intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học "Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu phân lập các hợp chất từ toàn cây của loài Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.), từ thân và lá của loài Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.) ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký kết hợp; Đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh NO của một số hợp chất phân lập được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ THỊ THÙY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI LYCOPODIELLA CERNUA (L.) PIC. SERM. VÀ KADSURA COCCINEA (LEM.) A. C. SM.) Ở VIỆT NAM Ngành: Hóa học Mã số: 9440112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thu Hương 2. TS. Nguyễn Hải Đăng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Le Huyen Tram, Tran Thu Huong, Le Thi Thuy, Nguyen Van Thong, Nguyen Tuan Anh, Nguyen Hoang Minh, Tran Thu Ha, Dao Anh Dung, Nguyen Phuong Thao, Phuong Thien Thuong, Duc Dat Le, Nguyen Dinh Hiep and Hee Jae Shin (2021). A new triterpenoid from the stems of Kadsura coccinea with antiproliferative activity. Natural Product Research, https://doi.org/10.1080/14786419.2021.1914612. 2. Huyen Tram Le, Thu Huong Tran, Thi Thuy Le, Van Thong Nguyen, Tuan Anh Nguyen, Hoang Minh Nguyen, Thi Minh Tran, Thi Hong Phuong Nguyen, Thu Ha Tran, Hai Dang Nguyen, Duc Dat Le, Phuoc Dien Pham, Mina Lee (2021). A new phenylethyl glycoside and a new dibenzocyclooctadiene lignan from the leaves of Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith. Phytochemistry Letters, https://doi.org/10.1016/j.phytol.2021.09.013 3. Vu Huong Giang, Le Thi Thuy, Pham Thi Cham, Le Ba Vinh, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Tran Thu Huong, Nguyen Hai Dang, Hyuncheol Oh, Tran Hong Quang (2021). Chemical constituents from Lycopodiella cernua and their anti- imflammatory and cytotoxic activities. Natural Product Research. https://doi.org/10.1080/14786419.2021.1958807. 4. Vu Huong Giang, Le Thi Thuy, Pham Thi Cham, Le Ba Vinh, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Tran Thu Huong, Nguyen Hai Dang, Tran Hong Quang (2021). Alkaloids and flavonoids from Lycopodiella cernua, Journal of Medicinal Materials. 26 (3), 149-154.
  4. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng thảo mộc làm thuốc trị bệnh. Ngày nay, nhờ sự phát triển của hóa học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên kết hợp với ngành sinh học, dược học và y học, các nhà khoa học đã có thể xác định được nguồn gốc dược tính của các phương thuốc cổ truyền. Trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, loài Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) được sử dụng để chữa viêm gan cấp tính, mắt đỏ sưng đau, phong thấp, đau nhức xương, loài Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.) được dùng để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa và giảm đau. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về 2 loài thực vật này với đối tượng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam”. Mục tiêu của luận án: 1. Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. 2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và ức chế sản sinh NO của các chất phân lập được nhằm tìm kiếm các hoạt tính mới từ 2 loài thực vật này. Nội dung luận án bao gồm: 1. Nghiên cứu phân lập các hợp chất từ toàn cây của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm., và từ thân và lá của Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. 3. Đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh NO của một số hợp chất phân lập được. 4. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính ức chế sinh trưởng tế bào ung thư của một số hợp chất phân lập được. Những đóng góp mới của luận án: Đây là nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài thực vật là Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và
  5. Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã thu được các kết quả mới như sau: - Từ loài Thông đất: Thu được 20 hợp chất bao gồm 05 lignan, 09 triterpenoid, 03 flavonoid và 03 alkaloid. Các hợp chất đó là: Lycocernuside E (LC1-mới), lycocernuaside A (LC2), bombasin 4- O-β-D-glucopyranoside (LC3), dihydrodehydrodiconiferyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside (LC4), cedrusin (LC5), lycernuic B (LC6- mới), lycernuic ketone F (LC7-mới), lycernuic ketone C (LC8), lycernuic ketone B (LC9), lycoclavanol (LC10), 3-epi-lycoclavanol (LC11) methyl lycernuate B (LC12), lycernuic acid B (LC13), 3β,21β,24-trihydroxyserrat-14-en-16-one (LC14), apigenin-4′-O-(2′′- O-p-coumaroyl)- β-D-glucopyranoside (LC15), apigenin-4′-O-(6′′- O-p-coumaroyl)- β-D-glucopyranoside (LC16), apigenin-4′-O- (2′′,6′′-di-O-trans-p-coumaroyl)- β-D-glucopyranoside (LC17), cernuine (LC18), lycocernuine (LC19), cermizine C N-Oxide (LC20). - Từ loài Na rừng: Thu được 15 hợp chất bao gồm 07 triterpenoid, 02 lignan, 06 phenolic glycoside. Các hợp chất đó là: Kadnanolactone H (KC1), micrandiactone H (KC2), kadcoccilactone V (KC3- mới), kadnanolactone I (KC4), kadsuracin A (KC5-mới), interiotherin C (KC6), (S)-1-phenylethyl-6-α-L- arabinopyranosyl-β-D-glucopyranoside (KC7-mới), 3,4- dihydroxyphenylethanol-5-O-β-D-glucose (KC8), cimidahurinine (KC9), thalictoside (KC10), icariside E3 (KC11), phloridzin (KC12), seco-coccinic acid A (KC13), seco-coccinic acid F (KC14), schisanlactone B (KC15). Trong đó, hợp chất thalictoside lần đầu tiên được phân lập từ loài thực vật này. Về hoạt tính sinh học: Trong các hợp chất phân lập được có các hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư, ức chế sinh trưởng tế bào ung thư và ức chế sản sinh NO. Bố cục của luận án: Luận án gồm 125 trang với 47 bảng biểu, 91 hình vẽ, 88 tài liệu tham khảo cập nhật đến năm 2021. Bố cục luận án gồm: mở đầu (02 2
  6. trang), chương 1 - tổng quan (22 trang), chương 2 - đối tượng và phương pháp nghiên cứu (06 trang), chương 3 - thực nghiệm (09 trang), chương 4 - kết quả và thảo luận (75 trang), kết luận và kiến nghị (02 trang), danh mục các công trình đã công bố của luận án (01 trang), tài liệu tham khảo (08 trang). NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Trình bày ý nghĩa thực tiễn, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Trình bày về các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài thực vật Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kasura coccinea (Lem.) A. C. Sm. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn cây Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) được thu hái tại Sapa, Lào Cai, Việt Nam vào tháng 3 năm 2017. Mẫu thực vật được định danh bởi TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Lá cây Na rừng (Kasura coccinea (Lem.) A. C. Sm.) được thu hái vào tháng 5 năm 2017, thân cây được thu hái vào tháng 5 năm 2018 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Mẫu thực vật được định danh bởi PGS.TS. Trần Huy Thái, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân lập chất Sử dụng các phương pháp sắc ký bao gồm: sắc ký cột (CC), sắc ký lớp mỏng (TLC). 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các chất Cấu trúc các hợp chất phân lập được xác định dựa vào các thông số vật lý như đo góc quay cực riêng kết hợp với các phương pháp phổ hiện đại như phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1D, 2D và phổ CD. 3
  7. 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học Hoạt tính gây độc tế bào ung thư được thực hiện theo phương pháp MTT, hoạt tính ức chế sản sinh NO được thực hiện theo phương pháp của Griess trên đại thực bào của chuột (RAW264.7 và BV-2) kích thích bởi LPS. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 3.1. Phân lập các hợp chất từ loài Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) 3.1.1. Quy trình phân lập các chất Quy trình ngâm chiết và phân lập chất từ dịch chiết nước và cặn E của toàn thân cây Thông đất được tiến hành theo hình 3.1, 3.2 và 3.3. Hình 3.1. Sơ đồ ngâm chiết thân cây Thông đất 4
  8. Hình 3.2. Sơ đồ phân lập dịch nước của cây Thông đất Hình 3.3. Sơ đồ phân lập cặn EtOAc của cây Thông đất 3.1.2. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập từ loài Thông đất Phần này trình bày thông số vật lý và dữ liệu phổ của 20 hợp chất (LC1-LC20) phân lập được, trong đó có 3 hợp chất mới là LC1, LC6 và LC7. 5
  9. 3.3. Phân lập các chất từ loài Na rừng 3.3.1. Quy trình phân lập chất Các chất được phân lập từ thân cây Na rừng theo hình 3.5: Hình 3.5. Sơ đồ phân lập chất từ thân cây Na rừng Các chất phân lập từ lá cây Na rừng theo hình 3.6: 6
  10. Hình 3.6. Sơ đồ phân lập chất từ lá cây Na rừng 3.3.2. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập từ loài Na rừng Phần này trình bày thông số vật lý và dữ liệu phổ của 15 hợp chất (KC1-KC15) phân lập được trong đó có 3 hợp chất mới là KC3, KC5 và KC7. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các hợp chất phân lập từ loài Thông đất (L.cernua) Từ toàn cây của loài Thông đất đã phân lập được 20 hợp chất. Trong đó có 3 hợp chất mới là lycocernuside E (LC1), lycernuic B (L6) và lycernuic ketone F (LC7). Các hợp chất có cấu trúc như sau: 7
  11. Hình 4.1.21. Cấu trúc các chất phân lập từ loài Thông đất (L. cernua) 4.1.1. Hợp chất LC1: Lycocernuaside E (hợp chất mới) Hình 4.1.1.a. Cấu trúc của hợp chất lycocernuaside D và LC1 Hợp chất LC1 thu được ở dạng bột màu trắng. Công thức phân tử của LC1 được xác định là C25H32O12, dựa trên phổ HR-ESI-MS, cho pic ion giả phân tử [M+Cl]- tại m/z 559,1587 (tính toán cho C25H32O12Cl-; 559,1588). 8
  12. Hình 4.1.1.b. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất LC1 Phổ 1H-NMR của LC1 cho thấy nó thuộc bộ khung neolignan, cụ thể gồm sáu tín hiệu proton của hai vòng thơm thế ba ở các vị trí 1,3,4 với δH 7,14 (1H; d; J = 2,0 Hz, H-2); 7,13 (1H; d; J = 8,5 Hz; H-5) và 6,99 (1H; dd; J = 2,0; 8,5 Hz; H-6), cũng như δH 7,56 (1H; d; J = 2,0 Hz, H-2′); 7,10 (1H; d; J = 8,5 Hz; H-5′); 7,60 (1H; dd; J = 2,0; 8,5 Hz; H-6′) và, hai nhóm oxymethine ở δH 4,97 (1H; d; J = 4,5 Hz; H-7) và 4,61 (1H; d; J = 5,5 Hz; H-8), một nhóm oxymethylene ở δH 3,60 (1H; dd; J = 6,0; 12,0 Hz; H-9a); 3,87 (1H; m; H-9b), hai nhóm methoxy ở δH 3,92 (3H; s; 3′-OCH3) và 3,85 (3H; s; 3-OCH3), một proton anome ở δH 4,88 (1H, tín hiệu chồng chập, H-1′′), và một nhóm methyl acetyl hóa ở δH 2,57 (3H, s). Phổ 13C-NMR của LC1 cho thấy sự xuất hiện của 25 nguyên tử carbon, bao gồm sáu nguyên tử carbon thuộc một đơn vị β- glucopyranosyl ở δC 102,9 (CH; C-1′′), 74,9 (CH; C-2′′); 78,2 (CH; C-3′′); 71,4 (CH; C-4′′); 77,8 (CH; C-5 ′′) và 62,5 (CH2; C-6′′), điều này được làm sáng tỏ qua các tương quan trên phổ HSQC và HMBC. Ngoài ra là tín hiệu của 3 nhóm methyl, 1 nhóm methylene, 8 nhóm methine và 7 carbon không liên kết với hydro. 9
  13. Hình 4.1.1.c. Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất LC1 Các dữ liệu phổ NMR gợi ý rằng LC1 là một neolignan glycoside. Tương quan HMBC giữa H-1′′ (δH 4,88) và C-4 (δC 147,5) xác nhận rằng đơn vị glucose được liên kết tại C-4. Vị trí của hai nhóm methoxy tại C-3 và C-3′ được xác định bởi các pic giao trên HMBC từ 3-OCH3 (δH 3,85) đến C-3 (δC 150,6), cũng như từ 3′- OCH3 (δH 3,92) đến C-3′ (δC 151,1). Cấu hình tương đối của gốc aglycone trong LC1 được đề xuất là erythro dựa trên các hằng số ghép nối bé giữa H-7 và H-8 (3J7,8 = 4,5 Hz), cũng như so sánh dữ liệu 1H và 13C-NMR với các dữ liệu của neolignan lycocernuaside D được báo cáo trước đây, điểm khác biệt là sự xuất hiện của một nhóm glucoside tại vị trí C-4 trong LC1. Do đó, cấu trúc của LC1 được xác định như trong hình 4.1.1.g, đây là hợp chất mới và được đặt tên là lycocernuaside E. 10
  14. Hình 4.1.1.d. Phổ 13C-NMR của hợp chất LC1 Hình 4.1.1.e. Phổ HSQC của hợp chất LC1 11
  15. Hình 4.1.1.f. Phổ HMBC của hợp chất LC1 Hình 4.1.1.g. Các tương tác HMBC chính của LC1 Bảng 4.1.1. Phổ NMR của hợp chất LC1 và hợp chất tham khảo Vị trí # δC δCa,b DEPT δHa,c độ bội, (J= HMBC Hz) 1 133,3 137,3 C - 2 111,5 112,5 CH 7,14 d (1,5) 1, 4, 6, 7 3 147,5 150,6 C - 4 146,1 147,5 C - 5 115,2 117,6 CH 7,13 d (8,5) 3 6 119,5 120,6 CH 6,99 dd (2,0; 8,5) 2, 4 7 71,6 73,5 CH 4,97 d (4,5) 1, 2, 6, 8, 9 12
  16. 8 84,1 85,4 CH 4,61 d (5,5) 1, 7, 9, 4′ 9 60,7 62,0 CH2 3,60 dd (6,0; 8 12,0)/3,87 m 1′ 153,5 131,9 C - 2′ 111,4 112,4 CH 7,56 d (2,0) 4′, 6′, 7′ 3′ 149,5 151,1 CH - 4′ 130,1 154,5 C - 5′ 113,8 115,6 CH 7,10 d (8,5) 3′, 4′ 6′ 123,3 124,6 CH 7,60 dd (2,0; 8,5) 2′, 4′, 7′ 7′ 196,7 199,5 C - 8′ 26,8 26,3 CH3 2,57 s 1′, 7′ 3-OCH3 55,9 56,7 CH3 3,85 s 3 3′-OCH3 56,1 56,6 CH3 3,92 s 3′ 1′′ 102,9 CH 4,88 m 4 2′′ 74,9 CH 3,48 m 3′′ 78,2 CH 3,41 m 4′′ 71,4 CH 3,41 m 5′′ 77,8 CH 3,48 m 6′′ 62,5 CH2 3,70 dd (5,0; 12,0)/3,87 m # δC của lycocernuaside D trong DMSO-d6 [J.Li et al, Fitoterapia, 2017, 119, 45-50], amethanol-d4, b125 MHz, c500 MHz 4.2. Các hợp chất phân lập từ loài Na rừng (K.coccinea) Từ thân và lá của loài Na rừng đã phân lập được 15 hợp chất sạch trong đó có 3 hợp chất mới là kadcoccilactone V (KC3), kadsuracin A (KC5), (S)-1-phenylethyl-6-α-L-arabinopyranosyl- β-D-glucopyranoside (KC7). Các hợp chất có cấu trúc như sau: 13
  17. 4.2.5. Hợp chất KC5: Kadsuracin A (hợp chất mới) Hình 4.2.5.a: Cấu trúc hóa học của KC5 và hợp chất kadsurarin Hợp chất KC5 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ HR- ESI-MS của nó cho thấy một pic ion giả phân tử tại m/z 572,2488 [M + NH4]+ (tính cho C30H34O10NH4, 572,2496) ứng với công thức phân tử C30H34O10. 14
  18. Hình 4.2.5.b. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất KC5 Phổ H-NMR của KC5 cho thấy một proton olefinic ở δH 5,98 1 (m, H-3′′), một tín hiệu doublet của nhóm methyl ở δH 1,87 (d, J = 7,3 Hz, H-4′′) và một tín hiệu singlet của nhóm methyl ở δH 1,42 (H- 5′′), hai tín hiệu singlet của proton vòng thơm ở δH 6,50 (H-11) và 6,74 (H-4), hai proton methylenedioxy ở vùng trường thấp ở δH 5,92 (br s; H-19a) và 5,93 (br s, H-19b), hai proton olefinic sp2 thế ở δH 4,86 (br s, H-17a) và 5,30 (br s, H-17b), bốn tín hiệu singlet của nhóm methoxy ở δH 3,57 (OCH3-14); 3,75 (OCH3-2); 3,85 (OCH3- 1); 3,91 (OCH3-3), hai nhóm oxymethine ở δH 6,40 (s; H-6) và 5,70 (m; H-9), một tín hiệu của nhóm methine ở δH 2,82 (m; H-8), một nhóm methyl bậc 2 ở δH 1,24 (d; J = 7,1 Hz), liên kết với nhóm angeloyl [δH 5,98 (H-3′′); 1,87 (d; J = 7,1 Hz; H-4′′); 1,42 (s, H- 5′′′)], và một tín hiệu singlet của nhóm methyl ở δH 1.54 (H-2′). Phổ 13C NMR của KC5 cho thấy tín hiệu của 2 carbon nhóm carbonyl ở δC 166,2 (C-1′′) và 170,4 (C-1′), 12 nguyên tử carbon không liên kết với proton [bao gồm sáu carbon liên kết với oxy ở δC 136,2 (C-12); 141,1 (C-1); 141,7 (C-2); 148,7 (C-13); 151,5 (C-15) và 152,7 (C-3); sáu tín hiệu còn lại ở δC 120,7 (C-15); 121,7 (C-16); 127,4 (C-2′′); 133,1 (C-5); 133,9 (C-10); và 146,5 (C-7)]; 6 carbon nhóm methine tại δC 40,6 (C-8); 139,9 (C-3′′); 102,4 (C-11) và 107,4 (C-4); 79,7 (C-9) và 81,4 (C-6); 2 nhóm methylene ở δC 101,2 (C-19) và 115,1 (C-17); 4 nhóm methoxy tại δC 56,1 (OCH3-3); 59,4 15
  19. (OCH3-2); 60,4 (OCH3-1) và 60,7 (OCH3-14); 4 nhóm methyl tại δC 15,7 (C-4′′); 18,6 (C-18); 19,8 (C-5′′) và 20,7 (C-2′). Hình 4.2.5.c. Phổ 1H-NMR của hợp chất KC5 đo trong CDCl3 Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của KC5 cho thấy sự hiện diện của bộ khung dibenzocyclooctadiene cùng với một gốc angeloyl và một gốc acetal. Dữ liệu quang phổ của nó tương tự như của kadsurarin, sự khác biệt duy nhất là vị trí C-7 và C-17. Trong kadsurarin, vị trí C-7 là một carbon không liên kết với hydro và liên kết với nhóm hydroxyl. Trong khi ở KC5, vị trí này được khẳng định là có chứa nối đôi. Thật vậy, phổ HMBC của KC5 cho thấy các tương tác của hai proton từ H-17a/H-17b (δH 4,86/5,30) đến C-6 (δC 81,4)/C-7 (δH 146,5)/C-8 (δH 40,6), và các proton từ H3-18 (δH 1,24) đến C-7 (δC 46,5)/C-8 (δC 40,6)/C-9 (δC 79,7), xác nhận vị trí liên kết đôi là Δ7. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2