intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kế toán: Mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng và mức độ công bố thông tin kế toán hiện nay, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán và tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kế toán: Mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN VĂN BẢO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Cúc 2. PGS. TS Trần Văn Tùng Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………… Luận án được trình bày trước Hội đồng tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công bố thông tin là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán (TTCK). Theo Adina P. và Ion P. (2008) công bố thông tin có vai trò rất lớn trong việc tác động đến quá trình phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hạn chế tình trạng nhiễu loạn thông tin giữa bên trong và bên ngoài DN, giữa những người nắm giữ thông tin và người sử dụng thông tin. Do vậy, trong nền kinh tế, tác động của hành vi công bố thông tin kế toán là vô cùng to lớn. Bên cạnh đó, theo Phạm Thu Hương (2017) thì thị phần chính là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của DN, từ đó cho thấy mức độ công bố thông tin kế toán ít hay nhiều có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN. Có rất nhiều tác giả trước đây đã giải thích và tìm thấy nhiều bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa công bố thông tin và năng lực cạnh tranh của DN như: Li, H., và Qi, A. (2008) cho rằng các công ty có thể thúc đẩy năng lực cạnh tranh của họ thông qua công bố thông tin; Agboola, A. A. và Salawu, M. K. (2012) giải thích rằng công bố thông tin là cách thức để chứng minh khả năng cạnh tranh của tổ chức, là cách thức tổ chức giao tiếp với các đối tượng có liên quan ở bên ngoài; Basah, M. Y. A. (2015) cho thấy khi công bố các thông tin cơ bản như thông tin chung về công ty, thông tin về chiến lược công ty, thông tin về nghiên cứu và định hướng phát triển trong tương lai có thể mang lại nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh của DN.
  4. 2 Mặt khác, các DN xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam đang nắm giữ một vị trí quan trọng, quy mô của ngành Xây dựng và kinh doanh Bất động sản ngày càng mở rộng và vai trò của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Xây dựng, hoạt động xây dựng tăng trưởng đạt khoảng 9 – 9,2% so với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018, tổng giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng đạt 358,684 tỷ đồng, đóng góp 5,94% cơ cấu GDP cả nước và bất động sản đóng góp khoảng 0,6%. Với việc gia nhập WTO đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của các DN ngành Xây dựng và kinh doanh Bất động sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, các DN mà đặt biệt là các DN ngành Xây dựng và kinh doanh Bất động sản phải tự nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân DN so với các DN trong nước và thế giới bằng các chiến lược riêng của mình. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trước liên quan đến công bố thông tin kế toán, có thể nhận thấy nghiên cứu về mức độ công bố thông tin kế toán đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện nhiều, từ đó góp phần hệ thống lý thuyết về công bố thông tin kế toán và xác định các nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán. Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu nước ngoài có lựa chọn nhóm DN thuộc ngành Xây dựng và kinh doanh Bất động sản để thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì ở Việt Nam hiện ít có nghiên cứu nào lựa chọn nhóm DN này để nghiên cứu. Và mỗi
  5. 3 khu vực địa lý khác nhau, mỗi nhóm ngành khác nhau sẽ có sự khác biệt về yêu cầu công bố thông tin, do đó, việc áp dụng rập khuôn kết quả các nghiên cứu này vào các DN xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam là không phù hợp. Từ phân tích lý thuyết và thực tiễn về công bố thông tin kế toán, tác giả nhận thấy nghiên cứu “Mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh – Bằng chứng thực nghiệm tại các Doanh nghiệp Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần thiết thực hiện, qua đó góp phần xác định các nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin kế toán và có các kiến nghị, hàm ý chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thông qua công bố thông tin kế toán. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng và mức độ công bố thông tin kế toán hiện nay, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán và tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh của DN. 2.2 Mục tiêu cụ thể + Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến mức độ công bố thông tin kế toán của
  6. 4 các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. + Đánh giá sự tác động và mức độ tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến mức độ công bố thông tin kế toán của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào? Thứ hai: Có hay không sự tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam và nếu có thì mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán và tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này nghiên cứu các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản ở Việt Nam có cổ phiếu niêm yết chính thức trên TTCK Việt Nam trước ngày 31/12/2015 và có niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
  7. 5 - Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập trên BCTC, BCTC hợp nhất (nếu có), báo cáo thường niên (BCTN), bảng cáo bạch và các báo cáo quản trị … của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (năm 2016, năm 2017 và năm 2018). Giới hạn nghiên cứu của luận án: - Luận án không nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin kế toán mà nghiên cứu về mức độ công bố thông tin kế toán. - Luận án không nghiên cứu các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam có cổ phiếu niêm yết chính thức trên TTCK Việt Nam sau ngày 31/12/2015 vì những DN này có dữ liệu công bố thông tin năm 2016, năm 2017 và năm 2018 không đầy đủ, không đáp ứng nhu cầu dữ liệu của Luận án dùng trong nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: + Về mặt khoa học: bổ sung các nhân tố và cách thức đo lường tác động của chúng đến mức độ công bố thông tin kế toán và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần hoàn thiện Bộ tiêu chí đo lường công bố thông tin kế toán. + Về mặt thực tiễn:
  8. 6 - Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến mức công bố thông tin kế toán, và tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ đó đề xuất các kiến nghị giúp các DN nâng cao mức độ công bố thông tin cũng như năng lực cạnh tranh của mình. - Nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, giúp họ hiểu rõ hơn về mức độ công bố thông tin kế toán của các DN này dựa vào các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đánh giá năng lực cạnh tranh của DN đó trên thị trường. - Nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu hay những ai quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực mức độ công bố thông tin kế toán của các DN, ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin kế toán của DN đến năng lực cạnh tranh của các DN đó. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước - Chương 2: Cở sở lý thuyết - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương 5: Kết luận và hàm ý
  9. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1 Nghiên cứu về công bố thông tin kế toán Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin kế toán chia vấn đề này thành 2 loại gồm công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Tuy nhiên, Giacomo Boesso (2006) cho rằng, các nhà đầu tư, thị trường tài chính và các bên liên quan ngày càng không hài lòng với thông tin công bố bắt buộc, từ đó làm nảy sinh nhu cầu về công bố thông tin tự nguyện của các công ty này, qua đó, họ mong muốn nhận được các thông tin toàn diện hơn về chiến lược dài hạn và hiệu quả hoạt động của công ty. Yu Tian và Jingliang Chen (2009) cho rằng ở giai đoạn đầu của TTCK, công bố thông tin tự nguyện rất chiếm ưu thế và được các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm và điều này được các cơ quan quản lý chứng khoán tin là “bàn tay vô hình” tác động, được thúc đẩy bởi lợi ích của người tham gia TTCK, giúp cho họ nhận thấy sự cân bằng thông tin trong đó “thông tin được công bố đầy đủ là nguồn lực được phân bổ hiệu quả”. Một số các tác giả tiêu biểu lựa chọn nghiên cứu về công bố thông tin có thể kể đến như Lang, M. và Lundholm, R. (1993), Owusu – Ansah (1998); Sicco Santema và cộng sự (2005); Bernard Raffournier (2006); Patricia Teixeira Lopes và Lucia Lima Rodrigues (2007); Mohammed Hossain và Masrur Reaz (2007); Wan I. và cộng sự (2010); Nandi và Ghosh (2012); Aljifri và Alzarouni (2013); Mohamed Moustafa Soliman (2013); Iaad I. S. và cộng sự (2014); Holtz, L., và Neto, A. S. (2014); Sartawi và cộng sự (2014);
  10. 8 Mohammadi D. và Jamali A. (2017),… Bên cạnh đó một số nghiên cứu lựa chọn chỉ thực hiện nghiên cứu tự nguyện công bố thông tin như Meek, G.K., và cộng sự (1995) Chau và Gray (2002) R.M. Haniffa, T. E. Cooke (2002) Xiao và Yuang (2007) Mohammed Hossain, Helmi Hammami (2009) Sanjay Bhayani (2012) Yanesari (2012) Khaldoon Albitar (2015), … 1.1.2 Nghiên cứu về bộ chỉ số công bố thông tin kế toán Gary K. Meek và cộng sự (1995), thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định sự tác động của áp lực thị trường vốn quốc tế ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo hàng năm của các tập đoàn đa quốc gia ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Trong nghiên cứu này, bộ danh mục chỉ số công bố thông tin được xây dựng trên thực tiễn các xu hướng quốc tế liên quan đến quy định về công bố thông tin kết hợp với kế thừa từ nghiên cứu của Grey, Campbell và Shaw (1984) và Tonkin (1989). Chau và Gray (2002) cũng đã xây dựng chỉ số công bố thông tin tự nguyện bằng cách phát triển dựa trên danh mục bởi Meek (1995) và bổ sung một số mục cụ thể hơn. 1.1.3 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán Một số nghiên cứu tiêu biểu được thực hiện ở phạm vi các quốc gia đang phát triển như: Owusu – Ansah (1998) Chau và Gray (2002) Bernard Raffournier (2006); Haniffa, R.M. và Cooke, T. E. (2002); Xiao và Yuang (2007); Wan I. và cộng sự (2010); Nandi và Ghosh (2012); Sanjay Bhayani (2012); Yanesari (2012); Iaad I. S. và cộng sự (2014); Holtz, L., và Neto, A. S. (2014); Khaldoon Albitar
  11. 9 (2015); Mohammadi D. và Jamali A. (2017); Lin, L.Q. (2017); Pappu K. D. và cộng sự (2020). 1.1.4 Nghiên cứu về công bố thông tin ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh hiện vẫn chưa thống nhất (Jeffrey J. Burks và cộng sự, 2018). Hossain và cộng sự (1995) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về việc công bố thông tin tự nguyện của các công ty New Zealand. Li, H., và Qi, A. (2008) cho rằng các công ty có thể thúc đẩy năng lực cạnh tranh của họ thông qua tự nguyện công bố thông tin, nâng cao chất lượng thông tin và củng cố, tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư với tổ chức. Các tác giả này cũng cho biết, tự nguyện công bố thông tin cũng là một cách tốt nhất để chứng minh năng lực cạnh tranh của tổ chức, là một cách thức giao tiếp của đơn vị với các bên có liên quan. 1.2 Các nghiên cứu trong nước 1.2.1 Nghiên cứu về công bố thông tin kế toán Ở Việt Nam, các nghiên cứu về công bố thông tin được nhiều tác giả lựa chọn thực hiện, tiêu biểu có thể kể đến một số tác giả như Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008); Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010); Nguyễn Công Phương và cộng sự (2012); Ngô Thu Giang (2014); Phạm Ngọc Toàn và cộng sự (2015); Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018); Đặng Thị Bích Ngọc (2018); Phan Thị Hải Hà và cộng sự (2019); Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2019);… Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả lựa chọn chỉ thực hiện nghiên cứu về
  12. 10 tự nguyện công bố thông tin như Tạ Quang Bình (2012); Nguyễn Thị Thu Hảo (2014);… 1.2.2. Nghiên cứu về bộ chỉ số công bố thông tin kế toán Nguyễn Công Phương và cộng sự (2014) đã thực hiện lượng hóa mức độ công bố thông tin hai bước theo cách thức xây dựng bộ chỉ số công bố thông tin của các tác giả như Singhvi & Desai (1971), Cooke (1989) và Hossain (2008). Nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2012) khẳng định rằng mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đo lường công bố thông tin, cũng như đã xây dựng được các bộ chỉ mục về công bố thông tin, tuy nhiên không có giải thích cụ thể hoặc hướng dẫn chung cho việc lựa chọn các mục để đo lường mức độ công bố thông tin. 1.2.3 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán Tạ Quang Bình (2012) trong bài viết: “Voluntary Disclosure Information in the Annual Reports of Non Financial Listed Companies: The Case of Vietnam” đã tiến hành xem xét về vấn đề công bố các thông tin tự nguyện. Nghiên cứu của Ngô Thu Giang (2014) đã dùng phương pháp định lượng bằng thực nghiệm và tiến hành với số lượng mẫu thu thập là 30 CTNY trên TTCK Việt Nam, thời gian thu thập dữ liệu là 3 năm (2011 - 2013). Phạm Ngọc Toàn và cộng sự (2015) cho thấy các biến Thành phần HĐQT, Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, Đòn bẩy tài chính, Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động đến mức độ công bố thông tin, các biến khác còn lại dường như không có tác động. Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2019) đã sử dụng
  13. 11 cách thức đo lường có trọng số để đo lường chỉ số công bố thông tin trong BCTN của 289 CTNY tại Việt Nam. 1.2.4 Nghiên cứu về công bố thông tin ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tạ Quang Bình (2012) cho rằng việc các DN công bố thông tin nhạy cảm sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của họ vì các đối thủ của các tập đoàn này có thể thu thập thêm thông tin về hoạt động bên trong của doanh nghiệp và có chiến lược phù hợp trong việc đối phó doanh nghiệp dựa trên các thông tin mà họ thu thập được. Theo Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015) DN phải đảm bảo rằng thông tin cần phải được công bố kịp thời và chính xác về tất cả các vấn đề trọng yếu liên quan đến hoạt động, cơ cấu, tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, quyền sở hữu và quản trị của DN. 1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu trước, có thể nói rằng, mức độ công bố thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến nó là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này và các công trình đều có những cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, riêng đối với các công trình về chủ đề các yếu tố tác động đến công bố thông tin, đã được các tác giả tiến hành nghiên cứu trong những năm gần đây. Có tác giả nghiên cứu về tính minh bạch của BCTN, hoặc có tác giả tập trung về chất lượng thông tin trên BCTC.
  14. 12 Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu trong nước tiến hành nghiên cứu về mức độ công bố thông tin kế toán ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của DN. Như nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến quản trị công ty, ảnh hưởng của công bố thông tin kế toán đến giá trị DN. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì có rất ít nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh của các DN. Từ những khoảng trống đã đề cập ở trên, trên tinh thần kế thừa các mô hình và kết hợp các mô hình này lại với nhau, tác giả dự định sẽ tìm hiểu các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin kế toán theo những điểm mới trong nghiên cứu như việc công bố thông tin kế toán được mở rộng ra trên cả các thông tin bắt buộc và không bắt buộc, nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về các nhóm nhân tố khác nhau như Quản trị công ty, đặc điểm của DN, các chính sách có liên quan đến việc công bố thông tin kế toán. Đồng thời tác giả cũng sẽ tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin kế toán với năng lực cạnh tranh của DN. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết về công bố thông tin kế toán 2.1.1 Khái niệm chung về công bố thông tin kế toán Công bố thông tin kế toán được xác định là việc các CTNY trình bày những “thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh” của mình trên BCTC, BCTC hợp nhất (nếu có),
  15. 13 BCTN, báo cáo quản trị, bảng cáo bạch …. bao gồm cả thông tin bắt buộc và tự nguyện. 2.1.2 Đo lường công bố thông tin kế toán 2.1.2.1 Đo lường không trọng số 2.1.2.2 Đo lường có trọng số 2.1.2.3 Đo lường hỗn hợp 2.2 Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm về cạnh tranh 2.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong phạm vi luận án này, chủ yếu quan tâm đến năng lực cạnh tranh của DN. Đây là khả năng của DN trong việc tìm kiếm và phát triển thị phần nhằm thu được nhiều lợi nhuận (Vũ Trọng Lâm, 2006). Quan điểm này hiện nay đang được nhiều người ủng hộ. Theo đó, năng lực cạnh tranh được hiểu là việc DN có thể cung cấp được nhiều sản phẩm và khả năng tìm được lợi nhuận cao hơn so với các DN khác. 2.2.3 Các nhân tố bên trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.2.4 Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.2.4.1 Quan điểm dựa vào lợi thế cạnh tranh 2.2.4.2 Quan điểm cạnh tranh dựa vào nguồn lực và cách tiếp cận năng lực cốt lõi 2.2.4.3 Quan điểm cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường 2.3 Các lý thuyết nền có liên quan 2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric theory)
  16. 14 2.3.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 2.3.3 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary costs theory) 2.3.4 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) 2.4 Đặc điểm Doanh nghiệp Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam ảnh hưởng đến công bố thông tin kế toán Hossain đã tìm thấy mối tương quan giữa sự phức tạp của DN với việc công bố thông tin kế toán tự nguyện. Biến mức độ phức tạp của DN được đo lường bằng số lượng công ty con, công ty liên kết (Hossain, 2009; Ali Uyar và cộng sự, 2013). Nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002) đề xuất rằng sự phức tạp trong cấu trúc công ty có thể giải thích cho mức độ công bố thông tin tự nguyện. 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán của các Doanh nghiệp Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam 2.5.1 Cơ cấu Hội đồng quản trị 2.5.2 Tỷ lệ sở hữu nhà nước 2.5.3 Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài 2.5.4 Chủ thể kiểm toán 2.5.5 Đòn bẩy tài chính 2.5.6 Khả năng sinh lời 2.5.7 Khả năng thanh toán 2.5.8 Tài sản cố định 2.5.9 Quy mô doanh nghiệp 2.5.10 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
  17. 15 2.6 Tác động của mức độ công bố thông tin kế toán đến Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí sở hữu và theo nghiên cứu của nhiều tác giả, công bố thông tin có tác động đến vị trí cạnh tranh của DN theo chiều hướng tích cực. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN thì cần phải công bố nhiều thông tin kế toán ra bên ngoài. Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án này gồm 5 bước: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu; Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu; Bước 3: Thu thập thông tin cần thiết; Bước 4: Phân tích dữ liệu; Bước 5: Bàn ӏuận kết quả. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Mục tiêu của phương pháp này là khảo sát ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện và đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức, từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và hoàn chỉnh bộ tiêu chí đo lường các chỉ tiêu của các biến trong mô hình. 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp định lượng được dùng trong nghiên cứu này với mục đích giải đáp các câu hỏi nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng phương trình hồi quy để đo lường mức độ tác
  18. 16 động của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin kế toán và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến năng lực cạnh tranh của DN. 3.3 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất Giả thuyết H1: DN có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng lớn thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H2: DN có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước càng lớn thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H3: DN có tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài càng lớn thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H4: DN được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four thì mức độ công bố thông tin kế toán cao hơn. Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của DN càng lớn thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H6: DN có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H7: DN có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H8: DN có tỷ lệ Tài sản cố định càng cao thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao. Giả thuyết H9: Mức độ công bố thông tin kế toán càng cao thì năng lực cạnh tranh của DN càng cao. 3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và cơ sở hình thành các biến nghiên cứu 3.5 Đề xuất cách đo lường các biến trong mô hình 3.5.1 Các biến phụ thuộc
  19. 17 3.5.2 Các biến độc lập và biến kiểm soát Cũng giống như các biến phụ thuộc, cách thức đo lường các biến độc lập và kiểm soát trong mô hình đều được tác giả chọn lọc và đề xuất dựa trên các nghiên cứu trước. Kết luận chương 3 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 4.1.1 Về xác định nhân tố ảnh hưởng Kết quả khảo sát ý kiến ở câu hỏi 1 về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng cho thấy: Nhân tố TSCĐ không có ảnh hưởng do đó sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu đề xuất, tức là giả thuyết H8 sẽ bị loại bỏ khi nghiên cứu chính thức. Các nhân tố còn lại đều có ảnh hưởng. Trong đó, biến Đặc điểm hoạt động chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất nên sẽ được bổ sung vào mô hình nghiên cứu chính thức. Giả thuyết H10: Đặc điểm hoạt động của DN càng phức tạp thì mức độ công bố thông tin kế toán của DN càng cao. 4.1.2 Về cách thức đo lường các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố Chủ thể kiểm toán có cách đo lường mới theo Tổng tài sản của các công ty kiểm toán đã tham gia kiểm toán BCTC cho DN thay vì dùng biến giả như tác giả đề xuất. Do vậy giả thuyết H4 đã được đề xuất trước đây sẽ được thay đổi thành: Giả thuyết H4: Quy mô của công ty kiểm toán cho doanh nghiệp càng lớn thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao.
  20. 18 Đối với nhân tố Khả năng sinh lời có cách đo lường mới theo ROE thay vì theo ROA như tác giả đề xuất. Đối với nhân tố Thời gian hoạt động có cách đo lường mới là Thời gian hoạt động được tính từ khi DN thành lập thay vì tính từ khi DN bắt đầu niêm yết như đề xuất của tác giả đến thời điểm nghiên cứu. 4.1.3 Về cách thức xây dựng bộ chỉ mục công bố thông tin kế toán Bộ chỉ mục công bố thông tin kế toán dùng để đo lường giữ nguyên theo đề xuất của tác giả. 4.1.4 Về các nhân tố khác có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán Kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia về các nhân tố khác không có phát sinh thêm nhân tố mới. 4.1.5 Về nhận định Mức độ công bố thông tin kế toán có tác động đến năng lực cạnh tranh của các DN Xây dựng và kinh doanh Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả có 9/9 chuyên gia (tỷ lệ 100%) đồng ý với nhận định này và không có chuyên gia nào có ý kiến bổ sung khác. 4.1.6 Về cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của DN Cách đo lường năng lực cạnh tranh của DN được giữ nguyên theo đề xuất của tác giả. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã xác định được các giả thuyết nghiên cứu chính thức, mô hình nghiên cứu chính thức cũng như cách thức đo lường các biến có trong mô hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0