Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
lượt xem 5
download
Luận án với mục tiêu phác dựng bức tranh lịch sử văn hóa thời đại Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ TIẾN ĐỨC CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG Ngành: Khảo cổ học Mã số: 9.22.90.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Gia Đối 2. PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử Phản biện 1: GS.TS. Trịnh Sinh Phản biện 2: TS. Ngô Thế Phong Phản biện 3: PGS.TS. Đặng Hồng Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội, 447 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi….giờ…….phút, ngày……tháng……năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. “Các di tích trung kỳ đá mới ở Đắk Lắk và Đắk Nông: tư liệu và nhận thức”, tạp chí Khảo cổ học, số 6/2016 (204), tr. 14-24. 2.“Tiền – Sơ sử huyện Ea Súp và huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk): Tư liệu và nhận thức”, tạp chí Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, số 4(28)2017, tr. 35 – 44. 3.“Khai quật và bảo tồn di chỉ khảo cổ tiền sử trong hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô, tỉnh Đắk Lắk”, kỷ yếu hội thảo quốc tế International integration of conservation, opportunities and challenges for cultural heritage values, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 297 – 309, ISBN: 978-604-73-6535-7. 4. “Tư liệu và nhận thức bước đầu về cuộc thám sát di tích hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, tập 8, số 4, 2018, tr. 57 – 76. 5.“Kết quả thăm dò di tích Suối Ba tỉnh Đắk Nông năm 2017”, tạp chí Khảo cổ học, số 6/2019 (222), tr. 37 – 46, ISSN 0866 – 742. 6.“Kết quả bước đầu khai quật di chỉ khảo cổ hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo và Hội nghị Sơ kết giữa kỳ Chương trình Tây Nguyên 2016 – 2020, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, ISBN: 978-604-913-801-0 7. “Một số phát hiện mới về di sản Tây Nguyên, Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu khoa học cơ bản trong “Khoa học Trái Đất và môi trường”:Những kết quả nghiên cứu mới, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 247 – 251, ISBN: 978 – 604 – 913 – 958 – 1 8.“Phát hiện di tích thời Đá mới ở Hố Tre, Đắk Lắk”, tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 62, số 4, tr. 37-42.
- 9. “Khai quật hang động núi lửa C6-1 Krông Nô (Đắk Nông) – tư liệu và nhận thức mới về Tiền sử Tây Nguyên”, tạp chí Khảo cổ học, số 4/2020 (226), tr. 16-30. 10. “Công viên Đại chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông – những giá trị di sản nổi bật và chặng đường dẫn tới danh hiệu cao quý”, tạp chí Địa chất, loạt A, số 371-372/2020, tr.1-11. 11. “Một số phát hiện mới về di sản ở Tây Nguyên, Việt Nam”, VNU Journal of Sciences: Earth an Environmental Sciences, Vol 36, No: 1 (2020) 79-92. Tiếng Anh 12. “New discovery of prehistoric archaeological remnants in volcanic caves in KrongNo, Dak Nong Province”, Vietnam Journal of Earth Sciences, no: 39 (2) 2017, 97 – 108 .
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên. Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông cũng chính là nghiên cứu giai đoạn mở đầu trong diễn trình phát triển văn hóa, xã hội khu vực phía Nam vùng Tây Nguyên. Những nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông sẽ góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, qua đó cung cấp luận cứ, luận chứng cho chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở các bản sắc văn hóa vốn hình thành và phát triển qua nhiều cộng đồng cùng sinh sống trên cùng mảnh đất; là tư liệu khoa học có tính pháp lý cho công tác xác định và bảo vệ chủ quyền dân tộc tại vùng đất biên cương chiến lược của tổ quốc; cung cấp thông tin chính xác về di tích khảo cổ cho các nhà quản lý trước khi hoạch định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh. 1.2. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã phát hiện hơn 100 địa điểm khảo cổ thời đại Đá mới. Mặc dù, nguồn tư liệu phong phú nhưng hầu hết các công bố về khảo cổ học thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chủ yếu dừng ở mức độ công bố phát hiện hoặc báo cáo khai quật riêng rẽ của một số ít di tích được thám sát hoặc khai quật hạn chế. Diễn trình phát triển cùng đặc trưng văn hóa từng giai đoạn, mối liên hệ giữa các nhóm cư dân thời đại Đá mới Đắk Lắk, Đắk Nông với nhau và với vùng lân cận,... vẫn còn là những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. 1.3. Các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, đã, đang và vẫn tiếp tục là trung tâm canh tác cây công 1
- nghiệp trọng điểm của cả nước. Hoạt động canh tác cây công nghiệp diện rộng cùng các dự án xây dựng hồ thủy điện và hồ thủy lợi đe dọa nghiêm trọng, thậm chí đã phá hủy hoàn toàn nhiều di tích khảo cổ trong lòng đất. Đây chính là áp lực từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cần tiến hành một cách cấp bách và liên tục. 1.4. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống các tư liệu đã phát hiện và công bố, đặc biệt là những phát hiện mới trong vài năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; kết hợp so sánh với các tư liệu khảo cổ học mới phát hiện trong khu vực và các vùng lân cận, chúng tôi hy vọng luận án “Các di tích thời đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có những đóng góp nhất định về mặt nhận thức khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích: phác dựng bức tranh lịch sử văn hóa thời đại Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông. - Tìm hiểu đặc trưng cơ bản, tính chất, niên đại, chủ nhân, các giai đoạn phát triển thời đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, góp phần làm rõ đặc tính địa phương và con đường phát triển của thời đại Đá mới ở vùng này. - Phân tích so sánh các di tích và di vật tiêu biểu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông với các di tích xung quanh nhằm phác thảo đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội của cư dân thời đại Đá mới vùng này, cũng như đánh giá giá trị lịch 2
- sử - văn hóa của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh rộng hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: các di tích và di vật thời đại Đá mới đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: địa giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông * Về thời gian: tập trung vào thời đại Đá mới, khung niên đại khoảng từ 10.000 năm đến 3.000 năm cách ngày nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4. 1. Phương pháp luận: vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các thông tin tư liệu thu thập được; sử liệu hóa các tư liệu khảo cổ; phác thảo diễn trình phát triển và phục dựng bối cảnh văn hóa – xã hội thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong trong dòng chảy chung của lịch sử vùng Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung. 4.2. Cách tiếp cận: * Cách tiếp cận chuyên ngành: Tài liệu khảo cổ học, cùng các phương pháp đặc thù của ngành khảo cổ học đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện luận án. * Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành: Địa - khảo cổ, địa - văn hóa, khảo cổ - nhân học so sánh, … Kết quả các phương pháp thuộc khối ngành khoa học tự nhiên như phương pháp phân tích độ từ cảm, phân tích thành phần thạch học, … là nguồn dữ liệu đầu vào tin cậy của luận án. * Cách tiếp cận đồng đại - lịch đại: Cách tiếp cận đồng đại được sử dụng nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông với các cư dân 3
- đương đại vùng Tây Nguyên, các vùng khác trong nước. Cách tiếp cận lịch đại xác định vị trí của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong diễn trình phát triển thời tiền – sơ sử của tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông và rộng hơn toàn vùng Tây Nguyên Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ học: điều tra, khai quật, phân loại di tích-di vật, kỹ thuật chế tác công cụ… để xác định đặc điểm, tính chất, niên đại và quá trình phát triển của các di tích, di vật. - Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại - Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp, kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác, như: phân tích niên đại bằng C14, AMS, phân tích bào tử phấn hoa, … 4.4. Lý thuyết áp dụng 4.4.1. Các lý thuyết về sự thích nghi của con người với tự nhiên: Thuyết sinh thái văn hóa; Lý thuyết hình thái kinh tế khai thác và cư trú của Binford 4.42. Nhóm lý thuyết về các tổ chức xã hội thời nguyên thủy: Phân kỳ thời đại lịch sử của Ph. Ăngghen; Các mô hình tiến triển chính trị – xã hội trong lịch sử của E.R.Service 5. Đóng góp mới của luận án - Cập nhật và tổng hợp các tài liệu khảo cổ học thời đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. - Xác định đặc điểm cơ bản di tích, di vật, niên đại các giai đoạn phát triển của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; đặc biệt làm rõ sự tồn tại của cơ tầng Trung kỳ Đá mới tại lưu vực sông Srêpốk – nền tảng tại chỗ tạo nên giai đoạn Hậu kỳ Đá mới phát triển rực rỡ tại khu vực phía Nam Tây Nguyên. - Luận án bước đầu phục dựng bối cảnh, đời sống kinh tế - văn 4
- hóa - xã hội các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trên cơ sở mối quan hệ giữa con người – thiên nhiên – con người; xác định vị trí của thời đại Đá mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh khu vực và trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc tại thời điểm có ý nghĩa bản lề trong hình thành các giá trị truyền thống của vùng Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đưa ra những giả thuyết trên cơ sở các tài liệu khảo cổ học mới nhất, có ý nghĩa tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về những khoảng trống nhận thức thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung. Luận án cung cấp những thông tin mới cập nhật có hệ thống và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý văn hóa, và các cán bộ bảo tàng trong công tác bảo vệ, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản khảo cổ học tiền sử trên tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Luận án chứng minh tính liên tục, đặc trưng thời đại Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, là một bộ phận không thể tách rời của thời đại Đá mới vùng Tây Nguyên và có mối quan hệ mật thiết, tiếp thu giá trị văn hóa của các cư dân đồng đại các vùng lân cận. Đây là luận điểm phục vụ trực tiếp công tác tuyên giáo, xây dựng khối đại đoàn kết, khẳng định chủ quyền dân tộc tại nơi đây. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận; nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tư liệu; Chương 2. Đặc điểm thời đại Đá mới hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; Chương 3. Cư dân, đời sống vật chất, tinh thần và các mối quan hệ văn hóa 5
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TƢ LIỆU 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh ở phía Nam Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Srêpốk, sông Đồng Nai và một phần hệ thống sông Ba, nằm trong khung tọa độ địa lý kinh độ Đông 107012’06’’ - 108059'37", vĩ độ Bắc 11045'45" - 13025'06", tổng diện tích tự nhiên là 19.640,97km2. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông nằm sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn, địa hình bao gồm các ngọn núi cao hùng vĩ, hiểm trở nối với các cao nguyên bằng phẳng rộng lớn, xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo lưu vực các dòng sông lớn. Nhìn chung, địa hình tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông gồm 3 dạng địa hình: địa hình vùng núi, địa hình vùng cao nguyên và địa hình vùng thấp. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, hệ thống sông hồ dày đặc; thảm động thực vật trên địa bàn nghiên cứu khá phong phú về thành phần loài, mang đậm màu sắc bản địa. Do ảnh hưởng của địa hình, độ cao và hệ thống thủy văn nên toàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông phân thành nhiều tiểu vùng địa lý với những đặc trưng tự nhiên có sự khác biệt tương đối. Về cơ bản, các tiểu vùng cùng thuộc chung một khu vực địa lý Tây Nguyên với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, sự phân hóa môi trường tự nhiên quá nhiều. Điều kiện tự nhiên luôn tác động đến phương thức kiếm sống, cách thức tổ chức xã hội của các cộng đồng cư dân. Sự khác biệt giữa các tiểu vùng trong cùng một khu vực địa lý dẫn đến sự đa dạng 6
- trong thống nhất về cách thức lựa chọn địa bàn sống, mật độ dân cư và phương thức thích nghi của các cộng đồng cư dân tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Thiên nhiên ưu đãi là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng cư dân tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi cũng là một trong những yếu tố tác động tích cực đến sự giao lưu giữa các cộng đồng cư dân giai đoạn thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông không chỉ trong phạm vi nội vùng mà còn kết nối với các tỉnh Tây Nguyên khác, với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ. 1.1.2. Khái quát đặc điểm văn hóa - xã hội khu vực nghiên cứu Đắk Lắk và Đắk Nông là những tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, với gần 50 tộc người, trong đó người Kinh chiếm đa số trên tổng số dân toàn tỉnh. Riêng 4 tộc người: Êđê, J’rai, M’nông và Mạ là các tộc người tại chỗ 1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 1.2.1. Quá trình phát hiện * Giai đoạn trước năm 1975: Nghiên cứu về khảo cổ học Đắk Lắk và Đắk Nông, còn tương đối hạn chế, bao gồm: phát hiện đàn đá Ndut Lieng Krak cùng một công cụ ghè đẽo của G.Codomi và một cuộc khảo sát sơ bộ năm 1974 của các nhà khảo cổ Việt Nam tại di tích Drai xi (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) * Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: một loạt các chương trình nghiên cứu Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông được thực hiện, hệ thống. Tính đến đầu năm 2019, tổng cộng trên địa bàn nghiên cứu, đã phát hiện 100 địa điểm khảo cổ học thời đại Đá mới (tỉnh Đắk Lắk có 35 địa điểm, tỉnh Đắk Nông có 65 địa điểm), trong đó: Các địa điểm giai đoạn Trung kỳ Đá mới gồm: 14 địa điểm 7
- và 86 địa điểm giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Mặc dù nhiều địa điểm khảo cổ thời đại Đá mới được phát hiện nhưng hầu hết chỉ là những phát hiện trên bề mặt, chỉ có 16 địa điểm được đào thám sát, khai quật, có tài liệu di vật gắn với địa tầng. 1.2.2. Kết quả nghiên cứu * Phác thảo bức tranh lịch sử - văn hóa giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông: Trên cơ sở các phát hiện, kết hợp kết quả các cuộc khai quật, đào thám sát tại một số di tích, bằng phương pháp so sánh loại hình học, các nhà khảo cổ học đã chứng minh sự tồn tại của văn hóa Buôn Triết thuộc khung niên đại Hậu kỳ Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk. Một số nhà nghiên cứu đề ra giả thuyết về sự tồn tại đồng thời của 03 đới văn hóa thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới trên địa bản tỉnh Đắk Lắk. Một số nhà khoa học đề xuất khả năng thành lập các văn hóa khảo cổ mới bên cạnh văn hóa Buôn Triết : Văn hóa Buôn Ma Thuột tại cao nguyên Buôn Ma Thuột ; văn hóa khảo cổ Taipêr phân bố ở phía Bắc Đắk Lắk và phía Nam Gia Lai với đại diện là Cư K’tur (Đắk Lắk), Tai Pêr (Gia Lai) . Đời sống kinh tế của cư dân giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông bước đầu được phục dựng. Đó là sự tồn tại của một nền nông nghiệp dùng cuốc với nhiều loại hình cuốc khác nhau phân bố trên các kiểu địa hình khác nhau. Trình độ phát triển kỹ thuật chế tác đồ đá cùng sự phân công lao động xã hội và quan hệ giao lưu giữa các cộng đồng là tiền đề nảy sinh và hình thành các các công xưởng chế tác đồ đá trên toàn Tây Nguyên giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Tại tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian này xuất hiện hệ thống công xưởng Cư K’tur với các đại diện tiêu biểu là Cư K’tur, T’Sham A, Thanh Sơn, Bản Thái,... *Một trong những thành tựu nghiên cứu khảo cổ học thời đại 8
- Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đáng chú ý nhất trong những năm gần đây là việc phát hiện, khai quật và nghiên cứu các di tích khảo cổ học giai đoạn Trung kỳ Đá mới. Đặc biệt, những phát hiện di tồn khảo cổ học tiền sử trong hang động núi lửa Krông Nô năm 2017 bổ sung thêm một không gian cư trú độc đáo của cư dân tiền sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: cư trú trong không gian hang động núi lửa. Kết quả khai quật di tích hang C6-1 cung cấp khung tham chiếu có giá trị khoa học phục vụ nghiên cứu thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung. 1.2.3. Những vấn đề đặt ra - Không gian phân bố, đặc trưng, nội hàm văn hóa các văn hóa khảo cổ hay các nhóm di tích thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chưa được làm sáng rõ. Một số giả thuyết về các nhóm di tích/đới văn hóa/văn hóa khảo cổ được nêu ra nhưng chưa đủ cơ sở khoa học để đạt được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu. - Thiếu hụt những nguồn tài liệu nhân chủng, tài liệu phân tích niên đại tuyệt đối, tài liệu và khí hậu và môi trường... dẫn đến hạn chế trong phục dựng bối cảnh, chủ nhân, đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tại các tỉnh Nam Tây Nguyên. - Hạn chế trong phân tách và xác định mối liên hệ cũng như nguồn gốc của các giai đoạn phát triển trong thời đại Đá mới. Các mức phát triển sớm – muộn trong các giai đoạn Trung kỳ Đá mới, Hậu kỳ Đá mới cùng mối liên hệ giữa hai giai đoạn phát triển liền kề này còn bỏ ngỏ. Riêng giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông vẫn chưa có phát hiện rõ ràng. 9
- - Mối liên hệ giữa các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với các cư dân đồng đại vùng Tây Nguyên và vùng khác trong cả nước đã được một số công trình nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên, vì hạn chế trong nghiên cứu đặc điểm thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nên nhận thức vị trí của thời đại Đá mới các địa phương này trong quá trình Đá mới hóa vùng Tây Nguyên và lịch sử phát triển chung cả dân tộc cũng hạn chế 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Điều kiện tự nhiên các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông không chỉ thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người mà còn là yếu tố tạo nên sự đặc trưng trong đời sống của các cộng đồng cư dân vùng phía Nam Tây Nguyên thời đại Đá mới. Thông qua mối quan hệ tương quan tất yếu giữa tự nhiên – con người; điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng tạo nên tính đặc trưng văn hóa địa phương. Chương một trình bày những nét cơ bản về địa – văn hóa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, làm tiền đề cho những phân tích tiếp theo về cách thức tác động và dấu ấn của môi trường tự nhiên đến đời sống cư dân tiền sử hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên Cho đến nay, tổng cộng 100 di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã được phát hiện và công bố, trong đó, 16 di tích được đào thám sát hoặc khai quật (06 di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới và 10 di tích giai đoạn Hậu kỳ Đá mới). Đây là nguồn dữ liệu phong phú, góp phần làm sáng rõ những vấn đề khoa học còn đặt ra trong nhận thức thời đại Đá mới khu vực phía Nam Tây Nguyên như: các giai đoạn phát triển; đặc điểm và nội hàm các giai đoạn phát triển, các nhóm di tích; bối cảnh, đời sống của các cộng đồng cư dân.... Đây cũng chính là nhiệm vụ cụ thể của luận án và sẽ được triển khai trong các chương tiếp theo. 10
- CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG Giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa có phát hiện rõ ràng. Vì vậy, trong phạm vi tài liệu hạn chế, luận án chỉ trình bày các đặc điểm về giai đoạn Trung kỳ Đá mới và giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tại khu vực nghiên cứu. Những nhận thức về giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông sẽ được bổ sung. 2.1. Giai đoạn Trung k Đá mới 2.1.1. Đặc điểm di tích 2.1.1.1. Không gian phân bố Tuy phân bố rải rác tại nhiều tiểu vùng địa lý nhưng đều tập trung tại lưu vực sông Srêpốk. Các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới thường phân bố theo cụm, trên các gò đất ven sông hoặc trong các hang động cùng hệ thống. 2.1.1.2. Cấu tạo tầng văn hóa Cấu tạo tầng văn hóa các di tích ngoài trời chủ yếu một lớp văn hóa. Trên bề mặt một số di tích Trung kỳ Đá mới, sưu tập được các hiện vật mài toàn thân nhưng vết tích cư trú giai đoạn Hậu kỳ Đá mới không hiện hữu trong địa tầng các hố khai quật. Quá trình thành tạo tầng văn hóa ở các di tích ngoài trời chủ yếu do sự phong hóa các vật liệu địa chất, cùng phế thải của các hoạt động sống của con người. Trong các di tích hang động núi lửa, địa tầng được bảo tồn nguyên vẹn và phức tạp hơn so với địa tầng các di tích ngoài trời. Do diện tích hẹp nên mức độ tập trung di tồn khảo cổ trong tầng văn hóa di tích hang động lớn hơn rất nhiều so với các di tích ngoài trời. 2.1.1.3. Các loại hình di tích trong tầng văn hóa 11
- Giai đoạn Trung kỳ Đá mới, tại các di tích ngoài trời, chỉ phát hiện được cụm đá xếp tập trung, không thấy dấu vết bếp, mộ táng... Tại các di tích trong hang động, các loại hình di tích trong tầng văn hóa đa dạng hơn, gồm: bếp lửa, mộ táng, nhưng chưa tìm thấy các cụm đá xếp tập trung. 2.1.1.4. Tính chất di tích Các di tích giai đoạn giai đoạn Trung kỳ Đá mới tại khu vực nghiên cứu đa số đều có chức năng cư trú với 13/14 di tích, ngoại trừ di tích C6’. Một số ít là nơi vừa cư trú vừa để mộ (di chỉ cư trú - mộ táng), vừa cư trú vừa chế tác công cụ đá (di chỉ cư trú - xưởng). 2.1.1.5. Tàn tích động, thực vật Tài liệu về tàn tích động, thực vật thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông chủ yếu tìm thấy tại các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới. Đặc biệt do điều kiện môi trường mà tàn tích động thực vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong hang động núi lửa. 2.1.2. Đặc điểm di vật Di vật bao gồm: đồ đá, đồ gốm, đồ xương. Tổng cộng 39.377 hiện vật được phát hiện trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu. Đồ đá chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số di vật khai quật được (90% – 100%). Đồ gốm mặc dù số lượng không nhiều nhưng được tìm thấy tại 5/7 di tích, chỉ sau đồ đá về diện phân bố. Đồ xương chỉ được bảo tồn trong tầng văn hóa hang C6-1 2.1.2.1. Đồ đá * Chất liệu: đa dạng, trong đó, Basalte và Silic là hai loại chất liệu đá được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong chế tạo công cụ đá giai đoạn này. Nguồn nguyên liệu đá được khai thác tại chỗ, sẵn có do cấu tạo địa chất quy định * Kỹ thuật chế tác: nổi bật là kỹ thuật ghè đẽo hai mặt, trong đó 12
- một mặt ghè chủ yếu, tập trung nhiều vết ghè hơn mặt đối diện. Kỹ thuật bổ cuội được sử dụng để tách các mảnh tách có một mặt phẳng. Kỹ thuật ghè đẽo trên các công cụ giai đoạn Trung kỳ Đá mới ở khu vực nghiên cứu phảng phất truyền thống Hoà Bình nhưng phát triển ở trình độ cao hơn. Kỹ thuật mài đã xuất hiện trong giai này nhưng còn ở mức độ sơ khai, mài hạn chế phần lưỡi, chưa mài lan thân. Kỹ thuật đục được phản ánh qua các hiện vật đá tròn có lỗ. * Loại hình di vật: chủ yếu là các công cụ lao động hoặc phế vật, phế liệu của quá trình chế tác công cụ lao động, chưa tìm thấy đồ trang sức. Căn cứ kỹ thuật chế tác, chúng tôi chia công cụ lao động thành các nhóm: (1) Nhóm công cụ ghè đẽo; (2) Nhóm công cụ mài; (3) Nhóm công cụ/dụng cụ sử dụng không qua chế tác; (4) Phác vật; (5) Đá nguyên liệu và phế liệu (6) Các loại hình khác. Đồ đá trong các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu có nguồn gốc tại chỗ, thống nhất với nhau tạo thành một tập hợp hoàn chỉnh với những đặc điểm riêng. Nhóm rìu hình bầu dục, rìu ngắn, rìu mài lưỡi với mức độ phổ biến trong các di tích, thể hiện rõ nét phong cách mỹ thuật – kỹ thuật chế tác đá đương thời nên có thể coi là những loại hình di vật đá phản ánh đặc trưng của đồ đá trong các di tích ở khu vực nghiên cứu giai đoạn Trung kỳ Đá mới. Hình dáng và kỹ thuật chế tác những loại hình di vật này có nhiều nét giống truyền thống Hoà Bình nhưng ở trình độ phát triển cao hơn. Bên cạnh nét truyền thống được bảo lưu, những yếu tố phát triển mới đã bắt đầu nảy sinh ngay trong bộ sưu tập di vật đá các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu. 2.1.2.2. Đồ gốm Phát hiện 1.138 mảnh gốm trong địa tầng các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu, không có đồ gốm nguyên vẹn. 13
- * Chất liệu: Gốm thô, bở rời không chắc, mỏng, làm từ đất sét chưa lọc kỹ, pha sạn sỏi nhỏ. Xương gốm màu nâu sẫm. Áo gốm chủ yếu màu nâu đỏ hoặc xám đen, một số ít màu xám trắng, được vuốt nhẵn nhưng vẫn lộ rõ các hạt cát mịn pha lẫn. Độ nung gốm thấp, độ kết dính giữa các nguyên liệu trong xương gốm, giữa áo gốm và xương gốm thấp, rất nhiều mảnh gốm bị bong tróc lớp áo gốm. * Loại hình: Đại đa số các mảnh gốm đều là mảnh thân. Quan sát một số mảnh thân có thể nhận thấy chúng thuộc về nhóm đồ đựng, đun nấu có đường kính thân không lớn, khoảng 15- 20 cm. * Kỹ thuật: Đồ gốm giai đoạn này được nặn bằng tay, không chế tạo bằng bàn xoay, bề mặt vuốt nhẵn nhưng không tạo thành lớp miết láng như đồ gốm giai đoạn sau. Đồ gốm được nung ngoài trời, nhiệt độ nung thấp nên độ kết dính của gốm không cao. * Hoa văn trang trí: Hoa văn trang trí hiếm thấy, chủ yếu là hoa văn kỹ thuật, gồm: Văn thừng, văn chải và văn chấm lỗ. 2.1.2.3. Đồ xương Đồ xương được tìm thấy tại hang C6-1 là các công cụ mũi nhọn, gồm 35 chiếc, được mài nhẵn một đầu. 2.1.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển Trung kỳ Đá mới 2.1.3.1. Niên đại Kết quả phân tích C14 từ 17 mẫu than thu thập từ tầng văn hóa các di tích hang C6-1, hang C6, Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm, cho khung niên đại tồn tại của các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là từ 7.000 – 4.000 năm BP. 2.1.3.2. Các giai đoạn phát triển - Giai đoạn sớm: là thời điểm khởi đầu của giai đoạn Trung kỳ Đá mới tại khu vực nghiên cứu. Các di tích thuộc giai đoạn này là mức dưới hang C6-1 và mức dưới cùng của di tích Thôn Tám. 14
- - Giai đoạn giữa: có tính chất gần với giai đoạn sớm nhưng có một số tiến triển mới. Đại diện tiêu biểu giai đoạn này là mức trên tầng văn hóa di tích C6-1 có hai niên đại C14 là 5.070±20BP và 4.680±20BP (Sau hiệu chỉnh là 5.815BP và 5.391 BP) và lớp dưới của Buôn Kiều, Buôn Hằng Năm, lớp trên Thôn Tám - Giai đoạn muộn: là giai đoạn bắt đầu nảy sinh các yếu tố Hậu kỳ Đá mới, gồm hai lớp đào bên trên của di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm. Niên đại C14 của các lớp trên di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm cho kết quả khoảng 4.000 năm BP. 2.2. Giai đoạn Hậu k Đá mới 2.2.1. Đặc điểm di tích 2.2.1.1. Không gian phân bố Các di tích Hậu kỳ Đá mới phân bố ở nhiều địa hình, trên tất cả tiểu vùng địa lý khác nhau, bên cạnh các nguồn nước, gồm các hồ lớn hoặc ven các dòng sông, suối không cạn nước mùa khô. 2.2.1.2. Cấu tạo tầng văn hóa Tầng văn hóa tương đối đồng nhất, được cấu tạo từ lớp đất Basalte phong hóa tại chỗ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, cứng, dày trung bình khoảng 0,3 – 0,7m, trong đó hầu như không phát hiện dấu tích thực vật hay di cốt người, dấu vết than tro. Hầu hết các địa tầng đều chỉ một tầng văn hóa, không nhận thấy lớp phân cách giữa các lớp văn hóa (trừ di tích Cư Ktur). 2.2.1.3. Các loại hình di tích trong tầng văn hóa Giai đoạn Hậu kỳ Đá mới, các loại hình di tích trong tầng văn bao gồm: vết tích bếp lửa, dấu tích lỗ chân cột và mộ táng (mộ chum, vệt gốm vụn, các vệt thổ hoàng kéo dài) 2.2.1.4. Tính chất di tích Các di tích đa số đều có chức năng cư trú. Một số ít là nơi vừa 15
- cư trú vừa để mộ (di chỉ - mộ táng), vừa cư trú vừa chế tác công cụ đá (di chỉ - xưởng, công xưởng), hoặc nơi chôn dấu. Tại khu vực nghiên cứu, giai đoạn này xuất hiện hệ thống công xưởng Cư K’tur. 2.2.2. Đặc điểm di vật 2.2.2.1. Đồ đá * Chất liệu: đa dạng, có nguồn gốc tại chỗ. Đá Basalte là chất liệu chế tác công cụ lao động chủ yếu của giai đoạn này. Tại các di tích thuộc công xưởng Cư K’tur, đá Opal và Phtanite được sử dụng. * Kỹ thuật chế tác: phát triển hoàn thiện về kỹ thuật ghè đẽo, mài, đánh bóng, khoan và xuất hiện kỹ thuật cưa * Loại hình: Tổ hợp di vật đá phong phú về loại hình, nhiều về số lượng. Dựa vào chức năng, có thể chia di vật đá thành 2 nhóm loại hình chính, gồm: Nhóm công cụ lao động bao gồm: rìu, bôn, cuốc, cưa, dao, đục, công cụ hình lưỡi liềm, nạo, chì lưới, bàn đập khắc rãnh, đá có lỗ, đá ghè/mài tròn, chày nghiền, bàn mài, hòn ghè. Đồ trang sức bằng đá phát hiện với số lượng ít hơn rất nhiều so với công cụ đá, bao gồm các mảnh vòng. 2.2.2.2 Đồ gốm Đồ gốm chủ yếu là các mảnh vỡ, mật độ thưa thớt. Số lượng đồ gốm còn nguyên dáng rất ít, gồm chum mộ và bàn xoa gốm. * Chất liệu: Gốm cứng, chắc, xương gốm có màu sẫm, thành phần sét mịn pha bã thực vật, hạt sạn cát kích thước rất nhỏ. Có thể phân thành hai loại: 1) Loại gốm pha nhiều hạt cát nhỏ, bở rời, tương tự gốm giai đoạn Trung kỳ Đá mới; 2) Loại gốm mịn, bề mặt còn lớp áo nhẵn mịn, miết láng. Kỹ thuật pha chế đất sét tương đối kỹ, được làm bằng kỹ thuật nặn tay, hoặc bằng dải cuộn có hỗ trợ bàn đập hòn kê, sử dụng bàn xoa gốm để miết láng bề mặt. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn