intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý thể thao và quản lý thể thao thành tích cao trong huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat tại Việt Nam, đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu của môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn trong công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam, góp phần nâng cao thành tích thể thao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ` VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TỪ THỊ LÊ NA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỘ MÔN PENCAK SILAT VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở VIỆT NAM Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung Hướng dẫn 2: GS. TS Dương Nghiệp Chí Phản biện 1: PGS.TS Phạm Ngọc Viễn, Hội Khoa học Lịch sử TDTT Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Hữu Trường, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 3: PGS.TS Trần Tuấn Hiếu, Viện Khoa học Thể dục thể thao Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi:…...giờ……ngày…..tháng…..năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam; 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao.
  3. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Pencak Silat là một môn võ thuật cổ xưa ra đời ở vùng quần đảo Nam Dương (Indonesia, Malaysia, Singapore) và có bề dày lịch sử hàng trăm năm.Môn võ này lúc đầu chỉ được dùng để biểu diễn trong các lễ hội, cầu khấn thần linh trải qua năm tháng nó đã trở thành môn võ được đưa vào thi đấu chính thức tại các kỳ Đại hội TDTT trong khu vực và quốc tế. Ngay từ những ngày đầu mới du nhập vào Việt Nam (năm 1989 sau Seagames 15 tại Malaysia), môn võ này đã thu hút mạnh mẽ lực lượng thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Trong những năm gần đây, trên các võ đài quốc tế và khu vực các VĐV Pencak Silat đã giành được những chiến thắng vẻ vang đem lại vinh quang cho nền thể thao nước nhà. Tập luyện và thi đấu thể thao là hai quá trình của VĐV thể thao thành tích cao. Tổ chức quản lý, điều hành tác nghiệp cũng như huấn luyện và chỉ đạo thi đấu thể thao là hai quá trình của HLV TTTTC và các nhà quản lý. Hai quá trình của thực thể các nhà quản lý VĐV - HLV có quan hệ rất mật thiết, biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau, để người VĐV tập luyện tốt, thi đấu đạt thành tích cao đòi hỏi người quản lý và HLV phải có chuyên môn giỏi, nắm chắc và hiểu biết về công tác quản lý VĐV. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng tới chất lượng, năng lực thi đấu đạt thành tích tốt hơn ở VĐV. Rõ ràng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu ở quy mô cấp quốc gia cần được tích cực cải thiện hơn nữa. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý huấn luyện và thi đấu cho VĐV Pencak Silat nhằm nâng cao thành tích cho VĐV trong thời gian tới. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý thể thao và quản lý thể thao thành tích cao trong huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat tại Việt Nam, đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu của môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số
  4. 2 giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn trong công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam, góp phần nâng cao thành tích thể thao. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Để giải quyết được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án tiến hành giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam. Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam. Giả thuyết khoa học của đề tài: Thực trạng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định. Vì vậy, nếu lựa chọn được các giải pháp phù hợp sẽ là cơ sở định hướng tốt cho công tác quản lý huấn luyện và quản lý thi đấu môn Pencak Silat ngày càng phát triển có chất lượng, bài bản và vững chắc hơn nhằm nâng cao thành tích cho các VĐV thể thao thành tích cao môn Pencak Silats tại Việt Nam. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN: Nghiên cứu đã đánh giá được công tác quản lý về huấn luyện và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao trong môn Pencak Silat về các mặt như nguồn lực HLV, VĐV và công tác tuyển chọn đào tạo VĐV, quá trình nghiên cứu cho thấy nguồn lực HLV và VĐV kế cận còn mỏng, VĐV đỉnh cao còn hạn chế, công tác tuyển chọn chủ yếu tập trung vào các giải đấu trong nước, đồng thời bước đầu đã có định hướng tiếp cận với khoa học công nghệ trong việc tuyển chọn VĐV cho việc đào tạo VĐV đỉnh cao. Việc quản lý thi đấu TTTTC trong môn Pencak Silat không nằm ngoài hệ thống thi đấu TTTTC của Việt Nam. Thành tích thi đấu TTTTC của môn Pencak Silat khá ổn định và có chiều hướng phát triển năm sau tốt hơn so với năm trước thể hiện qua thống kê thành tích 10 năm tham gia thi đấu TTTTC của bộ môn này. Kết quả nghiên cứu đề xuất 06 giải pháp quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam với 22 nội dung cụ thể, gồm: Giải pháp 1: Phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước về phát triển các môn thể thao thành tích cao (gồm 04 nội dung).
  5. 3 Giải pháp 2: Đổi mới công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam (gồm 06 nội dung). Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống đào tạo tuyển chọn VĐV trẻ Pencak Silat (gồm 04 nội dung). Giải pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ HLV và trọng tài môn Pencak Silat (gồm 02 nội dung). Giải pháp 5: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức và phòng chống doping cho các VĐV Pencak Silat (gồm 03 nội dung). Giải pháp 6: Truyền thông trong quản lý thể thao thành tích cao môn Pencak Silat ở Việt Nam (gồm 03 nội dung). Để kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành kiểm định sự tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi các nội dung trong các giải pháp của phiếu hỏi, kết quả đã lựa chọn được 22/27 nội dung trong 06 giải pháp mà đề tài đề xuất được cho là phù hợp và khả thi nhất trong việc quản lý môn Pencak Silat về TTTTC ở Việt Nam. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 136 trang: Đặt vấn đề (03 trang); Chương1, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (52 trang); Chương 2, Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (09 trang); Chương 3, Kết quả nghiên cứu và bàn luận (70 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Với tổng số 30 bảng, 08 sơ đồ, 01 biểu đồ; 98 tài liệu tham khảo, trong đó: 83 tài liệu tiếng Việt, 15 tài liệu tiếng Anh và 05 phụ lục.
  6. 4 B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam 1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý 1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý TDTT 1.1.3. Cơ sở lý luận chung về giải pháp 1.1.4. Cơ sở lý luận về quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam 1.2. Quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam: 1.2.1. Quản lý huấn luyện thể thao 1.2.2. Quản lý đào tạo VĐV tại Trung tâm TDTT, quận, huyện 1.2.3. Quản lý thi đấu thể thao 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ thể thao thành tích cao và môn Pencak Silat 1.3. Xu hướng phát triển môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao 1.3.1. Sự phát triển của Pencak Silat ở nước ngoài 1.3.2. Sự phát triển môn Pencak Silat tại Việt Nam 1.3.3. Xu hướng huấn luyện môn Pencak Silat ở Việt Nam 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.4.1. Các công trình nghiên cứu liên quan nước ngoài Sự hình thành lý luận quản lý cổ điển Phương Tây khởi nguồn từ thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Đức, Pháp… 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước TDTT là một hiện tượng xã hội, các hoạt động TDTT đều liên quan tới kinh tế xã hội, vì vậy tất yếu cần sự quản lý của nhà nước (quản lý hành chính - TDTT).
  7. 5 Kêt luận chương 1: Qua quá trình nghiên cứu về tổng quan của luận án đã đưa ra được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận của đối tượng nghiên cứu như sau: Quản lý thể dục thể thao là một loạt các hoạt động tổng hợp, có mục tiêu xác định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp TDTT. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của quản lý chính là con người – hạt nhân và là mối liên kết các yếu tố của hệ thống quản lý TDTT. Con người là yếu tố tích cực nhất, năng động nhất của sức sản xuất xã hội và của đối tượng quản lý. Chỉ có phát huy đầy đủ tính chủ động tích cực và sáng tạo của con người mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu của quản lý. Với nhiều quan điểm về chức năng quản lý xoay quanh 5 hay 7 chức năng, tuy nhiêu vềcác chức năng hầu như đều cùng có các quan điểm cốt lõi giống nhau. Trên cơ sở đó, nhiều nhà khoa học về TDTT đã thống nhất về chức năng quản lý TDTT theo 5 chức năng chính đó là: Kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Nhân sự - Kiểm tra. Qua nghiên cứu cũng đánh giá được sự phát triển môn Pencak Silat ở Việt Nam cũng như trên thế giới để từ đó tìm ra được hướng đi mới đồng thời đưa Pencak Silat của Việt Nam lên một tầm cao mới. Đó là xác định những giải pháp mang tính đột phá, khoa học và đồng bộ để đưa vào quá trình quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu cũng đánh giá được tình hình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước. Nhiều công trình đã đề cập tới việc quản lý lĩnh vực thể dục thể thao trong việc phát triển thể thao thành tích cao, tuy nhiên việc nghiên cứu tiếp cận tới từng môn thể thao thành tích cao nói chung và môn Pencak Silat nói riêng đều chưa được đề cập tới. Do vậy, rất cần hệ thống các giải pháp đưa vào trong quá trình quản lý nhằm định hướng và phát triển các môn thể thao nói chung, môn Pencak Silat nói riêng trong việc quản lý và giám định công tác huấn luyện, đào tạo VĐV thể thao thành tích cao nhằm nâng cao thành tích thể thao một cách ổn định và bền vững.
  8. 6 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam. Khách thể nghiên cứu: Các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Bộ môn Pencak Silat một số tỉnh thành; Tổng cục TDTT (Vụ TTTTC I); Một số cuộc thi đấu Pencak Silat; 30 chuyên gia, huấn luyện viên; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT. Phạm vi nghiên cứu: Quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat tại các đội tuyển và đội tuyển trẻ Quốc gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp phân tích SWO; Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Thời gian nghiên cứu Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2020, và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu sau: Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2017: xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu; bảo vệ đề cương nghiên cứu. Giai đoạn 2: Từ tháng 02/2017 đến tháng 02/2018: Trên các cơ sở lý luận thu thập được xác định 02 chuyên đề luận án tiến sĩ xin ý kiến các thầy hướng dẫn. Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2018 đến tháng 12/2018: Hoàn thành và bảo vệ 3 chuyên đề luận án tiến sĩ; Hoàn thành phần tiểu luận tổng quan; Giai đoạn 4: Từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019: Là giai đoạn xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở và Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại: Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội; Trung tâm HLTT Bắc Ninh, trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học TDTT.
  9. 7 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng về đầu tư ngân sách phát triển thể thao thành tích cao Bảng 3.1. Ngân sách chi cho hoạt động sự nghiệp TDTT 2008 - 2012 2013 - 2015 2016 - 2019 Nội dung chi Tỷ Tỷ Tỷ TT Số chi Số chi Số chi sự nghiệp lệ lệ lệ (tr đồng) (tr đồng) (tr đồng) (%) (%) (%) 1 Chi lương 70.525 5 60.631 4 99.300 4 Chi quản lý hành 2 235.766 16 186.663 11 144.600 6 chính 3 Chi tiền ăn VĐV 235.346 16 296.040 18 472.300 21 4 Chi tiền công VĐV 156.984 10 200.380 12 327.500 14 5 Chi thuê chuyên gia 66.974 4 59.000 4 112.800 5 6 Chi tiền thưởng 148.511 10 164.500 10 251.500 11 Chi tập huấn, thi đấu 7 246.231 16 264.880 16 364.000 16 nước ngoài Chi nghiệp vụ 8 261.065 17 352.700 21 432.000 19 chuyên môn Chi cải tạo, sửa chữa, 9 93.058 6 94.900 6 79.800 3 mua sắm Tổng số 1.514.460 1.679.694 2.283.800 Từ bảng số liệu các mục chi sự nghiệp thể dục thể thao cho thấy nhóm chi cho con người chiếm 75%; chi cho nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn, thi đấu chiếm 19%; chi cho công tác cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị chiếm 6% trên tổng số chi. 3.1.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các chính sách, chế độ cho HLV, VĐV thể thao thành tích cao môn Pencak Silat ở Việt Nam Bảng 3.2: Ngân sách chi cho đầu tư phát triển các môn thể thao thành tích cao và môn Pencak Silat giai đoạn 2015 - 2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chi Môn Chi Môn Chi Môn Chi Môn Chi Môn cho Penca cho Penca cho Penca cho Penca cho Penca TTTT k TTTT k TTTT k TTTT k TTTT k C Silat C Silat C Silat C Silat C Silat 66.11 78.86 62.97 50.33 10.48 10.48 10.48 37.64 10.48 12.97 8 8 6 6
  10. 8 Kết quả thống kê tại các bảng trên cho thấy, ngân sách chi cho Thể thao thành tích cao chiếm hơn 20% ngân sách (năm 2029) chi cho sự nghiệp phát triển TDTT, điều này cũng có thể nói mặc dù có đầu tư nhưng sự đầu từ chưa nhiều và chưa được đồng đều ở tất cả các giai đoạn của thể thao thành tích cao (cao nhất giai đoạn 2015-2016 là chiếm gần 40% chi ngân sách sự nghiệp TDTT). 3.1.3. Thực trạng quản lý nguồn lực HLV và VĐV môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam Để đánh giá thực trạng về nguồn lực VĐV, HLV môn Pencak Silat về TTTTC ở Việt Nam đề tài tiến hành điều tra khảo sát về số lượng, giới tình, lứa tuổi, trình độ và thâm niên tập luyện của VĐV và các HLV tại các Trung tâm HLTT quốc gia đang có VĐV Pencak Silat tập huấn. Kết quả trình bày tại bảng 3.3 và 3.4. Bảng 3.3: Thực trạng lực lượng VĐV Pencak Silat tại cácTrung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) Trung tâm HLTTQG Hà Nội Tp. HCM TT Nội dung Số lượng % Số lượng % 1 Số lượng VĐV 21 61,76 13 38,24 2 Giới tính Nam 14 67 06 46 Nữ 07 33 07 54 3 Lứa tuổi từ 14 - 15 10 77 từ 16 - 17 03 23 từ 18 tuổi trở lên 21 100 4 Thâm niên tập luyện 1 - 2 năm 3 - 4 năm 9 70 5 - 10 năm 17 80 4 30 > 10 năm 4 20 5 Đẳng cấp Kiện tướng 21 100 Cấp I 11 85 Cấp II 02 15
  11. 9 Bảng 3.4: Thực trạng lực lượng HLV Pencak Silat tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) Trung Thâm niên công tác Trình độ đào tạo Số T tâm (năm) Trên Đại học Khác lượng đại học T HLTTQ S HLV < 5 % 5-10 % >10 % SL % SL % % G L 1 Hà Nội 03 02 01 03 100 Tp. Hồ 2 02 02 02 100 Chí Minh Kết quả tại bảng 3.3 và 3.4 cho thấy: Về số lượng HLV và VĐV còn khá hạn chế, lực lượng VĐV trẻ còn khá mỏng. Tương tự, lực lượng HLV tại các trung tâm còn khá ít mặc dù có trình độ chuyên môn và thâm niên công tác, tuy nhiên để phát triển thể thao thành tích cao môn Pencak Silat cần có sự đầu tư hơn nữa về các nguồn nhân lực này. Về công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo lực lượng VĐV kế cận mới tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, cơ sở vật chất của các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hạn chế, trong khi mỗi năm Tổng cục TDTT triệu tập trung bình khoảng 850 lượt VĐV trẻ của 34 đội tuyển quốc gia. Trong đó Pencak Silat khoảng 21 (VĐV đội tuyển) và 13 (VĐV trẻ) lên đội tuyển quốc gia, với số lượng này cho thấy đây là tình hình chung của các môn. Để đánh giá thực trạng công tác này, đề tài giải quyết vấn đề nghiên cứu ở tiến trình nghiên cứu tiếp theo. 3.1.4. Thực trạng quản lý huấn luyện đào tạo và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam 3.1.4.1. Thực trạng quản lý huấn luyện môn Pencak Silat Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về huấn luyện thể thao, quản lý đào tạo VĐV trẻ, lý luận thể thao thành tích cao và các tài liệu liên quan, đồng thời qua thực tiễn huấn luyện, đào tạo VĐV môn Pencak Silat. Đề tài tiến hành khảo sát về thực trạng quản lý các cơ sở đảo tạo môn Pencak Sitlat ở Việt Nam tại về các mặt như số lượng các cơ sở đào tạo, VĐV từ ban đầu cho đến thi đấu đỉnh cao, về các chế độ chinh sách, chăm sóc cho VĐV trong quá trình đào tạo, huấn luyện tại cơ sở. Kết quả được trình bày tại các bảng 3.5, 3.6 và 3.7.
  12. Bảng 3.5. Thực trạng quản lý về các cơ sở đào tạo môn Pencak Silat tại các tỉnh thành trên toàn quốc Hệ thống Số lượng Phụ cấp tiền công Chăm sóc VĐV Các cơ sở đào tạo Cơ quan TT đào tạo Theo Xã hội Dinh Tập quản lý Cơ sở VĐV VĐV HLV Y học tuyến hóa dưỡng luyện UBND CLB Pencak 40.00 quận, Silat trong các 0 đến Từ 150.000 đến 2buổi/tuầ 1 2.000 x không huyện, Trung tâm 50.00 250.000 đ/buổi n Phòng quận, huyện 0 VHTT - HLV trưởng Trẻ: -Trẻ: 375.000 đ/ngày Đội tuyển 215.000đ/n - HLV Tuyển trẻ: Tổng cục Pencak Silat gày 270.000 đ/ngày 3buổi 2 03 59 x x x Thể dục tại các trung - QG: - HLV trưởng QG: /ngày thể thao tâm HLTTQG 270.000đ/n 505.000 đ/ngày gày - HLVQG: 375.000 đ/ngày Đội tuyển Từ 80.000 Pencak Silat 33 800 Tổng cục đến Từ 80.000 đến 3buổi 3 tại thành phố, đến đến x x x Thể dục 270.000/ngà 215.000 đ/ngày /ngày Trung tâm 35 1.000 thể thao y trên toàn quốc 100 2.000 Từ 250.000 đ/buổi CLB do cá 3-5 buổi/ Phòng 4 đến đến x không đến 500.000 không không nhân thành lập tuần VHTT 300 2.500 đ/buổi
  13. 10 Bảng 3.6: Thực trạng phụ cấp của VĐV tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Kết quả phỏng vấn Theo các Đơn Số VĐV Phụ cấp văn bản Mức VĐV Số TT vị VĐV tập luyện Nhà nước được không tính được được ban hành hưởng thụ hưởng hưởng Theo tuyến Tiền công QĐ 152/2018/ 1 Đồng (đội tuyển và 100% 0% tập/ngày NĐ-CP đội trẻ) Tiền thưởng Theo tuyến QĐ 152/2018/ 2 có huy Đồng (đội tuyển và 100% 0% NĐ-CP chương đội trẻ) Theo tuyến QĐ 152/2018/ 3 Tiền ăn Đồng (đội tuyển và 100% 0% NĐ-CP đội trẻ) TT 04/2020/ Trang thiết Dụng Theo Thông 4 TT- bị tập luyện cụ tư quy định BVHTTDL 32% (VĐV đóng 10,5%; Chế độ bảo 5 Trung tâm 100% 0% hiểm đóng 21,5%). Bồi thường tai nạn, QĐ 152/2018/ Theo Quyết 6 bệnh nghề NĐ-CP định nghiệp Các CLB Pencak Silat tại Trung tâm TDTT quận, huyện hoặc trong các trường học và các CLB tư nhận thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân các Quận, huyện và Phòng VHTT của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Hệ thống đào tạo VĐV theo hình thức xã hội hóa, phát triển phong trào là chủ yếu. Do vậy, chỉ có các HLV có tiền phụ cấp huấn luyện còn vấn đề chăm sóc y tế, dinh dưỡng hoặc tiền công tập luyện cho VĐV đều không có giống như các câu lạc bộ do tư nhân thành lập. Tuy nhiên, đây là lực lượng nòng cốt phát hiện và cung cấp các VĐV tài năng cho các cơ sở tập luyện thể thao thành tích cao.
  14. 11 Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn về công tác quản lý VĐV tại cácTrung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (n = 30) Kết quả phỏng vấn Tổ chức quản TT Nội dung quản lý Có Không lý n % n % Giờ ăn, giờ ngủ, giờ tập, thời gian 1 Quản lý về giờ 30 100% học văn hóa Sinh hoạt từ nơi ở; sinh hoạt Quản lý về sinh 2 trong tập luyện; sinh hoạt trong 30 100% hoạt thời gian thi đấu Học các môn văn hóa, kết quả Quản lý về học 3 học tập, nghỉ trong thời gian thi 30 100% văn hóa đấu… Thành phần dinh dưỡng trong 4 Quản lý về ăn 30 100% từng bữa ăn Chuẩn bị thủ tục cho VĐV đi thi đấu; Thông báo nội dung thi đấu; Quản lý trong 5 quản lý các hoạt động ăn, ngủ, 30 100% thời gian thi đấu nghỉ cho VĐV đảm bảo sức khỏe tốt nhất để thi đấu 3.1.4.2. Thực trạng quản lý đào tạo về thể thao thành tích cao môn Pencak Silat Để đánh giá về thực trạng tuyển chọn VĐV Pencak Silatđề tài tiếp tục phỏng vấn các HLV, cán bộ làm công tác quản lý môn Pencak Silat về các nội dung: Hình thức tuyển chọn VĐV Về hình thức tuyển chọn: Để tìm hiểu các hình thức tuyển chọn, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các HLV Pencak Silat tại trung tâm HLTTQG và các chuyên gia, các nhà quản lý về thể thao. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.
  15. 12 Bảng 3.9: Phỏng vấn hình thức tuyển chọn VĐV Pencak Silat (n = 30) Kết quả phỏng vấn Số người Hình thức tuyển chọn Số người X2 TT không lựa P lựa chọn chọn n % n % Liên kết, phối hợp với các cơ sở, CLB, trung tâm TDTT 1 quận, huyện có đào tạo môn 22 73.3 8 26.7 2.36 >0.05 Pencak Silat để tuyển chọn VĐV. Tuyển chọn thông qua hệ 2 thống các giải thi đấu thành 30 100.0 0 0.0 11 0.05 chọn VĐV VĐV tự đăng ký đến tập 4 0 0.0 30 100.0 11 >0.05 luyện Qua bảng 3.9 cho thấy các HLV và chuyên gia tập trung lựa chọn chủ yếu vào việc thông qua các giải đấu để lựa chọn VĐV thi đấu thể thao thành tích các, các lựa chọ về liên kết phố hợp với các Trung tâm TDTT quận huyện, và kinh nghiệm của HLV cũng được đánh giá cao (từ 66,7% đến trên 73% số người lựa chọn) tuy nhiên không đảm bảo độ tin cậy và thống kê cần thiết để đưa vào quá trình nghiên cứu. Về phương pháp tuyển chọn VĐV:
  16. 13 Bảng 3.10: Thực trạng sử dụng các phương pháp tuyển chọnVĐV Pencak Silat (n = 30) Kết quả phỏng vấn Số người Số người không TT Các phương pháp X2 P lựa chọn lựa chọn n % n % Tuyển chọn chỉ dựa vào kinh 1 8 26.7 22 73.3 2.3 >0.05 nghiệm của HLV Tuyển chọn theo các tiêu chí 2 28 93.3 2 12.7 10
  17. Bảng 3.12: Tổng hợp thành tích huy chương môn Pencak Silat tại các giải quốc tế từ năm 2010 – 2019 SEA Games Asiad VĐ Châu Á Trẻ Châu Á Trẻ Thế giới VĐ Thế giới Năm SL V B Đ SL V B Đ SL V B Đ SL V B Đ SL V B Đ SL V B Đ 2010 17 8 4 5 2011 6 21 11 6 4 2012 20 8 9 3 2013 9 3 5 1 2014 2015 10 3 5 2 23 9 7 7 19 7 7 5 2016 20 13 6 1 17 5 7 5 2017 13 4 7 2 13 8 4 1 2018 12 2 7 3 24 13 7 4 15 3 5 7 13 6 3 4 2019 4 1 1 2 20 12 6 2 Ghi chú: SL (số lượng); V (vàng); B (bạc); Đ (đồng)
  18. 14 Từ kết quả thống kê tại bảng 3.12 cho thấy thành tích của môn Pencak Silat trong 10 năm hầu như năm nào cũng có thành tích quốc tế (trừ năm 2014), điều này có thể khẳng định Pencak Silat là một trong những môn thể thao có sự ổn định về thành tích đặc biệt nhìn tại bảng còn cho thấy thành tích năm sau cao hơn năm trước. 3.1.5. Phân tích SWOT về thực trạng quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đánh giá về sự tương tác giữa các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội để nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi đưa vào trong thực tiễn. Đề tài phân tích SWOT dưới dạng ma trận để đánh giá toàn cảnh thực trạng về công tác quản lý nhà nước về TTTTC nói chung và TTTTC trong môn Pencak Silat nói riêng, như sau: O - ĐIỂM MẠNH W - ĐIỂM YẾU (STRENGTHS) (WEAKNESSES) S1.Xây dựng, ban hành, tổ chức thực W1.Cơ chế đầu tư, tài chính đặc thù cho hiện các chính sách đầu tư, tài chính TDTT nói chung và TTTTC nói riêng phát triển thể thao luôn được Đảng và còn hạn chế. Nhà nước quan tâm. W2.Công tác quản lý, hoạch định, xây S2. Bước đầu đã có những chế độ ưu dựng các chính sách mới, đặc thù của đãi và đầu tư kinh phí có trọng tâm, ngành TDTT cho phát triển TTTTC còn trọng điểm cho các VĐV xuất sắc; chậm, không kịp thời. điều kiện nuôi dưỡng, học tập và các W3.Chưa có chính sách khuyến điều kiện đảm bảo về vật chất và tinh khích, ưu đãi phù hợp cho các tổ chức thần. xã hội, doanh nghiệp đầu tư, tài trợ cho S3.Xã hội hóa TTTTC bước đầu đã thu VĐV đạt thành tích. hút thêm nguồn lực xã hội. W4.Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị S4. Đội ngũ HLV và VĐV được quan thể thao cho đào tạo VĐV Pencak Silat tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên về TTTTC thiếu đồng bộ, dàn trải, chất
  19. 15 môn, nghiệp vụ và bước đầu có những lượng không cao. đãi ngộ thích hợp đối với HLV và W5. Cơ chế, chính sách tài chính trong VĐV về TTTTC. phát triển TTTTC, đặc biệt là đào tạo S5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục VĐV Pencak Silat về TTTTC còn vụ công tác huấn luyện và đào tạo mang tính ràng buộc, thiếu tính linh được đầu tư và quan tâm. hoạt. S6. Môn Pencak Silat là một trong W6.Chính sách đầu tư, tài chính cho những môn đạt được thành tích cao phát triển TDTT nói chung, đặc biệt là trong các kỳ đại hội SEA Games và TTTTC chưa theo định hướng thị quốc tế. trường. O - CƠ HỘI T - THÁCH THỨC (OPPORTUNITIES) (THREATS) O1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước T1. Sự phát triển mạnh mẽ của các đối với phát triển TDTT, đặc biệt là nước trong khu vực và thế giới về trình TTTTC được nêu rõ trong Nghị quyết độ và thành tích thể thao; 08-NQ/TW và Nghị quyết 16- NQ/TW T2. Trong điều kiện khó khăn về kinh O2. Yêu cầu thực tiễn đòi hỏi những tế của đất nước, đầu tư cho nhân lực, cơ chính sách đầu tư, tài chính đặc thù sở vật chất – kỹ thuật TDTT là thách trong xu thế hội nhập quốc tế. thức lớn cho ngành TDTT; O3. Lực lượng VĐV môn Pencak Silat T3. Cơ chế, chính sách tài chính trong thể hiện năng lực và trình độ ngày lĩnh vực TDTT còn bị ràng buộc bởi càng tiếp cận với trình độ của VĐV nhiều chính sách tài chính chung; khu vực và thế giới. T4.Sự quan tâm đầu tư từ xã hội cho O4. Sự chuyển hướng mạnh mẽ trong phát triển TTTTC chưa nhiều, phần đầu tư phát triển các môn thể thao lớn là đầu tư từ nhà nước trọng điểm. T5.Yêu cầu phát triển thành tích thể O5. Nhận thức của các cấp quản lý thao ở các môn Olympic để tiến kịp thuộc ngành TDTT và của xã hội về với trình độ của thế giới đòi hỏi nhiều phát triển các môn thể thao Olympic nhóm chính sách khác nhau (con
  20. 16 được khẳng định và luôn hướng đến sự người, vật chất, tinh thần, khoa học và đổi mới công nghệ…); O6. Sự chủ động sáng tạo của đội ngũ T6.Tài trợ, quảng bá của các tổ chức, cán bộ quản lý, HLV trong công tác doanh nghiệp hạn chế. huấn luyện, đào tạo và tuyển chọn VĐV thi đấu thể thao thành tích cao. Bàn luận mục tiêu 1: Bàn luận về thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam có tính khả thi và phù hợp nhất khi đưa vào thực tiễn trong công tác quản lý môn Pencak Silat nhằm hướng tới nâng cao thành tích cho VĐV, từng bước chuyên nghiệp hóa thể thao trong đó có môn Pencak Silat. Đối với TTTTC, hoạt động của HLV được gắn liền với công tác quản lý và thành tích của VĐV, do đó việc đánh giá thực trạng đội ngũ HLV đội tuyển quốc gia bằng một hệ thống tiêu chí sẽ đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả. Với phạm vi khảo sát đánh giá tương đối rộng, có sự tham vấn của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ quản lý đề tài đã đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của HLV đội tuyển quốc gia. Muốn quản lý VĐV thể thao thành tích cao, đòi hỏi các nhà quản lý, các HLV phải hiểu chức năng nhiệm vụ và các tiêu chuẩn của HLV đội tuyển, phải là nhà sư phạm về giáo dục thể chất có trách nhiệm đào tạo, huấn luyện VĐV, thi đấu giành vinh quanh về cho tỉnh và cho tổ quốc. HLV là người quản lý và trực tiếp điều khiển quá trình giáo dục, đào tạo và huấn luyện VĐV, là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý toàn bộ sự phát triển thành tích VĐV; các nhà quản lý chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chế độ chính sách và chiến lược phát triển thể thao thành tích cao. Như vậy, quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản lý về thể thao thành tích cao môn Pencak Silat đi đến một số kết luận sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2