VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
…………***…………<br />
<br />
HỒ VIỆT ĐỨC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH<br />
HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI UVARIA L. - HỌ NA<br />
(ANNONACEAE)<br />
<br />
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ<br />
Mã số: 62.44.01.14<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
Viện Hoá sinh biển<br />
Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Phan Văn Kiệm<br />
Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài<br />
Khoa Dược - Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế<br />
<br />
Phản biện 1: .............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
Phản biện 2: .............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
Phản biện 3: .............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện<br />
Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 18 Hoàng<br />
Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.<br />
Vào hồi<br />
giờ ngày tháng năm<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sự tác động của con người vào tự nhiên trong quá trình sinh sống và phát triển<br />
kinh tế làm cho môi trường ngày càng suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức<br />
khỏe và sự phát triển bền vững của nhân loại. Cùng với thiên tai, tình trạng bệnh<br />
tật diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Gần đây thế giới luôn phải đối mặt<br />
với những bệnh nguy hiểm và có khả năng lan rộng thành đại dịch ở quy mô toàn<br />
cầu. Có thể lấy một số ví dụ điển hình như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô<br />
hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1, dịch Ebola... Thực tế đó đã<br />
thúc đẩy chúng ta luôn phải tìm kiếm các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu quả cao<br />
hơn, tác dụng chọn lọc và giá thành rẻ hơn.<br />
Một trong những con đường hữu hiệu để tìm ra các chất có hoạt tính tiềm<br />
năng, có thể phát triển thành thuốc chữa bệnh là đi từ các hợp chất có nguồn gốc<br />
thiên nhiên. Các hợp chất này thường phù hợp với cơ thể sống, ít độc và thân thiện<br />
với môi trường nên có thể sử dụng trực tiếp để làm thuốc, hoặc làm các mô hình<br />
để nghiên cứu tổng hợp thuốc mới. Nhiều hợp chất có nguồn gốc tự nhiên đã được<br />
phát triển thành các loại thuốc chữa bệnh có hiệu quả cao như taxol, taxotere từ<br />
cây Thông đỏ (Taxus brevifolia); vinblastine, vincristine từ cây Dừa cạn<br />
(Catharanthus roseus); shikimic acid từ cây Đại hồi (Illicium verum); artemisinin<br />
từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua).<br />
Có hai hướng chính trong việc tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính sinh học đó<br />
là từ con đường sàng lọc tự nhiên và từ kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người<br />
dân địa phương. Tri thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong tìm kiếm thuốc<br />
mới với việc giảm thiểu các chi phí sàng lọc ban đầu và các tác dụng đã được định<br />
hướng bởi quá trình nghiên cứu là chứng minh kinh nghiệm sử dụng của người<br />
dân.<br />
Quá trình điều tra và tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc<br />
Pako, Vân Kiều cho thấy một số loài thuộc chi Uvaria gồm Uvaria grandiflora<br />
Roxb. ex Hornem, Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston. và Uvaria fauveliana<br />
(Fin. & Gagnep.) Ast đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan<br />
đến khối u ở địa phương. Các nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cho thấy cao chiết<br />
methanol từ các loài trên thể hiện hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với 6 dòng<br />
tế bào ung thư thử nghiệm, bao gồm LU-1 (ung thư phổi), KB (ung thư biểu mô),<br />
1<br />
<br />
MDA-MB-231 (ung thư vú), Hep-G2 (ung thư gan), SW-480 (ung thư ruột kết) và<br />
MKN-7 (ung thư dạ dày). Hơn nữa, cho đến nay các loài Uvaria grandiflora,<br />
Uvaria cordata và Uvaria fauveliana ít được nghiên cứu về thành phần hóa học<br />
và hoạt tính sinh học ở trong nước cũng như trên thế giới.<br />
Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa<br />
học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Uvaria L. - họ Na<br />
(Annonaceae)”.<br />
2. Đối tƣợng nghiên cứu và nội dung của luận án<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là 3 loài thuộc chi Uvaria gồm Uvaria<br />
grandiflora Roxb. ex Hornem, Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston. và<br />
Uvaria fauveliana (Fin. & Gagnep.) Ast.<br />
- Nội dung chính của luận án là:<br />
1. Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học chính của các loài U.<br />
grandiflora, U. cordata và U. fauveliana.<br />
2. Thử nghiệm hoạt tính sinh học của các phân đoạn và của hợp chất tách ra<br />
từ các loài trên để tìm kiếm các hoạt chất phục vụ cuộc sống.<br />
3. Những đóng góp mới của luận án<br />
3.1. Đã phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất mới [()-3-Odebenzoylzeylenone, grandionoside A, cordauvarin A, ufaside] và 21 hợp chất đã<br />
biết từ 3 loài Uvaria nghiên cứu. Trong đó, 7 hợp chất [(Z)-3-hexenyl-1-O-β-Dglucopyranoside, sakurasosaponin, ardisiacrispin B, cyathoviridine, ()spathulenol, 5β,6β-epoxyalnusane-3α-ol và (22E,24R)-ergosta-4,6,8(14),22tetraen-3-one] được phân lập lần đầu tiên từ chi Uvaria.<br />
3.2. Đã phát hiện các cao chiết MeOH từ phần trên mặt đất của loài U. grandiflora<br />
và lá U. cordata thể hiện hoạt tính ức chế trên in vitro đối với 6 dòng tế bào ung<br />
thư thử nghiệm (Hep-G2, KB, LU-1, MKN-7, MDA-MB-231, SW-480) với các<br />
giá trị IC50 lần lượt là 0,62–7,51, 15,63–18,51 µg/mL.<br />
3.3. Đã phát hiện các cao chiết phân đoạn (n-hexane, CHCl3, EtOAc, n-BuOH) từ<br />
phần trên mặt đất của loài U. grandiflora có tác dụng ức chế các dòng tế bào<br />
MDA-MB-231 (IC50: 0,97–22,72 µg/mL) và MKN-7 (IC50: 1,31–18,77 µg/mL)<br />
trong đó phân đoạn CHCl3 và n-hexane thể hiện hoạt tính mạnh nhất; các cao chiết<br />
phân đoạn tương tự từ lá U. cordata thể hiện hoạt tính rất mạnh trên 2 dòng tế bào<br />
LU-1 và MKN-7 (IC50: 0,13–1,09 µg/mL).<br />
2<br />
<br />
3.4. Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất phân lập được,<br />
trong đó hợp chất mới ()-3-O-debenzoylzeylenone có khả năng gây độc mạnh<br />
đối với 10 dòng tế bào gồm LU-1, KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480, HL-60, SKMel-2, HeLa, PANC-1, PSN-1 (IC50: 1,01–3,71 µg/mL), gây độc ở mức trung<br />
bình đối với 3 dòng tế bào khác gồm MDA-MB-231, LNCaP, A549 (IC50: 9,92–<br />
17,81 µg/mL); hợp chất ardisiacrispin B thể hiện hoạt tính gây độc mạnh đối với 5<br />
dòng tế bào gồm LU-1, KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480 (IC50: 1,33–1,72 µg/mL),<br />
thể hiện hoạt tính trung bình đối với 2 dòng tế bào MDA-MB-231 (IC50 = 12,64<br />
µg/mL) và LNCaP (IC50 = 10,43 µg/mL) và các hợp chất gồm velutinam,<br />
(22E,24R)-ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3-one, oxoanolobine thể hiện hoạt tính ức<br />
chế trên dòng tế bào LU-1 với giá trị IC50 lần lượt là 16,66, 10,21 và 9,22 µg/mL.<br />
4. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 157 trang với 40 biểu bảng, 107 hình, 194 tài liệu tham khảo. Bố<br />
cục của luận án gồm: Mở đầu (2 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang),<br />
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (5 trang), Chương 3: Thực<br />
nghiệm và kết quả (11 trang), Chương 4: Kết quả và thảo luận (89 trang), Kết luận<br />
(2 trang) và Kiến nghị (1 trang), Danh mục các công trình đã công bố (1 trang),<br />
Tài liệu tham khảo (16 trang) và Phụ lục (123 trang).<br />
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính cấp thiết và thực tiễn, đối<br />
tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về họ Na (Annonaceae)<br />
1.2. Giới thiệu về chi Bù dẻ (Uvaria)<br />
1.2.1. Đặc điểm thực vật, phân bố và công dụng<br />
1.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học<br />
1.2.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học<br />
1.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các loài Bù dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu<br />
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Phần trên mặt đất của các loài U. grandiflora, U. cordata và U. fauveliana.<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phƣơng pháp phân lập, tinh chế các hợp chất<br />
3<br />
<br />