intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần lipid và các dạng phân tử của phospholipid từ một số loài san hô mềm ở Việt Nam

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lipid, axit béo và và đặc biệt là lớp chất phospholipid của 3 loài san hô mềm Việt Nam (Sinularia macropodia Xenia sp. và Capnella sp.) nhằm bổ sung thêm các số liệu mới vào bộ cơ sở dữ liệu về lipid san hô Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần lipid và các dạng phân tử của phospholipid từ một số loài san hô mềm ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> <br /> ĐẶNG THỊ PHƯƠNG LY<br /> <br /> “NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LIPID VÀ CÁC DẠNG PHÂN TỬ<br /> CỦA PHOSPHOLIPID TỪ MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ MỀM Ở<br /> VIỆT NAM”<br /> <br /> Chuyên ngành: Hóa học các Hợp chất thiên nhiên<br /> Mã số: 62.44.01.17<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> Công trình này được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn: 1. GS.TS Phạm Quốc Long – Viện Hóa học các Hợp chất<br /> thiên nhiên – Viện HLKH&CN Việt Nam<br /> 2. TSKH. Andrey B. Imbs – Viện Sinh vật biển<br /> Zhirmunsky – Phân viện Viễn Đông – LB Nga<br /> <br /> Phản biện 1: ...............................................................................<br /> Phản biện 2: ...............................................................................<br /> Phản biện 3: ...............................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại<br /> .....................................................................................................<br /> Vào hồi ………giờ, ngày ……. tháng ……. năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> <br /> 1<br /> I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br /> 1. Tính cấp thiết<br /> Rạn san hô có vai trò lớn trong việc duy trì cân bằng sinh thái biển.<br /> Lipid là thành phần hóa học quan trọng, chiếm tới 40% sinh khối khô của<br /> san hô, là cơ sở cấu trúc của màng tế bào các polip và có vai trò dự trữ năng<br /> lượng. Thành phần lipid, axit béo phản ánh sự đa dạng sinh hóa, các nguồn<br /> dinh dưỡng, các mối quan hệ cộng sinh, các con đường sinh tổng hợp và sự<br /> vận chuyển theo chuỗi thức ăn các dạng ban đầu của lipid, sức khỏe của san<br /> hô. Nghiên cứu hóa học, hoạt tính sinh học của các lipid rất phức tạp, việc<br /> phân lập từng hợp chất lipid riêng biệt rất khó khăn,và sự sử dụng chúng<br /> làm các sản phẩm dược phẩm gặp nhiều hạn chế bởi mỗi lớp chất lipid là<br /> một hỗn hợp của 50 đến 200 hợp chất hóa học riêng biệt (còn được gọi là<br /> các “dạng phân tử”), giống nhau đầu phân cực, khác nhau mạch acyl hoặc<br /> alkyl trong phân tử. Hiện nay, với các thiết bị nghiên cứu hiện đại, khoa học<br /> thế giới đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc phân tích các thành phần<br /> hóa học của dạng phân tử của một số lớp lipid không phân cực ở thực vật và<br /> lipid phân cực ở một số loài ruột khoang. Cho tới nay thông tin về thành<br /> phần dạng phân tử của lớp chất phospholipid – lớp chất chứa đựng nhiều<br /> thông tin về quá trình sinh tổng hợp lipid của san hô hoàn toàn chưa được<br /> công bố ở Việt Nam cũng như trên thế giới.<br /> Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần lipid<br /> và các dạng phân tử của phospholipid từ một số loài san hô mềm ở Việt<br /> Nam”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> - Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lipid, axit béo và và đặc<br /> biệt là lớp chất phospholipid của 3 loài san hô mềm Việt Nam (Sinularia<br /> macropodia Xenia sp. và Capnella sp.) nhằm bổ sung thêm các số liệu mới<br /> vào bộ cơ sở dữ liệu về lipid san hô Việt Nam<br /> - Phân tích các số liệu thu được nhằm tìm ra các lipid đánh dấu, mối<br /> quan hệ trong hệ cộng sinh giữa san hô vật chủ và vi sinh vật cộng sinh,<br /> phân loại … đối với các loài được nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> - Thu được các số liệu hoàn toàn mới về dạng phân tử phospholipid từ<br /> đối tượng san hô Việt Nam, mở ra một hướng nghiên cứu mới chuyên sâu<br /> hơn về lĩnh vực này<br /> 3. Nội dung nghiên cứu chính của luận án<br /> • Phân tích hàm lượng lipid tổng và thành phần, hàm lượng các lớp chất<br /> trong lipid tổng của 3 loài san hô nghiên cứu<br /> • Phân tích thành phần hàm lượng các axit béo trong lipid tổng, trong lớp<br /> chất lipid phân cực và không phân cực của 3 loài san hô nghiên cứu<br /> • Phân tích thành phần, hàm lượng các lớp chất phospholipid của ba loài<br /> san hô nghiên cứu<br /> • Nghiên cứu dạng phân tử của các lớp chất phospholipid<br /> • Khảo sát hoạt tính sinh học của các lớp chất, phân lớp lipid phân lập từ<br /> các mẫu san hô nghiên cứu.<br /> 4. Những điểm mới của luận án<br /> 1. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chi tiết về thành phần và hàm<br /> lượng các lớp chất lipid, axit béo, phospholipid của 3 loài san hô mềm<br /> Sinularia macropodia, Xenia sp. và Capnella sp. thu thập tại vùng biển Việt<br /> Nam<br /> 2. Lần đầu tiên, các dạng phân tử phosphlipid: phosphatidylcholine (PC),<br /> phosphatidylethanolamine (PE), phosphatidylserine (PS), ceramide<br /> aminoethylphosphonate (CAEP), phosphatidylinositol (PI), các lyso<br /> phospholipids LPC, LPE, LPS trong 3 loài san hô mềm đã được xác định,<br /> bao gồm: 15 dạng phân tử của PC và 3 dạng phân tử LPC, 25 dạng phân tử<br /> PE và 2 dạng LPE, 7 dạng phân tử PS và LPS, 2 dạng phân tử là CAEP, 32<br /> dạng phân tử của PI<br /> 3. Lần đầu tiên phát hiện sự có mặt của axit béo mạch siêu dài nằm trong<br /> các dạng phân tử PI 18:0/26:5 và PI 18:0/26:6 có mặt trong các mẫu san hô<br /> mềm<br /> 4. Đã chứng minh được cấu trúc của hợp chất CAEP 16:0/18:2base lần<br /> đầu tiên phân lập từ đối tượng san hô mềm<br /> 5. Đã đề xuất vai trò biomarker của thành phần lipid và axit béo đối với<br /> san hô:<br /> <br /> 3<br /> - Dạng phân tử PC 16:0e/18:4 là minh chứng cho sự vận chuyển axit béo<br /> từ vi sinh vật cộng sinh sang sang hô vật chủ<br /> - Axit béo mạch dài C24 là đặc trưng sinh tổng hợp của san hô vật chủ<br /> trong hệ cộng sinh san hô – zooxanthellae có mặt phần lớn trong phân lớp<br /> PS, PI<br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 120 trang, trong đó có 41 hình, 28 bảng, 1 sơ đồ. Bố cục<br /> của luận án: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan (37 trang); Chương 2:<br /> Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (6 trang), Chương 3: Thực nghiệm<br /> (14 trang); Chương 4: Kết quả và thảo luận (48 trang); Kết luận và kiến nghị<br /> (3 trang); Danh mục các công trình công bố của luận án (1 trang); Tài liệu<br /> tham khảo (11 trang); Ngoài ra còn có 29 trang phụ lục với các hình phổ, kết<br /> quả phân tích TLC, GC-MS, HRMS, NMR.<br /> II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br /> MỞ ĐẦU<br /> Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng<br /> và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> Trong phần tổng quan, luận án đã giới thiệu các khái niệm chung về<br /> lipid, phân loại lipid phân cực và tổng hợp một số hoạt tính sinh học của<br /> lipid sinh vật biển. Qua tài tìm hiểu tài liệu tổng quan cho thấy, thành phần<br /> lipid, axit béo có vai trò đánh dấu sinh học (biomarker) đối với san hô, thể<br /> hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: đặc điểm dinh dưỡng, phân loại sinh<br /> thái, tính chất của hệ cộng sinh, sức khỏe của san hô và phân loại<br /> chemotaxonomy. Luận án cũng nêu lên vai trò của phương pháp phổ khối<br /> lượng trong phân tích lipid.<br /> CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> San hô mềm Sinularia macropodia (Anthozoa, Octocorallia,<br /> Alcyonacea, Alcyoniidae);, Xenia sp. (Anthozoa, Octocorallia, Alcyonacea,<br /> Xeniidae)<br /> và Capnella sp. (Anthozoa, Octocorallia, Alcyonacea,<br /> Nephtheidae), thu thập tại vùng biển Nha Trang, Việt Nam năm 2013-2014,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2