VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
…………***…………<br />
<br />
ĐỖ TIẾN LÂM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br />
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT<br />
THUỘC CHI KADSURA VÀ SCHISANDRA<br />
HỌ SCHISANDRACEAE Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ<br />
Mã số: 62.44.01.14<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. TS. Nguyễn Quyết Tiến<br />
Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
2. TS. Phạm Thị Hồng Minh<br />
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và<br />
Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 1: . ...........................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
Phản biện 2: . ...........................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
Phản biện 3: . ...........................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br />
tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Số 18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy Hà Nội.<br />
Vào hồi<br />
giờ ngày tháng năm<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc Gia Việt Nam và thư viện Học viện<br />
Khoa học và Công nghệ.<br />
<br />
1<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay, việc nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất có nguồn<br />
gốc thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về lĩnh<br />
vực Y Dược phục vụ cuộc sống con người, bởi các dược liệu chứa nhiều hoạt<br />
chất có hoạt tính sinh học, cấu trúc hóa học rất đa dạng và phong phú. Trong<br />
nhiều trường hợp, các hợp chất tự nhiên còn có cấu trúc hóa học đặc biệt nằm<br />
ngoài sự đánh giá của con người.<br />
Để lĩnh vực Y Dược ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng thực tế hơn<br />
phục vụ Y, Sinh, Nông nghiệp, … các nhà khoa học đã chú trọng nhiều đến<br />
việc tìm kiếm những hoạt chất từ thiên nhiên với định hướng tổng hợp hay<br />
chiết xuất những hoạt chất khả thi mục đích tạo sản phẩm mới trong việc hỗ trợ<br />
điều trị nhiều bệnh nan y và công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời,<br />
các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải thích rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của<br />
các cây thuốc cổ truyền dân tộc hay được sử dụng trong dân gian.<br />
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học<br />
các loài thực vật họ Schisandraceae, các kết quả nghiên cứu cho biết nhiều hợp<br />
chất phân lập được thể hiện phổ hoạt tính khá rộng như: khả năng gây độc trên<br />
một số dòng tế bào ung thư, kháng HIV, bảo vệ gan,… Các kết quả này mở ra<br />
những hướng nghiên cứu khả quan trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm hỗ trợ<br />
và điều trị các mầm bệnh mới cũng như các bệnh hiểm nghèo.<br />
Nhằm đóng góp một phần hiểu biết thêm về thành phần hóa học và hoạt<br />
tính sinh học của một số loài thực vật thuộc chi Kadsura và Schisandra họ<br />
Schisandraceae ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài với nội dung: “Nghiên<br />
cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc<br />
chi Kadsura và Schisandra, họ Schisandraceae ở Việt Nam”.<br />
2. Nhiệm vụ của luận án<br />
Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ các bộ phận khác nhau của loài<br />
Na leo (Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib), Ngũ vị nam (Kadsura induta A.<br />
C. Smith), Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A.C. Smith), Ngũ vị vảy chồi<br />
(Schisandra perulata Gagnep.) và Ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera<br />
Rehd. et Wils.) thu ở Việt Nam.<br />
Thăm dò hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư: buồng trứng<br />
(OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) của các hợp chất phân lập<br />
được.<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Những đóng góp mới của luận án<br />
3.1. Lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của 5 loài thuộc 2 chi<br />
Kadsura và Schisandra (họ Ngũ vị): Na leo (K. heteroclita), Ngũ vị nam<br />
(K. induta), Na rừng (K. coccinea), Ngũ vị vảy chồi (S. perulata) và Ngũ vị tử<br />
nam (S. sphenanthera) được tiến hành ở Việt Nam, đã phân lập và xác định<br />
được cấu trúc hóa học của 26 hợp chất sạch (tổng số 41 hợp chất, trùng lặp 15<br />
hợp chất). Trong đó, có 2 hợp chất mới: heteroclitalacton N (KHE1) và<br />
schizanrin O (KIE1) lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên.<br />
3.2. Đã nghiên cứu tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư: buồng<br />
trứng (OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) của 15 hợp chất sạch phân<br />
lập được. Kết quả cho biết, 2 hợp chất mới (heteroclitalacton N, schizanrin<br />
O) không thể hiện hoạt tính, hầu hết các chất còn lại đều thể hiện hoạt tính ở<br />
mức khá và trung bình. Trong đó, axit nigranoic có tác dụng gây độc mạnh trên<br />
dòng tế bào ung thư buồng trứng với giá trị IC50 = 5,1 ± 1,7 μM.<br />
3.2. Thành phần hóa học của 5 loài họ Ngũ vị có mặt ở Việt Nam chủ yếu<br />
thuộc các hợp chất lignan và tritecpenoit khung lanostan đặc trưng cho các loài<br />
chi Kadsura và Schisandra.<br />
4. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 135 trang có 37 bảng số liệu, 29 hình và 15 sơ đồ với 179<br />
tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận án gồm:<br />
Mở đầu (01 trang), chương 1. Tổng quan (34 trang), chương 2. Phương<br />
pháp và thực nghiệm (22 trang), chương 3. Kết quả và thảo luận (61 trang), kết<br />
luận (02 trang), danh mục các công trình đã công bố (01 trang), tài liệu tham<br />
khảo (14 trang). Ngoài ra phần phụ lục (68 trang) gồm phổ của các hợp chất đã<br />
phân lập được.<br />
<br />
II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Phần này đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm<br />
vụ nghiên cứu của luận án.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN<br />
Giới thiệu chung về thực vật họ Schisandraceae.<br />
Giới thiệu sơ lược về phân bố và ứng dụng của 5 loài thực vật chi Kadsura<br />
và Schisandra, cây Na leo (K. heteroclita), Ngũ vị nam (K. induta), Na rừng<br />
(K. coccinea), Ngũ vị vảy chồi (S. perulata) và Ngũ vị tử nam<br />
(S. sphenanthera).<br />
Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hóa học và hoạt tính sinh<br />
học họ Schisandraceae.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1.1. Mẫu thực vật<br />
Mẫu thực vật được TS. Bùi Văn Thanh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh<br />
vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xác định tên khoa học,<br />
tiêu bản lưu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, gồm 2 mẫu thu tại Tam<br />
Đảo, Vĩnh Phúc: thân cành Na leo (K. heteroclita (Roxb.) Craib và thân cành<br />
Na rừng (K. coccinea (Lem.) A. C. Smith); 2 mẫu thu tại Sa Pa, Lào Cai: lá<br />
Ngũ vị nam (K. induta A. C. Smith) và thân Ngũ vị vảy chồi (S. perulata<br />
Gagnep.); và 1 mẫu thu tại Đăk Glei, Kon Tum: thân cành Ngũ vị tử nam<br />
(S. sphenanthera Rehd. et Wils.).<br />
2.1.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu<br />
Các mẫu thực vật sau khi thu thập đều được xử lý chung như sau:<br />
Mẫu được sấy ở nhiệt độ 60 oC tới khô, đến khối lượng không đổi, sau đó<br />
đem nghiền nhỏ, ngâm chiết 3 lần với metanol (etanol) trong thiết bị siêu âm ở<br />
nhiệt độ phòng. Dịch tổng thu được cất kiệt dung môi dưới áp suất giảm<br />
(< 50 oC) thu được cặn cô metanol (etanol). Cặn cô metanol (etanol) được thêm<br />
nước và chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan,<br />
diclometan và etyl axetat, cất loại dung môi thu được cặn n-hexan, diclometan,<br />
etyl axetat và metanol (etanol) tương ứng.<br />
2.1.3. Phương pháp phân lập và tinh chế các hợp chất từ mẫu cây<br />
Việc phân lập, tinh chế các phần dịch chiết của cây được thực hiện bằng<br />
các phương pháp: sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC),<br />
sắc ký cột thường (CC) silica gel với các cỡ hạt khác nhau, sắc ký cột pha đảo<br />
YMC RP-18 và ray phân tử sephadex LH-20.<br />
2.1.4. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học<br />
Cấu trúc của hợp chất được xác định bằng sự kết hợp giữa các thông số vật<br />
lý với các phương pháp phổ hiện đại: điểm nóng chảy (mp), độ quay cực ([α]D),<br />
sắc ký khí (GC), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối phun mù điện tử (ESI-MS),<br />
phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân: phổ một<br />
chiều (1H-NMR, 13C-NMR và DEPT) và phổ 2 chiều (COSY, HSQC, HMBC<br />
và NOESY).<br />
2.1.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào<br />
Hoạt tính gây độc trên ba dòng tế bào ung thư người: buồng trứng<br />
(OVCAR), đại tràng (HT-29) và phổi (A-549) được thử nghiệm tại Trường Đại<br />
học Dược, Đại học Yonsei, Hàn Quốc bằng phương pháp MTT (3-(4,5dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide).<br />
2.2. Thân cành Na leo (K. heteroclita)<br />
Quá trình xử lý mẫu và phân lập các hợp chất từ thân cành cây Na leo thực<br />
hiện theo sơ đồ 2.1.<br />
<br />