intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài An xoa (Helicteres hirsuta) và Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:81

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài An xoa (Helicteres hirsuta) và Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) tại Việt Nam" có bố cục bao gồm: Mở đầu; Tổng quan; Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm; Kết quả và thảo luận; Kết luận; Danh mục các công trình công bố; Tài liệu tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài An xoa (Helicteres hirsuta) và Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ KHÁNH LINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH  SINH HỌC CỦA HAI LOÀI AN XOA (HELICTERES   HIRSUTA) VÀ MÀNG KIÊNG (PTEROSPERMUM   TRUNCATOLOBATUM) THUỘC HỌ TRÔM  (STERCULIACEAE) TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số: 9.44.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG NGỌC QUANG 2. PGS. TS. PHẠM HỮU ĐIỂN Phản biện 1: GS. TSKH Lưu Văn Bôi – Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà   Nội Phản biện 2: PGS. TS. Vũ Đình Hoàng – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Vũ Quốc Trung – Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường  họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội          vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
  3. 4 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Lý do chọn đề tài Sự  phát triển xã hội ngày nay luôn đi kèm với sự  biến đổi của môi trường   sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường ô nhiễm dẫn đến các loại   bệnh dịch nguy hiểm đến tính mạng con người như ung thư, AIDS, COVID­19…   vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu nghiệm. Trong một công bố mới đây của Tổ chức  Y tế  thế  giới, năm 2020 toàn cầu có 19,3 triệu người mắc ung thư, trong đó 9,96  triệu người chết vì ung thư. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không  dừng lại  ở  đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, các nhà   khoa học không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra được các dược phẩm mới, có khả  năng phòng và chữa bệnh cao hơn so với các loại thuốc đã sử dụng.  Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đầy đủ  các   dạng địa hình, khí hậu, thổ  nhưỡng… nên có hệ  thực vật vô cùng phong phú, đa  dạng và độc đáo. Dưới tác động của con người cũng như  tự  nhiên, hệ  thực vật  luôn luôn bị biến đổi. Qua quá trình thu thập, chọn lọc và thử nghiệm, nhân dân ta  đã phát hiện ra các loài thực vật họ  Trôm (Sterculiaceae) có nhiều tác dụng sinh  học quí và đã được sử  dụng trong các bài thuốc cổ truyền của dân tộc. Trong dân   gian, tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bằng cây An xoa (Helicteres hirsuta) thuộc chi  Thâu kén họ  Trôm còn khá mới mẻ.  Ở  Bắc Kạn và Thái Nguyên,  người dân đã   dùng rễ, lá cây này làm thuốc chữa bệnh hen cho kết quả tốt.  Ở Vân Nam (Trung   Quốc), thân và lá cây được dùng trị đau bụng. Tại Việt Nam, cây An xoa được tìm   thấy   tại   các   tỉnh   miền   núi   như   Lâm   Đồng,   Hà   Giang…   Cây   Màng   kiêng  (Pterospermum truncatolobatum) là một trong số ít các loài thuộc chi Pterospermum  họ  Trôm (Sterculiaceae) được tìm thấy tại Việt Nam. Cho đến nay, trên thế  giới   cũng như  tại Việt Nam, cây Màng kiêng dù đã được phát hiện nhưng chỉ  được  nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về  phân loại  thực vật. Vì những lý do  trên đây, trong khuôn khổ  Luận án tiến sĩ hóa học này, chúng tôi chọn đề  tài:  “Nghiên   cứu   thành   phần   hóa   học   và   hoạt   tính   sinh   học   của   hai   loài   An   xoa   (Helicteres hirsuta) và Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) thuộc họ Trôm   (Sterculiaceae) tại Việt Nam” 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là 2 loài thuộc họ  Trôm (Sterculiaceae) tại  Việt   Nam:   cây  An   xoa   (Helicteres   hirsuta),  cây   Màng   kiêng(Pterospermum   truncatolobatum).
  4. 5 3. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã đóng góp những hiểu biết mới về  thành phần hóa học và hoạt  tính sinh học của hai loài thực vật họ Trôm được tìm thấy ở  Việt Nam là cây An  xoa (Helicteres hirsuta), cây Màng kiêng(Pterospermum truncatolobatum). Từ các cặn chiết của thân lá và rễ cây An xoa,phân lập và xác định cấu trúc  hóa học của  14 hợp chất, trong đó có 9 hợp chất từ  rễ  (L1÷L9), 5 hợp chất từ  thân lá (L10­L14) cây An xoa. Trong đó, hợp chất 3β­benzoylbetulinic acid (L3) là  chất mới. Từ cặn chiết của thân lá cây Màng Kiêng, lần đầu tiên phân lập và xác định  cấu trúc hóa học của 8 hợp chất. Trong đó, cấu trúc của M4 và M7 còn được xác  định bằng X­ray đơn tinh thể. Đã tiến hành thử  nghiệm  đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định,  hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính gây độc tế bào của một số cặn chiết. Qua đó  phát hiện một số cặn chiết có tiềm năng sử dụng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe  con người: cặn chiết EtOAc ở thân lá và rễ cây An xoa có hoạt tính chống oxi hóa;  cặn chiết EtOAc  ở rễ cây An xoa và cây Màng kiêng cho hoạt tính  ức chế tế bào  ung thư; cặn chiết butanol ở thân lá và rễ cây An xoa cho hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả  thử  nghiệm hoạt tính gây độc các dòng tế  bào ung thư  SK­Lu­1,  Hep­G2, Hela, SK­Mel­2, AGS của 13 chất phân lập được cho thấy 6 chất từ cây   An xoa (L1, L5, L9, L10, L11, L14) và hai hợp chất từ cây Màng kiêng (M3, M4)  có hoạt tính. Các hợp chất còn lại không có hoạt tính. Kết quả  mô phỏng tương tác đã chỉ  ra trong số  các hợp chất thể  hiện hoạt  tính kháng tế bào ung thư, có hai hợp chất M3 và L5 thể hiện ái lực liên kết mạnh  với wMUS81 kèm theo là các tương tác tạo thành với những amino axit quan trọng   trong vùng hoạt động của đích protein này. Qua đó có thể  nhận định bước đầu  rằng hai hoạt chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư thông qua cơ chế  bất hoạt đích sinh học là protein wMUS81. 4. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 130 trang với 22 bảng số liệu, 62 hình, 6 sơ  đồ. Kết cấu  của luận án gồm: Mở  đầu (2 trang), Tổng quan (25 trang), Phương pháp nghiên  cứu và thực nghiệm (19 trang), Kết quả và thảo luận (65 trang), Kết luận (2 trang),  Danh mục các công trình công bố (1 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang).
  5. 6 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về thực vật họ Trôm Họ  Trôm là họ  thực vật có hoa bao gồm 68 chi, trong đó có chi  Helicteres,   Pterospermum, với khoảng 1000 loài phân bố ở vùng nhiệt đới tới ôn đới. Ở Việt Nam,  GS.Võ Văn Chi đã ghi nhận họ Trôm có 15 chi với 34 loài có thể làm thuốc. 1.2. Thực vật chi Helicteres họ Trôm 1.2.1. Giới thiệu chung thực vật chi Helicteres họ Trôm Chi Thâu kén (Helicteres) họ  Trôm có khoảng 60 loài, phân bố  chủ  yếu  ở  vùng nhiệt đới. Theo GS Võ Văn Chi và Đặng Văn Sơn, tại Việt Nam hiện tím  thấy có 7 loài thuộc chi Thâu kén.  1.2.2. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Helicteres họ Trôm Dựa theo các loại nhóm chất, chia các hợp chất tách được chi này thành 5  loại: các diterpenoid, các flavonoid, các neolignan, các quinine và các triterpenoid. 1.2.3. Ứng dụng của chi Helicteres Trong một công bố khoa học gần đây  (2016) Kejuan Li và các cộng sự [48] cho   thấy cao chiết nước từ rễ cây Dó hẹp Helicteres angustifolia có khả năng ức chế phát  triển tế bào ung thư xương U2OS ở mức khá (IC50 = 62,13   3,94%). Trong khi đó,  cao chiết chloroform từ quả Dó trĩn Helicteres isora lại có khả năng kháng tế bào ung  thư vú MCF­7 khá mạnh với giá trị IC50 = 875   35.3  g/ml.  1.2.4. Cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour) Cây An xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour., còn gọi là Dó lông.  Theo y học cổ truyền, chức năng chính của cây An xoa là hỗ trợ giải độc gan, giúp  gan hồi phục chức năng, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa tốt. Khi nghiên cứu về  cây An xoa (Helicteres hirsuta)được thu hái tại miền tây  Java, Indonesia, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Ohio (Hoa Kỳ) đã phân lập   được   6   lignan   từ   vỏ   thân   cây   đó   là   (+/­)­pinoresinol,   (+/­)­medioresinol,   (+/­)­ syringaresinol,   (­)­boehmenan,   (­)­boehmenan   H   và   alcohol   (+/­)­trans­ dihydrodiconiferyl. Trong đó hoạt chất (+/­)­pinoresinol, có hoạt tính gây độc tế bào  ung thư  khá mạnh với các dòng tế  bào ung thư  phổi Lu1, tế  bào ung thư  tiền liệt   tuyến phụ thuộc hormone LNCaP, tế bào ung thư vú MCF­7 và tế bào ung thư màng   trong tĩnh mạch rốn HUVEC với giá trị ED50 lần lượt là 0,8, 0,5, 1,7 và 1,1  g/mL (đối  chứng dương là Paclitaxel, 0,001­0,008  g/mL).
  6. 7 1.3. Thực vật chi Pterospermum họ Trôm. 1.3.1. Giới thiệu chung thực vật chi Pterospermum họ Trôm Pterospermum là một chi thực vật có hoa, họ Trôm. Cho đến nay, chỉ có một  số  loài trong số  74 loài được tìm thấy thuộc chi này được đặt tên khoa học trong  danh sách thực vật. Ở Việt Nam có 22 loài phân bố khắp từ Bắc vào Nam.  1.3.2. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Pterospermum họ Trôm Cho đến nay, không có nhiều các công trình công bố về thành phần hóa học  của các loài trong chi Pterospermum.  Năm 2011, P. Dixit và cộng sự đã phân lập được 17 hợp chất từ hoa của cây  Pterospermum acerifolium trong đó có 3 hợp chất mới gồm 2 hợp chất flavonoid và   1 lactone đó là pterospermin A, pterospermin B và pterospermin C.  Khi   nghiên   cứu  thành   phần   hóa   học   có   trong   rễ   của  loàiPterospermum   heterophyllum, Shuai Li và cộng sự đã phân lập được hai triterpenoid mới là taraxer­14­ ene­1α,3β­diol   và   3β­hydroxytaraxer­14­ene­1­one.  Ngoài   ra   còn   có   5­hydroxy­2­ methoxy­1,4­naphthoquinone,5,7­dihydroxy­6,8­dimethylchromone  cùng   với     8  triterpene khác.  Từ cành và lá của loài Pterospermum yunnanense Hsue, Haoliang Li và cộng  sự đã phân lập được 1 naphthol mới là 7­hydroxy­6­methyl­1­naphthoic acid methyl  ester. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tách được 8 hợp chất đã biết khác. Tất cả các  hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ P. yunnanense Hsue 1.3.3. Ứng dụng của chi Pterospermum Tại  Ấn Độ,  Pterospermum acerifoliumthường được gọi là Kanakchampa, theo  truyền thống được sử dụng để cầm máu, viêm, đau tai, đau dạ dày, loét máu, thủy đậu,  bệnh lậu, bệnh bạch cầu, bệnh phong, thuốc chống tăng huyết áp và trị giun. Hoa của  P. acerifolium được người dân ở vùng Chota Nagpur thuộc Jharkhand (Ấn Độ) sử dụng  làm thuốc.  Ở Việt Nam, rễ cây Pterospermum heterophyllum được dùng để khử phong,  trừ thấp, dã cơ, hoạt huyết và thông lạc. 1.3.4. Cây Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) Cây Màng kiêng (Pterospermum truncatolobatum) hay còn gọi là Lòng mang  (lá) cụt, hay Mang cụt. Điều kiện thích hợp nhất cho sự  phát triển của cây Màng  kiêng là khí hậu nóng ẩm theo mùa và được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ.  Trên thế  giới cũng như  tại Việt Nam, dù đã được phát hiện và nghiên cứu   về   thực   vật   nhưng   chưa   có   nghiên   cứu   nào   về   thành   phần   hóa   học   cây  Pterospermum truncatolobatum Gagnep (Màng kiêng).  Ở  Việt Nam, cây này được  tìm thấy tại các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng.
  7. 8 1.4. Phương pháp mô phỏng docking phân tử Docking là một trong những phương pháp phổ  biến nhất dùng trong quá   trình thiết kế thuốc dựa trên cấu trúc vì có khả năng dự đoán với độ chính xác khá  cao sự  hình thành liên kết của cấu tử  với thụ  thể  trong túi liên kết. Ra đời từ  những năm 1980, docking phân tử đã trở thành một công cụ thiết yếu trong nghiên   cứu và phát triển thuốc. Quá trình docking được thực hiện thông qua ba bước:   chuẩn bị cấu tử, chuẩn bị protein, mô phỏng docking. Methyl methanesulfonate ultraviolet­sensitive gene clone 1 (MUS81) là một  thành viên của họ Xpf của endonuclease DNA có vai trò thiết yếu trong việc hoàn  thành quá trình tái tổ hợp tương đồng. Việc ức chế protein MUS81 có tác dụng cải   thiện   hoạt   lực   của   các   loại   thuốc   chống   ung   thư   ví   dụ:   5­fluorouracil,   camptothecin, olaparib và cisplatin thông qua nhiều cơ  chế  khác nhau trong các tế  bào  ung thư.  Dựa  trên những  kết quả  tích  cực  đã ghi  nhận  trong  nghiên  cứu,  MUS81 hiện được các nhà khoa học xác định là một mục tiêu mới tiềm năng trong   phát triển thuốc điều trị chống ung thư trong tương lai. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Thu thập mẫu:  2.1.2. Phương pháp xử lý và tạo cao chiết Sử  dụng các phương pháp sắc ký như: Sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký cột  thường (CC), sắc ký lỏng điều chế (prep.HPLC) và các phương pháp kết tinh để chiết  tách các cao chiết và phân lập các hợp chất.. 2.1.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất Cấu trúc các hợp chất được xác định nhờ  sự  kết hợp các phương pháp phổ  hiện đại: phổ khối lượng (ESI­MS,FT­ICR­MS). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một  chiểu (1H­NMR,  13C­NMR, DEPT), hai chiều(HMBC, HSQC, ROESY). Cấu trúc  lập thể của các hợp chất còn được xác định bằng phổ X­Ray đơn tinh thể. 2.1.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học 2.1.4.1. Hoạt tính chống oxy hóa:  Hoạt tính chống oxy hóa được xác định theo  phương pháp DPPH [20]. 2.1.4.2. Hoạt tính kháng sinh:  Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được xác định  dựa trên phương pháp của Hadacek F. [8].   2.1.4.3. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư: Hoạt tính gây độc tế bào ung thư được  xác định theo phương pháp của Scudiero D. A. và cộng sự [71].  
  8. 9 2.1.5. Phương pháp Docking Phương pháp này được tiến hành viện Hóa học các hợp chất thiên,   Viện  Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.1.6. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ­ Thiết bị, dụng cụ. ­ Hóa chất: methanol, n­hexane, dichlorofom, ethyl acetate, butanol, nước cất. 2.2. Thực nghiệm 2.2.1. Cây An xoa 2.2.1.1. Xử lý mẫu thực vật và ngâm chiếttạo cao chiết 2.2.1.2. Xác định thành phần hóa học cây An xoa
  9. Sơ đồ 23. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ rễ cây An xoa (chất L1­L9) Phơi, sấy khô,  Mẫu tươ  i Rễ An Xoa (4,5 kg)    nghiền nhỏ  Ngâm chiết với methanol (7ngày)  Cao tổng (620 g)  ­ Hòa tan trong 600ml nước  ­ Chiết lần lượt với n­hexane, dichloromethane, ethyl acetate, butanol  Cao n­hexane  Cao dichloromethane   Cao ethyl acetate  Cao butanol  Nước  RE  RD  RE   RB  (53,4 g)  (37,18g)  (28,01g)   (123,32g)     1. CC, H:E = 10:1   CC, H:A=10:1  2. CC, H:A=12:1    RD4 (57mg)  RH3.1 (45mg)         CC, H:A=10:1  HPLC, H: E =1:1     L5 (5mg)  L9 (4mg)  L1(5mg)  L2 (4mg)    10
  10. Sơ đồ 24. Sơ đò phân lập các hợp chất từ thân­lá cây An xoa (L10­14) Phơi, sấy khô,  Mẫu tươ  i Thân – lá cây An xoa (10 kg)    nghiền nhỏ  Ngâm chiết với methanol (7ngày)  Cao tổng (450g)  ­ Hòa tan trong 600ml nước  ­ Chiết lần lượt với n­hexane, dichloromethane, ethyl acetate, butanol  Cao n­hexane  Cao dichloromethane   Cao ethyl acetate  Cao butanol  Nước  TLH (9,12 g)  TLD (25,17 g)   TLE (4,82 g)  TLB (21,0 g)    CC, H:E (10:1)  CC, H:E (1:10)  CC, CH2Cl2: MeOH: H2O=9: 1: 0,1  TLH6 (84mg)  L2 (7mg)  TLE1 (48mg)  TLE2 (261mg)  NB (62 mg)   CC,    CC,    CC, H:E=4:1  Kết tinh trong  1. H:E=1:1  1. H:E=1:1  n­hexane lạnh  2. E:M=4:1  2. E:M= 4:1  L10(5mg)  L11 (4 mg)  L1 2(5mg)  E1.2 (92 mg)  L14 (8 mg)   CC, H:E =1:1  L1 3 (5mg)    2.2.1.4. Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các cao chiết từ cây An xoa 2.2.1.5. Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ cây An xoa Thử nghiệm hoạt tính gây độc 5 dòng tế bào ung thư SK­LU­1, HepG2, Hela, SK­Mel­2, AGS của 10 hợp chất phân lập   được từ cây An xoa (L1, L2, L3, L5, L8, L9, L10, L12, L13, L14).  11
  11. 2.2.2. Cây Màng kiêng 2.2.2.1. Xử lý mẫu thực vật và tạo cao chiết  2.2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học cây Màng kiêng  Sơ đồ 26. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây Màng kiêng 2.2.2.3. Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết Thử nghiệm khả năng gây độc tế bào ung thư dòng KB của 4 cao chiết. 2.2.2.4. Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ cây Màng kiêng Tiến hành thử hoạt tính độc tế bào của hợp chất M1 và M4 trên 4 dòng tế bào ung thư khác nhau (Hep­G2, Lu, KB, MCF7)  ở các nồng độ mẫu khác nhau. 2.2.3. Phương pháp mô phỏng docking phân tử với wMUS81 2.2.3.1. Xây dựng cấu trúc và chuẩn bị thông số đầu vào của phối tử Cấu trúc hai chiều và ba chiều của các hợp chất nghiên cứu được xây dựng bằng phần mềm Marvin và Pymol 2.2.2. Các   phối tử được tối ưu hóa năng lượng trong Gaussian bằng hàm DFT (B3LYP/6­31g (d, p)). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng  hợp chất thuốc Mitoxantrone đã được dùng trong điều trị ung thư và có cơ chế ức chế MUS81 làm chất chuẩn. 2.2.3.2. Xây dựng cấu trúc và chuẩn bị thông số đầu vào của protein Cấu trúc 3D của protein wMUS81 được tải về từ ngân hàng cơ sở dữ liệu protein RCSB (https://www.rcsb.org/) với ID là   2MC3. Phần mềm AutoDock Tools (MGLTools) được sử dụng để chuẩn bị cấu trúc protein cho quá trình mô phỏng 2.2.3.3. Docking phân tử Phần mềm AutoDock Tools (MGLTools) được sử dụng để chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho mô phỏng tương tác phân tử, khiến  protein trở thành đích tác dụng tự do, các phân tử nước đã được loại bỏ. Phân tử protein được bổ sung các nguyên tử hydro phân cực,  tham số solvat hóa và tính năng lượng Kollman. Thông tin tọa độ của các nguyên tử trong protein được trích xuất dưới định dạng PDBQT   và được dùng để chạy AutoGrid và AutoDock.  12
  12. Sử dụng các phần mềm Pymol, Discovery Studio Vizualizer, LigPlus và Maestro để phân tích kết quả mô phỏng, biểu diễn   độ  dài liên kết hydro giữa phối tử và protein. Hộp lưới được xây dựng để  bao gồm các amino acid cấu thành vùng hoạt động  protease có kích thước 50 × 60 × 60 (x × y × z) với khoảng cách điểm lưới là 0.375 Å bao gồm các amino acid (ARG59, ARG60,   LEU62, HIS63, ASN65, LEU68, ARG69 – Hình 2­3) Hình 2. Mô phỏng tương tác phân tử tại vùng hộp lưới trên protein wMUS81 AutoGrid và AutoDock được sử  dụng để  tính toán ái lực liên kết giữa phối tử và protease. Các tham số  của thuật toán di   truyền Lamarckian (LGA) được thiết lập với 50 lần mô phỏng cho mỗi phối tử. Các thông số đi kèm cho chạy mô phỏng hiệu năng   cao được thiết lập bao gồm: population size 300, maximum number of energy evaluations 25,000,000, maximum number of top  individuals 1, mutation rate 0.02, crossover rate 0.8, root­mean­square cluster tolerance 2.0 Å.  Cấu   hình   của   hệ   thống   máy   tính   được   sử   dụng   cho   mô   phỏng   như   sau: Intel®CoreTM   i7­9700K   CPU   @   3.60   GHz,   32   GB   DDR4   RAM,   hệ   điều   hành Ubuntu­Linux 14.04.6 LTS. Các kết quả  thu được của quá trình mô phỏng được phân tích thông qua các phần mềm PyMOL,  LigPlot+, Discovery Studio Visualizer và Maestro (Schrödinger). LigPlot+ và PyMOL dùng để tính độ dài liên kết hydrogen và biểu  thị các amino acid tham gia tương tác.Cấu hình liên kết có điểm năng lượng giá trị âm nhiều nhất được tính là cấu hình khả dĩ nhất  và được lựa chọn để phân tích tiếp theo. 13
  13. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cây An xoa 3.1.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập từ cây An xoa Hợp chất L3 (3β­Benzoylbetulinic acid – chất mới)  Hợp chất L3 (4 mg) có dạng tinh thể màu trắng, tan tốt trong dung môi methanol. Dữ liệu phân tích  FT­ICR­MS của L3  phù hợp với công thức phân tử theo tính toán là C37H52O4 (m/z 599,3703 [M+K]+). Trên phổ  1H NMR có các tín hiệu proton cơ bản được thể hiện trong hình 3­9 và 3­10 cụ thể: Tại vùng đặc trưng của  các nguyên tử H trong nhân thơm xuất hiện các tín hiệu tại 7,47; 7,59 và 7,99 ppm tương ứng lần lượt là  H­3’,5’; H­4’ và H­ 2’,6’. Ngoài ra, hai nguyên tử H gắn nhóm exo­metylen được quy kết tại vị trí 4,66 ppm và 4,51 ppm. Đặc biệt tại các vị trí  H  = 0,96 ppm,  H = 1,00 ppm,  H = 0,91 ppm,   H = 0,80 ppm,    H = 1,63 ppm dự đoán là tín hiệu của 6 nhóm methyl trong khung   lupane (triterpenoid)  14
  14. 15
  15. Hình 39, 3­10. Phổ giãn 1H NMR giãn của hợp chất L3 Một số tín hiệu cơ bản của phổ  13C NMR (hình 3­12) bao gồm: Tại vị trí 177,1 và 165,4 ppm có tín hiệu của nguyên tử  carbon của nhóm –COOH và nhóm ­COO­. Tại các vị  trí  C = 130,5 ppm;  C = 129,0 ppm;  C = 128,0 ppm;  C = 132,5 ppm  tương ứng với vòng các nguyên tử C của vòng benzene. Kết hợp với phổ HSQC  (Hình 3­14) cho thấy hợp chất L3 là một ester  giữa một lupanoic acid và benzoic acid.  16
  16. Hình 312. Phổ 13C NMR giãn của hợp chất L3 17
  17. Hình 313. Phổ HSQC dãn của hợp chất L3 Qua phân tích phổ  1H­NMR,13C­NMR, HMBC, HSQC và so sánh với tài liệu tham khảo kết luận hợp chất  L3  là 3β­ benzoylbetulinic acid và là hợp chất tự nhiên mới. L3 (3β­benzoylbetulinic acid) 18
  18. Bảng 31. Dữ liệu phổNMR của L3 19
  19. 1 13 Vị trí H­NMR C­NMR HMBC (ppm), J (Hz) (ppm) (C  H xa) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2