực liên tục. Thể lực không chỉ là yếu tố quyết định giữa chiến thắng và thất bại, mà còn là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và đội bóng. Do đó thể lực đóng vai trò quan trọng và quyết định thành tích thi đấu của môn bóng rổ; có thể lực tốt VĐV sẽ thực hiện tốt các kỹ chiến thuật do huấn luyện viên đề ra hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong thi đấu. Để phát triển thể lực cần có những bài tập phù hợp với đặc điểm khách thể nghiên cứu và giai đoạn huấn luyện. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP.HCM một cách khoa học, qua đó góp phần cải thiện thể lực và nâng cao thành tích thi đấu. Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho các huấn luyện viên, chuyên gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
  2. 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2. Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - 14 test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh 11 test sư phạm và 03 test y sinh. - 20 dấu hiệu quan sát hoạt động thể lực và tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh gồm: Bảng điểm, bảng phân loại, phân loại tổng hợp và công thức A tính điểm trung bình. - 61 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh cụ thể: Bài tập phát triển sức nhanh (03 bài tập), Bài tập phát triển sức nhanh – linh hoạt (02 bài tập), Bài tập phát triển sức nhanh – khéo léo (05 bài tập), Bài tập phát triển sức nhanh – mềm dẻo – khéo léo (05 bài tập), Bài tập phát triển sức mạnh (05 bài tập), Bài tập phát triển sức bền (01 bài tập), Bài tập phát triển sức nhanh - bền (03 bài tập), Bài tập phát triển các tố chất thể lực hỗn hợp (42 bài tập). 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 140 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (38 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (19 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (86 trang); phần kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 38 bảng, 14 biểu đồ, 9 hình vẽ, 152 tài liệu tham khảo, trong đó có 48 tài liệu bằng tiếng Việt, 100 tài liệu bằng tiếng Anh, 04 trang web và 13 phụ lục.
  3. 3 B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG RỔ 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LỰC TRONG BÓNG RỔ 1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP TDTT 1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Qua nghiên cứu phân tích những nội dung phần tổng quan nêu trên cho thấy, Bóng rổ hiện đại phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu) và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu). Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người … Tần số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2 giây thì có một thay đổi). Khối lượng vận động trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao rất lớn, các VĐV phải di chuyển tổng cộng 5000 – 7000m, phải thực hiện 130 – 140 lần bật nhảy, 120 – 150 lần chạy biến tốc và dừng nhanh. Riêng về hoạt động di chuyển phòng thủ của VĐV nam bóng rổ trong thi đấu đã lên tới 1340 – 2430m. Qua đó cho thấy thể lực là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết của một VĐV bóng rổ hiện đại.
  4. 4 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: 16 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ của TP. Hồ Chí Minh (phụ lục 1). Độ tuổi trung bình: 23.5 ± 3.54 tuổi (cao nhất 30 tuổi và thấp nhất 20 tuổi), Chiều cao trung bình: 169.25 ± 4.77cm, Cân nặng trung bình: 64.75 ± 5.56 kg. Khách thể phỏng vấn: 20 người; trong đó 04 chuyên gia, Cán bộ quản lý; 10 HLV và 06 giảng viên bóng rổ tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng (phụ lục 2). 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là 16 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Khách thể thực nghiệm trong khoảng thời gian từ 01/06/2020 – 31/10/2020 theo chu kỳ huấn luyện năm. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y học 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.6. Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.7. Phương pháp toán thống kê 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Nhà tập luyện Phú Thọ, Nhà thi đấu Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh, Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng. 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu: từ tháng 01/2017 đến 12/2023,
  5. 5 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ CHÍ MINH. 3.1.1. Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm 2019 ban huấn luyện sử dụng 51 bài tập để huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. 3.1.2. Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu luận án tiến hành theo 02 cách: Cách 1: Quan sát hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu chính thức Cách 2: Xây dựng tiêu chuẩn qua đó ứng dụng đánh giá. 3.2.1.1. Quan sát hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu Để tiến hành quan sát các hoạt động thể lực của VĐV luận án tiến hành lựa chọn các dấu hiệu quan sát. Qua tham khảo, tổng hợp tài liệu luận án lựa chọn được 23 dấu hiệu quan sát Từ kết quả tổng hợp trên, luận án xây dựng phiếu và tiến hành phỏng vấn 20 người (04 chuyên gia, Cán bộ quản lý; 10 HLV, 06 giảng viên). Kết quả phỏng vấn luận án chọn được 20 dấu hiệu quan sát hoạt động thể lực của khách thể nghiên cứu. Luận án tiến hành xây dựng phiếu quan sát và tiến hành quan sát tổng hợp kết quả quan sát tại phụ lục 5 các dấu hiệu phân theo lượt thi đấu (lượt đi, lượt về và toàn giải) qua bảng 3.3.
  6. Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả quan sát các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh trong giải Vô địch bóng rổ quốc gia năm 2019 TỔNG HỢP Dấu hiệu, thể lực Tổng số Đạt Không đạt SL % SL % SL % Sức nhanh: 2192 100 1829 74.5 363 25.5 - Chuyền nhanh 1435 100 1283 89.4 152 10.6 - Dẫn bóng nhanh 271 100 212 78.2 59 21.8 - Di chuyển nhanh 307 100 241 78.5 66 21.5 - Ném rổ nhanh 179 100 93 52.0 86 48.0 Sức mạnh 513 100 288 55.9 225 44.1 - Tranh bóng trên cao 106 100 55 51.9 51 48.1 - Tranh bóng dưới thâp 104 100 60 57.7 44 42.3 - Tranh bóng bật bảng 176 100 102 58.0 74 42.0 - Chặn đối phương tấn công (khóa chỗ, 127 100 71 55.9 56 44.1 khóa người) Sức bền 48 100 23 47.9 25 52.1 Quan sát biểu hiện của VĐV khi thi đấu ở cuối trận về các mặt (sự phối hợp với đồng đội, di chuyển trên sân, khả năng 48 100 23 47.9 25 52.1 ném rổ, kèm người, tranh bóng...) (Sắc mặt, mồ hôi, biểu hiện về tâm sinh lý ..) Mềm dẻo - Khéo léo 481 100 233 50.2 248 49.8 - Lấy bóng trong tay đối phương 78 100 50 64.1 28 35.9 - Ném rổ khu vực dưới rổ (móc rổ..) 94 100 40 42.6 54 57.4 - Di chuyển cut vào hướng rổ (chạy cut) 169 100 65 38.5 104 61.5 - Dẫn bóng qua đối phương 140 100 78 55.7 62 44.3 Hỗn hợp 1126 100 627 52.6 499 47.4 - Đột phá lên rổ 175 100 75 42.9 100 57.1 - 1 đấu 1 (toàn sân, nữa sân) 306 100 236 77.1 70 22.9 - Phản công nhanh 96 100 44 45.8 52 54.2 - Di chuyển ném rổ 3 điểm 123 100 49 39.8 74 60.2 - Di chuyển ném rổ 02 điểm 152 100 59 38.8 93 61.2 - Ném phạt 68 100 45 66.2 23 33.8 - Phối hợp ném rổ 206 100 119 57.8 87 42.2
  7. 6 Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy thực trạng thể lực của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh có sức nhanh tốt nhất và sức bền yếu nhất. Kết quả quan sát cho thấy thực trạng thể lực của khách thể nghiên cứu khá về sức nhanh, hơi yếu về sức bền và sức mạnh, mềm dẻo – khéo léo, hỗn hợp các tố chất thể lực ở mức trung bình. 3.1.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh luận án tiến hành theo 02 bước: - Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo thang điểm, theo phân loại đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến hành theo 03 bước Qua các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn và kiểm tra độ tin cậy luận án đã xác định 14 test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh gồm: Sức nhanh: Chạy 20m xuất phát cao (giây), Trượt phòng thủ (giây), Dẫn bóng (giây). Sức mạnh: Bật cao tại chỗ (cm), Nhảy lục giác (giây). Độ dẻo: Ngồi dẻo gập thân (cm). Khéo léo: Chạy chữ T (giây), Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây (điểm), Di chuyển ném rổ 2 điểm ở 5 vị trí trong 1 phút (điểm), Di chuyển ném rổ 3 điểm ở 5 vị trí trong 1 phút (điểm). Sức bền: Drill test (giây), VO2max (ml/kg/phút), Công suất yếm khí tối đa (RPP) (w/kg), Công suất yếm khí tương đối (RMP) (w/kg).
  8. 7 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo thang điểm, theo phân loại đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng thang điểm C Luận án kiểm định tính chuẩn của các phân bố xác suất của các tập hợp số liệu theo phương pháp kiểm định Shapyro – Winki (SW). Kết quả kiểm định tất cả tập hợp số liệu đều thuộc dạng phân phối chuẩn hoặc gần chuẩn. Căn cứ vào giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần kiểm tra thứ nhất, luận án tiến hành tính điểm theo thang độ C đã trình bày ở chương 2 theo từng test nghiên cứu thu được kết quả ở bảng 3.8. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại Việc xây dựng thang điểm tiêu chuẩn sẽ cho phép tính điểm cho từng VĐV với từng test đánh giá và từng yếu tố. Tuy nhiên, để lượng hoá được các test khác nhau trong quá trình đánh giá, phân loại thể lực chuyên môn của VĐV, luận án xây dựng tiêu chẩn phân loại từng test làm 5 mức theo quy ước như sau: - Xếp loại Tốt từ 9 đến 10 điểm. - Xếp loại Khá từ 7 đến dưới 9 điểm. - Xếp loại Trung bình từ 5 đến dưới 7 điểm. - Xếp loại Yếu từ 3 đến dưới 5 điểm. - Xếp loại Kém từ 0 đến dưới 3 điểm. 3.1.2.2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh Luận án so sánh thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu với 12 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh thời điểm năm 2004, 13 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh thời điểm năm 2010, 16 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam thời điểm năm 2006 qua kiểm định giá trị trung bình lý thuyết thu được kết quả tại bảng 3.11.
  9. Bảng 3.11. So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. HCM với nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. HCM thời điểm năm 2004, 2010 và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam năm 2006 Nữ TP. Nữ TP. Nữ Việt Nữ TP. HCM HCM HCM Nam năm 2019 Kết quả so sánh năm năm 2006 TT Test N = 16 2004 2010 X SD X X1 X2 X3 P1 P2 P3 1 Chạy 20m XPC (s) 3.73 0.20 3.75 - 3.55 >0.05 - 3.60 2 Bật cao tại chỗ (cm) 48.56 4.41 46.1 - 46.5 0.05 3 Nhảy lục giác (giây) 15.91 0.27 16.2 - 14.23
  10. 8 Số liệu so sánh tại bảng 3.11 cho thấy nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh năm 2019 có ưu thế về thể lực so với nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh năm 2004 và 2010, nhưng yếu hơn so với thể lực của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam 2006. So sánh thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu với 30 nữ VĐV từ 04 đội bóng rổ đứng đầu ở Anh độ tuổi trung bình (25.2 ± 3.0), chiều cao (174.5 ± 5.4), cân nặng (68.2 ± 9.0), các nữ VĐV bóng rổ cấp cao Úc, Anh, SV Mỹ qua kiểm định giá trị trung bình lý thuyết thu được kết quả tại bảng 3.12. Bảng 3.12. So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh với nữ VĐV đội tuyển bóng rổ cấp cao Anh, Úc, SV Mỹ Nữ TP. HCM VĐV VĐV VĐV năm 2019 Kết quả so sánh TT Test Anh Úc SV Mỹ N = 16 X SD X X1 X2 X3 P1 P2 P3 1 Chạy 20m XPC (s) 3.73 0.20 3.50 3.55 -
  11. 9 Bảng 3.14. Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố Điểm trung bình Xếp TT VĐV Sức Sức Độ Khéo Sức TLC loại nhanh mạnh dẻo léo bền M 1 No1 7.9 7.5 8.7 8.1 7.9 8.0 Khá 2 No2 7.5 7.8 7.6 7.3 7.8 7.6 Khá 3 No3 7.9 6.5 7.1 8.1 7.4 7.4 Khá 4 No4 7.3 5.7 6.1 7.3 6.7 6.6 TB 5 No5 6.4 6.3 5.1 5.9 5.4 5.8 TB 6 No6 4.1 4.0 4.6 4.1 3.1 4.0 Yếu 7 No7 5.7 8.0 6.6 5.3 6.8 6.5 TB 8 No8 4.3 4.3 3.5 4.0 4.2 4.1 Yếu 9 No9 3.5 2.8 3.0 4.3 3.1 3.3 Yếu 10 No10 4.9 6.9 7.1 4.3 5.6 5.8 TB 11 No11 2.6 3.5 2.5 3.8 2.3 2.9 Kém 12 No12 3.9 5.2 4.0 4.2 5.2 4.5 Yếu 13 No13 4.2 2.4 5.1 4.4 4.7 4.2 Yếu 14 No14 4.2 3.7 3.5 3.6 4.5 3.9 Yếu 15 No15 3.0 2.6 2.0 2.8 2.5 2.6 Kém 16 No16 2.6 2.8 3.5 2.6 2.7 2.9 Kém Kết quả đánh giá thể lực chuyên môn của 16 nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh tại bảng 3.14 cho thấy: - Không có VĐV xếp loại tốt chiếm 0.0% - Có 03 VĐV xếp loại khá chiếm 18.75% - Có 04 VĐV xếp loại trung bình chiếm 25.0% - Có 06 VĐV xếp loại yếu chiếm 37.50% - Có 03 VĐV xếp loại kém chiếm 18.75%
  12. 10 3.2. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ CHÍ MINH. 3.2.1. Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Bài tập thể lực chuyên môn được chia làm 2 loại: (1) Bài tập thể lực chuyên môn, (2) bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn. Bài tập thể lực chuyên môn: bài tập giống bài tập thi đấu ở hình thức và tiến trình động tác, khác bài tập thi đấu ở đặc điểm LVĐ và giới hạn nhiệm vụ được đặt ra nhằm nâng cao khả năng hoạt động chuyên môn trong điều kiện cơ thể chịu áp lực của LVĐ cao bằng hoặc cao hơn LVĐ thi đấu chính.. Bài tập bổ trợ chuyên môn: là bài tập có động tác dùng trong thi đấu, có nghĩa là các bài tập kỹ thuật đơn lẻ trong các môn bóng và bài tập dẫn dắt trong các môn chu kỳ. Các bài tập được lựa chọn phải lấy trọng tâm là việc phát triển thể lực chuyên cho VĐV đội tuyển đội tuyển bóng rổ nữ TP. HCM. Bài tập chuyên môn hoặc bổ trợ thể lực chuyên môn; Bài tập được tổ chức có tính tuần hoàn (tập liên tục nhiều lần mà không cần bố trí lại trang thiết bị tập); VĐV có thể hoạt động chuyên môn với cường độ cao; Nhiều người có thể cùng tham gia tập luyện. Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của chương trình huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ TP. Hồ Chí Minh. Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lý của khách thể nghiên cứu cũng như quá trình huấn luyện. Để lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho khách thể nghiên cứu luận án xây dựng các nguyên tắc sau:
  13. 11 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn: Bài tập xây dựng phải dựa trên thực tiễn và các điều kiện đảm bảo cho công tác huấn luyện, nhằm phát huy tối đa các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm, tồn tại, hạn chế. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi: Bài tập được xây dựng phải thực hiện được trong điều kiện thực tế huấn luyện. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống: Bài tập xây dựng phải tác động có hệ thống lên sự phát triển thể lực chuyên môn. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả: Bài tập được xây dựng phải phát huy tính hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chuyên môn. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: Bài tập xây dựng phải đảm bảo tính khoa học, cập nhật với xu thế phát triển môn bóng rổ hiện đại. 3.2.2. Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.2.1. Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên bóng rổ từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Để có thể lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên cho VĐV đội tuyển đội tuyển bóng rổ nữ TP. Hồ Chí Minh, trước hết luận án lựa chọn bài tập được dựa trên các nguyên tắc huấn luyện, cơ sở tâm sinh lý, mục đích, yêu cầu về huấn luyện thể lực chuyên môn (mục 3.2.1). Trên cơ sở lựa chọn bài tập, bước đầu lựa chọn các bài tập có tính chất xây dựng nền tảng thể lực chung và thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ bóng rổ nữ TP. Hồ Chí Minh, như: Đặng Hà Việt (2002), (2007), Nguyễn Lê Phạm Huỳnh (2006), Trần Văn Dũng (2016), Bùi Thông Thái (2017), Lê Nguyệt Nga (2007), Nguyễn Ngọc Hải (2004), Liễu Hoàng Trung (2018), Nguyễn Thị Minh Cầm (2010), Boyle. T. (2000), Burrall, Patrick. P (2001), Foran.B., Lawason. E (2001), Krause (1999), Mikes. M., Meyer. R. (2000), Reiter (2001), Koryahin, V. và
  14. 12 cộng sự (2020), Yuliandra, R. (2020), Paulauskas, R. và cộng sự (2020), Mikolajec, K. và cộng sự (2012). Từ những bài tập của các tác giả trên đã nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế của đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh, căn cứ vào chương trình huấn luyện thể lực năm 2019 và các định hướng tại mục 3.2.1, luận án tiến hành chọn ra 66 bài tập và hướng dẫn tập luyện để tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giảng viên phân theo các tố chất thể lực cụ thể như sau: Bài tập phát triển sức nhanh (03 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh – linh hoạt (02 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh - Khóe léo (05 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh – mềm dẻo – Khéo léo (05 bài tập) Bài tập phát triển sức mạnh (05 bài tập) Bài tập phát triển sức bền, nhanh - bền (04 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh – sức mạnh – khéo léo (17 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh-sức mạnh-Mềm dẻo-khéo léo (10 bài tập) Bài tập phát triển sức bền-sức mạnh-Mềm dẻo-khéo léo (03 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh-sức mạnh-sức bền-khéo léo (12 bài tập) 3.2.2.2. Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn. Từ kết quả tổng hợp trên, luận án xây dựng phiếu và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, Cán bộ quản lý, HLV, giảng viên. Kiểm định sự trùng hợp kết quả hai lần phỏng vấn, tiến hành so sánh chúng qua chỉ số x2 (khi bình phương) được thể hiện tại bảng 3.15. Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.15 luận án chọn được 61 bài tập phát triển thể lực chuyên môn (51 Bài tập có bóng và 10 Bài tập không có bóng) cho đội tuyển Bóng rổ nữ Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Bài tập phát triển sức nhanh (03 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh – linh hoạt (02 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh - Khóe léo (05 bài tập)
  15. 13 Bài tập phát triển sức nhanh – mềm dẻo – Khéo léo (05 bài tập) Bài tập phát triển sức mạnh (04 bài tập) Bài tập phát triển sức bền, nhanh - bền (03 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh – sức mạnh – khéo léo (16 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh-sức mạnh-Mềm dẻo-khéo léo (10 bài tập) Bài tập phát triển sức bền-sức mạnh-Mềm dẻo-khéo léo (03 bài tập) Bài tập phát triển sức nhanh-sức mạnh-sức bền-khéo léo (10 bài tập) Căn cứ vào ý kiến góp ý qua phỏng vấn luận án tiến hành điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn tập luyện cho 61 bài tập trên (phụ lục 7). Kết quả nghiên cứu chọn 61 bài tập bài tập phát triển thể lực chuyên môn (51 Bài tập có bóng và 10 Bài tập không có bóng) cho đội tuyển Bóng rổ nữ Thành phố Hồ Chí Minh; các bài tập được chọn cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tiêu biểu như: Đặng Hà Việt (2007), Nguyễn Lê Phạm Huỳnh (2006), Nguyễn Ngọc Hải (2004), Nguyễn Thị Minh Cầm (2010), Burrall, Patrick. P (2001), Koryahin, V. và cộng sự (2020), Yuliandra, R. (2020), Paulauskas, R. và cộng sự (2020), Mikolajec, K. và cộng sự (2012). Bên cạnh đó 61 bài tập được chọn trên cơ sở phát huy những ưu thế từ các bài tập huấn luyện năm 2019 và bổ sung các bài tập mới với những điều chỉnh về lượng vận động, cường độ vận động và quảng ngĩ cho phù hợp với kế hoạch huấn luyện năm 2020 của khách thể nghiên cứu.
  16. 14 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ CHÍ MINH 3.3.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm nhằm chứng minh, kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi 31 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh mà luận án đã lựa chọn (kết quả của mục 3.2). Sự cần thiết và hiệu quả của việc triển khai ứng dụng 61 bài tập được chọn làm minh chứng cho giả thuyết khoa học đã được đề ra. Nhân tố thực nghiệm 61 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh mà luận án đã lựa chọn (kết quả của mục 3.2). Khách thể thực nghiệm Khách thể thực nghiệm 16 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. Thời gian thực nghiệm (bảng 3.17) Thời gian thực nghiệm 01/06/2020 – 31/10/2020 chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thời kỳ chuyển tiếp (CT): 01/06/2020 – 01/08/2020 Giai đoạn 2: Thời kỳ chuẩn bị (CB): 03/08/2020 – 31/10/2020 chia làm 02 giai đoạn: - Chuẩn bị chung (CBC): 03/08/2020 – 30/09/2020. - Chuẩn bị chuyên môn (CBCM): 01/10/2020 – 31/10/2020. Địa điểm thực nghiệm: - Hàng tuần đội tập luyện thể lực vào thứ 2 và thứ 6 từ 18g00 đến 20g00 tại Nhà tập luyện Phú Thọ TP. Hồ Chí Minh. - Hàng tuần đội tập chuyên môn vào thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 7 từ 19g30 đến 21g30 tại Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh.
  17. 15 - Hàng tuần đội tập luyện thêm chuyên môn vị trí và chiến thuật vào trưa thứ 3, thứ 5, thứ 7 từ 11g00 đến 13g00 tại Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng TP. Hồ Chí Minh. Hình thức thực nghiệm: Hình thức thực nghiệm so sánh trình tự (tự đối chiếu). Huấn luyện viên tổ chức thực nghiệm: 03 huấn luyện viên (01 huấn luyện viên trưởng và 02 trợ lý huấn luyện viên) thống nhất kế hoạch và bài tập trong huấn luyện (phụ lục 6). Thời gian huấn luyện thể lực được quản lý chặt chẽ theo giáo án đưa ra loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện chỉ còn lại sự tác động của các bài tập tới khách thể thực nghiệm. Tiêu chí đánh giá: sử dụng tiêu chuẩn đánh giá được xác định từ mục 3.1.1 3.3.2. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển TLCM cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm. Luận án tiến hành đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển TLCM cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Sau thời gian thực nghiệm, luận án tiến hành kiểm tra thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh theo từng thời kỳ huấn luyện: Trước thực nghiệm (TTN), chuyển tiếp (CT), chuẩn bị (CB), chuẩn bị chung (CBC), chuẩn bị chuyên môn (CBCM). So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu giữa các thời kỳ với nhau. Bước 2: Tiến hành đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu qua từng thời kỳ huấn luyện theo nhịp tăng trưởng và theo tiêu chuẩn đánh giá (mục 3.1).
  18. 16 Bước 3: So sánh sự phát triển thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu giữa các thời kỳ huấn luyện với nhau. Bước 4: So sánh hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu trước và sau thực nghiệm. So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu giữa các thời kỳ với nhau. Để đánh giá một cách chính xác và khoa học luận án tiến hành so sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá TLCM của khách thể nghiên cứu giữa các thời kỳ với nhau qua phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) thu được kết quả tại bảng 3.19. Số liệu tại bảng 3.19 cho thấy hầu hết giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu giữa giai đoạn trước thực nghiệm và thời kỳ chuyển tiếp, giai đoạn chuẩn bị chung và giai đoạn chuẩn bị chuyên môn là tương đương nhau (sig > 0.05); thời kỳ chuẩn bị (chung, chuyên môn) có thành tích tốt hơn giai đoạn trước thực nghiệm, thời kỳ chuyển tiếp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05). Kết quả trên cho thấy ở thời kỳ chuyển tiếp giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu tuy có sự chênh lệch với giai đoạn trước thực nghiệm nhưng sự chênh lệch này rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (sig > 0.05) có thể xem như tương đương. Thực tế cho thấy thời kỳ chuyển tiếp ban huấn luyện chỉ sử dụng một số bài tập trò chơi với khối lượng và cường độ không cao để duy trì thể lực cho các VĐV nên sự phát triển thể lực chuyên môn cho các VĐV hạn chế chưa cao. Trong thời kỳ chuẩn bị ban huấn luyện đã sử dụng các bài tập với khối lượng và cường độ tăng dần để chuẩn bị thể lực tốt nhất cho VĐV chuẩn bị thi đấu nên giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu có sự phát triển tốt có sự khác biệt với thời kỳ chuyển tiếp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05).
  19. Bảng 3.19. So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá TLCM của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. HCM qua các thời kỳ huấn luyện. Post - hoc TT Test X BĐ X CT X CBC X CBCM F Sig (Scheff) µ1  µ2, µ3  µ4 1 Chạy 20m XPC (s) 3.73 3.67 3.53 3.47 5.48 .002 µ1, µ2 < µ3, µ4 Bật cao tại chỗ µ1  µ2, µ3  µ4 2 48.56 51.06 55.19 56.63 12.72 .000 (cm) µ1, µ2 < µ3, µ4 Nhảy lục giác µ1  µ2, µ3  µ4 3 15.91 15.73 5.45 5.27 5.58 .002 (giây) µ1, µ2 < µ3, µ4 Ngồi dẻo gập thân µ1  µ2, µ3  µ4 4 20.88 21.94 23.69 24.25 2.90 .042 (cm) µ1, µ2 < µ3, µ4 µ1  µ2, µ3  µ4 5 Chạy chữ T (giây) 11.55 11.46 11.21 11.11 9.93 .000 µ1, µ2 < µ3, µ4 µ1  µ2, µ3  µ4 6 Drill test (giây) 33.19 33.12 31.21 31.12 6.49 .001 µ1, µ2 < µ3, µ4 DC chuyền bóng µ1  µ2, µ3  µ4 7 tối đa trong 30 50.50 52.31 57.38 59.13 10.37 .000 µ1, µ2 < µ3, µ4 giây (điểm) DC ném rổ 2 điểm µ1  µ2, µ3  µ4 8 ở 5 vị trí trong 1’ 16.00 17.00 18.75 19.56 9.31 .000 µ1, µ2 < µ3, µ4 (điểm) DC ném rổ 3 điểm µ1  µ2, µ3  µ4 9 ở 5 vị trí trong 1’ 9.63 10.19 12.63 13.56 19.57 .000 µ1, µ2 < µ3, µ4 (điểm) Trượt phòng thủ µ1  µ2, µ3  µ4 10 11.69 11.63 10.42 10.34 43.25 .000 (giây) µ1, µ2 < µ3, µ4 µ1  µ2  µ3, 11 Dẫn bóng (giây) 8.67 8.58 8.46 8.39 1.74 .168 µ2  µ3  µ4 µ1 < µ4 µ1  µ2  µ3, VO2max/kg 12 45.01 45.36 47.29 48.25 4.71 .005 µ2  µ3  µ4 (ml/phút/kg) µ1 < µ4 CS yếm khí tối đa µ1  µ2  µ3, 13 tương đối (RPP) 9.31 9.44 9.84 10.04 1.80 .157 µ2  µ3  µ4 (w/kg) µ1 < µ4 µ1  µ2  µ3, CS yếm khí tổng 14 7.45 7.56 7.96 8.18 2.47 .071 µ3  µ4 hợp (ACP) (w/kg) µ1, µ2 < µ4 µ1: Ban đầu, µ2: Chuyển tiếp, µ3: Chuẩn bị chung, µ4: Chuẩn bị chuyên môn
  20. 17 So sánh sự phát triển thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu giữa các thời kỳ huấn luyện với nhau. So sánh nhịp tăng trưởng (bàng 3.34) Bảng 3.34. So sánh nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ huấn luyện. Post - hoc TT Test WCT WCBC WCBCM X CB F Sig (Scheff) µ1  µ3 1 Chạy 20m XPC (s) 0.84 1.96 0.81 2.77 71.76 .000 µ1, µ3 < µ2< µ4 Bật cao tại chỗ 2 2.55 3.91 1.28 5.19 59.43 .000 µ3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2