BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
……..….***…………<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC TÙNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC PHÂN HỦY MỘT SỐ HỢP CHẤT<br />
HỮU CƠ ĐỘC HẠI TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC BẰNG<br />
QUÁ TRÌNH OXI HÓA TIÊN TIẾN<br />
Chuyên ngành: Hoá lý thuyết và Hóa lý<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.44.01.19<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. Vũ Anh Tuấn<br />
TS. Đào Hải Yến<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Đại Lâm<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại<br />
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công<br />
nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. Tính cấp thiết của Luận án<br />
Quá trình oxi hóa tiên tiến (AOPs) tận dụng lợi thế của các gốc tự do<br />
hoạt tính cao mà chủ yếu là các gốc •OH để thực hiện quá trình phân hủy<br />
các hợp chất độc hại hoặc các chất ô nhiễm khó phân hủy sinh học.<br />
(Linden et al, 2007; Cernigoj et al, 2007). Có nhiều công nghệ AOPs đã<br />
được công bố là có thể sinh ra các gốc •OH và được ứng dụng thành công<br />
trong xử lý nước. Hầu hết trong số này đều sử dụng quang phân UV kết<br />
hợp với các tác nhân oxi hóa mạnh như H2O2, Ozzone, S2O8 (Anipsitakis<br />
and Dionysiou, 2003). Trong những năm gần đây quang phân UV chlorine<br />
(Vogt and Schindler, 1991) mới được đề xuất như là một phương pháp oxi<br />
hóa tiên tiến tạo ra gốc •OH để ứng dụng trong xử lý nước. Hiện nay<br />
UV/chlorine được nghiên cứu trên nhiều đối tượng đơn lẻ về tiềm năng<br />
hình thành các gốc tự do mà chưa có những nghiên cứu ứng dụng hiệu quả<br />
sâu rộng trên nhiều loại đối tượng ô nhiễm độc hại. Vấn đề chi phí xử lý<br />
được đặc biệt quan tâm nhất là trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt.<br />
Đây là đối tượng có chứa nhiều các hợp chất ô nhiễm mới. Các hợp chất<br />
này phần lớn là: dược phẩm, hormone, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc<br />
kháng sinh, các chất ức chế ăn mòn. Những hợp chất này bắt nguồn từ<br />
những hoạt động hàng ngày của con người và được tìm thấy rộng rãi trên<br />
hầu hết các nguồn nước mặt ở phạm vi toàn thế giới (Kolpin et al., 2002;<br />
Kasprzyk-Hordern et al., 2008). Các công nghệ phổ biến dùng để loại bỏ<br />
các hợp chất ô nhiễm mới chủ yếu là: ozonation, than cacbon hoạt tính,<br />
công nghệ màng thẩm thấu với chi phi đầu tư và xử lý rất cao.<br />
Công nghệ xử lý nước thải không được thiết kế để loại bỏ được các<br />
hợp chất ô nhiễm hữu cơ mới, do vậy sự hiện diện của những hợp chất này<br />
ở dòng sau xử lý của các nhà máy nước thải là điều hoàn toàn không bất<br />
ngờ. Nồng độ trung bình của các hợp chất này vào khoảng 0,1-5 µM/L<br />
(Semard et al., 2008; Glassmeyer et al., 2005). Với nồng độ thấp này thì<br />
chưa có những cảnh báo cho người tiêu dùng tuy nhiên nếu các hợp chất<br />
này có mặt ở nồng độ cao hơn thì có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ<br />
nội tiết, do vậy chúng được coi là những hợp chất gây rối loạn nội tiết. Vì<br />
nước là một nguồn tài nguyên có giá trị cao nên sự hiện diện của các hợp<br />
chất ô nhiễm mới và sự phơi nhiễm lâu dài của người tiêu thụ nước với các<br />
hợp chất này đang trở thành một vấn đề lớn mà các nhà sản xuất nước đang<br />
muốn thay đổi. Vai trò của các gốc tự do trong quá trình động học phân<br />
hủy các hợp chất hữu cơ là một hướng được nghiên cứu nhiều. Các gốc tự<br />
do này thường tham gia mạnh vào trong các quá trình oxy hóa khử, hoạt<br />
tính của gốc •OH với các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ đã được nghiên<br />
cứu và công bố rộng rãi trên các tạp chí có uy tín. Bên cạnh đó, trong môi<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
trường nước luôn tồn tại các anion vô cơ và sự ảnh hưởng của chúng đến<br />
sự hình thành các gốc tự do cũng như hoạt tính của các gốc tự do vô cơ đối<br />
với các hợp chất hữu cơ trong môi trường còn ít được nghiên cứu. Các gốc<br />
tự do vô cơ có thể được hình thành theo phản ứng giữa gốc hydroxyl và<br />
các anion vô cơ như: Cl-, SO42-, HCO3-/CO32-,.. và tham gia vào quá trình<br />
oxi hóa khử, làm thay đổi cơ chế oxi hóa các hợp chất hữu cơ, tạo ra các<br />
sản phẩm trung gian và sản phẩm phụ khác nhau,...Các chất ô nhiễm hữu<br />
cơ tồn tại trong môi trường nước có thể bị phân hủy bởi nhiều quá trình<br />
khác nhau. Đặc biệt quá trình phân hủy dưới tác động của ánh sáng mặt<br />
trời, mà cơ bản là tia cực tím (UV) rất đáng quan tâm. Trong phổ mặt trời,<br />
5-10% bức xạ thuộc về vùng tia cực tím (UV), trong khi đó tổng năng<br />
lượng mặt trời ngày nắng trung bình ở mức 5kWh/m2 thì đây là nguồn<br />
năng lượng lớn và gần như vô tận. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về dư<br />
lượng của thuốc kháng sinh và hoá chất bảo vệ thực vật trong nước tự<br />
nhiên cũng như nước sinh hoạt chưa được chú ý nhiều. Nghiên cứu tập<br />
trung vào quá trình phân hủy và hoạt tính của gốc vô cơ với những hợp<br />
chất hữu cơ độc hại là một trong những yếu tố quan trọng để hiểu bản chất<br />
của các quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước<br />
mặt, nước tự nhiên cũng như trong các quá trình xử lý nước khác. Vì vậy<br />
chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu quá trình phân hủy các hợp chất<br />
hữu cơ độc hại, nghiên cứu động học phân hủy và xác định các sản phẩm<br />
phụ bằng các quá trình oxi hóa tiên tiến có sử dụng bức xạ UV (UV;<br />
UV/H2O2;UV/NaClO;UV/xúc tác, UV/HCO3-) trong môi trường nước với<br />
luận án: “Nghiên cứu động học phân hủy một số hợp chất hữu cơ độc hại<br />
trong môi trường nước bằng quá trình oxi hóa tiên tiến”.<br />
2. Mục ti u của luận án<br />
Nghiên cứu động học các quá trình chuyển hóa, khả năng phân<br />
hủy một số hợp chất hữu cơ độc hại bằng các hệ phản ứng quang hóa: UV,<br />
H2O2/UV; UV/NaClO, UV/NaClO/xúc tác; UV/HCO3-/xúc tác tại các<br />
bước sóng 254, 365 nm trong các điều kiện môi trường khác nhau.<br />
3. Nội dung của luận án<br />
- Nghiên cứu động học quá trình khảo sát sự ảnh hưởng của pH, các ion vô<br />
cơ cũng như ảnh hưởng của tác nhân oxi hóa là H2O2 và NaClO đến sự<br />
quang phân hủy của một số hợp chất hữu cơ độc hại như: Sarafloxacin,<br />
Acetamiprid.<br />
- Nghiên cứu động học quá trình chuyển hóa xác định sản phẩm phụ của<br />
các hợp chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước bằng hệ phản ứng<br />
quang hóa UV, UV/H2O2, UV/NaClO tại bước sóng 254nm<br />
- Nhận dạng sản phẩm phụ sinh ra khi phản ứng quang hóa UV tại các<br />
bước sóng 254 nm trong môi trường nước.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Nghiên cứu hiệu suất phân hủy các hợp chất hữu cơ độc hại bằng hệ<br />
quang hóa: UV, UV/NaClO, UV/H2O2/xúc tác, UV/NaClO/xúc tác (GOFe(III), TiO2-GO, TiO2P25), so sánh hiệu quả của các hệ phản ứng quang<br />
hóa khác nhau.<br />
- Nghiên cứu động học quá trình khảo sát sự ảnh hưởng của ion bicacbonat<br />
ở các nồng độ và tỉ lệ xúc tác khác nhau đến sự quan phân hủy các hợp<br />
chất hữu cơ độc hại như: Diclofelac và Fenuron bằng hệ phản ứng<br />
UV/NaHCO3/xúc tác (TiO2P25 và TiO2PC500) tại bước sóng 365 nm.<br />
- So sánh sự quang phân hủy của hai hợp chất hữu cơ: Diclofelac và<br />
Fenuron<br />
- Xác định các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình quang hóa phân hủy<br />
Fenuron và Diclofelac.<br />
4.B cục luận án<br />
Bản luận án gồm 138 trang với 50 bảng số liệu, 91 hình vẽ, 115 tài liệu<br />
tham khảo và 16 phụ lục. Luận án gồm các phần như sau: Mở đầu (3<br />
trang); chương 1: Tổng quan (51 trang); chương 2: Thực nghiệm (17<br />
trang); chương 3: Kết quả và thảo luận (51 trang); kết luận (2 trang).<br />
NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Vai trò và vị trí của các quá trình oxi hóa trong xử lý nước<br />
1.2. Các quá trình oxi hóa tiên tiến<br />
1.3. Tính chất hóa lý của một số gốc tự do điển hình và khả năng tham gia<br />
vào quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ độc hại<br />
1.4. Một số xúc tác quang hóa nghiên cứu trong luận án<br />
1.5. Động học của phản ứng<br />
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất<br />
Các dung môi, hóa chất dùng làm chất chuẩn và dùng để thí nghiệm<br />
phản ứng của luận án là các hóa chất tinh khiết của Merck (Đức) và SigmaAldrich.<br />
2.2. Thực nghiệm<br />
2.2.1. Một s đ i tƣợng nghi n cứu chính của luận án<br />
Bảng 2.4: Các đối tượng nghiên cứu chính của luận án<br />
T n chất<br />
Công thức<br />
Công thức phân tử: C20H17F2N3O3<br />
Khối lượng phân tử: 385,364<br />
g/mol.<br />
<br />
Sarafloxacin<br />
97,3 % (Sara)<br />
<br />
5<br />
<br />