Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất của một số phức chất cơ platinum(II) chứa isopropyl eugenoxyacetate
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất của một số phức chất cơ platinum(II) chứa isopropyl eugenoxyacetate" nghiên cứu tương tác của 2 với amine dị vòng dung lượng phối trí hai, với dẫn xuất của phosphine và với muối azolium chloride tổng hợp được nhằm tạo ra các dãy phức chất chứa đồng thời iPrEug và amine hoặc dẫn xuất của phosphine hoặc carbene dị vòng nitrogen (NHC)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất của một số phức chất cơ platinum(II) chứa isopropyl eugenoxyacetate
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----------------------- PHẠM VĂN THỐNG NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ PHỨC CHẤT CƠ PLATINUM(II) CHỨA ISOPROPYL EUGENOXYACETATE Chuyên ngành: Hóa Vô cơ Mã số: 9.44.01.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI, 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Hóa học Vô cơ Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Chi (Đại học Sư phạm Hà Nội) PGS. TS Huynh Han Vinh (Đại học Quốc gia Singapore) Phản biện 1: PGS. TS. Dương Bá Vũ Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hùng Huy Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Lê Thị Hồng Hải Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ SỬ DỤNG KẾT QUẢ TRONG LUẬN ÁN 1. Pham Van Thong, Luc Van Meervelt, Nguyen Thi Thanh Chi*. Cyclometalated platinum(II) complexes bearing natural arylolefin and quinolines ligands: Synthesis, characterizations, and in vitro cytotoxicity, Polyhedron, 228, 116160, (2022, Q2). 2. Nguyen Thi Thanh Chi*, Pham Van Thong, Ngo Tuan Cuong, Luc Van Meervelt*. Reaction pathways of the diplatinum complexes bearing a phenylpropene derived π/σ-chelator [Pt(µ-Cl)(arylolefin)]2 with weak/strong σ-donor neutral ligands, ChemistrySelect, (2022, Q2) (excepted). 3. Pham Van Thong, Nguyen Thi Thanh Chi*, Mohammad Azam*, Cu Hong Hanh, Le Thi Hong Hai, Le Thi Duyen, Saud I. Al-Resayes, Mahboob Alam, Nguyen Van Hai. NMR investigations on a series of diplatinum(II) complexes possessing phenylpropenoids in CDCl3 and CD3CN: Crystal structure of a mononuclear platinum complex, Polyhedron, 115612, (2022, Q2). 4. Nguyen Thi Thanh Chi*, Van Thong Pham, Han Vinh Huynh*. Mixed Arylolefin/NHC Complexes of Platinum(II): Syntheses, Characterizations and In-Vitro Cytotoxicities, Organometallics, 39(19), 3505– 3513 (2020, Q1). 5. Nguyen Thi Thanh Chi, Pham Van Thong and Luc Van Meervelt*. Crystal structures of three platinacyclic complexes bearing isopropyl eugenoxyacetate and pyridine derivatives, Acta Cryst., E76, 1012–1017 (2020, Q3) 6. Pham Van Thong, Nguyen Manh Thang, Nguyen Thi Thanh Chi*. Study on the interaction between [Pt(µ-Cl)(isopropyl eugenoxyacetate-1H)]2 and 1,3-diisopropylbenzimidazolium bromide, V. J. Chem., 57(2), 218-224 (2019). 7. Nguyen Thi Thanh Chi*, Pham Van Thong, Truong Thi Cam Mai, Luc Van Meervelt*. Mixed natural arylolefin– quinoline platinum(II) complexes: synthesis, structural characterization and in vitro cytotoxicity studies, Acta Cryst., C74, 1732-1743 (2018, Q1). 8. Han Vinh Huynh*, Van Thong Pham, Nguyen Thi Thanh Chi*. Cyclometallated Platinum(II) Complexes with a Phenylpropene-derived π/σ-Chelator and N-heterocyclic Carbenes, Eur. J. Inorg. Chem., 48, 5650- 5655 (2017, Q1). 9. Pham Van Thong, Nguyen Hien, Nguyen Son Ha, Nguyen Thi Thanh Chi*. Synthesis and structure of some azolium salt, V. J. Chem., 55(2), 249-254 (2017). 10. Pham Van Thong, Truong Thi Cam Mai, Nguyen Thi Thanh Chi*. The interaction between K[PtCl3(isopropyl eugenoxyacetate)] and two pyridine’s derivatives, Journal of Science of HNUE, 62, 18-25 (2017). 11. Chi Nguyen Thi Thanh, Thong Pham Van, Hai Le Thi Hong, Luc Van Meervelt*. Crystallization experiments with the dinuclear chelate ring complex di-μ-chlorido-bis(η2-2-allyl-4-methoxy-5-{[(propan-2- yloxy)carbonyl]methoxy}-phenyl-κC1)platinum(II), Acta Cryst., C72, 758-764 (2016, Q1). 12. Phạm Văn Thống, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Nghiên cứu tổng hợp và cấu trúc của hai phức chất K[PtCl3(isopropyl eugenoxyacetate)] và [PtCl(isopropyl eugenoxyacxetate-1H)]2, Tạp chí Hóa học, 52(3), 381-386 (2014). CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Pham Van Thong, Do Thi Thom, Nguyen Thi Thanh Chi*. Synthesis and structure of two platinum(II) complexes bearing N-heterocyclic carbenes and dimethyl sulfoxide, V. J. Chem., 56(2), 146-151 (2018). 2. Chi Nguyen Thi Thanh*, Mai Truong Thi Cam, Thong Pham Van, Long Nguyen, My Nguyen Ha, Luc Van Meervelt*. Synthesis, structure and in vitro cytotoxicity of some platinum(II) complexes containing eugenol and 8-hydroxyquinoline-derived chelator, Acta Cryst., C73, 1030-1037 (2017). 3. Phạm Văn Thống, Trương Thị Cẩm Mai, Bạch Thị Mãi, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Tổng hợp, cấu trúc, tính chất của hai phức chất khép vòng platinum(II) chứa methyleugenol và quinaldic acid, Tạp chí Hóa học, 54(5e1,2), 154-159 (2016). 4. Phạm Văn Thống, Hoàng Văn Trường, Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Thanh Chi*. Phản ứng bất thường giữa potasium tricloropiperidinplatinat(II) với para-nitroaniline, Tạp chí Hóa học, 53(3e12), 468-472 (2015). 5. Chi Nguyen Thi Thanh, Truong Hoang Van, Thong Pham Van, Ngan Nguyen Bich and Luc Van Meervelt*. Crystal structure of trans-dichlorido(4-nitroaniline-κN)(piperidine κN)platinum(II), Acta Cryst., E71, 644-646 (2015). 6. Nguyễn Thị Thanh Chi*, Phạm Văn Thống, Trần Thị Đà. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc phức chất khép vòng của platinum(II) chứa eugenoxyacetic acid, Tạp chí Hóa học, 52(5A), 319-323 (2014). 7. Nguyễn Thị Thanh Chi*, Phạm Văn Thống. Tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất cis-[PtCl2(piperidine)(p-cloaniline)] và cis-[PtCl2(piperidine)(xyclohexylamine)], Tạp chí Khoa học ĐHSPHN, 59(1), 156-161 (2014).
- 1 1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Lí do chọn đề tài Phức chất platinum(II) từ lâu đã có vai trò to lớn không những về mặt lý thuyết mà còn cả những ứng dụng thực tiễn, nhất là trong y học và trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Trong y học đã có ba thế hệ thuốc với hoạt chất là phức chất platinum được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau ở người với tên thương phẩm là Cisplatin, Carboplatin và Oxaliplatin. Tuy nhiên, do nhược điểm của chúng là độc tính cao, kháng thuốc và chưa đáp ứng được sự gia tăng của các thể loại ung thư khác nhau nên việc nghiên cứu tổng hợp các phức chất mới của Pt(II), nhất là các phức chất chứa phối tử có nguồn gốc thiên nhiên đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong công nghiệp hóa chất, 80% sản phẩm hóa học được điều chế nhờ sự hỗ trợ của phản ứng có sử dụng xúc tác. Trong đó phải kể đến vai trò của hợp chất cơ kim cho nhiều quá trình mà tầm quan trọng của nó được khẳng định bằng các giải thưởng Nobel, chẳng hạn giải Nobel cho Grignard về hợp chất cơ magnesium (1912), cho Y. Chauvin, R. H. Grubbs, R. R. Schrock về phương pháp hoán đổi olefin với xúc tác carbene kim loại chuyển tiếp (2005), cho Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi, Akira Suzuki về phản ứng ghép C-C sử dụng xúc tác phức chất Pd chứa triphenylphosphine (2010)... Platinum được biết đến là tiền chất tạo ra những chất xúc tác cho nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng như phản ứng hydrosilic hóa, hydroamin hóa, ghép mạch C-C..., trong các quá trình đó phức chất cơ platinum đóng vai trò hợp chất trung gian hoạt động. Ở Việt Nam, nghiên cứu phức chất cơ platinum mới chỉ được bắt đầu bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21, tức là muộn 2 thế kỉ so với thế giới. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu này đã tổng hợp được những phức chất cơ platinum có cấu trúc thú vị và hoạt tính ức chế tế bào ung thư đáng chú ý. Bằng các tác nhân thông thường, dễ kiếm, các tác giả đã khởi thảo phương pháp tổng hợp phức chất cơ kim khép vòng hai nhân của platinum dạng [Pt(μ-Cl)(arylolefin)]2, trong đó arylolefin được tách hoặc tổng hợp từ tinh dầu thực vật như safrole, methyleugenol, alkyl eugenoxyacetate… Các phức chất hai nhân này đã được nghiên cứu tương tác với các amine khác nhau thu được phức chất cơ platinum đơn nhân có cấu trúc như được chỉ ra trong Hình 1. Nhiều phức chất đơn nhân đã được thử nghiệm hoạt tính trên một số dòng tế bào ung thư ở người cho thấy một số phức chất có hoạt tính cao hứa hẹn ứng dụng tiềm năng trong hóa dược.
- 2 Hình 1. Sơ đồ tổng hợp một số phức chất cơ platinum(II) chứa arylolefin. Tuy nhiên, các phức chất như ở Hình 1 chứa phối tử arylolefin là isopropyl eugenoxyacetate lại chưa được khai thác, ngoài ra cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào chuyển hóa các phức chất khép vòng hai nhân này thành các hợp chất mới cho mục đích xúc tác. Tiếp tục hướng nghiên cứu về phức chất Pt(II)/arylolefin trong đề tài này chúng tôi lựa chọn arylolefin là isopropyl eugenoxyacetate - một dẫn xuất của eugenol (chiếm 70% trong tinh dầu hương nhu) làm đối tượng nghiên cứu với mục đích hướng đến ứng dụng trong y học và xúc tác tổng hợp hữu cơ. Nghiên cứu này tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp isopropyl eugenoxyacetate (iPrEugH) từ tinh dầu hương nhu và một số muối azolium chloride từ các azole. - Từ Pt và các hóa chất khác tổng hợp phức chất K[PtCl3(iPrEugH)] (1). Từ phức chất 1 tổng hợp ra phức chất hai nhân chứa iPrEug khép vòng có công thức [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2) đồng thời xác định cấu trúc của nó bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. - Nghiên cứu tương tác của phức chất 2 với amine dị vòng dung lượng phối trí hai, với dẫn xuất của phosphine và với muối azolium chloride tổng hợp được nhằm tạo ra các phức chất Pt(II) chứa đồng thời iPrEug và amine hoặc dẫn xuất của phosphine hoặc carbene dị vòng nitrogen (NHC). - Sử dụng các phương pháp hóa học, hóa lý và vật lý để xác định thành phần và cấu trúc của các phức chất thu được. - Thăm dò hoạt tính ức chế tế bào ung thư của một số phức chất chứa arylolefin và amine và bước đầu thăm dò hoạt tính xúc tác của một số phức chất cho phản ứng Sonogashira và hydrosilic hóa. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Từ phức chất mono K[PtCl3(iPrEugH)] đã tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân mới của Pt(II) chứa isoproyl eugenoxyacetate (iPrEugH) có công thức [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2), đây là chất chìa khóa mở ra hướng tổng hợp phức chất cơ kim khép vòng mới khác của Pt(II) chứa iPrEug. Cấu trúc không gian ba chiều của 2, phức chất đầu tiên trong hệ thống phức hai nhân Pt(II) chứa arylolefin được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể, là cơ sở để giải thích một số kết quả thú vị khác. Đã tìm được điều kiện thích hợp để tổng hợp 20 phức chất đơn nhân mới từ phức chất 2 và đã xác định được cấu trúc của chúng bằng cách phối hợp nhiều phương pháp hiện đại khác nhau. Nhờ phân tích chi tiết phổ NMR và
- 3 XRD không những đã giải thích được cấu trúc tinh tế của các phức chất này, mà bước đầu rút ra một số kết luận có tính quy luật. Các kết quả này giúp dự đoán và giải thích hướng phản ứng giữa phức chất hai nhân dạng [Pt(μ-Cl)(arylolefin)]2 với các phối tử σ cho mạnh, yếu khác nhau cũng như dấu hiệu phân biệt cấu hình cis/trans của sản phẩm thu được từ các phản ứng này. Kết quả thăm dò hoạt tính ức chế tế bào ung thư của 4 phức chất chứa amine (6, 7, 10 và 11) trên 4 dòng tế bào ung thư ở người: ung thư biểu mô, ung thư gan, ung thư phổi và ung thu vú cho thấy, phức chất 10 (tan tốt trong nước) có khả năng ức chế 4 dòng tế bào này với giá trị IC50 từ 4,03–7,07 µM, thấp hơn nhiều so với Cisplatin. Kết quả này cho thấy 10 rất đáng được tiếp tục nghiên cứu với mục đích ứng dụng trong y học. Kết quả thăm dò hoạt tính xúc tác của 17–19 cho phản ứng hydrosilic hóa giữa dẫn xuất của silane và phenylacetylene cho thấy, sau 2 giờ phản ứng ở 700C trong điều kiện không khí, 17–19 xúc tác rất tốt cho phản ứng này ở 0,5 mol% xúc tác. Bước đầu đã giải thích được tác dụng xúc tác của 17–19 cho phản ứng này. Đây là kết quả khá lý tưởng hứa hẹn ứng dụng trong lĩnh vực xúc tác tổng hợp hữu cơ ở quy mô công nghiệp. 3. Bố cục của luận án Luận án gồm ba phần: phần nội dung chính (113 trang), tài liệu tham khảo (14 trang) và phần phụ lục (102 trang). Cụ thể: - Nội dung chính của luận án gồm: 3 trang mở đầu, 24 trang tổng quan, 16 trang thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu, 66 trang kết quả và thảo luận, 2 trang kết luận, 2 trang danh mục các công trình đã công bố. Toàn bộ phần này có 54 hình và 23 bảng. - Tài liệu tham khảo: 145 tài liệu tham khảo trong đó có 12 tài liệu tiếng Việt, 133 tài liệu tiếng Anh. - Phần phụ lục của luận án gồm: Bộ phổ xác định thành phần cấu trúc và kết quả qui kết của các hợp chất nghiên cứu, kết quả thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư, hoạt tính xúc tác của một số phức chất. 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Tổng quan về tổng hợp và tính chất của các phối tử nghiên cứu tạo phức (alkyl eugenoxyacetate, phopshine và carbene dị vòng N – NHC, amine dị vòng dung lượng phối trí hai); tình hình nghiên cứu phức chất platinum(II) chứa phối tử olefin, phosphine và NHC; hoạt tính kháng ung thư và hoạt tính xúc tác của phức chất platinum(II). CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 2.2. TỔNG HỢP PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU TẠO PHỨC 2.2.1. Tổng hợp isopropyl eugenoxyacetate (iPrEugH)
- 4 Phối tử iPrEugH được tổng hợp bằng phản ứng giữa eugenoxyacetic acid với propan-2-ol sử dụng xúc tác sulfuric acid trong 18 giờ ở 100oC với hiệu suất 45%. 2.2.2. Tổng hợp một số muối azolium chloride Các muối azolium chloride được tổng hợp bằng phản ứng alkyl hóa các imidazole, benzimidazole và triazole với benzyl chloride hoặc 2-bromopropane. Các phản ứng được tiến hành trong dung môi CH3CN ở 80−85oC sau 48 giờ thu được sản phẩm với hiệu suất 75−80%. Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp muối azolium chloride. 2.3. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU Các phức chất nghiên cứu được tổng hợp theo sơ đồ trong hình 2.2. Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp các phức chất nghiên cứu. Trong đó: - Sol (dung môi): MeCN (3), Me2SO (4), Me2NCHO (5) - (N,OH): quinoline-8-ol (6), 2-methylquinoline-8-ol (7), 5,7- dichloroquinoline-8-ol (8), quinoline-2-carboxylic acid (9).
- 5 - Amine: 1,10-phenanthroline (10), 2,2’-bipyridine (11), 4,4’-dimethyl-2,2’- bipyridine (12), 6,6’-dimethyl-2,2’-bipyridine (13). - PR3: tricyclohexylphosphine (14, 15), triphenylphosphine (16). - NHC·HCl: 1,3-dibenzylimidazolium chloride (17) 1,3- dibenzylbenzimidazolium chloride (18), 1,3-dibenzyl-1,2,4-triazolium chloride (19), 1-benzyl-3-isopropylbenzimidazolium chloride (20). - MX: LiBr (21), KI (22). 2.3.1. Tổng hợp phức chất K[PtCl3(iPrEugH)] (1) Phức chất K[PtCl3(iPrEugH)] được tổng hợp từ muối Zeise và iPrEugH với hiệu suất 95% theo phương trình phản ứng: K[PtCl3(C2H4)] + iPrEugH → K[PtCl3(iPrEugH)] + C2H4 2.3.2. Nghiên cứu tổng hợp phức chất [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2) Phức chất [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 được tổng hợp từ muối Zeise và iPrEugH với hiệu suất 70% trong dung môi acetone-nước (1 : 10, v/v) ở 60 oC trong 7 giờ. Phản ứng xảy ra theo phương trình: 2K[PtCl3(iPrEugH)] [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 2KCl + 2HCl Nuôi đơn tinh thể của phức chất [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 Phương pháp khuếch tán hơi dung môi: Trong các hệ dung môi chloroform/diethyl ether hoặc dichloromethane/diethyl ether thu được cáctinh thể hình kim màu vàng chanh. Sản phẩm là phức chất 2. Phương pháp bay hơi dung môi: Trong các dung môi acetonitrile, dimethyl sulfoxide và dimethyl formamide thu được các tinh thể có tính chất khác 2 nên được kí hiệu lần lượt là phức chất 3, 4 và 5. 2.3.3. Nghiên cứu tương tác của [Pt(µ-Cl)(iPrEug)]2 với amine dung lượng phối trí hai Khi cho 2 phản ứng với 4 amine dạng (N,OH) thu được 4 phức chất 6–9 theo phương trình: [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 2(N,OH) → 2[Pt(iPrEug)(N,O)] + 2HCl Còn khi sử dụng amine là 1,10-phenalthroline và dẫn xuất của 2,2’- bipyridine thu được 4 phức chất 10–13. Các phản ứng xảy ra theo phương trình: [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 2 amine → 2[PtCl(iPrEug)(amine)] Các phản ứng được tiến hành trong dung môi acetone hoặc acetone/nước ở nhiệt độ phòng. Đơn tinh thể của các phức chất 7, 9–11, 13 được nuôi bằng phương pháp bay hơi dung môi hoặc khuếch tán hơi dung môi. 2.3.4. Nghiên cứu tương tác của [Pt(µ-Cl)(iPrEug)]2 với dẫn xuất của phosphine Khi nghiên cứu tương tác của 2 với các dẫn xuất của phosphine, chúng tôi đã thay đổi một số điều kiện phản ứng như dung môi, thao tác tiến hành và tỉ lệ mol 2 : PR3. Kết quả cho thấy phản ứng có thể xảy ra theo phương trình:
- 6 [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 2 PR3 → 2[PtCl(iPrEug)(PR3)] [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 4 PR3 → 2[PtCl(iPrEug)(PR3)2] Qua quá trình tinh chế thu được 3 phức chất sạch 14–16 với hiệu suất 90- 93%. Đơn tinh thể của 14 và 16 được nuôi bằng phương pháp bay hơi dung môi. 2.3.5. Nghiên cứu tương tác của [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 với muối azolium chloride Phản ứng tổng hợp 17–20 được tiến hành trong dung môi acetone ở nhiệt độ phòng trong sự có mặt của Ag2O hoặc Na2CO3. Sau 7 giờ phản ứng thu được sản phẩm với hiệu suất 85–90%. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ: [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 + 2(NHC·HCl) → 2[PtCl(iPrEug)(NHC)] (17–20) Phức chất 21 và 22 được tổng hợp theo phương trình: [PtCl(iPrEug)(NHC)] + MX → [PtCl(iPrEug)(NHC)] Đơn tinh thể của 18, 20–22 được nuôi bằng phương pháp bay hơi dung môi. 2.4. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC SẢN PHẨM 2.4.1. Nghiên cứu thành phần Phương pháp sắc kí bản mỏng Các sản phẩm được kiểm tra độ sạch bằng sắc kí trên bản mỏng silufol- UV, hiện vết bằng đèn UV ở bước sóng 254 nm tại Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Xác định hàm lượng nước kết tinh và platinum Phức chất 1, 2, 14–16, 20 và 22 được xác định hàm lượng nước kết tinh, Pt và K theo phương pháp trọng lượng tại khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Phương pháp đo độ dẫn điện phân tử Độ dẫn điện phân tử của 10–12 được đo trên máy Conductivity Meter Hach - 88119 N của Mỹ tại khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Phương pháp phân tích nguyên tố Phân tích nguyên tố của các 17–19 và 21 được đo trên máy Perkin-Elmer PE 2400 tại Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Singapore. Phương pháp ESI-MS Phổ ESI-MS của các phức chất được đo trên máy Finnigan LCQ tại Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Singapore và máy 1100 LC-MSD-Trap-SL tại Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.4.2. Nghiên cứu cấu trúc Phương pháp phổ hồng ngoại Phổ hấp thụ hồng ngoại của các sản phẩm được đo trên máy IMPACK-410 NICOLET tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân
- 7 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các sản phẩm được ghi trên máy Bruker AVANCE III (500 MHz) trong dung môi thích hợp tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể Nhiễu xạ tia X đơn tinh thể của 2, 3, 7–10, 13, 14, 16, được đo trên máy Bruker SMART 6000 ở 100K tại KU Lueven, Vương quốc Bỉ, của 18, 19–21 được đo trên máy Bruker AXS SMART APEX tại Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Singapore. 2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ HOẠT TÍNH XÚC TÁC CỦA MỘT SỐ PHỨC CHẤT 2.5.1. Thăm dò hoạt tính ức chế tế bào ung thư của một số phức chất Phức chất 6, 7, 10, 11 và cisplatin được thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư tại Phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trên 4 dòng tế bào ung thư ở người gồm KB, Hep G2, LU-1 và MCF-7. 2.5.2. Thăm dò hoạt tính xúc tác của một số phức chất Các phức chất 17–19 được thăm dò hoạt tính xúc tác cho hai phản ứng: Sonogashira giữa phenylacetylene và 4-bromobenzaldehyde và hydrosilic hóa giữa các dẫn xuất của silane và phenylacetylene. Thăm dò hoạt tính xúc tác cho phản ứng Sonogashira Hỗn hợp gồm 4-bromobenzaldehyde (1,0 mmol), phenylacetylene (1,2 mmol) và 18 (5 mol%) trong triethylamine (3 mL) được đuổi không khí bằng khí Ar sau đó khuấy ở nhiệt độ và thời gian khác nhau. Sau khi dừng phản ứng, thêm nước vào hỗn hợp và chiết bằng diethyl ether, loại bỏ diethyl ether bằng cô quay chân không chân không thu được chất rắn màu trắng ngà. Sản phẩm được phân tích phổ 1H NMR nhưng không thu được sản phẩm mong muốn. Thăm dò hoạt tính xúc tác cho phản ứng hydrosilic hóa Cách tiến hành: Xúc tác được lấy với các lượng khác nhau cho vào bình cầu, sau đó silane (1,0 mmol) và arylacetylene (1.2 mmol) được thêm vào. Phản ứng được thực hiện ở 700C trong các khoảng thời gian khác nhau. Kết thúc mỗi thí nghiệm, làm nguội bình cầu đến nhiệt độ phòng, lọc hỗn hợp phản ứng qua màng lọc rồi đem hỗn hợp thu được đi phân tích phổ 1H NMR. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC CHẤT ĐẦU 3.1.1. Tổng hợp, xác định cấu tạo của iPrEugH Phối tử iPrEugH tổng hợp theo sơ đồ sau:
- 8 tinh dầu hương nhu Kết quả phân tích phổ IR, 1H và 13C NMR cho thấy iPrEugH có công thức cấu tạo như trong sơ đồ trên. 3.1.2. Tổng hợp, xác định cấu tạo của muối azolium chloride Bốn muối azolium chloride với hiệu suất 75–80% được tổng hợp bằng phản ứng alkyl hóa azole tương ứng bằng benzyl chloride hoặc 2-brompropane. Cấu tạo của chúng được xác định bằng phương pháp phổ IR và 1H NMR. 3.1.3. Tổng hợp, xác định thành phần, cấu trúc K[PtCl3(iPrEugH)] Phức chất K[PtCl3(iPrEugH)] (1) được tổng hợp bằng phản ứng thế ethylene trong muối Zeise bằng iPrEugH với hiệu suất 95% theo sơ đồ sau: Hình 3.4. Phương trình phản ứng tổng hợp K[PtCl3(iPrEugH)] (1). Kết quả phân tích hàm lượng Pt, phổ ESI-MS, IR và 1H NMR cho thấy phức chất 1 có công thức cấu tạo như trong sơ đồ ở Hình 3.4. 3.1.4. Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất của [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 Phức chất hai nhân [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2) được tổng hợp từ phức chất mono 1 với hiệu suất 95% trong dung môi aceton-nước theo sơ đồ sau: Hình 3.6. Phương trình phản ứng tổng hợp [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 (2). Kết quả phân tích Pt, phổ ESI-MS, IR, 1H và 13C NMR (trong dung môi CDCl3) cho thấy 2 là phức chất hai nhân Pt với hai đồng phân anti và syn (Hình 3.11). Ở đó, iPrEug bị tách nguyên tử H của vòng benzene để phối trí khép vòng với Pt(II) qua nguyên tử Cthơm và liên kết C=C của nhóm allyl.
- 9 Để xác định chính xác cấu trúc không gian ba chiều của phức chất 2 chúng tôi tiến hành nuôi đơn tinh thể của nó trong một số dung môi. Kết quả cho thấy tinh thể tách ra từ dung môi chloroform/diethyl ether, dichloromethane/diethyl ether có tính chất tương tự như sản phẩm 2 ở dạng bột và có cấu trúc anti (Hình 3.12a). Trong khi đó, tinh thể thu được trong dung môi acetonitrile, DMSO, DMF lại có tính chất khác 2 và được kí hiệu là 3−5 tương ứng. Kết quả nghiên cứu cấu trúc của 3−5 cho thấy chúng là các phức chất đơn nhân có công thức [PtCl(iPrEug)(dung môi)] như trong Hình 3.13. a) b) Hình 3.12. Cấu trúc của 2 (a) và 3 (b) xác định bằng phương pháp XRD. Hình 3.13. Sơ đồ phản ứng tạo thành phức chất [PtCl(iPrEug)(dung môi)] (3−5). 3.2. NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC CỦA [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 VỚI AMINE DUNG LƯỢNG PHỐI TRÍ HAI VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC PHỨC CHẤT THU ĐƯỢC 3.2.1. Nghiên cứu tương tác của [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 với amine dung lượng phối trí hai Khi cho phức chất 2 tác dụng với các amine dạng RQOH chúng tôi thu được 4 phức chất trung hòa 6−9 với hiệu suất cao 85 ÷ 93% có cấu trúc như được chỉ ra trong Hình 3.14. Các phức chất thu được có cấu trúc vuông phẳng, dị tử N ở vị trí cis so với nhánh allyl trong cầu phối trí.
- 10 Hình 3.14. Phương trình phản ứng tổng hợp [Pt(iPrEug)(amine)] (6−9). Với 1,10-phenalthroline và dẫn xuất của bipyridine, khi tiến hành phản ứng của chúng với 2 ở tỉ lệ mol 2 : amine là 1 : 2 thu được thành sản phẩm 10−13 với hiệu suất cao (90 - 95%). Từ các kết quả đo độ dẫn điện phân tử, phổ ESI- MS, IR và 1H NMR có thể dự đoán chúng tồn tại cấu trúc ion A hoặc trung hoà B như trong Hình 3.15. Hình 3.15. Một số cấu trúc có thể có của 10−13 Kết quả XRD cho thấy 10−13 có cấu trúc B, tức là Pt(II) thể hiện số phối trí 5. Đây là hiện tượng bất thường trong hệ thống phức chất Pt(II) chứa arylolefin và amine. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sự có mặt của liên kết σ,π-cho/π-nhận và sự phối trí khép vòng của phối tử σ cho mạnh (N,N- chelat) cũng như của nhóm phenyl trong 10−13. 3.2.2. Xác định thành phần, cấu trúc các phức chất thu được Từ kết quả phân tích phổ ESI-MS, IR 1H NMR và XRD đã xác định được cấu trúc của các phức chất như trong Hình 3.15, 3.23, 3.24 và trong sơ đồ ở Hình 3.14. Một số dữ kiện về phổ ESI-MS, NMR và XRD của các phức chất được liệt kê ở Bảng 3.5-3.9. Bảng 3.5. Một số ion phát hiện được trên phổ ESI-MS của 6−13, m/z (au), %. Phức chất [M + H]+ [M + H - C3H6]+ [M + Cl]- [M - amine + 2Cl]- [M - Cl]+ 6 603 (100) 561 (10) 637 (25) 529 (100) - 7 617 (100) 574 (15) 650 (100) 529 (50) - 8 671 (25) 596 (30) 706 (100) 529 (100) - 9 631 (100) 589 (30) 666 (100) - - 10 - - - - 638 (100) 11 - - - - 614 (100) 12 - - - - 642 (100) 13 - - - - 642 (10)
- 11 Bảng 3.6. Tín hiệu 1H NMR của iPrEug trong 2 và 6−13, (ppm), J (Hz). Chất* H8a H8b H9 H10cis H10trans H3 H6 2,59/2,57 d 5,08 m 4,29/4,26 d 4,01 d 2 (c) 3 3,77 ov 2 6,57 s 6,40/6,38 s JPtH 110 JPtH 70 2JPtH 70 2 JPtH 70 4,89 m 4,25 d 7,09 s 6 (a) 2,85 d 3,64 ov 2 2 3,68 d 6,73 s 3 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 4,51 d 3,60 d 7,20 s 7 (a) 2,78 d 3,66 ov 5,08 m 2 2 6,74 s 3 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 4,87 m 4,22 d 3,69 d 6,98 s 8 (a) 2,70 ov 3,53 dd 2 2 2 6,60 s 3 JPtH 70 JPtH 70 JPtH 70 JPtH 40 2,86 d 5,53 m 4,63 d 4,02 d 7,02 s 9 (c) 3 4,05 dd 2 2 2 6,68 s 3 JPtH 100 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 3,16 d 5,99 m 4,69 d 4,41 d 6,93 s 10 (b) 3 4,04 dd 2 2 2 6,98 s 3 JPtH 100 JPtH 70 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 3,09 d 5,80 m 4,43 d 4,28 d 6,76 s 11 (b) 3 3,98 dd 2 2 2 6,93 s 3 JPtH 100 JPtH 70 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 2,43 d 5,77 m 4,40 d 4,24 d 6,76 s 12 (b) 3 3,58 dd 2 2 2 6,92 s 3 JPtH 100 JPtH 70 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 2,43 d 3,67 m 3,43 d 2,37 d 6,29 s 13 (c) 3 3,58 dd 2 2 2 6,60 s 3 JPtH 100 JPtH 70 JPtH 60 JPtH 60 JPtH 40 * dung môi: (a): acetone-d6; (b): methanol-d4; (c): chloroform-d1 a) b) Hình 3.23. Mô hình phân tử của 7 (a) và 9 (b) xác định bằng XRD. a) b) c) Hình 3.24. Mô hình phân tử của 10 (a), 11 (b) và 13 (c) xác định bằng XRD.
- 12 Bảng 3.8. Một số giá trị độ dài của phân tử phức chất 7, 9−11 và 13 (Å). Thông số Pt−C5 Pt−N Pt−C9 Pt−C10 Pt−O Pt−Cl C9−C10 2,4773(7) anti-2 1,993(3) - 2,108(3) 2,141(3) - 1,393(5) 2,3527(7) 7 1,997(3) 2,199(3) 2,136(4) 2,110(4) 2,008(2) - 1,388(5) 9 1,999(3) 2,212(3) 2,140(3) 2,128(3) 2,038(2) - 1,400(5) 2,142(4) 10 2,005(5) 2,105(6) 2,078(5) - 2,5086(13) 1,436(8) 2,148(4) 2,133(3) 11 2,008(3) 2,081(3) 2,091(3) - 2,5277(8) 1,422(5) 2,152(3) 2,206(3) 13 2,010(3) 2,070(4) 2,056(4) - 2,4268(9) 1,450(5) 2,212(3) Kết quả XRD cho thấy độ dài liên kết Pt−Cl trong 10 và 11 (Bảng 3.8) phù hợp với giả thiết liên kết này bị phân cắt trong dung môi nước tạo thành dung dịch phân li ra hai ion cũng như kết quả đo độ dẫn điện phân tử của chúng. 3.3. NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC CỦA [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 VỚI PHOSPHINE VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC PHỨC CHẤT THU ĐƯỢC 3.3.1. Nghiên cứu tương tác của [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 với phosphine Khi cho phức chất 2 phản ứng với PR3 (R: phenyl, cyclohexyl), PR3 không những phân cắt liêt kết Pt–Cl mà còn có thể cắt đứt liên kết Pt–(C=C) tùy vào tỉ lệ của chất tham gia phản ứng. Kết quả thực nghiệm cho thấy phản ứng giữa 2 với dẫn xuất của phosphine xảy ra theo sơ đồ trong Hình 3.25. Qua quá trình tinh chế đã thu được 3 phức chất sạch 14–16 với hiệu suất 90–93%. Hình 3.25. Phản ứng giữa 2 với dẫn xuất của phosphine. 3.3.2. Xác định thành phần, cấu trúc các phức chất thu được Thành phần và cấu trúc của 14–16 được xác định bằng các phương pháp phổ ESI-MS, IR, 1H NMR và XRD (với 14 và 16). Kết quả cho thấy các phức
- 13 chất thu được có cấu trúc như được mô tả trong Hình 3.34. Bảng 3.10 và 3.11 dẫn ra một số dữ kiện NMR và XRD của 14–16. Bảng 3.10. Một số tín hiệu NMR của iPrEug trong 2 và 14–16, (ppm), J (Hz) Chất H8a H8b H9 H10cis H10trans H3 H6 2 2,59/2,57 3,74-3,79 5,09 4,00 4,29/4,27 6,57 6,39 3,74 d 6,24 m 4,63/4,60 4,24/4,23 d 6,72 s 14 3 3,87 dd 2 6,67 s JPtH 100 JPtH 65 d 2JPtH 50 2 JPtH 60 3 JPtH 50 15 3,90 d 5,94 m 5,16 d 5,18 d 6,55 s 7,00 s 3JPtH 70 16 2,99 d 4,99 m 4,67 d 4,64 d 5,84 s 6,3 s 3JPtH 65 C8 C9 C10 C5 2 38,2 91,2 64,2 141,1 14 41,1 121,83/121,75 84,67/84,53 129,45/129,4 a) b) Hình 3.34. Mô hình phân tử 14 (a) và 16 (b) xác định bằng XRD. Bảng 3.11. Giá trị một số độ dài dài (Å) và góc liên kết (0) của phân tử 14 và 16 Thông số Pt−C5 Pt−Cl Pt−P Pt−C9 Pt−C10 C9−C10 14 2,033(11) 2,4773(7) 2,3527(7) 2,230(11) 2,208(11) 1,356(16) 2,3059(7) 16 2,026(2) 2,3968(7) - - 1,299(3) 2,3097(7) Cl−Pt−C5 Cl−Pt−P Cl−Pt−C9 C5−Pt−P P1−Pt−P2 C2C3PtP1 14 168,1(3) 92,77(10) 87,4(4) 98,7(3) - - 16 177,95(6) 91,88(2) - 89,46(6) 174,036(18) 93,50(15) 86,86(2) 91,65(2) 3.4. NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC CỦA [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 VỚI MUỐI AZOLIUM CHLORIDE VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC PHỨC CHẤT THU ĐƯỢC 3.4.1. Nghiên cứu tương tác của [Pt(μ-Cl)(iPrEug)]2 với muối azolium chloride Các phức chất 17–22 chứa đồng thời iPrEug và NHC được tổng hợp bằng phản ứng của muối azolium chloride với phức chất 2 trong sự có mặt của Ag2O
- 14 hoặc Na2CO3 với hiệu suất 85–90%. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ ở Hình 3.35. Phức chất 20 và 21 được tổng hợp bằng phản ứng của 18 với LiBr hoặc KI theo phương trình ở Hình 3.36 với hiệu suất 95%. Hình 3.35. Sơ đồ phản ứng của 2 với muối azolium khi có mặt base. Hình 3.36. Phản ứng tổng hợp 21 và 22. 3.4.2. Xác định thành phần, cấu trúc các phức chất thu được Từ kết quả phân tích nguyên tố, phổ ESI-MS, IR, NMR 1 chiều và hai chiều đã xác định được cấu trúc của 17–22. Ở đó, iPrEug phối trí khép vòng với Pt(II) qua liên kết C=C và nguyên tử carbon của vòng benzene, phối tử NHC ở vị trí trans so với liên kết C=C (Hình 3.44). Đặc biệt, 17−22 là trường hợp rất hiếm của các phức chất Pt(II) chứa 3 trung tâm tạo phức carbon: anion aryl, NHC trung hòa và η2-olefin. Ngoài ra, đã phát hiện hiện tượng quay cấu dạng trong dung dịch ở 19 và 20 (Hình 3.39) do chứa NHC không đối xứng. Bảng 3.13–3.16 dẫn ra một số dữ kiện trên phổ MS, NMR và XRD của 17–22. Bảng 3.13. Cụm pic ion trên phổ +MS của 17–22, m/z (au), cường độ (%). Phức chất [M – X]+ [M + Na]+ [PtCl(iPrEug)(Bn2-imy)] (17) 706 (100) 765 (8) [PtCl(iPrEug)(Bn2-bimy)] (18) 756 (100) 815 (24) [PtCl(iPrEug)(Bn2-tazy)] (19) 707 (100) 765 (88) [PtCl(iPrEug)(iPr,Bn-bimy)] (20) 708 (100) 766 (24) [PtBr(iPrEug)(Bn2-bimy)] (21) 756 (100) 858 (30) [PtI(iPrEug)(Bn2-bimy)] (22) 756 (100) 906 (62)
- 15 Hình 3.39. Hai cấu dạng quay của phức chất 19 và 20. Bảng 3.14. Tín hiệu 1H NMR của iPrEug trong 2 và 17–22a, (ppm), J (Hz). Phức chất H8a H8b H9 H10trans H10cis H3 H6 2 2,59/2,57 3,74-3,79 5,09 4,00 4,29/4,27 6,57 6,39 3,05 d 3,75-3,68 5,79 m 4,52 d 4,82 d 5,57 s 17 3 2 2 2 6,70 s 3 JPtH 90 ov JPtH 65 JPtH 60 JPtH 50 JPtH 65 3,11 d 5,92 m 4,67 d 4,95 d 5,78 s 18 3 3,75 dd 2 2 2 6,72 s 3 JPtH 90 JPtH 65 JPtH 60 JPtH 50 JPtH 65 3,10 d 5,92 m 4,58 d 4,90 d 5,37 s 19a 3 3,82 dd 2 2 2 6,73 s 3 JPtH 90 JPtH 65 JPtH 60 JPtH 50 JPtH 65 3,10 d 5,85 m 4,62 d 4,88 d 5,45 s 19b 3 3,82 dd 2 2 2 6,73 s 3 JPtH 90 JPtH 65 JPtH 60 JPtH 50 JPtH 65 3,09 d 3,78-3,74 5,98 m 4,72 d 5,00 d 20ab 3 2 2 2 6,64 s 6,08 s JPtH 90 ov JPtH 65 JPtH 60 JPtH 50 3,14 d 5,98 m 4,70 d 4,99 d 5,66-5,63 20bb 3 3,86 dd 2 6,65 s JPtH 90 JPtH 65 2JPtH 60 2JPtH 50 ov 3,13 d 5,93 m 4,73 d 5,05 d 5,77 s 21 3 3,74 dd 2 6,74 s JPtH 90 JPtH 65 2JPtH 60 2JPtH 50 3 JPtH 65 3,14 d 5,98 m 4,83 t-d 5,18 d 5,79 s 22 3 3,73 dd 2 6,78 s JPtH 90 JPtH 65 2JPtH 60 2JPtH 50 3 JPtH 65 * dung môi: (a): acetone-d6; (b): chloroform-d1 Bảng 3.15. Một số tín hiệu 13C NMR của 2 và 17–22, ppm. Phức chất C9 C10 C5 CNHC 2 91,2 64,2 141,1 - 17 111,0 84,1 127,7 172,9 18 113,0 86,4 127,8 184,2 19 112,3 / 112,2 85,4 / 85,1 127,7 / 127,3 177,0 20 112,98 / 112,97 86,3 / 85,9 125,9 / 125,2 181,8 / 181,7 21 112,1 85,4 129,9 184,3 22 111,4 83,9 135,0 184,5
- 16 Hình 3.44. Mô hình phân tử của 18 và 20–22 xác định bằng phương pháp XRD. Bảng 3.16. Một số giá trị độ dài và góc liên kết của phân tử 18 và 20–22. Phức chất 18 (X = Cl) 20 (X = Cl) 21 (X = Br) 22 (X = I) Pt−CNCN 2,000(5) 1,996(6) 2,006(5) 2,002(2) Pt−C5 1,997(5) 2,011(6) 2,012(5) 2,010(2) Pt−X 2,409(1) 2,401(2) 2,5316(6) 2,7020(2) Pt−C9 2,219(5) 2,223(6) 2,222(5) 2,227(2) Pt−C10 2,205(6) 2,207(7) 2,205(6) 2,212(2) C9−C10 1,378(8) 1,36(1) 1,372(8) 1,376(3) X−Pt−C5 176,1(2) 175,2(2) 176,5(1) 172,96(5) X−Pt−CNCN 91,2(2) 90,0(2) 90,6(1) 92,19(5) C5−Pt−CNCN 92,5(2) 92,5(2) 92,7(2) 91,33(8) PtC2X/NHC 70,2(2) 68,9(2) 70,5(1) 72,80(5) PtC2X/alkene 81,8(3) 79,3(3) 81,5(3) 86,1(1) 3.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ RÚT RA TỪ VIỆC SO SÁNH CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU Bằng phản ứng của phức chất 2 với một số tác nhân đã tổng hợp được 20 phức chất có cấu trúc được xếp vào 5 nhóm I–V như trên hình 3.45. Nhóm I gồm các phức chất 3–5 (quy ước là cấu hình cis, có cấu trúc tương tự các phức chất [PtCl(arylolefin)(amine)]; nhóm II: 14 và 17–22 (quy ước là cấu hình trans); nhóm III: 6–9; nhóm IV: 10–13; nhóm V: 15, 16.
- 17 Hình 3.45. Cấu trúc của các nhóm phức chất nghiên cứu. 3.5.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất phổ của các phức chất Phổ ESI-MS Các phức chất có chứa liên kết Pt−Cl (trừ nhóm I) trên phổ +MS đều có xu hướng hình thành ion mảnh ứng với cation [M - Cl]+. Phổ NMR Kết quả nghiên cứu cấu trúc của các phức chất 2–22 cho thấy, iPrEug có thể phối trí với Pt(II) theo hai kiểu sau: Khi phối trí với Pt(II) theo kiểu A, tín hiệu NMR của các proton và carbon gần trung tâm tạo phức của iPrEug có đặc điểm: i) Proton H3 và H6 có dạng vân đơn, ở tín hiệu của H6 xuất hiện tín hiệu vệ tinh do 195Pt gây tách với 3JPtH = 40–65 Hz. Trên phổ không quan sát thấy tín hiệu của proton H5 đồng thời tín hiệu 13C có cường độ thấp do trở thành carbon bậc 4. ii) Hai proton H8 không tương đương cho hai vân cộng hưởng đồng thời ở tín hiệu cộng hưởng của H8a quan sát thấy tín hiệu vệ tinh do 195Pt gây tách với giá trị hằng số tách rất lớn khoảng 90–110 Hz. iii) δ của H9, H10 có xu hướng giảm so với iPrEugH tùy thuộc vào ảnh hưởng của phối tử khác trong cầu phối trí đồng thời ở tín hiệu của chúng xuất hiện tín hiệu vệ tinh do 195Pt gây tách với 2JPtH = 50–70 Hz. δ của C9, C10 giảm mạnh so với ở iPrEugH tự do. Khi chỉ phối trí với Pt(II) qua nguyên tử C5, tức kiểu B, trên phổ NMR của các phức chất này chỉ quan sát thấy dấu hiệu (i). Bảng 3.17 cho thấy: δ H9, H10 trong nhóm II đều lớn hơn δ của chúng trong nhóm I với độ tăng khoảng 0,7−1,5 ppm, đặc biệt là tín hiệu của H9. Tương tự có sự tăng mạnh δ C9 và C10 với biên độ khoảng 20−30 ppm khi chuyển từ cấu hình cis sang cấu hình trans. Ngoài ra, các giá trị 2JPtH, 3JPtH cho các proton allyl trong nhóm I lớn hơn các proton trong nhóm II, đặc biệt đối với H8a và H10cis với sự khác biệt trong khoảng 12 - 28 Hz. Trong khi đó, các giá trị 3JPtH cho H6 trong nhóm II lớn hơn 20 - 40 Hz so với các giá trị trong nhóm I. Các kết quả này
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn