intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc xác định một số phụ gia thực phẩm

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu phát triển ứng dụng của phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc theo kiểu kết nối tụ điện nhằm xác định một số chất phụ gia và kích thích sinh học trong thực phẩm bao gồm phân tích đồng thời bốn chất điều chỉnh độ acid, bảo quản thực phẩm, phân tách đồng thời bốn chất tạo ngọt, và xác định đồng thời ba chất thuộc nhóm β-agonist. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc xác định một số phụ gia thực phẩm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> -----------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN<br /> SỬ DỤNG DETECTOR ĐỘ DẪN KHÔNG TIẾP XÚC<br /> XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM<br /> Chuyên ngành: Hóa phân tích<br /> Mã số: 62440118<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Mai<br /> TS. Nguyễn Thị Ánh Hường<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ.............................................................................<br /> Họp tại...................................................................................................<br /> vào hồi.......giờ, ngày.......tháng.......năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta đã trở nên đáng báo động hơn bao<br /> giờ hết khi một loạt các vụ việc về thực phẩm bẩn bị phanh phui trong thời<br /> gian vừa qua. Các vụ vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm diễn ra khắp<br /> mọi nơi, ở các công ty chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, từ chợ cóc đến<br /> siêu thị uy tín, từ nhà hàng sang trọng đến bếp ăn tập thể trong khu công<br /> nghiệp, trường học, quán cơm bình dân,… Ngộ độc thực phẩm và các bệnh<br /> do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, cuộc<br /> sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí<br /> cho chăm sóc sức khoẻ.<br /> Một trong số các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đang được<br /> quan tâm hiện nay là sử dụng trái phép và tồn dư các chất cấm (như chất tạo<br /> nạc), kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng không đúng liều lượng và quy cách<br /> các chất phụ gia thực phẩm (chất tạo ngọt, chất điều chỉnh độ acid, bảo quản<br /> thực phẩm…), sử dụng các chất cấm trong chế biến, bảo quản thực phẩm và<br /> trong chăn nuôi. Do đó, việc nghiên cứu phát triển các quy trình và phương<br /> pháp phân tích cho các nhóm chất này là rất cần thiết.<br /> Việc phân tích các chỉ tiêu thực phẩm ở VN hiện nay vẫn là vấn đề mới,<br /> chưa có đầy đủ các qui trình phân tích tiêu chuẩn theo TCVN. Thông thường,<br /> việc kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp<br /> sắc ký (như: sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí khối phổ (GC MS), sắc ký ion (IC),..). Tuy nhiên, các thiết bị phân tích này có chi phí đầu<br /> tư lớn và thường chỉ được trang bị tại Viện kiểm nghiệm tuyến Trung ương<br /> (Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia) và một số trung<br /> tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh. Trong khi đó, nhu cầu phân tích, kiểm nghiệm<br /> các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm là rất lớn và nhiều khi cần thực<br /> hiện ngay tại các địa phương để đáp ứng nhiệm vụ kiểm tra ngăn ngừa và xử<br /> lý kịp thời các vụ việc. Phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ<br /> dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (CE - C4D) gần đây được biết đến là<br /> một công cụ hữu hiệu trong phân tích thực phẩm với các ưu điểm nổi trội như<br /> thiết bị nhỏ gọn, hoạt động đơn giản, lượng mẫu và các dung môi hóa chất ít,<br /> chi phí đầu tư và vận hành thấp, có thể chế tạo và linh kiện thay thế sẵn có tại<br /> Việt Nam, từ đó cho chi phí phân tích mẫu thấp hơn so với các phương pháp<br /> phân tích hiện đại khác như HPLC, GC - MS. Phương pháp CE - C4D cho<br /> thấy triển vọng trở thành một công cụ đắc lực trong sàng lọc, kiểm nghiệm an<br /> toàn thực phẩm, nhất là tại các phòng thí nghiệm vừa và nhỏ ở tuyến địa<br /> phương, các chợ và siêu thị, các địa điểm kinh doanh, bếp ăn tập thể hay<br /> nhóm hộ tiêu dùng.<br /> 1<br /> <br /> Với đề tài: “Nghiên cứu phƣơng pháp điện di mao quản sử dụng<br /> detector độ dẫn không tiếp xúc xác định một số phụ gia thực phẩm”, bản<br /> luận án tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu phát triển ứng dụng của<br /> phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc theo<br /> kiểu kết nối tụ điện (CE - C4D) nhằm xác định một số chất phụ gia và kích<br /> thích sinh học trong thực phẩm bao gồm phân tích đồng thời bốn chất điều<br /> chỉnh độ acid, bảo quản thực phẩm (acid formic, acid acetic, acid propionic,<br /> acid butyric), phân tách đồng thời bốn chất tạo ngọt (acesulfam kali,<br /> aspartam, cyclamat natri, saccharin) và xác định đồng thời ba chất thuộc<br /> nhóm β - agonist (sabutamol, ractopamin, metoprolol), trong đó có abutamol<br /> thường được thêm trái phép vào thức ăn chăn nuôi để tăng tỷ lệ thịt nạc của<br /> vật nuôi (còn hay được gọi là chất tạo nạc).<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 1. Tổng quan tài liệu về phương pháp điện di mao quản, về một số phụ<br /> gia thực phẩm, các phương pháp xác định phụ gia thực phẩm và ứng dụng của<br /> phương pháp điện di mao quản trong việc phân tích một số phụ gia thực phẩm<br /> 2. Nghiên cứu khảo sát phương pháp CE - C4D nhằm xác định một số<br /> phụ gia thực phẩm: điều kiện tối ưu để xác định đồng thời bốn acid hữu cơ<br /> (acid formic, acid acetic, acid propionic, acid butyric), bốn chất tạo ngọt<br /> (acesulfam kali, aspartam, cyclamat natri, saccharin) và ba chất tạo nạc lựa<br /> chọn thuộc nhóm các β - agonist (sabutamol, ractopamin, metoprolol).<br /> 3. Nghiên cứu phương pháp chiết pha rắn làm sạch và làm giàu<br /> salbutamol trong mẫu nước tiểu và mẫu thịt lợn nhằm xác định bằng phương<br /> pháp CE - C4D.<br /> 4. Nghiên cứu áp dụng các điều kiện tối ưu đã khảo sát được để phân<br /> tích một số phụ gia thực phẩm trong các mẫu thực tế, đặc biệt là chất tạo nạc<br /> salbutamol trong qui trình khép kín từ thức ăn chăn nuôi, nước tiểu lợn và<br /> thịt lợn.<br /> 5. Đánh giá độ tin cậy và triển vọng của phương pháp CE - C4D trong<br /> việc phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm, so sánh, đối<br /> chứng kết quả phân tích mẫu thực tế với kết quả phân tích bằng các phương<br /> pháp phân tích tiêu chuẩn như: HPLC, GC-MS.<br /> 3. Điểm mới, những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận án<br />  Về mặt khoa học<br /> Phương pháp điện di mao quản với detector UV đã được ứng dụng<br /> nhiều trong phân tích thực phẩm nhưng lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án đã<br /> nghiên cứu ứng dụng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn<br /> không tiếp xúc (CE- C4D) xây dựng quy trình xác định đồng thời một số chất<br /> phụ gia (chất điều chỉnh độ acid, bảo quản thực phẩm và chất tạo ngọt) và<br /> kích thích sinh học (nhóm β - agonist - chất tạo nạc) trong thực phẩm. Tổng<br /> quan nghiên cứu cho thấy, trên thế giới mới chỉ có ba nghiên cứu sử dụng<br /> 2<br /> <br /> phương pháp CE- C4D phân tích các nhóm chất này (trong đó có hai nghiên<br /> cứu xác định nhóm chất tạo ngọt và một nghiên cứu xác định salbutamol<br /> trong dược phẩm). Vì vậy có thể nói luận án đã tiên phong trong việc sử dụng<br /> phương pháp CE- C4D trong lĩnh vực phân tích thực phẩm, đóng góp thê một<br /> phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm, từ đó hi vọng sẽ góp phần vào việc<br /> quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam.<br />  Về mặt thực tiễn<br /> Phương pháp CE - C4D với các ưu điểm về hệ thiết bị mở ra khả năng<br /> áp dụng phân tích nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là<br /> với lĩnh vực an toàn thực phẩm, có ý nghĩa thực tế lớn, thích ứng với hoàn<br /> cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta.<br /> Các quy trình phân tích xây dựng trong luận án đơn giản, dễ thực hiện,<br /> chi phí thấp, có độ chính xác cao, rất phù hợp để áp dụng phân tích các chất<br /> điều chỉnh độ acid, bảo quản thực phẩm và chất tạo ngọt trong các mẫu thực<br /> phẩm, giúp kiểm soát sử dụng đúng hàm lượng và quy cách các phụ gia này<br /> trong thực phẩm.<br /> Đặc biệt là với salbutamol, một chất tạo nạc được sử dụng trái phép<br /> nhiều trong chăn nuôi ở nước ta, quy trình phân tích trong luận án đã được áp<br /> dụng để phân tích salbutamol trong mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu nước tiểu lợn<br /> và mẫu thịt lợn, có thể giúp các nhà quản lý kiểm tra, giám sát và kịp thời<br /> ngăn chặn xử lý việc sử dụng chất cấm này trong chăn nuôi.<br /> 4. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm năm phần chính là: mở đầu, chương 1: tổng quan, chương<br /> 2: nội dung và phương pháp nghiên cứu, chương 3: kết quả và thảo luận, kết<br /> luận. Trong mỗi phần có các hình ảnh và bảng biểu minh họa tương ứng, phù<br /> hợp. Ngoài ra luận án còn gồm đầy đủ các phần: mục lục, danh mục các ký<br /> hiệu và chữ cái viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các công<br /> trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo tiếng Việt,<br /> tiếng Anh và các phụ lục liên quan.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2