intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Đức Hiếu 2. TS. Hoàng Thị Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Thế Hùng Phản biện 2: PGS.TS. Mai Ngọc Anh Phản biện 3: TS. Tạ Quang Bình Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường và họp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào hồi 15 giờ, ngày 16 tháng 08 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhằm hướng tới áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) từ sau năm 2025, Bộ tài chính đã ký Quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Đây được xem như là tuyên bố chính thức của Việt Nam trong việc ủng hộ IFRS, đồng thời đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng bộ chuẩn mực kế toán này. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được áp dụng từ năm 2001. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và nhiều thông tư hướng dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán quốc tế. Tuy nhiên một số VAS không được áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu quy định hướng dẫn xử lý công việc kế toán như kế toán theo giá trị hợp lý, các vấn đề kế toán giảm giá trị, ghi nhận tổn thất tài sản, nông nghiệp, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản và kế toán công cụ tài chính dẫn đến khó khăn cho công tác kế toán của doanh nghiệp. Căn cứ theo Đề án áp dụng IFRS vào Việt Nam của Bộ Tài chính thì đối tượng áp dụng IFRS bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS. Đối tượng chính được xem là có thể đảm bảo được năng lực và điều kiện áp dụng hệ thống chuẩn mực này là các công ty niêm yết. Theo đề án này thì các doanh nghiệp niêm yết không còn lựa chọn áp dụng hay không áp dụng mà là doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình áp dụng sắp tới. Tuy nhiên, do đặc thù của IFRS là dựa vào nguyên tắc cho nên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của người làm công tác kế toán, điều này có thể phát sinh những thách thức trong quá trình áp dụng IFRS. Theo đề án thì các doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định được những gì đang có, những gì cần có và vạch ra một lộ trình thích hợp để việc áp dụng được thuận lợi và thành công. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện về việc áp dụng IAS/IFRS từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu thường gắn liền với các quốc gia phát triển, hoặc gắn với đặc thù kinh tế xã hội, với nền chính trị và văn hóa đặc trưng của quốc gia mà tác giả nghiên cứu. Bên cạnh đó một số công trình đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp của một quốc gia cụ thể như Lahmar & Ali (2017); Mehrnaz, (2017); Al‐Htaybat, (2018); Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp, (2018); Lê Trần Hạnh Phương, (2019). Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS tại các doanh nghiệp cho thấy việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế bị ảnh bởi nhiều yếu tố, có yếu tố trong nghiên cứu này có tác động cùng chiều nhưng trong nghiên cứu khác lại tác động ngược chiều. Các công trình nghiên cứu tiền nhiệm được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời
  4. 2 gian khác nhau cần kiểm định lại trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính. Dựa trên nền tảng học thuật của thế giới và trong nước về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, diễn biến thực tế từ thực trạng áp dụng IAS/IFRS trong những năm qua thì việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu  Xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Đề xuất các khuyến nghị cho doanh nghiệp phi tài chính niêm yết và Cơ quan quản lý trong quá trình hội nhập Chuẩn mực kế toán quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau: 1. Những nhân tố nào tác động đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 2. Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? 3. Có sự khác biệt hay không giữa thời gian niêm yết khác nhau, tình hình áp dụng IAS/IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết đến việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đế khả năng áp dụng IAS/IFRS? 4. Các khuyến nghị nào cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Cơ quan quản lý để áp dụng thành công chuẩn mực kế toán quốc tế? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:  Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm IAS và IFRS.  Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  5. 3 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp Upcom. Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu nhập trong giai đoạn 2017- 2021. Các dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu chuyên gia và khảo sát quan điểm của nhà quản lý, phụ trách kế toán, phụ trách tài chính đang làm việc tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện từ 05/2020-03/2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm hai phương pháp là định tính và định lượng. Để thực hiện các mục tiêu trong nghiên cứu định lượng tác giả sử dụng phần mềm SPSS bằng cách đo hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, kiểm định Independent – samples T-test, One-way ANOVA. Mẫu nghiên cứu: 489 quan sát của 489 doanh nghiệp. Mẫu khảo sát được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như tổng hợp các lý thuyết nền liên quan tới vấn đề nghiên cứu như lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior), lý thuyết đại diện (agency theory), lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory), lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest theory). Tác giả xác định, xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. b. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã nhận diện được 07 nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam gồm Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp; nhận thức, thái độ của nhà quản trị, năng lực của người làm kế toán, chi phí của việc áp dụng. Đồng thời, tác giả cũng đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế này. Qua đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị để các doanh nghiệp niêm yết có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc áp dụng IFRS theo lộ trình sắp tới được thuận lợi và thành công mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, hiệp hội nghề nghiệp trong việc thúc đẩy áp dụng IFRS tại Việt Nam trong thời gian tới.
  6. 4 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã điều chỉnh bổ sung thang đo vào hệ thống các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Thứ hai, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết qua việc thực hiện kiểm định 7 nhân tố trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam. Thứ ba, so với các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng IAS/IFRS, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đầy đủ hơn, bao quát được hầu hết các biến tác động lên vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là xem xét hành vi dự định của nhà quản lý trong khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Thứ tư, một khác biệt của luận án so với các nghiên cứu đi trước cùng vấn đề nghiên cứu, đó là đối tượng khảo sát trong luận án này là những người đang làm trong các doanh nghiệp đủ năng lực theo đề án của Bộ tài chính. Cuối cùng, luận án đã kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau. 7. Bố cục của luận án Bố cục của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, gồm 5 Chương: Chương 1- Tổng quan nghiên cứu Chương 2- Cơ sở lý thuyết và các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1 Những lợi ích khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Cải thiện chất lượng thông tin trên BCTC IFRS yêu cầu thông tin được công bố phải phản ánh sự phát triển của thị trường tại thời điểm báo cáo thông qua đánh giá lại giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi của tài sản và nợ phải trả. Do đó, báo cáo tài chính theo IFRS sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy hơn để đánh giá tình hình tài chính của đơn vị. Bùi Thị Ngọc và cộng sự (2020) thực hiện một nghiên cứu với 23 cuộc phỏng vấn sâu và khảo sát thông qua bảng hỏi với 92 chuyên gia là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu từ các viện nghiên
  7. 5 cứu, chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tài chính tại Việt Nam để thu thập một số ý tưởng về lộ trình, đối tượng và phạm vi áp dụng IFRS; đánh giá lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cho rằng việc lập báo cáo tài chính theo IFRS sẽ cải thiện tính minh bạch của báo cáo tài chính. Tăng tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường vốn Chuẩn mực kế toán đóng vai trò then chốt trong việc giảm chi phí giao dịch trong việc truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan, hỗ trợ so sánh thông tin dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí kiểm toán và chi phí tìm kiếm các thông tin bổ sung, thúc đẩy kênh thông tin chính thức, kích thích chia sẻ thông tin, tăng cường giao tiếp giữa doanh nghiệp với cổ đông và nhà đầu tư, thị trường vốn toàn cầu hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn (lãi vay sẽ rẻ hơn nếu cung cấp thông tin minh bạch và rủi ro thông tin ở mức thấp). (DeFond và cộng sự, 2011). Tiết kiệm chi phí xây dựng chuẩn mực kế toán Việc áp dụng IAS/IFRS làm giảm đáng kể chi phí trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán (Nobes và Parker, 2016). Công trình của Jermakowicz và Gornik- Tomaszewski (2006) cho rằng rất tốn kém chi phí để phát triển các chuẩn mực kế toán từ đầu và hầu hết các nước đang phát triển thiếu nguồn lực tài chính. Do đó, đây sẽ là một chiến lược tiết kiệm chi phí cho các nước đang phát triển áp dụng IAS/IFRS. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hossain và cộng sự. (2015) khẳng định rằng việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp ở Bangladesh thu hút đầu tư nhiều hơn vì báo cáo tài chính minh bạch và đáng tin cậy. Herath và Alsulmi (2017) đã chứng minh rằng việc áp dụng IFRS tại Ả Rập Saudi đã làm thay đổi môi trường đầu tư, cho phép quốc gia này đa dạng hóa nền kinh tế, thu hút nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ. 1.1.2 Những thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Giá trị hợp lý IFRS sử dụng kế toán giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường để xác định các số liệu về tài sản và nợ phải trả. Giá trị hợp lý khó được đo lường trong môi trường không có thị trường hoạt động để thực hiện việc định giá và quản lý các phương pháp định giá (I. Alsaqqa và N. Sawan, 2013). Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế về chuẩn mực kế toán quốc tế Một nghiên cứu do Masoud (2014) thực hiện xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của một số nền kinh tế thị trường mới nổi. Tác giả đã kết luận rằng một trở ngại gặp phải trong quá trình áp dụng là kế toán viên thiếu các kỹ năng cần thiết để triển khai IFRS. Nghiên cứu của Odo (2018) ở Nigeria cho thấy
  8. 6 rằng trình độ của kế toán viên không đủ để đáp ứng các yêu cầu của IFRS do họ không có hiểu biết thấu đáo về IFRS để đọc hoặc áp dụng IFRS trong thực tế. Chi phí chuyển đổi Winney và cộng sự (2010) cho rằng thách thức lớn nhất khi áp dụng IFRS là chi phí đầu tư ban đầu. Mısırlıoğlu và cộng sự (2013) cũng xác nhận rằng các công ty niêm yết của Thổ Nhĩ Kỳ đã không áp dụng IFRS một cách nhất quán vì quá trình triển khai IFRS lần đầu tiên rất khó khăn và cần nguồn tài chính lớn. Các chi phí đầu tư ban đầu cao cho đào tạo nhân viên, dịch IFRS sang ngôn ngữ địa phương, thay đổi hệ thống thông tin và phần mềm kế toán (Kılıça và cộng sự, 2014; Oghogho và cộng sự, 2016) Ngôn ngữ Việc sử dụng các thuật ngữ để truyền đạt thông tin kế toán có thể dẫn đến sự hiểu lầm khi ý nghĩa của các thuật ngữ đó không được đánh giá đầy đủ bởi người nhận thông tin. Điều này ngụ ý rằng nguy cơ hiểu lầm tăng lên khi các thuật ngữ của chuẩn mực kế toán được dịch sang ngôn ngữ khác. Nobes và Stadler (2018) đã nhấn mạnh rằng các lỗi và sự khác biệt trong bản dịch có thể làm những người đọc thực thi không đúng bản chất của IFRS. Khi các phiên bản IFRS không phải tiếng Anh được sử dụng, một số ý nghĩa sẽ bị mất khi dịch sang ngôn ngữ khác và điều này ảnh hưởng đến việc so sánh toàn cầu của các thông lệ báo cáo tài chính theo IFRS. Hellman và cộng sự (2015) cho rằng sự khác biệt về kế toán quốc tế vẫn tồn tại ngay cả sau khi sự hội tụ quốc tế ngày càng tăng và việc áp dụng IFRS rộng rãi nếu vẫn còn trở ngại về ngôn ngữ. 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia được thực hiện bởi Al-Omari (2010); Lasmin (2011); Mulyadi, Soepriyanto, & Anwar (2012); Shima & Yang (2012); Zehri & Chouaibi (2013); Baruni & Sentosa (2014); Stainbank (2014); Cardona, Castro-González, & Ríos-Figueroa (2014); Masoud (2014); Nguyễn Thị Thu Phương (2014); Trần Thị Thanh Hải (2015); Hồ Xuân Thủy (2016); Dương Hoàng Ngọc Khuê & Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016); Trần Quốc Thịnh (2016); Damak-Ayadi và cộng sự (2020). Các nhân tố được đề cập trong các nghiên cứu trước bao gồm: Kinh tế; Chính trị; Văn hóa; Pháp luật; Giáo dục; Thị trường vốn; Đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Chất lượng kiểm toán.
  9. 7 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp Những nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến chủ để này gồm có: Sharif (2010); Nguyễn Hữu Cường (2011); Hallberg & Persson (2011); Albu và cộng sự (2011); Djatej và cộng sự (2012); Moqbel, M., Charoensukmongkol, P., & Bakay, A. (2013); Tarca, Morris, & Moy (2013); Simegn (2015); Albaskri (2015); Trần Thị Thanh Hải (2015); Boumediene và cộng sự (2016); Hồ Xuân Thủy (2016); Lahmar & Ali (2017); Mehrnaz (2017); Phạm Ngọc Toàn, Lê Quang Mẫn, & Lê Trần Hạnh Phương (2017); Al‐Htaybat (2018); Nguyễn Thị Kim Cúc & Nguyễn Lê Vân Khanh (2018); Đỗ Đức Tài & Cộng sự (2018); Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp (2018); Tran & và cộng sự (2019); Bananuka & cộng sự (2019); Al-Absy & Ismail (2019); Lê Trần Hạnh Phương (2019); Nguyễn Thị Ánh Linh (2019); Lê Việt (2020); Đoàn Thị Dung, Nguyễn Thị Lan Ngọc & Phan Thanh Hải (2020), TA, T. T và cộng sự (2021). Các nhân tố được đề cập trong các nghiên cứu trước bao gồm: Hội nhập kinh tế; Qui mô doanh nghiệp; Pháp luật; Đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Tổ chức nghề nghiệp; Nhận thức, thái độ của nhà quản trị; Trình độ chuyên môn của người làm kế toán; Chi phí; Mức độ hữu hiệu của Ủy ban Kiểm toán. 1.3 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (i) Các công trình tại Việt Nam tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng hệ thống IFRS dành cho DNNVV và việc áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp nói chung. Trong đó, các công trình nghiên cứu đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong phạm vi doanh nghiệp được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời gian khác nhau. Các nghiên cứu có sử dụng số liệu sơ cấp, trong đó đối tượng khảo sát bao gồm cả các doanh nghiệp chưa đủ năng lực theo đề án của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu sơ cấp trong một vài công trình nghiên cứu trước cần kiểm định lại trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam. (ii) Các công trình nghiên cứu đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong phạm vi doanh nghiệp sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC của các doanh nghiệp là chưa phù hợp so với các nghiên cứu trên thế giới về việc áp dụng IAS/IFRS tại các doanh nghiệp vì số lượng doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng chuẩn mực này khá ít, cỡ mẫu bị hạn chế (iii) Tính đến thời điểm nghiên cứu này được thực hiện, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào xem xét hành vi dự định của nhà quản lý trong việc áp dụng IAS/IFRS của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Việt Nam chưa chính thức áp dụng IFRS thì nghiên cứu hành vi có thể khám phá và đánh giá được các nhân tố tác
  10. 8 động đến khả năng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp. (iv) Chưa kiểm định về đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IFRS và giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2.1 CÁC LÝ THUYẾT NỀN Việc áp dụng lý thuyết nền là rất cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Qua phần tổng quan nghiên cứu, cho thấy các lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Các lý thuyết nền liên quan tới vấn đề nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm là lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior), lý thuyết đại diện (Agency theory), lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (New institutional sociology theory), lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest Theory) 2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm hai hệ thống, một hệ thống áp dụng cho các doanh nghiệp có qui mô lớn, các công ty niêm yết và một hệ thống áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs), các công ty không niêm yết. Theo Deloitte (2018a), một chuẩn mực kế toán quốc tế thường có kết cấu bao gồm các phần chủ yếu như sau:  Phần 1: Trình bày mục đích áp dụng của chuẩn mực kế toán.  Phần 2: Trình bày phạm vi áp dụng chuẩn mực kế toán.  Phần 3: Trình bày các thuật ngữ cơ bản cần thống nhất sẽ dùng trong chuẩn mực kế toán và các vấn đề liên quan mà chuẩn mực đó đề cập đến.  Phần 4: Trình bày nội dung chính của chuẩn mực kế toán như những vấn đề chuẩn mực cần giải quyết, nguyên tắc xử lý về kế toán, tài chính.  Phần 5: Hướng dẫn cách thức công bố, trình bày báo cáo tài chính đối với vấn đề mà chuẩn mực điều chỉnh. 2.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế; Qui mô doanh nghiệp; Pháp luật; Tổ chức nghề nghiệp; Nhận thức, thái độ của nhà quản trị; Trình độ chuyên môn của người làm kế toán; Chi phí cho việc áp dụng; Mức độ hữu hiệu của Ủy ban Kiểm toán.
  11. 9 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.4.1 Mô hình nghiên cứu Theo đánh giá của Tạp chí The Economist công bố trong tháng 05/2020, Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mới nổi nên có nét tương đồng về kinh tế với Iraq, Jordan, Tunisia, Uganda kết hợp các lý thuyết nền tảng đã trình bày trong phần 2.1, tác giả cho rằng các mô hình nghiên cứu của Sharif (2010); Boumediene và cộng sự (2016); Al‐Htaybat (2018); Bananuka và cộng sự (2019) là phù hợp cho việc vận dụng nghiên cứu khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đề xuất mô hình lý thuyết dự kiến như trong hình 2.2 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu H1: Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. H2: Qui mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. H3: Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế H4: Tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. H5: Nhận thức, thái độ của nhà quản trị có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. H6: Trình độ của người làm kế toán có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. H7: Chi phí cho việc áp dụng có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
  12. 10 H8: Mức độ hữu hiệu của Ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Quy trình nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Các bước trong quy trình nghiên cứu của luận án như sau:  Bước 1: Tổng quan lý thuyết Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước để tìm ra những khoảng trống có liên quan đến các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp các lý thuyết nền tảng nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu dự kiến.  Bước 2: Xây dựng thang đo nháp và phiếu điều tra sơ bộ Thang đo nháp được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết về nhân tố tác động đến khả năng áp dụng IFRS trên phạm vi doanh nghiệp. Sau đó tác giả phỏng vấn chuyên gia nhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo và xây dựng phiếu điều tra sơ bộ.  Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng khảo sát thử các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam nhằm hoàn thiện bảng hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức.  Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng khảo sát trực tiếp hoặc qua Google Forms. Các thủ tục thực hiện trong bước này gồm: Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu; Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha; Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factors Analysis – EFA); Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple Linear Regression); Kiểm định Independent – samples T-test, One-way ANOVA  Bước 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả. 3.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi Quy trình xây dựng bảng hỏi, tác giả thực hiện qua các bước sau:  Bước 1: Dựa trên tổng quan lý thuyết, tác giả xác định các khái niệm của các nhân tố và cách thức đo lường của các nhân tố này trong mô hình nghiên cứu.  Bước 2: Tác giả xây dựng thang đo nháp.  Bước 3: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn các
  13. 11 chuyên gia nhằm chuẩn hóa các thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện tại Việt Nam.  Bước 4: Sau khi phỏng vấn sâu các chuyên gia, tác giả hiệu chỉnh thang đo và nghiên cứu định lượng sơ bộ.  Bước 5: Căn cứ vào bước nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả hoàn chỉnh bảng hỏi chính thức. 3.1.3 Mẫu nghiên cứu 3.1.3.1 Mẫu nghiên cứu định tính Đối tượng khảo sát gồm:  Cơ quan quản lý Nhà nước ban hành chuẩn mực kế toán.  Thành viên biên dịch IFRS  Kế toán viên có kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo IFRS hoặc am hiểu về IAS/IFRS.  Kiểm toán viên có kinh nghiệm kiểm toán báo cáo tài chính theo IFRS.  Giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về IAS/IFRS. 3.1.3.2 Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ Để thu thập dữ liệu, bảng khảo sát được gửi trực tiếp hoặc Google forms cho đối tượng khảo sát là nhà quản lý, phụ trách kế toán và phụ trách tài chính có kiến thức về hệ thống kế toán tại doanh nghiệp. Bảng khảo sát sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với quy ước từ 1 là “Rất không đồng ý”, cho đến 5 là “Rất đồng ý”. Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ từ 50 đến 100 là đạt yêu cầu. Cỡ mẫu trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ tác giả dự kiến khảo sát từ 80 – 150 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.1.3.3 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức Cỡ mẫu trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức tác giả dự kiến khảo sát khoảng 350 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp trong giai đoạn khảo sát sơ bộ. 3.1.4 Thang đo các biến nghiên cứu 3.1.4.1 Thang đo các biến độc lập Thang đo Hội nhập kinh tế gồm: Sự tham gia quản lý của người nước ngoài vào ban lãnh đạo; Có kế hoạch niêm yết ở nước ngoài; Doanh nghiệp có nhiều đối tác thương mại áp dụng IAS/IFRS; Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Thang đo Qui mô doanh nghiệp gồm: Qui mô vốn đầu tư; Tổng tài sản của doanh nghiệp; Doanh thu của doanh nghiệp; Số lượng lao động; Số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thang đo Hệ thống pháp luật gồm: Khung pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ với quốc tế; Những nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Việt Nam; Hệ thống kế toán
  14. 12 doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn những ràng buộc chặt chẽ với các quy định về thuế; IAS/IFRS xây dựng dựa trên môi trường hoạt động kinh doanh hiện đại; Các quy định liên quan về kế toán ít đề cao sự linh hoạt, chủ động mà chủ yếu là mang tính bắt buộc đối với các đối tượng áp dụng; Sự thận trọng trong các qui định kế toán của quốc gia Thang đo Tổ chức nghề nghiệp gồm: Sự độc lập của Hội nghề nghiệp trong hoạt động chuyên môn; Gắn kết của Hội với các Hội nghề nghiệp trong khu vực và thế giới; Số lượng hội viên của Tổ chức nghề nghiệp; Các buổi tập huấn, tư vấn kiến thức IAS/IFRS Thang đo Nhận thức, thái độ của nhà quản trị gồm: Nhà quản trị hoàn toàn ủng hộ việc áp dụng IAS/IFRS; Nhà quản trị nhận thức được lợi ích của DN khi áp dụng IAS/IFRS; Nhà quản trị nhận thức được áp lực của quá trình toàn cầu hóa; Nhà quản trị quyết tâm xây dựng ngân sách, chiến lược cho lộ trình áp dụng IAS/IFRS Thang đo Trình độ của người làm kế toán gồm: Trình độ của người làm kế toán toán; Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kế toán; Nhân viên kế toán cần được đào tạo kiến thức chuyên môn về IAS/IFRS; Trình độ ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu IAS/IFRS của nhân viên kế toán; Nhiều người làm kế toán mang nặng tư tưởng bảo thủ ngại đổi mới Thang đo Chi phí cho việc áp dụng gồm: Đầu tư khá tốn kém các khoản chi phí nâng hệ thống thông tin và phần mềm; Chi phí đào tạo lại kế toán viên cao về kiến thức IAS/IFRS; Chi phí dịch vụ tư vấn ban đầu; Tuyển chuyên viên kế toán có trình độ cao đáp ứng nhu cầu áp dụng IAS/IFRS rất khó khăn Thang đo Mức độ hữu hiệu của Ủy ban kiểm toán gồm: Kinh nghiệm hay trình độ của thành viên ủy ban kiểm toán; Đa số các thành viên Ủy ban kiểm toán trước đây đã từng là thành viên của ủy ban kiểm toán trong các tổ chức khác đã lập báo cáo tài chính theo IAS/IFRS; Ủy ban kiểm toán chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ định các kiểm toán viên bên ngoài; Quy mô của Ủy ban kiểm toán đủ số lượng để thực hiện các nhiệm vụ 3.1.4.2 Thang đo biến phụ thuộc Thang đo Khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế gồm: Doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; Doanh nghiệp sẽ áp dụng theo lộ trình từng bước từ chọn lọc hướng đến áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế; Doanh nghiệp đã đề cử nhân sự ở các bộ phận tham gia học tập IAS/IFRS 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Dựa vào các nghiên cứu trước cũng như lý thuyết nền kết hợp với kết quả phỏng vấn các chuyên gia. Tác giả hiệu chỉnh lại hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu lý thuyết đã đề xuất ở Chương 2 như sau:
  15. 13 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết điều chỉnh Nguồn: tác giả xây dựng từ kết quả nghiên cứu Dưới đây là bảng tổng hợp các giả thuyết điều chỉnh theo mô hình điều chỉnh: Bảng 3.4: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh Giả Kỳ Nội dung giả thuyết ban đầu Nội dung giả thuyết điều chỉnh thuyết vọng Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng tới khả Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng tới khả H1 (+) năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Qui mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tới Qui mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khả H2 khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán (+) năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế quốc tế Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng tới khả Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng tới khả H3 (-) năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng tới Tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng tới khả H4 khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán (+) năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế quốc tế Nhận thức, thái độ của nhà quản trị có ảnh Nhận thức, thái độ của nhà quản trị có H5 hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế ảnh hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn (+) toán quốc tế mực kế toán quốc tế Trình độ của người làm kế toán có ảnh Năng lực của người làm kế toán có ảnh H6 hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế hưởng tới khả năng áp dụng chuẩn mực (+) toán quốc tế kế toán quốc tế Chi phí của việc áp dụng có ảnh hưởng tới Chi phí của việc áp dụng có ảnh hưởng H7 khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tới khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán (-) tế quốc tế Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Căn cứ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả điều chỉnh bảng hỏi và tiến hành khảo sát chính chức với công cụ được sử dụng là gửi thư trực tiếp hoặc qua Google form. Đối tượng khảo sát là nhà quản lý, phụ trách kế toán hoặc phụ trách tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
  16. 14  Đo lường các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Kiểm định tác động của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp.  Để thực hiện các mục tiêu trong nghiên cứu chính thức tác giả sử dụng phần mềm SPSS bằng cách đo hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, kiểm định Independent – samples T-test, One- Way ANOVA CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ ngày 28-11-1996. Hai năm sau đó, ngày 11-7-1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được ra đời theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Chính Phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM. Ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng chính thức ra mắt, hoạt động theo mô hình thị trường phi tập trung (OTC), tổ chức thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế thỏa thuận. Năm 2009, TTCK đã tổ chức thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Đây là thị trường đóng vai trò then chốt trên thị trường trái phiếu giúp huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ công tác phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ. Năm 2017, TTCK phái sinh được đưa vào vận hành giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro. Việc ra đời TTCK phái sinh đã tạo một bước ngoặt mới cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trải qua hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết. Tính đến ngày 31/12/2021, đã có 731 doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán, trong đó sàn HOSE gồm 404 doanh nghiệp và sàn HNX gồm 327 doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2021, VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đạt mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020. Theo báo cáo, thị trường cổ phiếu
  17. 15 đã ghi nhận VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11/2021 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ Kết quả kiểm định thang đo sau khi khảo sát 87 doanh nghiệp niêm yết cho thấy có 6 biến quan sát là HN6, QN4, HTPL6, TĐKT5, CP4 và KN5 có có hệ số tương quan biến thành phần - biến tổng nhỏ hơn 0,3, tức là không đạt yêu cầu do thấp hơn ngưỡng cho phép là 0.6. Cho nên, tác giả sẽ loại các biến này khỏi các thang đo. Bảng hỏi sơ bộ gồm 45 biến quan sát (40 biến quan sát thuộc biến độc lập và 5 biến quan sát thuộc biến phụ thuộc), thang đo chính thức gồm 39 biến quan sát (35 biến quan sát thuộc biến độc lập và 4 biến quan sát thuộc biến phụ thuộc) được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức. 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC Sau giai đoạn ngiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo đã được điều chỉnh. Tác giả khảo sát chính thức bằng cách gởi link khảo sát trên Google Form và bảng giấy đến các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. Số lượng bảng khảo sát được gởi đến 636 doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp đang áp dụng IFRS. Kết quả đã thu về 544 phiếu trả lời của 544 doanh nghiệp (xem phụ lục 4.4) bao gồm 411 trực tuyến (72,9%) và 133 trực tiếp (27,1%), số phiếu hợp lệ đưa vào phân tích là 489. Số lượng mẫu này hoàn toàn phù hợp với cỡ mẫu dự kiến của nghiên cứu đã được trình bày trong chương 3. Đối với kết quả nghiên cứu định lượng, mô tả mẫu khảo sát cho thấy số lượng và các đặc tính mẫu thu thập đều thỏa mãn các điều kiện đặt ra ban đầu. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng thang đo đơn hướng cho thấy hệ số này khá lớn biến động trong khoản giá trị từ 0,733 đến 0,897, chứng tỏ rằng các thang đo đều đạt độ tin cậy. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các điều kiện quy định để đánh giá EFA đều thỏa mãn, các thang đo đều đạt được giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ. Các thang đo đo lường các biến phụ thuộc lẫn độc lập đều nhóm vào các nhân tố đúng như giả định. Kết quả kiểm định cho thấy cả 7 giả thuyết nghiên cứu được đúc kết từ nghiên cứu định tính tiếp tục được khẳng định bởi nghiên cứu định lượng. Phân tích hồi qui cho phép tác giả xây dựng mô hình hồi qui bội với 7 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS: Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp; nhận thức, thái độ của nhà quản trị, năng lực của người làm kế toán; chi phí của việc áp dụng, trong đó 02 nhân tố tác động tiêu cực là chi phí và hệ thống pháp luật. Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả Nội dung giả thuyết Kết quả thuyết H1 Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chấp nhận H2 Qui mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chấp nhận H3 Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chấp nhận
  18. 16 Giả Nội dung giả thuyết Kết quả thuyết H4 Tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chấp nhận Nhận thức, thái độ của nhà quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán H5 Chấp nhận quốc tế Năng lực của người làm kế toán có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc H6 Chấp nhận tế H7 Chi phí áp dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chấp nhận Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS 22.0 Ngoài ra, tác giả kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Kết quả kiểm định như sau:  Kiểm định Independent Samples Test cho thấy rằng phương sai giữa 2 hai nhóm gồm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IFRS là đồng nhất nên chưa có bằng chứng cho thấy có sự khác nhau về việc đánh giá mức độ tác động của 07 nhân tố đến khả năng áp dụng IFRS.  Kiểm định ANOVA cho thấy rằng phương sai giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau là đồng nhất nên chưa có bằng chứng cho thấy có sự khác nhau về việc đánh giá mức độ tác động của 07 nhân tố đến khả năng áp dụng IFRS. 4.4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.4.1 Tác động của nhân tố hội nhập kinh tế đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Biến này có mức ý nghĩa sig = 0.000 (
  19. 17 (r = 0,443). Như vậy biến hệ thống pháp luật có quan hệ mạnh thứ năm với khả áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 4.4.4 Tác động của nhân tố tổ chức nghề nghiệp đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Biến này có mức ý nghĩa sig = 0.000 (
  20. 18 hưởng là 11,58%; thứ sáu là nhân tố HN: hội nhập kinh tế ảnh hưởng 9,72%, và cuối cùng là nhân tố QT: nhận thức, thái độ nhà quản trị có mức độ ảnh hưởng là 7,43%. Cả 07 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp giả thiết ban đầu và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Sharif (2010); Boumediene và cộng sự (2016); Al‐Htaybat (2018); Bananuka và cộng sự (2019). 4.4.9 Sự khác biệt giữa doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố Căn cứ phụ lục 4.9 thì giá trị Sig. trong t-test for Equality of Means lớn hơn 0,05 nên giữa hai nhóm doanh nghiệp này chưa có bằng chứng cho thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, nhìn vào cột Mean Difference thì trung bình giá trị về đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IAS/IFRS là có khác biệt. 4.4.10 Sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo thời gian niêm yết trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố Căn cứ phụ lục 4.10 thì giá trị Sig. trong kiểm định ANOVA bằng 0,550 (>0,05) cho thấy rằng không có sự khác biệt về khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau. Như vậy, khả năng áp dụng IAS/IFRS không phụ thuộc vào thời gian niêm yết của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ giá trị trung bình về đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố có khác biệt, nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết trước 2005 đánh giá mức độ tác động cao nhất với giá trị là 3,5278, thứ hai là nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ năm 2016-2020 với giá trị là 3,3404, thứ ba là nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ năm 2005-2010 với giá trị là 3,2755, cuối cùng nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết từ năm 2011-2015 với giá trị là 3,2051. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và tìm ra nhân tố nào có ý nghĩa tác động đến khả năng áp dụng IAS/IFRS và mức độ tác động của mỗi nhân tố đến khả năng áp dụng bộ chuẩn mực này. Dựa vào các lý thuyết nền như lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior), lý thuyết đại diện (agency theory), lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory), lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest Theory) và kế thừa những kết quả của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 8 nhân tố: Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0