BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
……..….***…………<br />
<br />
NGUYỄN TRUNG THÀNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỔ HỢP<br />
TRÊN CƠ SỞ POLYOLEFIN VÀ ỨNG DỤNG<br />
TRONG NGÀNH VẬT LIỆU NỔ<br />
<br />
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ<br />
Mã số: 62.44.01.14<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. Nguyễn Văn Khôi<br />
<br />
Phản biện 1: GS, TS. Bùi Chương<br />
Phản biện 2: PGS, TS. Trần Đại Lâm<br />
Phản biện 3: GS, TS. Thái Hoàng<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học<br />
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của luận án<br />
- Dây dẫn tín hiệu nổ và thuốc nổ công nghiệp AD1 được sử dụng nhiều trong<br />
khai thác than, khai thác đá, khác thác dầu mỏ... Cấu tạo dây dẫn tín hiệu nổ gồm một<br />
vỏ ống được chế tạo từ tổ hợp vật liệu PE/EVA và PP/PE, bên trong được rắc một lớp<br />
mỏng thuốc hoạt tính (thuốc nổ hexogen). Hiện nay, dây dẫn tín hiệu nổ ở nước ta<br />
chế tạo có một số nhược điểm như: tỷ lệ dập, nứt nhỏ dọc theo dây dẫn cao, độ bám<br />
dính của thuốc dẫn nổ vào dây dẫn kém, có hiện tượng phân lớp giữa lớp vỏ và lớp<br />
lõi sau khi bọc vỏ... Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng thuốc nổ công nghiệp AD1 là<br />
rất lớn nên nhu cầu về bi nghiền để nghiền, trộn thuốc nổ này là không nhỏ. Bi<br />
nghiền thuốc nổ công nghiệp AD1 hiện nay được gia công bằng gỗ nghiến. Bi gỗ<br />
nghiến có một số nhược điểm như: bị sứt, vỡ trong quá trình nghiền, độ kháng mài<br />
mòn thấp, sự khan hiếm gỗ nghiến do cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng… Tuy dây dẫn<br />
tín hiệu nổ và bi nghiền thuốc nổ AD1 có nhiều nhược điểm nhưng việc nghiên cứu<br />
về 02 sản phẩm này hầu như chưa được đề cập ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu<br />
để nâng cao chất lượng của dây dẫn tín hiệu nổ và chế tạo được bi nghiền để thay thế<br />
cho bi gỗ nghiến sử dụng trong nghiền, trộn thuốc nổ công nghiệp AD1 là rất cần<br />
thiết. Đề tài luận án “Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp trên cơ sở polyolefin và<br />
ứng dụng trong ngành vật liệu nổ” đã kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để giải<br />
quyết nhu cầu cấp thiết của ngành công nghiệp Quốc phòng nên đề tài vừa có ý nghĩa<br />
khoa học vừa có giá trị thực tiễn cao.<br />
- Luận án đã nghiên cứu 03 tổ hợp vật liệu polyme blend gồm: PE/EVA, PP/PP,<br />
PA/PP. Trong đó, tổ hợp vật liệu PE/EVA, PP/PE dùng mLLDPE làm phụ gia tương<br />
hợp được ứng dụng làm dây dẫn tín hiệu nổ. Tổ hợp vật liệu PA/PP đã được nghiên<br />
cứu ảnh hưởng các phụ gia chống oxy hóa, chống tĩnh điện, khảo sát tỷ trọng, độ mài<br />
mòn, điện trở suất bề mặt... nhằm mục tiêu chế tạo được vật liệu sử dụng làm bi<br />
nghiền, trộn thuốc nổ công nghiệp AD1.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme blend PE/EVA, PP/PE đạt yêu cầu kỹ<br />
thuật làm dây dẫn tín hiệu nổ và khắc phục được các nhược điểm hiện nay.<br />
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme blend PA/PP đạt yêu cầu kỹ thuật làm bi<br />
nghiền thuốc nổ công nghiệp AD1 và khắc phục được các nhược điểm hiện nay của<br />
bi gỗ nghiến.<br />
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án<br />
- Nghiên cứu khả năng chảy nhớt của polyme blend<br />
- Xác định tính chất cơ lý của polyme blend đã chế tạo<br />
- Phân tích sự thay đổi khối lượng mẫu theo nhiệt độ (TGA)<br />
- Nghiên cứu cấu trúc hình thái vật liệu polyme blend bằng chụp ảnh hiển vi<br />
điện tử quét (SEM)<br />
- Phân tích nhiệt lượng vi sai quét (DSC)<br />
- Xác định điện trở suất bề mặt<br />
- Đánh giá độ bền lão hóa oxy hóa nhiệt<br />
- Xác định độ cứng của vật liệu<br />
- Xác định độ mài mòn của vật liệu<br />
- Xác định độ hấp thụ nước của polyme blend<br />
1<br />
<br />
- Chế thử dây dẫn tín hiệu nổ và kiểm tra sản phẩm tại Nhà máy Z121. Dây dẫn<br />
tín hiệu nổ được thử nghiệm đánh giá tốc độ nổ, độ nhạy nổ, thử chấn động, thử độ<br />
bền kéo theo QCVN 06:2012/BCT.<br />
- Tiến hành sản xuất bi nghiền và thử nghiệm nghiền, trộn thuốc nổ công nghiệp<br />
AD1 tại Nhà máy Z121.<br />
- Thử nghiệm bi của luận án nghiên cứu để nghiền, trộn thuốc nổ công nghiệp<br />
AD1 và so sánh với bi gỗ nghiến tại Nhà máy Z121.<br />
4. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án gồm các phần chính sau:<br />
- Mở đầu : 2 trang<br />
- Phần kết quả thảo luận: 58 trang<br />
- Phần tổng quan: 48 trang<br />
- Kết luận: 02 trang<br />
- Phần thực nghiệm: 16 trang<br />
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN<br />
1.1. Tổng quan về polyme blend<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu về tổ hợp vật liệu trên cơ sở polyolefin<br />
1.3. Một số ứng dụng của tổ hợp vật liệu trên cơ sở polyolefin<br />
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất, thiết bị sử dụng<br />
- LLDPE là sản phẩm của hãng Sumitomo Polyethylene – Nhật Bản.<br />
- EVA là sản phẩm của hãng Taisox – Đài Loan.<br />
- PA6 được sản xuất bởi BASF (Malaysia) SDN BHD- Malaysia.<br />
- PP được sản xuất bởi LyondellBasell (Hàn Quốc).<br />
- mLLDPE là sản phẩm của hãng Mitsui Chemicals, Inc. – Nhật Bản.<br />
- PP-g-MA là sản phẩm của Sigma-Aldrich Co. LLC - Singapo.<br />
- Phụ gia chống tĩnh điện: AEAS 300, Irgastat P18, Antistatic Agent HKD-100.<br />
- Phụ gia chống oxy hóa: Irganox 1010.<br />
- Máy trộn kín Haake, máy ép Toyoseiki, máy ép phun TH130S…<br />
- Thiết bị phân tích nhiệt DSC, TGA...<br />
- Thiết bị đo tính chất cơ học Zwick.<br />
2.2. Phương pháp thực nghiệm<br />
- Chế tạo mẫu vật liệu polyme blend PE/EVA. Nguyên liệu được sấy trong tủ<br />
sấy ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 5 giờ, cân định lượng với hàm lượng xác định,<br />
trộn đều trước khi đưa vào máy trộn kín Haake. Tiến hành trộn hỗn hợp polyme PE,<br />
EVA trong máy trộn kín Haake với các thông số như sau:<br />
+ Nhiệt độ trộn:<br />
140oC.<br />
+Tốc độ trộn:<br />
40 vòng/ phút.<br />
+ Thời gian trộn:<br />
5 phút.<br />
Vật liệu sau khi lấy ra khỏi máy trộn kín Haake nhanh chóng được ép ở nhiệt độ<br />
o<br />
140 C, lực ép 15 MPa trong thời gian 3 phút trên máy ép Toyoseiki (Nhật Bản). Mẫu<br />
sau khi ép ở dạng tấm có độ dày 1 ÷ 2 mm.<br />
- Chế tạo mẫu polyme blend PE/EVA/mLLDPE. Nguyên liệu được sấy trong tủ<br />
sấy ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 5 giờ, cân định lượng với hàm lượng xác định,<br />
2<br />
<br />
trộn đều trước khi đưa vào máy trộn kín Haake. Tiến hành trộn hỗn hợp polyme PE,<br />
EVA, mLLDPE trong máy trộn kín Haake với các thông số như sau:<br />
- Nhiệt độ trộn:<br />
140oC, 150oC, 160oC.<br />
- Tốc độ trộn:<br />
40 vòng/ phút.<br />
- Thời gian trộn:<br />
5 phút.<br />
Mẫu vật liệu được chế tạo tương tự như trên.<br />
- Chế tạo mẫu vật liệu polyme blend PP/PE và PP/PE/mLLDPE. N<br />
guyên<br />
o<br />
liệu được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 C trong thời gian 5 giờ. Cân định lượng hỗn<br />
hợp theo các đơn phối liệu đã định trước và trộn đều trước khi đưa vào máy trộn kín<br />
Haake. Tiến hành trộn hỗn hợp polyme blend trong máy trộn kín Haake với các thông<br />
số như sau:<br />
- Nhiệt độ trộn:<br />
190oC.<br />
- Tốc độ trộn:<br />
40 vòng/ phút.<br />
- Thời gian trộn:<br />
5 phút.<br />
Vật liệu sau khi lấy ra khỏi máy trộn kín Haake nhanh chóng được ép ở nhiệt<br />
độ 180oC, lực ép 15 MPa trong thời gian 3 phút trên máy ép Toyoseiki (Nhật Bản).<br />
Mẫu sau khi ép ở dạng tấm có độ dày 1 ÷ 2 mm.<br />
- Chế tạo mẫu vật liệu polyme blend PA/PP và PA/PP/PP-g-MA. Nguyên liệu<br />
được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10 giờ. Cân định lượng hỗn<br />
hợp theo các đơn phối liệu đã định trước và trộn đều trước khi đưa vào máy ép phun<br />
TH130S. Tiến hành trộn nóng chảy hỗn hợp polyme PA, PP trong máy máy ép phun<br />
TH130S với 04 vùng nhiệt độ 225oC, 230oC, 245oC, 240oC. Vật liệu sau khi lấy ra<br />
khỏi máy ép phun TH130S nhanh chóng được ép ở nhiệt độ 220oC, lực ép 15 MPa<br />
trong thời gian 3 phút trên máy ép Toyoseiki (Nhật Bản). Mẫu sau khi ép ở dạng tấm<br />
có độ dày 1 ÷ 2 mm.<br />
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN<br />
3.1. Nghiên cứu chế tạo polyme blend PE/EVA<br />
3.1.1. Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme blend PE/EVA<br />
3.1.1.1. Nghiên cứu khả năng chảy nhớt của PE, EVA và polyme blend PE/EVA<br />
Giá trị momen xoắn ổn định của hỗn hợp polyme PE, EVA này nằm trong<br />
khoảng momen xoắn ổn định của EVA và PE. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện<br />
trên hình 3.1 và bảng 3.1.<br />
<br />
3<br />
<br />